Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 7 năm 2010

Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 7 năm 2010

I. Mục tiêu:

 - Đúng các tiếng có từ khó hoặc dễ lẫn: Gió núi bao la, man mác, soi sáng, mươi mười lăm năm nữa, chi chít. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ nhấn giọng ở các từ gợi tả gợi cảm.

- Hiểu từ ngữ: Tết trung thu độc lập, trại, trăng ngàn, nông trường.

- Hiểu nội dung bài: Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm Trung thu độc lập đầu tiên của đất nước ta.

- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.

 

doc 26 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1161Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 7 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
tập đọc 
Tiết 13: Trung thu độc lập.
I. Mục tiêu:
 - Đúng các tiếng có từ khó hoặc dễ lẫn: Gió núi bao la, man mác, soi sáng, mươi mười lăm năm nữa, chi chít... Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ nhấn giọng ở các từ gợi tả gợi cảm.
- Hiểu từ ngữ: Tết trung thu độc lập, trại, trăng ngàn, nông trường...
- Hiểu nội dung bài: Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm Trung thu độc lập đầu tiên của đất nước ta. 
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa và bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
 - HS đọc bài Chị em tôi
 *GV giới thiệu bài.
HĐ2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Cho cả lớp đọc thầm bài văn, tìm từ khó, cho học chia đoạn. ( chia 3 đoạn ) 
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài 2, 3 lượt. Giáo viên theo dõi sửa sai uốn nắn học sinh cách đọc. Kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó cuối bài. Cho học sinh luyện đọc theo cặp. Đại diện một số cặp đọc lại. Rút ra cách đọc (toàn bài đọc nhẹ nhàng, đoạn 1, 2 đọc với giọng ngân dài, chậm rãi, đoạn 3 đọc vui nhanh hơn. nghỉ hơi sau chấm lửng cuối câu, nhấn giọng những từ ngữ: man mác, độc lập, yêu quý, thiết tha, nhìn trăng tươi đẹp cô cùng, phấp phới, chi chít, cao thăm thẳm.....)
- Giáo viên đọc mẫu bài.
b. Tìm hiểu bài:
GV cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi sau:
* Đoạn1: Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
(Trăng ngàn và gió núi bao la, trăng soi sáng, xuống nước Việt Nam độc lập, yêu quý, trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng.)
 Trăng trung thu có gì đẹp?( trăng đẹp vẻ đẹp của tự do)
*Đoạn 2: Anh chiến sĩ tưởng tượng ra đất nước trong những ngày đêm trăng tương lai ra sao? vẻ đẹp đó có gì khác với đêm trung thu độc lập?
(+ Anh chiến sĩ tưởng tượng ra cảnh tương lai đất nươc tươi đẹp: dưới ánh trăng dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên những con tàu lớn, ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn, vui tươi.
+ Đêm trung thu độc lập đầu tiên đất nước còn đang nghèo, bị chiến tranh tàn phá. Còn anh chiến sĩ mơ ước về vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn nhiều.)
Câu 3:Cuộc sống hiện nay theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa
 ( Ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa về tương lai của trẻ em và đất nước đã trở thành hiện thực: chúng ta có các nhà máy thuỷ điện lớn: Hoà Bình, Y – a – li... những con tàu lớn trở hàng, những cánh đồng lúa phì nhiêu, màu mỡ...)
Câu 4 : Em mơ ước đất nươvs mai sau sẽ phát triển như thế nào?
 ( Em mơ ước nước ta có môt nền công nghiệp phát triển ngang tâm thế giới. Hay em mơ ước nước ta không còn nghèo và trẻ em lang thang.)
Câu 5: Đại ý của bài nói lên điều gì? (học sinh rút ra nội dung của bài.)
c. Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi bốn học sinh đọc lại bài và nêu lại cách đọc từng đoạn. 
-Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai...to lớn vui tươi.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.Đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm
- GV và cả lớp bình xét bạn đọc hay nhất.
3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học, dặn dò giờ học sau.
Đạo đức
Tiết 7: Tiết kiệm tiền của ( tiết 1) 
I. Mục tiêu: 
- - Học sinh nhận thức được: Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao phải tiết kiệm.
