Giáo án giảng dạy Tuần thứ 28 - Khối 4

Giáo án giảng dạy Tuần thứ 28 - Khối 4

Buổi sáng Tiếng Việt

ÔN TẬP ( Tiết 1)

I. Mục tiêu:

 +Kiểm tra đọc lấy điểm:

 - Nội dung: Các bài tập đọc từ tuần 19 -27

 - Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút ). Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài. Nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài. Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

 - HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ( tốc độ đọc trên 85 tiềng/ phút).

II. Đồ dùng dạy học:

 -Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27.

 -11 Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19-27 .

 -6 phiếu ghi tên 1 bài tập đọc có yêu cầu HTL

 -Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo nhóm 4 HS ) và bút dạ.

 

doc 31 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần thứ 28 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010
Buổi sáng Tiếng Việt
ÔN TẬP ( Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
 +Kiểm tra đọc lấy điểm:
 - Nội dung: Các bài tập đọc từ tuần 19 -27
 - Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút ). Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài. Nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài. Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. 
 - HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ( tốc độ đọc trên 85 tiềng/ phút).
II. Đồ dùng dạy học: 
 -Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27.
 -11 Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19-27 .
 -6 phiếu ghi tên 1 bài tập đọc có yêu cầu HTL 
 -Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo nhóm 4 HS ) và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
-Nêu mục đích tiết học và cách bắt thăm bài học.
2. Kiểm tra tập đọcvà HTL (1/3 lớp ) 
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc. (xem lại khoảng 1-2 phút )
-Gọi 1 HS đọc ( hoặc đọc TL )và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
-Cho điểm trực tiếp từng HS .
3.Hướng dẫn làm bài tập:
Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Người ta là hoa đất .
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS chỉ tóm tắt ND các bài tập là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất.
+Những bài tập đọc nào là truyện kể ?
-Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu, nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. 
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu sai).
-Kết luận về lời giải đúng.
4. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
- Xem lại 3 kiểu câu kể ( Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì ? ) chuẩn bị tiết sau .
-Lần lượt từng HS bốc thăm bài (5 HS ) về chỗ chuẩn bị cử 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên gắp thăm bài đọc.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi làm vào vở 
+Những bài tập đọc là truyện kể là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện điều nói lên một điều có ý nghĩa.
+Các truyện kể.
*Bốn anh tài, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa 
-Hoạt động trong nhóm.
-HS nhận xét, bổ sung.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: 
 -Nhận biết hình dạng và đặc điểm một số hình đã học.
 -Biết vận dụng công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật; các công thức tính diện tích hình bình hành, hình thoi để tính toán và giải toán có liên quan 
II.Đồ dùng dạy học: 
 -Phiếu học tập – bảng con.
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm lại một số bài tập về tính diện tích hình thoi, đồng thời kiểm tra BT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV:nêu mục đích yêu cầu bài học .
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1 : Cho hs quan sát, đối chiếu hình vẽ SGK chọn câu trả lời theo yêu cầu bài tập .
 +Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài -HS làm vào vở 
