I/ Mục tiêu:
- Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
- Bài tập cần làm: Bài 1b; Bài 2(dòng 1,2); Bài 4a.
- HS khá, giỏi làm thêm bài 3,5
III/ Các hoạt động dạy-học:
TOÁN Ngày dạy: / / 20 Tiết 36: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: - Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất. - Bài tập cần làm: Bài 1b; Bài 2(dòng 1,2); Bài 4a. - HS khá, giỏi làm thêm bài 3,5 III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Tính chất kết hợp của phép cộng - Gọi hs lên bảng tính bằng cách thuận tiện nhất. - Gọi hs nhận xét bài của bạn. - Nhận xét, chấm điểm B. Dạy-học bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HD luyện tập: Bài 1: Gọi hs đọc y/c - Đề bài y/c chúng ta làm gì? - Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì? - Ghi lần lượt từng bài lên bảng, Y/c hs thực hiện bảng con, gọi 1 em lên bảng lớp thực hiện. - Gọi hs nhận xét bài làm của bạn cả đặt tính và tính kết quả. GV ghi điểm Bài 2: Bài tập y/c chúng ta làm gì? - Để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất chúng ta làm sao? - Ghi bảng 1 phép tính và làm mẫu a) 96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 = 100 + 78 = 178 - Các bài còn lại các yêu cầu hs làm vào vở dòng 1,2. (Giao HS làm xong làm tiếp phần dòng 3) - Gọi HS chữa bài (khuyến khích HS nêu cách làm) Bài 4: Gọi hs đọc đề bài. - Y/c hs làm phần a. Giao HS làm xong phần a làm tiếp phần b (GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu) - Tổ chức cho HS nhận xét, chữa bài và đổi vở KT - GV chấm điểm, nhận xét chung Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi (Nếu có thời gian GV tổ chức cho HS tự giải rồi chữa bài hoặc thực hiện vào buổi 2) Bài 5: Dành cho HS khá, giỏi (Nếu có thời gian GV tổ chức cho HS tự giải rồi chữa bài hoặc thực hiện vào buổi 2) 3. Củng cố, dặn dò: - Muốn tính tổng các số hạng ta làm sao? - Để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất chúng ta làm sao? - Về nhà xem bài sau: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. - Lần lượt 3 hs lên bảng: * 1245 + 7897 + 8755 + 2103 = (1245 + 8755) + (7897 + 3103) = 10 000 + 11 000 = 21 000 * 3215 + 2135 + 7865 + 6785 = (3215 + 6785) + (2135 + 7865) = 10 000 + 10000 = 20 000 * 6547 + 4567 + 3453 + 5433 = ( 6547 + 3453) + (4567 + 5433) = 10 000 + 10 000 = 20 000 - HS nhận xét - 1 hs đọc y/c - Đặt tính rồi tính tổng - Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. - 1hs lên bảng lớp thực hiện, cả lớp thực hiện vào bảng con a) b) - HS nhận xét - Tính bằng cách thuận tiện nhất. - Ta áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng. Khi tính, ta đổi chỗ các số hạng của tổng cho nhau để thực hiện phép cộng sao cho kết quả là các số tròn (chục, trăm, nghìn,...) - HS theo dõi - Cả lớp làm vào vở a) 67+21+79 = 67 +(21+79) = 67+100= 167 408+85+92= (408+92)+85=500+92=592 b) 789+285+ 15=789 +(285 + 15) = 789 + 300 = 1089 448 + 594 + 52 = (448+52) + 594 = 500 + 594 = 1094 677+969+123=(677+123)+969=800+969=1769 - 1 HS đọc đề bài - Cả lớp làm vào vở - 1hs làm bảng Bài giải a) Sau hai năm số dân của xã đó tăng thêm là: 79 + 71 = 150 (người) b) Sau hai năm số dân của xã đó là: 5256 + 150 = 5406 (người) Đáp số: a) 150 người b) 5406 người. - HS đổi vở kiểm tra và chữa bài Bài 3: a) x – 306 = 504 b) x + 254 = 680 x = 504+306 x = 680-254 x = 810 x = 426 Bài 5: a) Chu vi hình chữ nhật là : P = (16cm + 12cm) x 2 = 56cm b) Chu vi hình chữ nhật là : P = (45m + 15m) x 2 = 120m - HS nêu - Lắng nghe, thực hiện. TẬP ĐỌC Ngày dạy: / / 20 Tiết 15: Nếu chúng mình có phép lạ I/ Mục đích, yêu cầu: - Đọc trôi chảy, rành mạch. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên. - Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (trả lời được các câu hỏi 1,2,4 ; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài). HS khá, giỏi: thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được CH3 II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học I/ KTBC: Ở Vương quốc Tương Lai - Gọi 2 tốp hs lên đọc theo cách phân vai 2 màn kịch. - GV nhận xét, chấm điểm II/ Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Tiết tập đọc hôm nay cũng nói về mơ ước của thiếu nhi. Chúng ta cùng tìm hiểu xem đó là những mơ ước gì qua bài "Nếu chúng mình có phép lạ" 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc: - Gọi 4 hs nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ của bài. - HD luyện phát âm các từ khó: hạt giống, mặt trời, ruột - Gọi hs đọc lượt 2 - Y/c hs luyện đọc trong nhóm 4 - 1hs đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. HD tìm hiểu bài: - Y/c hs đọc thầm toàn bài và TL: Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? - Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? - Y/c hs đọc thầm toàn bài thơ để TLCH: Mỗi khổ thơ nói lên 1 điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì? - Gọi hs đọc to đoạn 3,4 - Hãy giải thích ý nghĩa của cách nói: Ước "không còn mùa đông" + Ước "hóa trái bom thành trái ngon" - Em có nhận xét gì về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ? - Em thích ước mơ nào trong bài? c. HD đọc diễn cảm và HTL bài thơ - Bốn hs nối tiếp nhau đọc lại 5 khổ thơ của bài - Y/c cả lớp tìm ra giọng đọc thích hợp - GV: Chúng ta đọc toàn bài với giọng hồn nhiên, vui tươi thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp. - HD hs đọc diễn cảm đoạn 1,4 của bài - GV đọc mẫu - Gọi 2 hs đọc lại - HS luyện học thuộc lòng trong nhóm 2 - Y/c HS nhẩm bài thơ - Tổ chức thi HTL từng khổ, cả bài 3/ Củng cố, dặn dò: - Nội dung bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ nói lên điều gì? - Về nhà HTL bài thơ. - Bài sau: Đôi giày ba ta màu xanh - Nhóm 1: 8 hs đọc màn 1 và TLCH 2 SGK - Nhóm 2: 6 hs đọc phân vai màn 2 và TLCH 3 SGK: - HS nghe, nhận xét, bình chọn - 4 hs nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ của bài (HS4 đọc khổ 4,5) - HS luyện phát âm - 4 hs đọc to trước lớp - HS luyện đọc trong nhóm - 1 hs đọc cả bài - Lắng nghe - Cả lớp đọc thầm và trả lời: Câu thơ Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại mỗi lần bắt đầu một khổ thơ, lặp lại 2 lần khi kết thúc bài thơ. - Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. - HS đọc thầm và trả lời: + Khổ 1: Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả + Khổ 2: Các bạn ước trẻ em trờ thành người lớn ngay để làm việc + Khổ 3: Các bạn ước trái đất không còn mùa đông + Khổ 4: Các bạn ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành những trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn. - 2 hs đọc đoạn 3,4 + Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai họa đe dọa con người... + Ước thế giới hòa bình, không còn bom đạn, chiến tranh. - Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp: Ước mơ về cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước không còn thiên tai, thế giới chung sống trong hòa bình. + Em thích ước mơ ngủ dậy thành người lớn ngay để chinh phục đại dương vì em rất thích