- Học sinh biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ chơi, trong sinh hoạt hàng ngày.
- Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm, không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí.
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
 SGK đạo đức, đồ dúng để chơi đóng vai, Mỗi học sinh có ba tấm bìa: xanh, đỏ, trắng.
III. Các hoạt động dạy học.
HĐ 1. Kiểm tra bài cũ :
- Mỗi trẻ em đều có quyền gì? học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét bổ sung.
 *GV giới thiệu bài
HĐ 2:Thảo luận nhóm hai các thông tin trang 11 SGK
Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu thông tin về tiết kiệm. 
- Các nhóm thảo luận sau đó trả lời trước lớp: 
? Em nghĩ gì khi xem tranh và đọc các thông tin trên? ( người Nhật, người Đức, rất tiết kiệm, còn ở Việt Nam chúng ta đang thực hiện tiết kiệm chống lãng phí.)
? Theo em có phải do nghèo nên mới phải tiết kiệm không? ( Không phải do nghèo)
- Giáo viên kết luận chung. 
* Kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.)
HĐ 3:: Bày tỏ ý kiến thái độ Bài tập 1SGK 
Mục tiêu: Bết bày tỏ ý kiến, thái độ của mình về các ý kiến có liên quan đến tiết kiệm.
- Giáo viên nêu lần lượt từng ý kiến trong bài tập 1.
- Học sinh bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu ( Màu đỏ: đồng tình, màu xanh: không đồng tình; màu trăng phân vân.)
- Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích về lý do lựa chọn của mình.
- Cả lớp trao đổi thảo luận. 
 *Giáo viên KL: ( Các ý kiến c, d, là đúng ý kiến a, b, à sai.
3. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 2 bài tập 2.
Mục tiêu: Học sinh biết được thế nào là tiết kiệm.
- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập, giao nhiệm vụ cho các nhóm. 
- Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của vào bảng trong bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp; lớp nhận xét bổ sung.
- Giáo viên KL: Về những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm.
- Học sinh tự liên hệ bản thân, gia đình, ở lớp em.
4. Hoạt động nối tiếp: 
- Nhắc học sinh về biết tiết kiệm tiền của.
- Nhận xét tiết học.
Chiều lịch sử
Tiết 7: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo 
(năm 938)
I - Mục tiêu
 Sau bài học HS nêu được:
 - Nguyên nhân dẫn đến trận Bạch Đằng 
 - Tường thuật được diễn biến của trận Bạch Đằng 
 - Hiểu và nêu được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịc sử dân tộc 
 - Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II Đồ dùng dạy học
 - Các hình minh hoạ trong SGK . Bảng phụ 
GV và HS tìm hiểu về tên phố , đền thờ nhắc đến trận Bạch Đằng 
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu
HĐ 1:- Kiểm tra bài cũ : 
 - Em hãy kể lại cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
 - Hãy nêu một tên phố , tên đườngnào đó nhắc đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng? 
 - GV nhận xét cho điểm HS
 *GV giới thiệu bài.
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu về con người Ngô Quyền 
 - GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu về Ngô Quyền theo định hướng :
 + Ngô Quyền là người ở đâu ? Ông là người như thế nào ?
 + Ông là con rể của ai ?
 - GV yêu cầu HS phát biểu ý kiến 
- GV kết luận lại nội dung của hoạt động 1 .
 * Hoạt động 3 : Trận Bạch Đằng 
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo định hướng :
 + Vì sao có trận Bạch Đằng ?
 + Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu khi nào?
 + Ngô Quyền đã dùng kế gì để đấnh giặc ?
 + Kết quả của trận Bạch Đằng ?
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày 
- GV tổ chức cho 2 đến 3 HS thi tường thuật lại trận Bạch Đằng 
- GV nhận xét khen ngợi những HS trình bày tốt 
* Hoạt động 4 : ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng 
- GV hỏi : Sau chiến thắng Bạch Đằng , Ngô Quyền đã làm gì ?
 - Theo em , chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta ?
- HS trả lời, GV gọi nhận xét 
 - GV: Với chiến công hiển hách như trên , nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn của Ngô Quyền . Khi ông mất , nhân dân ta đã xây lăng để tưởng nhớ ông ở Đường Lâm ,Hà Tây.
