Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 19

Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 19

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.

2. Kĩ năng: - Đọc viết đúng số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông

 - Giải được một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích.

3. Thái độ: - Tích cực học tập.

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV:

 - HS: Bảng con

 

doc 31 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 4436Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
(01/1/2011 – 10/1/2011 nghi giua ky I)
Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2011
Toán:
Tiết 91
KI - LÔ- MÉT VUÔNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông.
2. Kĩ năng: - Đọc viết đúng số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông
	- Giải được một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích.
3. Thái độ: - Tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: 
	- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Giới thiệu ki-lô-mét vuông:
- Giới thiệu cho HS khái niệm về ki-lô-mét vuông (SGK) và cách đọc, viết ki-lô-mét vuông.
+ Đọc: Ki-lô- mét vuông.
+ Viết tắt: km2
1 km2 = 1 000 000 m2
 c) Thực hành:
Bài 1: Viết chữ hoặc số thích hợp vào ô trống
- Cho HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài vào SGK 
- Gọi HS lần lượt chữa bài trên bảng lớp
- Nhận xét, chốt kết quả đúng:
Đọc
Viết
Chín trăm hai mươi mốt ki-lô-mét vuông
921 km2
Hai nghìn ki-lô-mét vuông
2000 km2
Năm trăm linh chín ki-lô-mét vuông
509 km2
Ba trăm hai mươi nghìn ki-lô-mét vuông
320000 km2
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu cả lớp làm bài 
- Gọi 1 số HS làm bài trên bảng lớp
- Nhận xét, củng cố bài tập
1 km2 = 1 000 000 m2
1 000 000 m2 = 1 km2
1 m2 = 100 dm2
5 km2 = 5 000 000 m2
 32m2 49dm2 = 3249dm2
2000000 m2 = 2 km2
Bài 3:
- Cho HS đọc bài toán
- Yêu cầu HS tự tóm tắt, làm bài vào vở
- Chấm, chữa bài
Đáp án:
Bài giải
Diện tích khu rừng hình chữ nhật là: 
3 × 2 = 6(km2)
 Đáp số: 6km2
Bài 4: Chọn số đo thích hợp cho từng ý trong các số cho sẵn.
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập và làm bài cá nhân
- Gọi 1 số HS nêu kết quả
- Nhận xét, chốt ý đúng
Đáp án:
a) Diện tích phòng học là: 40m2
b) Diện tích nước Việt Nam là: 330991 km2
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
- Dặn học sinh về làm lại các bài tập
- Hát 
- 2 – 3 HS nêu 
- Theo dõi, lắng nghe
- HS theo dõi
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Làm bài vào SGK 
- 1 số HS lên bảng 
- Theo dõi
- 1 HS nêu 
- Làm vào bảng con
- Làm trên bảng lớp
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
- Tóm tắt, làm vào vở
- Nêu yêu cầu, làm bài
- Nêu miệng kết quả
- Theo dõi
Tập đọc:
Tiết 37
BỐN ANH TÀI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hiểu các từ mới trong bài ( như chú giải SGK)
	- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành của bốn cậu bé.
2. Kĩ năng: - Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài, đọc liền mạch các tên riêng trong bài.
	- Đọc bài với giọng kể khá nhanh, nhấn giọng các từ ngữ ca ngợi tài năng, sự nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
3. Thái độ: Biết làm việc tốt giúp đỡ mọi người.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc (SGK) 
	- HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Dùng tranh SGK và lời
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Cho HS học bài, chia đoạn (5 đoạn)
- Cho HS nối tiếp đọc đoạn. Sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ khó như chú giải 
- Cho HS đọc theo nhóm 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc mẫu 
* Tìm hiểu nội dung bài:
- Cho HS đọc đoạn 1 + 2, trả lời câu hỏi:
+ Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt? (Sức khoẻ: nhỏ người, ăn một lúc hết chín chõ xôi; 10 tuổi bằng sức trai 18. Tài năng: 15 tuổi tinh thông võ nghệ có lòng thương dân và chí lớn)
+ Chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây? (Yêu tinh xuất hiện bắt người và súc vật)
- Cho HS đọc 3 đoạn còn lại, trả lời câu hỏi:
+ Cẩu Khây lên đường đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai? (Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng Nắm Tay Đóng Cọc; Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng)
+ Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì? (Tài năng như tên của họ)
- Gợi ý cho HS nêu ý chính
- Nhận xét, chốt lại 
Ý chính: Truyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Cho HS đọc lại toàn bài
- Giúp HS tìm giọng đọc
- Cho HS đọc đoạn 1 + 2
- Cho HS đọc diễn cảm đoạn 1 + 2
- Cho HS thi đọc diễn cảm 
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về học bài, chuẩn bị bài sau
- Chuẩn bị sách vở.
- Theo dõi, lắng nghe.
- 1 HS đọc bài, chia đoạn
- 5 HS đọc nối tiếp (2 lượt)
- Đọc bài theo nhóm 2
- 1 HS đọc trước lớp
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
- Trả lời
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
- Trả lời
- HS nêu
- Lắng nghe
- 1 HS đọc
- Nêu giọng đọc
- HS nêu
- Luyện đọc theo nhóm 2
- 2 HS đọc, lớp nhận xét 
Lịch sử:
Tiết 19
NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Biết các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỉ XIV. 
2. Kỹ năng: Xác định được nguyên nhân nhà Hồ thay thế nhà Trần
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu lịch sử Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Phiếu bài tập 
	- HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhận xét bài kiểm tra học kỳ I
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Chia nhóm, phát phiếu học tập
- Yêu cầu trả lời câu hỏi:
+ Vua quan nhà Trần sống như thế nào? 
+ Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao?
+ Cuộc sống của nhân dân thế nào?
+ Thái độ phản ứng của nhân dân ra sao?
- Nêu kết luận : Vua quan ăn chơi xa đoạ. Những kẻ quỳen thế ngang nhiên vơ vét của dân để lamd giàu. cuộc sống người dân khổ cực và bị bóc lột nặng nề. nô tì đã nổi dậy đấu tranh. 
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Cho HS đọc thông tin ở SGK từ “Trong tình hình phức tạp ... Nước ta bị nhà Minh bị đô hộ”, trả lời các câu hỏi:
+ Hồ Quý Ly là người thế nào? (Là một vị quan đại thần có tài)
+ Ông đã làm gì? (Năm 1400 ông truất ngôi vua Trần tự xưng làm vua, lập nên nhà Hồ)
- Giúp HS hiểu cụm từ "truất ngôi vua”
+ Hành động đó có hợp lòng dân không? Vì sao? (Có hợp với lòng dân vì vua quan nhà Trần chỉ ăn chơi không lo việc triều chính, nhân dân cực khổ)
+ Tại sao nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược ? (Vì không đoàn kết được toàn dân mà chỉ dựa vào quân đội nên đã thất bại)
- Nêu kết luận (SGK)
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
- Dặn học sinh về học bài
- Hát 
- Theo dõi
- Theo dõi, lắng nghe
- Thảo luận nhóm 4, làm bài vào phiếu
- Đại diện nhóm trình bày
- Lắng nghe
- Đọc SGK, trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- 2 HS đọc
Đạo đức:
Tiết 19
KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (T1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động
2. Kỹ năng: Bày tỏ thái độ biết ơn người lao động 
3. Thái độ: Kính trọng, biết ơn người lao động, trân trọng những sản phẩm của người lao lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Kẻ sẵn bảng trống ở hoạt động 3
	- HS:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp truyện: Buổi học đầu tiên.
- Kể toàn bộ câu chuyện
- Cho HS thảo luận theo 2 câu hỏi ở SGK 
- Nhận xét, gợi ý cho HS nêu kết luận
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung 
- Kết luận: Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.
* Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm 2 
Bài 1: 
- Nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS thảo luận theo nhóm 
- Gọi các nhóm trình bày kết quả
- Yêu cầu lớp thảo luận, đưa ra kết luận
Kết luận: 
+ Nông dân, bác sĩ, người giúp việc, người đạp xích lô, giáo viên, kĩ sư tin học, ... đều là người lao động
+ Những người ăn xin, kẻ buôn bán ma tuý, buôn bán phụ nữ ... không phải là người lao động
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 
Bài 2:
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các 
- Gọi đại diện nhóm phát biểu
- Ghi lên bảng đã kẻ sẵn
- Nhận xét, kết luận:
+ Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội
* Hoạt động 4: Làm việc cá nhân 
Bài 3: 
- Nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS tự làm bài 
- Gọi 1 số HS trình bày ý kiến
- Nhận xét, kết luận: Các việc làm a, c, d, đ, e, g thể hiện sự kính trọng biết ơn người lao động. Các việc làm b, h là thiếu kính trọng người lao động.
* Ghi nhớ (SGK)
- Yêu cầu HS đọc mục ghi nhớ
* Hoạt động tiếp nối: 
- Chuẩn bị bài tập 5, 6 (SGK)
- Hát 
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm 2, trả lời
- 1 số HS nêu kết luận
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Thảo luận theo nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày
- Theo dõi, nhận xét 
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm 3, mỗi nhóm 1 tranh.
- Đại diện nhóm trả lời
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung 
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Làm bài vào vở
- 1 số HS trình bày
- Lắng nghe
- 2 HS đọc 
Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2011
Toán:
Tiết 92
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. Biết chuyển đổi giữa các đơn vị đo diện tích
2. Kỹ năng:- Tính toán và giải các bài toán có liên quan đến diện tích theo đơn vị đo km2
3. Thái độ: Tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: 
	- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
1 000 000 m2 = 1 km2
4 km2 = 4 000 000 m2
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu cả lớp làm bài
- Kiểm tra, nhận xét:
530dm2 
= 
53000 cm2
13dm2 29cm2
= 
1329 cm2
84600 cm2
= 
846 dm2
300 dm2
= 
3 m2
10 km2
= 
10 000 000 m2
9000000 m2
= 
9 km2
Bài 2: 
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài 
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
a) Diện tích khu đất đó là:
5 × 4 = 20 (km2)
Bài 3:
- Cho HS yêu yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận làm bài
- Gọi HS nêu kết quả
- Nhận xét, chốt đáp án:
a) Hà Nội có diện tích nhỏ hơn Đà Nẵng, Đà Nẵng có diện tích nhỏ hơn TP HCM. TP HCM có diện tích lớn hơn Hà Nội
b) TP HCM có diện tích lớn nhất. TP Hà Nội có diện tích bé nhất.
Bài 4:
- Cho HS đọc bài toán và yêu cầu 
- Tóm tắt lên bảng
- Cho cả lớp làm vào vở
- Chấm, chữa bài
Tóm tắt:
Chiều dài: 3km
Chiều rộng: 1/3 chiều dài
Tính diện tích khu đất? km
Bài giải
Chiều rộng khu  ...  thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh nghe - viết:
- Đọc bài viết, nêu câu hỏi:
+ Đoạn văn nói lên điều gì?(Ca ngợi kim tự tháp Ai Cập là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại)
- Cho HS viết từ khó
- Nhận xét, sửa sai nếu có
- Đọc bài viết
- Đọc toàn bài 
- Chấm 1 số bài, nhận xét 
c) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 2: Chọn viết đúng chính tả các từ trong ngoặc đơn (SGK)
- Nêu yêu cầu bài tập. 
- Cho HS đọc thầm đoạn văn và làm bài 
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
+ Sinh - biết - biết- sáng - tuyệt - xứng..
Bài 3a:
- Cho HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
Đáp án:
a) Từ viết đúng chính tả: sáng sủa, sản sinh, sinh động
 Từ viết sai chính tả: sắp sếp, tinh sảo, bổ xung.
4. Củng cố:
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Yêu cầu HS về làm bài 3b.
- Hát 
- Lắng nghe
- Trả lời
- Viết vào bảng con
- Viết bài vào vở
- Nghe, soát lỗi
- Lắng nghe
- Đọc và làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng làm bài
- Theo dõi, nhận xét
- Nêu yêu cầu 
- Làm bài vào vở
- Theo dõi, nhận xét 
Thứ năm ngày 15 tháng 1 năm 2011
Toán:
Tiết 95
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Hình thành công thức tính chu vi của hình bình hành.
2. Kỹ năng: Giải các bài tập có liên quan đến công thức tính chu vi và diện tích của hình bình hành. 
3. Thái độ: Yêu thích học toán, có thái độ học tập nghiêm túc.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV:
	- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Làm bài 3a
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu HS nhận dạng các hình ở SGK; nêu tên các cặp cạnh đối diện trong từng hình theo nhóm 
- Gọi 1 số HS nêu miệng 
- Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Đáp án: 
+ Hình chữ nhật ABCD có các cặp cạnh đối diện với nhau là: AB và DC; AD và BC