 -GV chữa bài – nhận xét 
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó nhắc HS làm vào vở bài tập 
-Yêu cầu HS nêu kết quả tìm được.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
 -GV yêu cầu HS đọc
 -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và tìm cách làm bài, nêu các đặc điểm của từng hình . 
-GV nhận xét và cho điểm.
Bài 4
 -GV yêu cầu HS nhắc lại đề bài, trao đổi nhóm và thực hành. 
 -GV nhận xét và cho điểm.
3.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét 
- Lớp nhận xét bổ sung 
-HS nghe GV giới thiệu bài.
-Quan sát hình vẽ.
-HS trả lời.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-Nhận xét 
-HS nghe GV hướng dẫn, sau đó 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
-HS nêu kết luận 
-HS thảo luận nhóm .
- 2 HS lên bảng tính kết quả 
-HS nghe GV hướng dẫn, sau đó 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp thực hành 
Bài giải :
 Nửa chu vi hình chữ nhật:
 56 :2 =28(m)
 Chiều rộng hình chữ nhật:
 28 -18 = 10(m)
 Diện tích hình chữ nhật : 
 18 x 10 = 180( m2)
 Đáp số : 180( m2)
Tiếng Việt
ÔN TẬP (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 -Nghe- Viết đúng chính tả bài, trình bày đẹp đoạn văn miêu tả “Hoa giấy “( tốc độ viết khoảng 85 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng bài văn miêu tả.
 - Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học( Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) để tả, kể hay giới thiệu.
II. Đồ dùng dạy học: 
-3 Giấy khổ to để 3 HS làm BT2 các ý ( a, b.c ) trên giấy .
-Tranh, ảnh minh họa cho đoạn văn ở BT1
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu tiết học, ghi bài lên bảng 
2. Nghe - Viết chính tả (Hoa giấy ) 
-GV đọc bài “Hoa giấy”. Sau đó 1 HS đọc lại.
-Yêu cầu HS theo dõi SGK và đọc thầm lại đoạn văn 
-GV nhắc các em chú ý cách trình bày đoạn văn 
3.Hướng dẫn HS viết từ khó 
-Yêu cầu HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết – GV treo tranh : 
- Bài văn cho ta biết điều gì ? 
-HS gấp sách - Đọc chính tả cho HS viết.
-Soát lỗi, thu bài, chấm chính tả.
4. Đặt câu : 
-HS đọc yêu cầu BT2 – GV hỏi : 
+ BT 2A yêu cầu đặt câu văn tương ứng với câu kể nào các em đã học ? 
+ BT 2b yêu cầu đặt câu văn tương ứng với câu kể nào các em đã học?
+BT 2c yêu cầu đặt câu văn tương ứng với câu kể nào các em đã học?
- HS làm vào vở – phát phiếu cho 3 hs làm - Gọi HS nêu kết quả.
- HS dán phiếu đã làm lên bảng 
- GV và HS nhận xét.
5. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học,dặn HS về nhà đọc các bài tập đọc và chuẩn bị bài sau.
-1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng 
- HS đọc thầm 
-Lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS tìm và GV chốt lại.
-Các từ ngữ :Rực rỡ, trắng muốt, trinh khiết, bốc bay lên, lang thang, tản mát,
-Ca ngợi vẻ đẹp đặc sắc của loài Hoa giấy 
- HS viết bài.
- HS đổi bài. soát lỗi.
-1 HS đọc – lớp suy nghĩ trả lời 
a./Ai làm gì ?
b/ Ai thế nào ?
c/ Ai là gì ? 
-HS thực hiện theo Hd của GV.
- Lớp nhận xét – chốt lời giải đúng 
- HS 
Buổi chiều GĐHSY Toán
CỦNG CỐ: CÁC KIẾN THỨC ĐÃ HỌC VỀ HÌNH HỌC
I.Mục tiêu
 -Củng cố để HS nhận biết hình dạng và đặc điểm một số hình đã học.
 -Biết vận dụng công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật; các công thức tính diện tích hình bình hành, hình thoi để tính toán và giải toán có liên quan 
II.Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS lên bảng nêu cách tính diện tích hình thoi
-Nhận xét chung ghi điểm.
2. Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:Viết tiếp vào chỗ chấm
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
-Gọi 1 HS TB lên bảng làm.
-Yêu cầu HS khác nhận xét bài làm của bạn 
-Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: 
-Gọi 2 HS TB khá lên bảng làm.
-Chữa bài.
Bài 3:
-Gọi 1HS nêu yêu cầu.
-Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài vào vở.
-Nhận xét, chấm một số vở.
Bài 4: 