khám phá thế giới + Em thích ước mơ biến trái bom thành trái ngon, trong chứa toàn kẹo, vì ước mơ này rất ngộ nghĩnh. - 4 hs đọc to trước lớp - Nhấn giọng ở những từ: nảy mầm nhanh, chớp mắt, đầy quả, tha hồ, trái bom, trái ngon, toàn kẹo, bi tròn...) - Lắng nghe, ghi nhớ - Lắng nghe - 2 hs đọc lại đoạn diễn cảm - Luyện đọc thuộc lòng trong nhóm - Cả lớp đọc nhẩm bài thơ - Lần lượt hs thi đọc diễn cảm từng khổ, cả bài - Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. TOÁN Ngày dạy: / / 20 Tiết 37: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó I/ Mục tiêu: - Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3. HS khá, giỏi làm thêm Bài 3; Bài 4 II/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ KTBC: Luyện tập - Gọi 2hs lên bảng thực hiện bài 1a SGK - Gọi hs nhận xét bài của bạn, Gv nhận xét, ghi điểm 2/ Dạy-học bài mới: a) Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay thầy sẽ giúp các em biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó và giải một số bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. b) HD hs tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Gọi hs đọc bài toán trong SGK/47 - Bài toán cho biết gì? - Bài toán y/c gì? * HD hs nhận dạng bài toán trên sơ đồ - Bài toán y/c tìm hai số tức là số bé và số lớn (vừa nói vừa vẽ hai đoạn thẳng biểu diễn số bé và số lớn) - Tổng của 2 số là mấy? - Hiệu của 2 số là bao nhiêu? - Hiệu của hai số là 10, tức là số bé nhỏ hơn số lớn là 10. (GV hoàn thành sơ đồ tóm tắt) - Vừa nói vừa chỉ vào sơ đồ tóm tắt: Đây là sơ đồ tóm tắt dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Gọi vài hs lên bảng chỉ và nhận dạng bài toán trên sơ đồ. * HD hs giải bài toán (cách 1) - Che phần hơn của của số lớn và nói: Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé? - Vậy muốn tìm hai lần số bé ta làm sao? - Tìm số bé thì ta làm như thế nào? - Có được số bé, ta tìm số lớn bằng cách nào? - Bạn nào có cách tìm số lớn bằng cách khác? - Gọi 1 hs lên bảng lớp giải, cả lớp làm vào vở nháp - Gọi hs đọc lại bài giải - Dựa vào cách giải bài toán, các em hãy nêu cách tìm số bé? - Ghi: (70 - 10) : 2 = 30 - Dựa vào phép tính này, bạn nào hãy nêu công thức tìm số bé? - Ghi bảng: Số bé = (tổng - hiệu) : 2 - Gọi vài hs đọc công thức tính. * HD hs giải bài toán (cách 2): - Nếu cô thêm vào số bé một phần đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé thì số bé như thế nào so với số lớn? - Muốn tìm hai lần số lớn ta làm sao? - Nêu cách tìm số lớn? - Tìm số bé ta thực hiện thế nào? - Gọi 1hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở nháp. - Gọi hs đọc bài toán. - Y/c hs nêu công thức tìm số lớn. - Ghi bảng: Số lớn = (tổng + hiệu) : 2 - Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta có thể tính bằng mấy cách? - Hãy nêu các cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu? c/ Luyện tập, thực hành: Bài 1: Gọi hs đọc đề toán - Gọi hs lên bảng tóm tắt bài toán - Gọi hs nhìn vào sơ đồ tóm tắt nhận dạng bài toán. - Y/c hs tự giải bài toán, 1HS giải trên bảng nhóm. - Chấm bài, nhận xét, ghi điểm Bài 2: Gọi hs đọc bài toán - Y/c HS tự giải vào vở (gọi 2 HS giải bảng nhóm: 1 giải theo cách 1, 1 giải theo cách 2) - Treo bảng nhận xét và chữa bài Cách 1: Số học sinh gái là: (28 - 4) : 2 = 12 (học sinh) Số học sinh trai là: 12 + 4 = 16 (học sinh) Đáp số: 16 hs trai ; 12 hs gái Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi (Nếu có thời gian GV tổ chức cho HS tự giải rồi c ... -học: - Bảng phụ ghi ví dụ về cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể - 1 tờ phiếu ghi sẵn bảng so sánh 2 cách kể chuyện III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. KTBC: Gọi hs lên bảng kể một câu chuyện mà em thích theo trình tự thời gian - Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian? Nhận xét, cho điểm B. Dạy-học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Tiết học này giúp các em luyện tập phát triển câu chuyện từ một trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai theo hai cách khác nhau: Phát triển theo trình tự thời gian và phát triển theo trình tự không gian. 2. HD hs làm bài: Bài tập 1: Gọi hs đọc y/c - Gọi 1 hs giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất. - Nhận xét, tuyên dương - Treo bảng phụ viết sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể - Treo tranh minh họa truyện Ở Vương quốc Tương Lai. Y/c các em đọc đoạn trích và quan sát tranh kể trong nhóm đôi câu chuyện theo trình tự thời gian. - Tổ chức cho hs thi kể từng màn - Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn kể hay. Bài tập 2: Gọi hs đọc y/c - HD hs y/c: BT2 y/c các em kể câu chuyện theo một cách khác: Tin-tin đến thăm công xưởng xanh, còn Mi-tin tới khu vườn kì diệu (hoặc ngược lại Tin-tin đến thăm khu vườn kì diệu, Mi-tin tới thăm công xưởng xanh) - Y/c hs kể trong nhóm đôi - Tổ chức cho hs thi kể - Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn kể hay. Bài tập 3: Gọi hs đọc y/c - Dán bảng phiếu ghi so sánh 2 cách mở đoạn 1,2. HS nhìn bảng phát biểu ý kiến + Về trình tự sắp xếp? + Về từ ngữ nối 2 đoạn? Kết luận: Kể chuyện theo trình tự không gian khác với cách kể theo trình tự thời gian là việc sắp xếp các sự việc và những từ ngữ nối đoạn. C. Củng cố, dặn dò: - Có những cách nào để phát triển câu chuyện? - 2 cách trên có gì khác nhau? - Về nhà viết lại vào vở một đoạn văn hoàn chỉnh - Bài sau: Luyện tập phát triển câu chuyện - 1 hs lên bảng kể - 1 hs trả lời: Thể hiện sự tiếp nối về thời gian để nối đoạn văn với các đoạn văn trước đó. - Lắng nghe - 1 hs đọc y/c - Tin-tin và Mi-tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh, Tin-tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì với đôi cánh ấy. Em bé nói mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất. - 2 hs nối tiếp nhau đọc từng cách - Quan sát tranh, đọc đoạn trích và kể trong nhóm đôi - 2 hs thi kể - Nhận xét - 1 hs đọc y/c - Lắng nghe, thực hiện - HS kể trong nhóm đôi - 2 hs thi kể trước lớp - Nhận xét - 1 hs đọc y/c - 2 hs đọc lại + Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn Trong khu vườn kì diệu và ngược lại. + Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi - Lắng nghe - Phát triển theo trình tự thời gian và phát triển theo trình tự không gian. - Khác về trình tự sắp xếp các sự việc, về những từ ngữ nối 2 đoạn. TOÁN Ngày dạy: / / 20 Tiết 40: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt I/ Mục tiêu: Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke). Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2(chọn 1 trong 3 ý) II/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học I/ KTBC: Gọi hs lên bảng sửa bài 2b, 5 - Nhận xét, chấm điểm II/ Dạy-học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ở lớp 3, các em đã được học góc gì? - Tiết học hôm nay, các em sẽ làm làm quen thêm một vài loại góc nữa đó là góc nhọn, góc tù, góc bẹt. 2. Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt: a. Giới thiệu góc nhọn - Vẽ lên bảng góc nhọn AOB như SGK - Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc này? - Chỉ và nói: Góc này là góc nhọn - Các em hãy quan sát và kiểm tra độ lớn của góc nhọn và xem góc nhọn có độ lớn như thế nào so với góc vuông. - Độ lớn của góc nhọn như thế nào so với góc vuông? - Nói và viết: Góc nhọn bé hơn góc vuông - Y/c hs nêu ví dụ thực tế về góc nhọn - Gọi 1 hs lên bảng vẽ 1 góc nhọn b. Giới thiệu góc tù: - GV vẽ lên bảng góc tù MON như SGK - Gọi hs đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh của góc - Chỉ vào hình và nói: Đây là góc tù - Y/c hs dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc tù và cho biết góc tù như thế nào so với góc vuông. - Nói và viết: Góc tù lớn hơn góc vuông - Gọi 1 hs lên bảng vẽ 1 góc tù c. Giới thiệu góc bẹt: - Vẽ lên bảng góc bẹt COD và gọi hs đọc tên góc, tên đỉnh, các cạnh của góc - Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau? - Y/c hs sử dụng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt. - Viết và nói: Góc bẹt bằng 2 góc vuông - Gọi 1 hs lên bảng vẽ 1 góc bẹt - Y/c hs tìm trong thực tế những ví dụ về góc bẹt. 3. Luyện tập, thực hành: Bài 1: Gọi hs đọc y/c - Y/c hs quan sát các hình và nêu miệng góc nào là góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Bài 2: Y/c hs dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài (Với HS yếu chỉ yêu cầu tìm1 trong 3 ý) III/ Củng cố, dặn dò: - Độ lớn của góc bẹt, góc nhọn, góc tù như thế nào so với góc vuông? - Về nhà tìm trong thực tế những ví dụ về các góc đã học - Bài sau: Hai đường thẳng vuông góc Nhận xét tiết học - 4 hs lên bảng sửa bài 2b) 468 : 6 + 61 x 2 = 78 + 122 = 200 5a) x x 2 = 10 x : 6 = 5 x = 10 : 2 x = 5 x 6 x = 5 x = 30 - HS nhận xét bài của bạn - góc vuông - Lắng nghe - HS quan sát hình - Góc AOB, đỉnh O, hai cạnh OA và OB - Vài HS nêu lại: Góc AOB là góc nhọn - Cả lớp hãy cầm ê ke và kiểm tra độ lớn của góc nhọn trong SGK và nhận xét - Bé hơn góc vuông - Lắng nghe, vài hs lặp lại - Góc tạo bởi hai kim đồng hồ chỉ lúc 2 giờ, góc nhọn tạo bởi 2 cạnh của một tam giác... - 1 hs lên bảng vẽ, cả lớp theo dõi, nhận xét - HS quan sát - Góc MON, đỉnh O và hai cạnh OM, ON - HS lặp lại: Góc MON là góc tù - 1hs lên bảng thực hiện, cả lớp theo dõi, sau đó kiểm tra góc MON trong SGK. 1 hs nêu nhận xét: Góc tù lớn hơn góc vuông - 3 HS lặp lại - Cả lớp theo dõi, nhận xét - Góc COD có đỉnh O, cạnh OC và OD - 3 điểm C, O, D thẳng hàng với nhau - HS kiểm tra hình trong SGK và nêu: Góc bẹt bằng hai góc vuông - 3 hs lặp lại - 1 hs lên bảng vẽ, cả lớp quan sát, nhận xét - HS tìm và nêu - 1 hs đọc y/c - HS lần lượt nêu: + Góc MAN và góc VDU là góc nhọn + Góc PBQ, GOH là góc tù + Góc ICK là góc vuông + Góc XEY là góc bẹt - Tam giác ABC có 3 góc nhọn * Tam giác MNP có 1 góc tù * Tam giác DEG có 1 góc vuông - Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông, góc bẹt bằng 2 lần góc vuông KỂ CHUYỆN Ngày dạy: / / 20 Tiết 8: Kể chuyện đã nghe, đã đọc Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viển vông, phi lí. I/Muc đích, yêu cầu: - Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí. - Hiểu câu chuyện và nêu nội dung chính của truyện. II/ Đồ dùng dạy-học: - Tranh minh họa truyện Lời ước dưới trăng để kiểm tra bài cũ - Truyện đọc lớp 4 - Viết sẵn đề bài trên bảng lớp III/ Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học A/ KTBC: Gọi 2 hs kể 2 đoạn của chuyện Lời ước dưới trăng theo tranh - Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện điều gì? - Hành động của cô gái cho thấy cô là người thế nào? - Em hãy tìm một kết cục vui cho câu chuyện trên Nhận xét, chấm điểm B/ Day-học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Mỗi em chắc điều biết một vài chuyện nói về ước mơ. Có những ước mơ cao đẹp chắp cánh cho con người bay xa. Cũng có những ước mơ viển vông, phi lí chỉ mang lại kết quả buồn chán. Tiết KC hôm nay các em sẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện về ước mơ - Gọi hs giới thiệu nhanh những truyện mình mang đến lớp. 2. HD hs kể chuyện: a. Tìm hiểu y/c của đề bài - Gọi HS đọc đề bài - Dùng phấn màu gạch chân: được nghe, được đọc, ước mơ đẹp, ước mơ viển vông phi lí. - Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý trong SGK/80 - Y/c hs đọc thầm gợi ý 1 + Những câu chuyện kể về ước mơ có những loại nào? lấy ví dụ + Khi KC cần lưu ý những phần nào? + Câu chuyện em định kể có tên là gì? Em muốn kể về ước mơ gì? - Y/c hs đọc thầm lại gợi ý 2,3 - Khi kể các em phải kể có đầu, có cuối, đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. Kể xong cần trao đổi với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện: - Y/c hs kể chuyện theo cặp theo gợi ý 2,3 - Tổ chức cho hs thi kể - Y/c hs hỏi với nhau về nội dung câu chuyện. c. Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện + Đọc bảng tiêu chí đánh giá - HS xung phong kể và nói ý nghĩa câu chuyện. - Ghi nhanh tên truyện, xuất xứ, ý nghĩa, giọng kể kể lên bảng - Gọi hs nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu - Bình chọn: Bạn có câu chuyện hay nhất Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất - Tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò: - Khuyến khích hs về nhà tìm truyện đọc - Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Nhận xét tiết học - 2 hs lần lượt lân bảng kể 2 đoạn của truyện và trả lời câu hỏi. + Cô cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh + Cho thấy cô là người nhân hậu, sống vì người khác - HS kể - Lắng nghe - HS giới thiệu - 1 hs đọc đề bài - HS theo dõi - 3 hs nối tiếp nhau đọc gợi ý - HS đọc thầm gợi ý 1 - Có hai loại: Ước mơ đẹp và ước mơ viễn vông, phí lí. Truyện thể hiện ước mơ đẹp: Đôi giày ba ta màu xanh, Cô bé bán diêm. Truyện thể hiện ước mơ viển vông phi lí: Ông lão đánh cá và con cá vàng, Ba điều ước. - Cần lưu ý tên câu chuyện, nội dung câu chuyện, ý nghĩa câu chuyện + Em kể câu chuyện Cô bé bán diêm. Truyện kể về ước mơ có một cuộc sống no đủ, hạnh phúc của một cô bé mồ côi tội nghiệp + Em kể chuyện về lòng tham của vua Mi-đát đã khiến ông ta rước họa vào thân. Đó là câu chuyện: Vua Mi-đát thích vàng. - HS đọc thầm - Lắng nghe - HS kể chuyện theo cặp, trao đổi nội dung ý nghĩa câu chuyện - Lần lượt cặp hs thi kể và chất vấn với các bạn về nội dung câu chuyện * HS kể hỏi: + Trong câu chuyện mình kể, bạn thích nhân vật nào? Vì sao? + Bạn học tập nhân vật chính trong truyện đức tính gì? + Chi tiết nào trong truyện bạn cho là hay nhất. * HS nghe hỏi: + Qua câu chuyện bạn nói với mọi người điều gì? + Bạn sẽ làm gì để học tập đức tính của nhân vật đó? + Nếu nhân vật đó xuất hiện ngoài đời bạn sẽ nói gì? - 1 hs đọc: + Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: 4đ + Câu chuyện ngoài SGK: 1 đ + Cách kể: hay, hấp dẫn, phối hợp điệu bộ, cử chỉ 3đ + Nêu đúng ý nghĩa truyện: 1đ + TL được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn. (1đ) - HS lần lượt thi kể - HS nhận xét bạn kể
Tài liệu đính kèm: