Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 8

Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 8

I. MỤC TIÊU

- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc một đoạn thơ lục bát với giọng vui, hồn nhiên.

- Hiểu ý nghĩa: Những ước mơ ngộ nghĩnh đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (trả lời được các câu hỏi 1,2,4 ; thuộc 1,2 khổ thơ trong bài)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh trong SGK.

- Bảng lớp viết sẵn những câu, khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc 25 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1193Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 65566665666
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
Nếu chúng mình có phép lạ
I. Mục tiêu
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc một đoạn thơ lục bát với giọng vui, hồn nhiên.
- Hiểu ý nghĩa: Những ước mơ ngộ nghĩnh đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (trả lời được các câu hỏi 1,2,4 ; thuộc 1,2 khổ thơ trong bài)
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh trong SGK. 
- Bảng lớp viết sẵn những câu, khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc. 
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra 
 Bài: ở Vương quốc Tương lai. HS đọc và nêu nội dung bài.
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài. 
2.2 Luyện đọc.
- Gọi HS đọc bài
- Đọc đúng và hiểu từ ngữ trong bài .
- GV cùng các em giải nghĩa từ:
- GV đọc diễn cảm bài thơ.
2.3 Tìm hiểu bài.
+ Câu thơ nào được lặp lại trong bài nhiều lần ? 
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ? 
+ Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì ? 
- Có nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ ? 
- Cách thể hiện những ước mơ trong bài thơ có gì đặc sắc ?
*Đại ý: 
2.3 Đọc diễn cảm.
- GV đọc mẫu bài thơ:
Nếu chúng mình có phép lạ/
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh/
Chớp mắt giống nảy mầm nhanh /
Chớp mắt/ thành cây đầy quả/
Tha hồ hái chén ngọt lành.//
Nếu chúng mình có phép lạ/
Hoá trái bom thành trái ngon/
Trong ruột không còn thuốc nổ/
Chỉ toàn kẹo với bi tròn.//
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà HTL bài thơ.
- 2 HS đọc và nêu nội dung bài.
- 2 HS khá đọc bài.
- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ (đọc từng đoạn, cả bài). 
- HS đọc phần chú giải trong bài.
- HS cả lớp lắng nghe.
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm cả bài.
- Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ
- Việc lặp lại nhiều lần nói lên ươc muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
- Khổ 1: ước mơ cây mau lớn.
Khổ 2: ước trẻ con trở thành người lớn ngay để làm việc.
Khổ3:ước trái đất không có mùa đông
Khổ 4: ước trái đất không có bom
- Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp
- HS phát biểu tự do.
- HS nêu và nhắc lại.
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm. 
- HS thi học thuộc lòng từng đoạn và cả bài thơ. 
- HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
 	-Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất. 
II. Đồ dùng
	-Phấn màu
	-Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra 
- Phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng ?
- Tính theo cách thuận tiện nhất: 999 + 23 + 77
- GV nhận xét.
2. Bài mới
Luyện tập thực hành:
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính tổng:
b) 26387 + 14075 + 9210
 54293 + 61934 + 7652 
Bài tập 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
Dòng 1,2.
a,96 + 78 + 4 = b) 789 + 285 + 15
 67 + 21 + 79 = 448 + 594 + 52
Bài tập 4: 
 Bài giải 
 a, Sau hai năm số dân của xã tăng thêm là:
 79 + 71 = 150(người)
 Đáp số : a, 150 người
3.Củng cố, dặn dò
- Về nhà ôn lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1 số HS nêu
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS xem SGK
- 1 HS viết lên bảng
- HS ghi vở
- HS ghi vở
- 1 số HS nói nêu cách làm
- HS đọc đề bài
- HS ghi vở
- 1 HS chữa bài
	Khoa học
Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh
I. Mục tiêu
 - Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bênh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt,...
 - Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.
 - Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh bà lúc cơ thể bị bệnh.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 32, 33-SGK.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
- Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá?
2. Dạy bài mới
+HĐ1:Quan sát hình trong SGK và kể chuyện
* Mục tiêu: Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
* Cách tiến hành:
B1: Làm việc cá nhân.
 - Cho HS thực hiện yêu cầu ở mục quan sát và thực hành trang 32-SGK.
B2: Làm việc theo nhóm nhỏ.
 - HS sắp xếp hình trang 32 thành 3 câu chuyện.
 - Luyện kể trong nhóm.
B3: Làm việc cả lớp.
 - Đại diện các nhóm lên kể.
 - GV nhận xét và đặt câu hỏi liên hệ.
 - GV kết luận như mục bạn cần biết - SGK.
+ HĐ2: Trò chơi đóng vai:“Mẹ ơi con...sốt”
* Mục tiêu: HS biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường.
* Cách tiến hành: B1: Tổ chức và hướng dẫn.
 - Bạn Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần ở trường. Nếu là Lan, em sẽ làm gì?
 - Đi học về, Hùng thấy người mệt, đau đầu, đau họng. Hùng định nói với mẹ nhưng thấy mẹ mải chăm em nên Hùng không nói gì. Nếu là Hùng, em sẽ làm gì?
B2: Làm việc theo nhóm.
 - Các nhóm thảo luận và đưa ra tình huống
Phân vai và hội ý lời thoại .
B3: Trình diễn - HS lên đóng vai 
 - GV nhận xét và kết luận như SGK-33
3. Củng cố, dặn dò
- Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
- Khi thấy các biểu hiện đó em cần làm gì?
- 2 HS trả lời.
 - Nhận xét và bổ sung.
 - HS quan sát SGK và thực hành.
 - HS chia nhóm đôi.
 - HS luyện kể chuyện trong nhóm.
 - Đại diện các nhóm lên kể.
 - Nhận xét và bổ sung.
 - Học sinh lắng nghe.
 - Học sinh tự chọn các tình huống.
 - Các nhóm thảo luận theo tình huống đưa ra lời thoại cho các vai.
 - Một vài nhóm lên trình diễn
 - Nhận xét và bổ sung
- HS trả lời
Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2010
Chính tả
trung thu độc lập
I. Mục tiêu
	- Nghe – viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ.
	- Làm đúng BT2a/b. 
II. Đồ dùng dạy-học
 - Ba, bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung BT 2
 - Bảng lớp viết nội dung BT 3,một số mẩu giấy có thể gắn lên bảng để HS thi tìm từ.
III. Các hoạt động dạy-học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra
- Viết một số từ ngữ bắt đầu bằng tr/ch hoặc có vần ươn/ương.
2.Bài mới
2.1 Giới thiệu bài:
2.2 Hướng dẫn HS nghe - viết.
+ GV đọc đoạn viết bài: Trung thu độc lập.
+ Nêu nội dung bài viết ?
+H: nêu cách trình bày bài và những từ ngữ mình dễ viết sai ?
(Viết hoa đầu dòng.
Từ khó: mười lăm năm, phát điện, nông trường, bát ngát).
+ GV nhắc HS: Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào một ô li. 
+ GV đọc đúng tốc độ.
+ GV đọc từng câu.
+ GV chấm bài .
+ GV nêu nhận xét chung.
2.3 Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập (2): Em chọn những tiếng có vần iên, yên hay iêng:
Chú dế sau lò sưởi
 Buổi tối ấy, nhà Mô - da thật ... tĩnh. Cậu thiu thiu ngủ trên ghế bành.
Bỗng ... có một âm thanh trong trẻo vút lên. Cậu bé ngạc ... đứng dậy tìm kiếm. Sau lò sưởi, có một chú dế đang biểu ... với cây vĩ cầm của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé phải buột ... kêu lên:
 -Hay quá! Ước gì mình trở thành nhạc sĩ nhỉ ?
 Rồi chỉ ít lâu sau, ... đàn của Mô - da đã chinh phục được cả thành Viên.
Những từ điền lần lượt:(yên, nhiên, nhiên, diễn, miệng, tiếng)
3.Củng cố,dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - Ghi nhớ để không viết sai chính 
- 2 HS lên bảng.
- Cả lớp làm ra giấy nháp.
- Cả lớp lắng nghe
- 1 HS đọc lại bài.
- HS đọc thầm đoạn văn và trả lời.
- 1 HS lên bảng viết từ khó . HS khác viết ra nháp .
- HS gấp SGK, viết bài
- HS soát lại bài.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau. 
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS tự làm bài vào vở nháp
- Lần lượt 3 HS lên bảng, điền từ
- HS nhận xét
- HS chữa bài theo lời giải đúng.
Toán
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu
của hai số đó
I. Mục tiêu
	- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
	- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
II. Đồ dùng
	-Phấn màu
	-Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra 
- Gọi 2 HS lên bảng làm 
 12345 + 4342 16687 - 12345
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Giảng bài
a) Hướng dẫn HS tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- GV hướng dẫn HS cùng tìm hiểu 2 bài toán.
b) Luyện tập thực hành:
Bài tập 1:
 Bài giải
Hai lần tuổi con là: 58 - 38 = 20(tuổi)
Tuổi con là : 20 : 2 = 10(tuổi)
Tuổi bố là: 58 - 10 = 48 (tuổi)
 Đáp số : Bố 48 tuổi
 Con10 tuổi
Bài tập 2:
 Bài giải
Hai lần số HS trai là: 28 + 4 = 32(HS)
Số HS trai là : 32 : 2 = 16(HS)
Số HS gái là: 16 - 4 = 12 (HS)
 Đáp số : 16 HS trai
3.Củng cố, dặn dò
Về nhà ôn lại bài.
- 2 HS lên làm tên bảng,cả lớp làm vào vở nháp.
- HS xem SGK
- HS đọc đề bài
- 1 HS viết lên bảng
- HS lần lượt nói
- HS ghi vở
- HS đọc đề bài và phân tích đề
- HS làm bài
-1 HS chữa bài
Lịch sử
Ôn tập
I. Mục tiêu
	- Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5:
	+ Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN: Bưổi đầu dựng nước và giữ nước.
	+ Năm 179 TCN đến năm 938:Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền độc lập.
 - Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về:
 + Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
	+ Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
	+ Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
II. Đồ dùng dạy học
 - Băng và hình vẽ trục thời gian
 - Tranh, ảnh, bản đổ, phù hợp với yêu cầu mục1
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra 
 + Hãy thuật lại chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
 + Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào dối với nước ta lúc đó?
 + Giáo viên nhận xét, đánh giá 
+ Học sinh 1
+ Học sinh 2
+ Lắng nghe
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài
 Trong giờ học này, các em sẽ được ôn lại những kiến thức lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5
+ Lắng nghe mở SGK trang 24
2.2 Ôn tập
 Hoạt động 1:(Cá nhân)
Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử dân tộc 
+ Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu 1- SGK 
+ Cho học sinh làm bài, giáo viên vẽ băng thời gian lên bảng 
+ GV nhận xét kết quả đúng.
+ Học sinh đọc
+ Từng cá nhân học sinh vẽ băng thông thời gian vào vở và điền tên 2 giai đoạn đã học.
+ Gọi 1 học sinh lên điền vào băng thời gian
+ Hỏi: Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sử nào của dân tộc? Nêu tên từng giai đoạn
+ Giáo viên nhận xét và yêu cầu học sinh ghi nhớ 2 giai đoạn trên
+ 1 HS lên bảng, cả lớp nhận xét
+ HS vừa chỉ trên băng và trả lời
+ Lắng nghe, ghi nhớ.
 Hoạt động 2: (Nhóm)
Các sự kiện lịch sử tiêu biểu
+ Gọi học sinh đọc yêu cầu 2 – SGK 
+ Yêu cầu làm việc theo cặp kể thực hiện yêu cầu của bài
+ Giáo viên vẽ trục thời gian và ghi các mốc thời gian tiêu biểu lên bảng.
+ Học sinh đọc trước lớp
+ Học sinh làm nhóm đôi thảo luận và kẻ ra tờ giấy
Nước Văn Lang ra ... o?
- Nhận xét tiết học.
- Hai HS đọc.
-HS xem lại ND bài tập 2, xem lại bài đã làm trong tiết trước
- HS thực hiện làm bài 
- Cho HS trình bày, lớp bổ sung
- HS xác định y/c của BT
+ Các đoạn văn được sắp xếp theo ttrình tự thời gian ( Sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau).
+ Các câu mở đoạn giúp nối đoạn văn trước với đoạn văn sau bằng các cụm từ chỉ thời gian.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS nêu câu chuyện mình sẽ kể:
* Các câu chuyện :
+ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
+ Lời ước dưới trăng.
+ Ba lưỡi rìu.
+ Sự tích hồ Ba Bể.
+ Người ăn xin.
- HS thi kể.
+ Sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau.
Thể dục
Động tác vươn thở, và tay 
của bài thể dục phát triển chung
Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi
I.Mục tiêu
 - Bước đầu thức hiện được động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. 
II. Địa điểm - Phương tiện 
- Sân TD trường Tiểu học Xuân Trung
- Còi, tranh ảnh về bài thể dục.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
Định
Phương pháp tổ chức
lượng
1. Phần mở đầu
-Lớp trưởng chỉnh hàng, điểm số, báo cáo, chúc GV 
-GV nhận lớp, phổ biến mục tiêu bài, kiểm tra sân bãi dụng cụ, sức khỏe HS
-Khởi động: Chạy 1 vòng sân.
 Xoay các khớp cơ thể.
 TC: Tìm người chỉ huy 
2. Phần cơ bản.
2.1 Nội dung bài thể dục.
*Động tác vươn thở và tay.
GV phân tích và làm mẫu từng nhịp để HS quan sát
-GV làm chậm ĐT để HS quan sát.
-Hô và tập để HS làm theo.
-Cho HS quan sát tranh về các động tác, GV chỉ rõ các nhịp, chú ý nhấn mạnh các nhịp khó.
-Lớp trưởng hô, GV quan sát sửa sai.
-HS vừa tập vừa hô to các nhịp 
-Biểu dương, gọi 1 số HS lên làm mẫu.
-Phân chia nhóm tổ tự ôn lại.
-Gọi bất kỳ các HS hô để cả lớp tập.
-Thi đua giữa các nhóm, tổ.
2.Trò chơi. “Nhanh lên bạn ơi”
-GV hướng dẫn luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho học sinh chơi.
-Thưởng- phạt sau 1 lần chơi.
3. Phần Kết thúc
-Thả lỏng tích cực bằng các động tác nhẹ, hệ thống lại bài học, nhận xét giờ học.
-Giao bài tập về nhà cho HS
8p
24p
14p
10p
3p
ĐH nhận lớp: 
 x x x x x x
 x x x x x x
 X
ĐH khởi động:
 x x x x x x
 x x x x x x
 X
ĐH bài thể dục:
 x x x x x x
 x x x x x x
 X
ĐH phân nhóm hoặc tự ôn.
 x x x x x 
x x x x
x x x x
ĐH trò chơi: 2 hàng dọc 
 x x x x x x x
 x x x x x x x
ĐH kết thúc:
 x x x x x x x
 x x x x x x x
 X
Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010
Luyện từ và câu
dấu ngoặc kép
I. Mục tiêu 
 - Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép (ND ghi nhớ).
 - Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết (mục III).
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng lớp viết sẵn BT1 phần nhận xét.
- Tranh SGK hoặc tập truyện Trạng Quỳnh.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra
- Gọi 3 HS lên bảng viết 3 tên người, tên địa lí, tên nước ngoài.
- 3 HS làm bảng 
- Lớp làm vào vở 
2. Bài mới 
2.1 Giới thiệu bài :
- HS ghi vở 
2.2 Tìm hiểu ví dụ :
Bài 1: 
Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung 
- Yêu cầu học sinh đọc phần trả lời 
- 2 HS đọc yêu cầu bài 
+ Những từ nào và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép ? 
- GV dùng phấn mầu gạch chân 
+ Những từ và câu đó là lời của ai ? 
+ Dấu ngoặc kép dùng trong đoạn văn trên có tác dụng gì ? 
- Thảo luận nhóm đôi.
- Trả lời câu hỏi 
- Bạn nhận xét. 
- HS nhắc lại kết luận 
Bài 2 : - Gọi học sinh đọc bài 
- 2HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi : 
+Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập 
+ Khi nào được kết hợp với dấu hai chấm ?
Bài 3 : Yêu cầu học sinh đọc bài 
-Từ lầu chỉ cái gì ?
-Tắc kè có xây được “lầu” theo nghĩa trên không ?
- Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì ?
- Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì ? 
- Thảo luận nhóm bốn
- Trả lời của đại diện các nhóm 
- 1 HS đọc bài 
- Cá nhân trả lời 
* Rút ra ghi nhớ : 
- 2 HS đọc thành tiếng 
- Yêu cầu học sinh đọc .
- Nêu ví dụ về tác dụng của dấu hai chấm 
- Lớp đọc thầm
- HS nối tiếp nhau cho ví dụ 
2.3 Luyện tập : 
Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài 
- HS trao đổi và tìm lời nói trực tiếp 
- Gọi HS nhận xét 
- Làm bài vào vở 
-1 em đọc đầu bài 
- HS làm bài vào vở , trao đổi vở 2 bạn soát lỗi 
Bài 2 : 
- HS đọc yêu cầu 
- Trả lời nhận xét , giáo viên bổ sung kết luận 
- HS thảo luận nhóm đôi 
- HS làm miệng 
Bài 3 : 
- Yêu cầu đọc đề bài 
- Tự làm bài vào vở 
- 1 em đọc đầu bài 
- HS làm bài vào vở
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- 1 học sinh chữa bài trên bảng 
Toán
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
I. Mục tiêu
 Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê-ke).
II. Đồ dùng
	-Phấn màu
	-Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạy động học
1. Kiểm tra : Đồ dùng của HS (ê-ke).
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt
a, Giới thiệu góc nhọn
b, Giới thiệu góc tù
c, Giới thiệu góc bẹt
2.2 Luyện tập thực hành:
Bài tập 1: 
 Trong các góc sau đây, góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt: Q
 M
 A N P B
 Góc đỉnh A là góc nhọn Góc đỉnh B là góc tù
 I
X E Y
Góc đỉnh E là góc bẹt
 C K
 V Góc đỉnh C là góc vuông
 G
U D
 O H
Góc đỉnh D là góc nhọn Góc đỉnh O là góc bẹt 
Bài tập 2: Trong các hình tam giác sau (chọn ý1).
-Hình tam giác có ba góc nhọn là ABC
3.Củng cố, dặn dò
 Về nhà ôn lại bài.
- HS quan sát hình
- 3 HS nêu
- HS nhận xét và nhắc lại
- 1 HS viết lên bảng
- HS lần lượt nói
- HS ghi vở
- HS làm bài vào vở
- 1 số HS đọc miệng
- HS ghi vở
- 1 HS giải thích
Địa lý
Hoạt động sản xuất
của người dân ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu
	- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
	+ Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, chè, ) trên đất ba dan.
	+ Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ.
	- Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
	- Quan sát hìng, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
 - Tranh ảnh về vùng trồng cà phê.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra 
 - Tây Nguyên có những dân tộc nào? Trang phục lễ hội của họ ra sao?
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Giảng bài
a) Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan
+ HĐ1: Làm việc theo nhóm
B1: Cho HS đọc SGK và quan sát hình
 - Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên? Chúng thuộc loại cây gì?
 - Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất?
 - Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp?
B2: Đại diện nhóm trình bày
 - Giáo viên nhận xét và kết luận
+ HĐ2: Làm việc cả lớp
 - Cho HS quan sát tranh ảnh
 - Gọi HS lên chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột
 - GV giới thiệu về cà phê Buôn Ma Thuột
b) Chăn nuôi trên đồng cỏ
+ HĐ3: Làm việc cá nhân
B1: Cho HS làm việc với SGK
-Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
 - Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên ?
 - Tây Nguyên có thuận lợi nào để chăn nuôi trâu bò?
 - Tây Nguyên nuôi voi để làm gì?
B2: Gọi học sinh trả lời
 - Nhận xét và kết luận
3. Củng cố, dặn dò
 - Trình bày đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của con người vùng Tây nguyên?
 - Về nhà học bài và xem trước bài sau.
 - Hai học sinh trả lời.
 - Nhận xét và bổ sung.
 - Học sinh trả lời
 - Tây Nguyên trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, chè...
Đó là cây công nghiệp
 - Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu được trồng nhiều nhất
- Đất thích hợp trồng cây công nghiệp: Tơi xốp, phì nhiêu...
 - Nhận xét và bổ sung
 - Học sinh quan sát tranh ảnh
 - Vài học sinh lên chỉ 
 - Tây Nguyên chăn nuôi trâu, bò, voi
 - Trâu, bò được nuôi nhiều
 - Tây Nguyên có những đồn cỏ xanh tốt.
 - Học sinh trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu
	- Năm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch ở Vương quốc Tương Lai (Bài TĐ tuần 7) - BT1.
	- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (BT2, Bt3).
II. Đồ dùng dạy học
 - Một tờ phiếu ghi ví dụ về cách chuyển 1 lời đối thoại trong kịch bản thành lời kể.
 - Một tờ phiếu khổ to ghi bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1 , 2 của câu chuyện ở vưng quốc tương lai theo cách kể 1, lời mở đầu đoạn 1, 2 theo cách kể 2.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra
 + Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian?
2.Dạy bài mới:
2.1 Giới thiệu bài - ghi đầu bài
2.2 Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài tập 1: 
- Gọi HS dọc y/c của BT
? Kể chuyện theo trình tự thời gian là kể như thế nào?
- Hướng dẫn HS chuyển thể ngôn ngữ kịch bản thành lời kể (dán tờ phiếu đã chuẩn bị) và HD
- Y/c HS đọc mẫu chuyển thể
- Cho HS làm vào vở BT
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo trình tự thời gian
Lưu ý HS: Khi kể có câu mở đầu nói về thời gian
- Tổ chức cho HS kể từng màn
- Nhận xét cho điểm cho HS.
*Bài tập 2:
- Gọi HS đọc và nêu y/c của BT
- Hướng dẫn HS kể theo trình tự không gian
- Cho HS suy nghĩ và kể chuyện
- Gọi HS nhận xét nội dung truyện theo dúng trình tự không gian chưa? Bạn kể đã hấp dẫn, sáng tạo chưa?
- Nhận xét cho điểm.
*Bài tập 3:
- Dán tờ phiếu ghi bảng so sánh 2 cách kể đoạn 1, 2 của câu chuyện ở vương quốc tương lai
- Cho HS đọc và và trả lời
+ Về trình tự sắp xếp?
+ Về từ ngữ nối hai đoạn?
- GV tổng kết giúp HS thấy được từ ngữ nối giữa đoạn 1 và đoạn 2 trong 2 cách kể.
3. củng cố dặn dò
+ Có những cách nào để phát triển câu chuyện ?
+ Những cách đó có gì khác nhau?
- Nhận xét tiết học.
- Về viết lại màn 1 hoặc màn 2 theo hai cách vừa học.
- Viết lại câu chuyện vào vở.
- HS trả lời
- HS Đọc yêu cầu của bài.
- Sự việc nào diễn ra trước thì kể trước
- Theo dõi mẫu chuyển thể
- HS đọc mẫu chuyển thể
- Thực hiện làm bài vào VBT
- HS kể chuyện theo trình tự thời gian
- HS đọc và nêu y/c của BT
- Kể trong nhóm (mỗi HS kể về một nhân vật Mi-tin hay Tin-tin)
- 3 đến 5 HS thi kể.
- HS khác nhận xét bạn.
- Đọc yêu cầu của bài 
- Đọc trao đổi và trả lời câu hỏi
Cách kể 1: sắp xếp theo trình tự thời gian
Cách kể 2: sắp xếp theo trình không gian
+ Từ ngữ nối được thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm.
- HS trả lời
 Ban giám hiệu kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docbuoi 1 lop 4(1).doc