-Gọi 1HS đọc đề bài.
+Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
-Gọi 1HS khá lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
-Nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà làm bài ở nhà.
-1HS lên bảng nêu.
-Nhắc lại tên bài học
-Tự làm bài vào vở lần lượt từng bài.
-Nhận xét bài của bạn.
-Cả lớp làm bài vào vở.
- 1HS nêu.
-1 HS khá lên bảng làm.
-Cả lớp đọc thầm.
-Trả lời câu hỏi của GV.
-Tự tóm tắt bài toán và giải.
-Về thực hiện 
Khoa học
ÔN TẬP : VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 
I.Mục tiêu
 - Các kiến thức nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
 - Các kĩ năng quan sát ; thí nghiệm ;bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe.
 -HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học .
II.Đồ dùng dạy học
 -Một số đồ dùng cho các thí nghiệm về nước, không khí âm thanh, ánh sáng nhiệt như : cốc, túi ni lông, xi lanh, đèn, nhiệt kế,..
 - Sưu tầm một số tranh ảnh liên quan đến nội dung trên .
III.Hoạt động dạy-học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 
-Vài hs nêu lại kiến thức đã học bài trước.
2.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -GV giới thiệu: Nêu mục đích và yêu cầu bài học – ghi tựa . 
 Hoạt động1 : Trả lời các câu hỏi ôn tập * Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng 
* Cách tiến hành: 
 -GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi 1-2 trang 110, và 3-4-5 trang 111 SGK .
 -GV yêu cầu HS làm vào vở – nhận xét chữa bài 
 -Kết luận : Như mục bạn cần biết SGK 
 Hoạt động 2: Trò chơi đố bạn chứng minh được
*Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát; thí nghiệm.
*Cách tiến hành: 
 -GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm trả lời trên phiếu ghi sẵn – bốc thăm và các nhóm chuẩn bị để trả lời.
VD : Hãy chứng minh 
+ Nước không có hình dạng xác định.
+ Không khí có thể bị nén lại, giãn ra.
 -Gọi 2 đến 3 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận: gọi HS đọc mục bạn cần biết 
 Hoạt động 3 : Triển lãm 
* Mục tiêu: -Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát; thí nghiệm.
-Củng cố về kĩ năng bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan đến nôi dung vật chất và năng lượng.
-HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học .
*Cách tiến hành : GV tổ chức cho hs trưng bày trảnh ảnh đã chuẩn bị 
-Y/C nhóm giải thích, thuyết minh ,
-Gv và hs thống nhất tiêu chí đánh giá 
- Y/C hs thực hành theo hd trang 112 SGK – rút ra kết luận 
3.Củng cố- dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
-2 HS lên bảng trả lời – nhận xét 
-HS lắng nghe. 
-HS suy nghĩ làm vào vở 
- 1-2 trình bày kết quả 
- Lớp nhận xét 
- Vài HS nêu kết luận SGK 
-HS lắng nghe. 
-HS bốc thăm thảo luận
-Đại diện nhóm trình bày kết quả.
-HS cả lớp bổ sung.
- Vài HS đọc kết luận SGK 
-Các nhóm trình bày sảm phẩm và thuyết minh, giải thích về nội dung bức tranh của nhóm mình 
-Lớp đánh giá – nhận xét.
Đạo đức
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG
I.Mục tiêu
 - Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông( những quy định có liên ...  Nguyễn Huệ có quyết định gì ?
 +Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc,thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào?
 +Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra thế nào ?
 -Sau khi HS trả lời, GV cho HS đóng vai theo nội dung SGK từ đầu đến đoạn  Quân Tây Sơn 
 -GV theo dõi các nhóm để giúp HS tập luyện.Tùy thời gian GV tổ chức cho HS đóng tiểu phẩm “Quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long” ở trên lớp .
 GV nhận xét .
 *Hoạt động cá nhân:
 -GV cho HS thảo luận về kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
 -GV nhận xét, kết luận .
3.Củng cố :
 -GV cho HS đọc bài học trong khung .
 -Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long nhằm mục đích gì ?
 -Việc Tây Sơn lật đổ tập đoàn PK họ Trịnh có ý nghĩa gì ?
 -Nhận xét tiết học .
-HS hỏi đáp nhau và nhận xét .
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi .
-HS lên bảng chỉ.
-HS theo dõi.
-HS kể hoặc đọc .
-Đọc thầm sgk và trả lời.
-HS chia thành các nhóm,phân vai, tập đóng vai .
-HS đóng vai .
-HS đóng tiểu phẩm .
-HS thảo luận và trả lời : Nguyễn Huệ làm chủ được Thăng Long, lật đổ họ Trịnh, giao quyền cai trị Đàng Ngoài cho vua Lê, mở đầu việc thống nhất đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt.
-3 HS đọc và trả lời.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-HS cả lớp. 
Địa lý
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (Tiếp theo)
I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
 -Trình bày một số nét tiêu biểu về một số hoạt động kinh tế như du lịch, công nghiệp.
 -Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành kinh tế ở ĐB duyên hải miền Trung.
 -Sử dụng tranh, ảnh mô tả một cách đơn giản cách làm đường mía.
 -Nét đẹp trong sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh miền Trung thể hiện qua việc tổ chức lễ hội.
II.Chuẩn bị 
 -Tranh ảnh một số địa điểm du lịch ở ĐB duyên hải miền Trung, một số nhà nghỉ đẹp, lễ hội của người dân miền Trung.
 -Mẫu vật: đường mía hoặc một số sản phẩm được làm từ đường mía và một thìa nhỏ.
III.Hoạt động trên lớp 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC 
 +Vì sao dân cư tập trung khá đông đúc tại ĐB duyên hải miền Trung?
 +Giải thích vì sao người dân ở ĐB duyên hải miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía và làm muối?
2.Bài mới 
 a.Giới thiệu bài: Ghi tên bài
 b.Phát triển bài 
 3.Hoạt động du lịch (Hoạt động cả lớp)
 -Cho HS quan sát hình 9 của bài và hỏi: Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó để làm gì?
-Yêu cầu HS liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi của SGK. 
-GV nên dùng bản đồ VN gợi ý tên các thị xã ven biển để HS dựa vào đó trả lời.
 -GV khẳng định điều kiện phát triển du lịch sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân ở vùng này (có thêm việc làm, thêm thu nhập) và vùng khác (đến nghỉ ngơi, tham quan cảnh đẹp sau thời gian lao động, học tập tích cực).
 4.Phát triển công nghiệp: (Hoạt động nhóm)
 -GV yêu cầu HS quan sát hình 10 và liên hệ bài trước để giải thích lí do có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các TP, thị xã ven biển (do có tàu đánh bắt cá, tàu chở hàng, chở khách nên cần xưởng sửa chữa).
 -GV khẳng định các tàu thuyền được sử dụng phải thật tốt để đảm bảo an toàn.
 -GV có thể yêu cầu HS cho biết đường, kẹo mà các em hay ăn được làm từ cây gì để dẫn HS tìm hiểu quá trình sản xuất đường. GV cho nhóm HS quan sát hình 11 và nói cho nhau biết về các công việc của sản xuất đường: thu hoạch mía, vận chuyển mía, làm sạch, ép lấy nước, quay li tâm để bỏ bớt nước và làm trắng, đóng gói.
 -GV yêu cầu HS liên hệ kiến thức bài trước: Từ điều kiện tới hoạt động trồng mía của nhân dân trong vùng, các nhà máy sản xuất đường hiện đại như trong các ảnh của bài.
 -GV giới thiệu cho HS biết về khu kinh tế mới đang xây dựng ở ven biển của tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây sẽ có cảng mới, có nhà máy lọc dầu và các nhà máy khác. Hiện nay đang xây dựng cảng, đường giao thông và các nhà xưởng. Aûnh trong bài cho thấy cảng được xây dựng tại nơi núi lan ra biển, có vịnh biển sâu, thuận lợi cho tàu lớn cập bến.
 5.Lễ hội : (Hoạt động cả lớp)
 -GV giới thiệu thông tin về một số lễ hội như:
 +Lễ hội cá Ông: gắn với truyền thuyết cá voi đã cứu người trên biển, hàng năm tại Khánh Hòa có tổ chức lễ hội cá Ông. Ở nhiều tỉnh khác nhân dân tổ chức cúng cá Ông tại các đền thờ cá Ông ở ven biển.
 -GV cho một HS đọc lại đoạn văn về lễ hội tại khu di tích Tháp Bà ở Nha Trang, sau đó yêu cầu HS quan sát hình 13, mô tả Tháp Bà.
 -GV nhận xét, kết luận.
3.Củng cố 
 -GV cho HS đọc bài trong khung.