+ Hình bình hành EGHK có các cặp cạnh đối diện với nhau là: EK và GH; EG và HK
+ Hình tứ giác MNPQ có các cặp cạnh đối diện với nhau là: MN và PQ; MQ và NP
Bài 2: Viết vào ô trống (theo mẫu): 
- Cho HS đọc yêu cầu bài 2
- Tổ chức cho HS làm bài 
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng:
Độ dài đáy
7 cm
14 dm
23 m
Chiều cao
16 cm
13 dm
16 m
Diện tích hình bình hành
7 × 16 
= 112 cm2
14 × 13
= 182 dm2
23 × 16
= 368 m2
Bài 3:
- Vẽ hình bình hành lên bảng, giới thiệu cạnh của hình bình hành lần lượt là a và b, công thức tính chu vi hình bình hành.
- Cho HS nhắc lại công thức 
- Cho HS làm bài 
- Củng cố, chốt lại bài làm đúng:
P = (a + b) × 2 (a, b là cùng một đơn vị đo)
a) P = (a + b) × 2 = ( 8 + 3) × 2 = 22 cm
b) P = (10 + 5) × 2 = 30 cm
Bài 4: 
- Gọi HS nêu bài toán 
- Gọi HS nêu yêu cầu và cách giải
- Cho cả lớp làm bài 
- Chấm, chữa bài
Bài giải
Diện tích của mảnh đất là:
40 × 25 = 1000 (dm2)
 Đáp số: 1000 dm2
4. Củng cố:
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Về nhà ôn bài, xem lại các bài tập 
- Hát 
- 1 HS nêu 
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Lắng nghe, thảo luận nhóm 2 làm bài
- 1 số HS nêu
- Lắng nghe
- Nêu yêu cầu
- Làm bài vào SGK, 1 HS lên bảng
- Làm bài trên bảng lớp
- Theo dõi
- Theo dõi, lắng nghe
- Nhắc lại công thức 
- Làm bài vào bảng con
- Lắng nghe
- 1 HS nêu
- HS nêu
- Làm bài vào vở
Tập làm văn:
Tiết 38
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN 
MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Củng cố nhận thức về hai kiểu kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
2. Kỹ năng: Biết viết kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật 
3. Thái độ: Có ý thức học tập nghiêm túc, viết được bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: 
	- HS:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc đoạn mở bài (trực tiếp, gián tiếp) cho bài văn miêu tả cái bàn học.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1: Đọc đoạn văn trả lời câu hỏi 
- Cho HS đọc nội dung bài tập
- Cho HS nhắc lại kiến thức về 2 cách kết bài về văn kể chuyện
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân 
- Gọi HS trình bày bài
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng:
a) Đoạn kết bài là đoạn cuối cùng trong bài "Má bảo dễ bị méo vành"
b) Đó là kiểu kết bài mở rộng
Bài 2: (SGK)
- Cho HS đọc nội dung, yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS chọn đề bài miêu tả
- Yêu cầu cả lớp làm 
- Gọi HS đọc bài viết của mình
- Nhận xét bình chọn HS viết bài hay nhất.
4. Củng cố:
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Về viết hoàn chỉnh bài tập 2 nếu chưa xong. 
- Hát 
- 2 HS đọc
- 1 HS đọc, lớp theo dõi
- 2 HS nhắc lại
- Làm bài, 1 số HS nêu
- Theo dõi, nhận xét 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
- HS chọn đề bài
- Làm bài vào vở bài tập
- 1 số HS đọc bài 
- Theo dõi, nhận xét, tìm bạn viết hay nhất
Tuần 19:
BÀI 19: THƯỜNG THỨC MỸ THUẬT
XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Học sinh biết sơ lược về nguồn gốc tranh dân gian Việt Nam và ý nghĩa vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội.
2. Kỹ năng: - Học sinh tập nhận xét để hiểu vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức thể hiện.
3. Thái độ : - Học sinh yêu quý, có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, một số tranh dân gian, chủ yếu là tranh đông hồ và hàng trống.
- Học sinh: Sách giáo viên, nếu có điều kiện sưu tầm thêm tranh dân gian.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ (2’): 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III. Giảng bài mới:
- Hát chào giáo viên
- Học sinh bày lên bàn cho giáo viên kiểm tra.
Hoạt động 1: Giới thiệu về tranh dân gian (10’)
Em hiểu thế nào là tranh dân gian?
Nổi bật nhất là mấy dòng tranh?
Trong đó có dòng tranh nào?
Tại sao lại được gọi là tranh tết?
Em có biết các nghệ nhân làm tranh thế nào không?
- Giáo viên nhắc lại cách làm tranh của hai dòng tranh.
Tết đến em thường chúc mọi người như thế nào
- Đề tài dịp tết rất phong phú.
Theo em bức tranh này vẽ gì?
Em thấy hình vẽ trong tranh thế nào?
Tranh này của dòng tranh nào?
Màu sắc trong tranh thế nào?
- Giáo viên cho học sinh xem một vài tranh nữa và hỏi tương tự để học sinh thấy được tranh dân gian nhiều đề tài.
- Tranh dân gian đã có từ rất lâu đời, là một trong những di sản quý báu của mỹ thuật Việt Nam. Trong đó tranh của Đông Hồ (Bắc Ninh) và hàng Trống (Hà Nội) là 2 dòng tranh tiêu biểu.
- Tranh thường được bán nhiều vào dịp tết để treo tường nhà nên được gọi là tranh tết.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nêu câu chúc của mình dành cho mọi người trong dịp tết đến.
- Vẽ em bé chăn trâu thổi sáo.
- Rõ hình ảnh chính phụ, em bé rất đẹp, bố cục chặt chẽ.
- Dòng tranh dân gian Đông Hồ.
- Màu sắc trong tranh tươi vui, trong sáng hồn nhiên.
Hoạt động 2: Xem tranh (15’)
- Giáo viên cho học sinh xem luôn 2 tranh lý ngư vọng nguyệt và cá chép để học sinh so sánh cách vẽ giữa 2 dòng tranh.
- Hình ảnh giống nhau.
- Khác nhau.
- Khác nhau cả về hình ảnh phụ xung quanh hình ảnh chính, điều này nói lên rằng vì mục đích phục vụ khác nhau thị hiếu khác nhau nên tranh khác nhau.
- Sau khi học sinh trả lời giáo viên tóm tắt những ý chính để học sinh hiểu rõ.
- Học sinh quan sát cả 2 bức tranh về bố cục, hình ảnh, màu sắc và nét vẽ trong tranh.
- Cùng vẽ cá chép, có hình dáng giống nhau: Thân uốn lượn như đang bơi rất sống động cùng hình ảnh chính.
- Hình cá chép ở tranh hàng trống nhẹ nhàng, nét khắc thanh mảnh, trau chuốt, màu chủ đạo là xanh lơ.
- ở tranh Đông Hồ thì cá chép mập mạp, nét khắc dứt khoát, khỏe khoắn, màu chủ đạo là nâu đỏ.
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá (7’)
- Giáo viên nhận xét tiết học và khen ngợi học sinh có nhiều ý kiến xây dựng bài.
- Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh về lễ hội của Việt Nam.
- Học sinh lắng nghe.
Kĩ thuật
Tiết 19
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - HS biết được ích lợi của việc trồng rau, hoa.
2. Kĩ năng: - Nêu được điều kiện, khả năng phát triển của rau, hoa ở nước ta.
3. Thái độ: - Yêu thích công việc trông rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: SGK
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Yêu cầu HS quan sát H1 (SGK) và trả lời các câu hỏi:
+ Liên hệ thực tế, em hãy nêu lợi ích của việc trồng rau ? ( Dùng làm bữa ăn hàng ngày, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người, được dùng làm thức ăn cho vật nuôi)
+ Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn? 
+ Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hàng ngày ở gia đình em? ( Chế biến thành các món ăn với cơm như luộc, xào, nấu)
+ Rau còn được sử dụng để làm gì? (Bán, xuất khẩu chế biến tthực phẩm....)
- Nhận xét, chốt kết luận.
- Yêu cầu HS quan sát H2 (SGK) trả lời câu hỏi:
+ Hoa được sử dụng như thế nào trong hàng ngày? (Dùng để trang trí, cắm, mang tặng....)
- Nhận xét.
* Hoạt động 2: Điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.
- Cho HS đọc SGK (45) và trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm khí hậu ở nước ta? (Nóng, ẩm mưa nhiều, có 1 mùa đông lạnh kéo dài )
+ Khí hậu có thuận lợi gì cho việc trồng rau, hoa? ( Thuận lợi cho rau, hoa phát triển quanh năm )
- Nhận xét chốt câu trả lời đúng.
* Ghi nhớ: ( SGK – 45)
- Gọi HS đọc ghi nhớ
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
- Về ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Hát
- Theo dõi
- Quan sát, đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- 1 số HS kể
- Theo dõi
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- 2 HS đọc
Sinh hoạt:
NHẬN XÉT TUẦN
I) Nhận xét chung về ưu khuyết điểm trong tuần:
* Ưu điểm: - Thực hiện tương đối tốt các nền nếp do nhà trường liên đội và lớp qui định. Không có hiện tượng đi học muộn; thiếu đồ dùng.
- Thực hiện tốt việc luyện chữ và ôn bài đầu giờ
- Có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
* Nhược điểm: Còn hiện tượng mất trật tự trong giờ học. Một vài em quên sách, vở
II) Phương hướng tuần sau:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm đã đạt được
- Khắc phục những tồn tại
- Chú ý việc rèn chữ giữ vở và thực hiện tốt ATGT.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 TUẦN 19 nam 2010.doc