3. Củng cố – Dặn dò :
 - GV tổng kết giờ học , dặn dò HS về nhà học thuộc bài .
Thể dục
Tiết 13: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau , đi đều vòng phải, vòng trái. Trò chơi: Kết bạn.
I. Mục tiêu
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật:tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái .Yêu cầu tập hợp và dàn hàng nhanh, động tác quay sau đúng hướng đúng yếu lĩnh động tác, đi đều vòng bên phải, vòng bên trái đều đẹp.
- Trò chơi: Kết bạn. Yêu cầu học sinh nắm cách chơi, rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi:Làm theo hiệu lệnh.
2. Phần cơ bản:
a) ôn tập hợp hàng ngang dóng hàng, điểm số, đi đều, vòng phải, vòng trái.
b.Trò chơi: Kết bạn
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6-10
2
2
2
18-22
14-16
2-3
 8-10
5-6
4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- GV cho HS tập hợp theo 3 hàng ngang dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng
-HS tiến hành tập cả lớp sau đó tập theo tổ
- HS luyện tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS
- HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.
Sáng Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010
Tự học
 Ôn tập :Danh từ
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố và mở rộng thêm về danh từ. Giúp HS nắm chắc danh từ và lấy được ví dụ minh hoạ.
- HS biết tìm danh từ trong các đoạn văn.
- Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ ghi nội dung bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
GV giới thiệu bài.
 HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Cho các từ sau:bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, hoà bình, chiếc, mong muốn, bàn ghế, gió mùa, truyền thống, xã, tự hoà, huyện, phấn khởi.
 a) Xếp các từ trên vào hai nhóm: Danh từ và không phải danh từ.
 b) Xếp các danh từ tìm được vào các nhóm:
 - Danh từ chỉ người: bác sĩ, thợ mỏ, nhân dân.
- Danh từ chỉ vật: thước kẻ, xe máy, bàn ghế.
- Danh từ chỉ hiện tượng: sấm, sóng thần, gió mùa.
- Danh từ chỉ khái niệm: văn học, hoà bình, truyền thống.
- Danh từ chỉ đơn vị: cái, chiếc, xã, huyện.
 - HS đọc yêu cầu và làm bài cá nhân vào vở.
 - HS trình bày bài làm, nhận xét. GV nhận xét và chữa bài:
 *Kết quả: 
 a) Các từ không phải là danh từ là: hi vọng, mơ ước, mong muốn, tự hoà, phấn khởi.
 Bài 2: Tìm các danh từ trong đ ... m ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Phân công từng thành viên trong nhóm vẽ hoặc viết nội dung từng phần trong bức tranh.
 Bước 2: Thực hành
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như GV đã hướng dẫn.
- GV đi tới các nhóm kiểm tra, giúp đỡ, đảm bảo được mọi HS đều tham gia.
 Bước 3: Trình bày và đánh giá.
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. Cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc giữ vệ sinh phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá và nêu ý tưởng củ bức trh cổ động do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện nếu cần. 
- GV đánh giá, nhận xét, chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
HĐ 5: Củng cố – dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
Thể dục
Tiết 14: Quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại.
 Trò chơi: Ném trúng đích
I. Mục tiêu
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Quay sau , đi đều vòng phải, vòng trái đứng lại.yêu cầu quay sau đúng hướng, không lệch hàng, đi đều đén chố vòng và chuyển hướng không xô lệch hàng.
- Trò chơi: Ném bóng trúng đích.. Yêu cầu học sinh nắm cách chơi, rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn
- Rèn luyện cho học sinh ý thức tập luyện thể dục thể thao.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sân trường vệ sinh nơi tập, còi, bóng. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
T.g 
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
a) ổn định
b) Khởi động
c) Trò chơi:Tìm người chỉ huy.
2. Phần cơ bản:
a) Ôn quay sau
- ôn đi đều vòng phải, vòng trái đứng lại.
- 
b.Trò chơi: Ném bóng trungds đích.
3. phần kết thúc: 
a) Thả lỏng
b) Củng cố nội dung bài
c) Dặn dò
6-10
2
2
2
18-22
 8-12
5-6
 4-6
- Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học:
- Cho học sinh chạy thành một vòng tròn trên sân.
- Cho cả lớp khởi động. Kiểm tra bài cũ. Trò chơi khởi động.
- GV cho HS tập hợp theo 3 hàng ngang dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng
-HS tiến hành tập cả lớp sau đó tập theo tổ
- HS luyện tập theo tổ dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng.
- GV quan sát và giúp đỡ thêm cho HS
- HS thi trình diễn các động tác vừa học theo tổ
- HS tập tthcả lớp để củng cố lại.
- GV nhận xét và đánh giá chung
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
- HS tham gia chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- Học học sinh vừa đi vừa hát thả lỏng. 
- Giáo viên và học sinh hệ thống bài. 
- Giáo bài tập về nhà.
Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010
Sáng 
Tập làm văn 
Tiết 14 : Luyện tập phát triển câu chuyện.
I. Mục tiêu:
- Học sinh làm quen với thao tác phát triển câu chuyện.
- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
- Giáo dục các em yêu thích bộ môn.
- Rèn tư thế tác phong ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ cho học sinh làm nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
 HĐ 1: Kiểm tra bài cũ: 
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 - Giới thiệu bài
HĐ2.HD học sinh làm bài tập.
 - Cho học sinh đọc nội dung bài, gợi ý, giáo viên gạch chân từ quan trọng:
- Đề bài: Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
- Cho học sinh đọc thầm ba gợi ý, suy nghĩ trả lời, cho học sinh làm bài,sau đó, kể chuyện trong nhóm, thi kể trước lớp.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét:
? Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? vì sao bà tiên cho em ba điều ước ? ( Một buổi trưa trời nắng chang chang em đang mót từng bông lúa rơi trên cánh đồng bỗng thấy trước mặt một bà tiên đầu tóc bạc phơ.Thấy em mồ hôi nhễ nhại bà dịu dàng bảo:
- Giữa trưa nẵng chang chang mà cháu không đội mũ thì sẽ bị cảm đấy!
- Vì sao cháu đi mót lúa giưã trưa thế này?
Em đáp:
- Cháu tiếc những bông lúa rơi lên tranh thủ buổi trưa đi mót lúa cho ngan ăn, đỡ cha mẹ.Buổi traư nhặt được nhiều hơn.Buổi chiều cháu còn phải đi học.
Cháu ngoan lắm. Bà sẽ tặng cháu ba điều ước.)
? Em thực hiện những điều ước như thế nào? ( Em ước cho em trai bơi giỏi, vì em thường lo em trai bị ngã xuống sông.Điều ước thứ hai là em ước cha khỏi bệnh .Bố em khỏi bênh hen suyễn để mẹ đỡ vất vả. điều ước thứ ba là em ước có một trước máy vi tính để học tin học.cả ba điều ước đều ứng nghiệm ngay.)
? Em nghĩ gì khi thức giấc? ( Thật tiếc vì đó chỉ là giấc mơ)
- Cho học sinh viết vào.
- Gọi ba học sinh đọc bài viết trước lớp.
 - Giáo viên nhận xét ghi điểm.
5. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học, nhắc học sinh về nhà học ghi nhớ; 
- Dặn HS về tựấỷư lại câu chuyện vừa học vào vở.
Địa lý
 Tiết 7: Một số dân tộc ở Tây Nguyên.
I. Mục tiêu:
- Một số dân tộc ở Tây Nguyên.
- Nắm được những đằc điểm tiêu biểu về dân cư , buôn làng , sinh hoạt , lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên . Dựa vào lược đồ ( bản đồ), tranh, ảnh để tìm kiến thức.
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Mô tả về nhà Rông ở Tây Nguyên.
- Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc.
- Rèn tác phong tư thế ngồi viết cho HS. 
II- Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ địa lý tự nhiên VN. Tranh ảnh dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
III- Các hoạt động dạy học : 
*HĐ 1: Kiểm tra bài cũ :
 - Trình bày những đặc diểm tiêu biểu của Tây Nguyên ?
 - Giới thiệu bài : trực tiếp
HĐ 2: Tây Nguyên - nơi có nhiều dân tộc chung sống
- GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK rồi trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên.
+ Trong các dân tộc kể tên trên, dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? Những dân tộc nào từ nơi khác đến?
+ Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt?
+ Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, Nhà nước và các dân tộc ở đậy đã và đang làm gì?
- GV gọi một HS trả lời câu hỏi trước lớp.GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Gv nói cho HS biết: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất trên đất nước ta.
HĐ 3: Nhà rông ở Tây Nguyên
- Các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK và tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo gợi ý sau:
+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên có ngôi nhà gì đặc biệt?
+ Nhà rông được dùng để làm gì? Hãy mô tả về nhà rông.
+ Sự to, đẹp cho nhà rông biểu hiện cho điều gì?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
HĐ4.Trang phục, lễ hội
- Các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK và các hình 1, 2, 3, 5, 6 để thảo luận theo các gợi ý sau:
+ Người Tây Nguyên nam, nữ thường mặc như thế nào?
+ Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1, 2, 3.
+ Kể tên một số lễ hội đặc biệt ở Tây Nguyên.
+ Người dân Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội?
+ ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
 HĐ 4:. Củng cố, dặn dò :- GV nhận xét tiết học .Dặn HS chuẩn bị bài sau.
 Sinh hoạt
 Tiết 7: Kiểm điểm hoạt động tuần 7.
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập: Còn nhiều bạn lười học bài và làm bài ở nhà.
Về đạo đức:các em đều ngoan ngoãn , lễ phép.
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương:Hải, Thuỷ, Công, Giang
Phê bình: Minh Tâm, Dinh. 
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3/ Củng cố - dặn dò.
Nhắc nhở HS chuẩn bị bài cho tuần học tới.( tuần 8)
Chiều Tự học
Rèn đọc bài: Nỗi dằn vặt của An - đrây- ca.
I. Mục tiêu: 
- Rèn học sinh kĩ năng đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nhịp đúng nhịp điệu của câu thơ, đoạn thơ, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
-Hiểu từ ngữ ngữ khó trong bài: đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay
- Hiểu nội dung của bài thơ: Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như gà trống,, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của kẻ xấu như cáo.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ chép đoạn luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ
 - GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
 * Giới thiệu bài
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc
- Gọi 3 học sinh đọc tiếp nối nhau ba đoạn của bài. Cho học sinh đọc 3 lượt.
- Giáo viên sửa phát âm và ngắt giọng cho từng học sinh.
- Gọi hai học sinh đoc lại toàn bài. Kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài.
-Cho học sinh luyện đọc theo cặp. Đại diện một số cặp đọc lại rút ra cách đọc của bài: Toàn bài đọc với giọng vui dí dỏm. Cáo giả giọng thân thiện rồi sợ hãi. Lời gà thông minh, ngọt ngào, hù doạ Cáo. Ngoài ra nhấn giọng một số từ ngữ: Vắt vẻo, lõi đời, đon đả, bạn quí,...
- Gọi ba em đọc lại thể hiện đúng giọng đọc của bài, học sinh khác nhận xét bạn đọc
b. Tìm hiểu nội dung:
- Gọi một em đọc đoạn 1 và trả lời Cáo làm gì để dụ dỗ gà trống?( Đon đả mời gà xuống đất để báo một tin mới từ rày muôn loài kết thân, Gà xuống cho Cáo hôn để tỏ tình thân.)
 - Học sinh đọc đoạn hai trả lời câu hỏi Vì sao gà không nghe lời Cáo? ( Gà biết Cáo là con vật hiểm ác, đằng sau lời ngon ngọt ấy là ý định xấu xa ăn thịt gà.)
- Học sinh đọc đoạn 3 và trả lời Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời của Gà? ( Cáo khiếp sợ, hồn lạc phách bay, co cẳng bỏ chạy.)
- Gọi ba học sinh đọc lại và nêu nội dung của bài giáo viên nhận xét chốt lại 
c. Cho học sinh luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho học sinh luyện đọc từng đoạn, cả bài.
- Tổ chức cho học sinh học thuộc lòng. 
- Thi dọc thuộc lòng. 
- Gọi ba học sinh đọc phân vai. Nhận xét cho điểm từng học sinh.
3. Củng cố dặn dò:
 - Giáo viên nhận xét giờ học dặn về luyện đọc nhiều.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 Tuan 7.doc