 -GV cho một số HS thi điền vào sơ đồ đơn giản do GV chuẩn bị sẵn để trình bày về hoạt động sản xuất của người dân miền Trung.
 +Bãi biển, cảnh đẹp à xây khách sạn à
 +Đất cát pha, khí hậu nóng à  à sản xuất đường.
 +Biển, đầm, phá, sông có nhiều cá tôm à tàu đánh bắt thủy sản à xưởng 
5. Dặn dò
 -Nhận xét tiết học.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe
-HS trả lời.
-HS đọc đoạn văn đầu của mục 3
-Tự liên hệ.
-Nghe Gv gợi ý và trả lời.
-HS quan sát và giải thích.
-HS lắng nghe và quan sát.
-HS tìm hiểu và quan sát.
-HS lắng nghe.
-Nghe GV giới thiệu.
-1 HS đọc.
-HS mô tả Tháp Bà.
-2 HS đọc.
-HS thi đua điền vào sơ đồ.
-Về xem lại bài chuẩn bị bài: “Thành phố Huế”.
Buổi chiều BD Tiếng Việt
LUYỆN VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu 
 -Củng cố để HS nắm được cách viết bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức để viết bài văn tả cây cối mà em thích.
II. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ 
+ Bài văn miêu tả cây cối gồm mấy phần?
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài
 - Ghi tên bài và nêu mục tiêu yêu cầu tiết học. 
2.2. Luyện tập
 Đề bài: Hãy tả một cây bóng mát mà em yêu thích.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS xác định trọng tâm của đề bài.
- Cho cả lớp làm vào vở. 
- Gọi 5-7 em trình bày bài viết của mình.
- Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, viết câu.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết chưa đạt về nhà viết lại cho hay hơn.
-HS trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Nêu yêu cầu của đề bài.
- Viết bài văn vào vở.
- Một số em trình bày bài của mình.
- Về nhà viết lại cho hay hơn.
BD Toán
RÈN GIẢI TOÁN TÌM HAI SỐ
KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I.Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng : 
 -Giải bài toán : Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
II. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ: 
-Gọi HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó
2.Bài mới 
2.1. Giới thiệu bài
2.2: Thực hành
Bài 1:
- Yêu cầu HS vận dụng cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ để làm bài tập. 
- Yêu cầu HS củng cố kĩ năng tính
- GV kết luận
Bài 2:Viết số thíchhợp vào ô trống
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài trước khi làm.
- Chữa bài.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu cả lớp giải vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
-3HS nêu.
- HS khác nhận xét.
-Lắng nghe.
-HS tự làm bài
-HS đọc kết quả bài làm
-HS nhận xét.
-HS làm vào vở, 1 HS lên bảng.
-1HS đọc thành tiếng.
-1HS khá lên bảng làm.
Thể dục
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI : “ TRAO TÍN GẬY ”
I. Mục tiêu:
 -Ôn và học mới một số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
 -Trò chơi “Trao tín gậy ”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động để tiếp tục rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn. 
II. Đặc điểm – phương tiện :
 Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
 Phương tiện: Mỗi HS chuẩn bị 1 dây nhảy, dụng cụ để tổ chức trò chơi 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1 .Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp, ổn định, điểm danh sĩ số.
-GV phổ biến nội dung, nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 
-Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. 
-Ôn nhảy dây. 
-Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS thực hiện “Đá cầu; Tập tâng cầu bằng đùi ”. 
- HS khác thực hiện các động tác bổ trợ của môn “Ném bóng”.
 2 .Phần cơ bản:
 -GV chia học sinh thành 2 tổ luyện tập.
 a) Môn tự chọn:
 -Đá cầu: 
 * Tập tâng cầu bằng đùi:
 -GV làm mẫu, giải thích động tác:
 -Cho HS tập cách cầm cầu và đứng chuẩn bị, tung cầu và tâng cầu bằng đùi đồng loạt, GV nhận xét, uốn nắn sai chung. 
 -GV chia tổ cho các em tập luyện. 
 -Ném bóng 
 -Tập các động tác bổ trợ. 
 * Ngồi xổm tung và bắt bóng 
 -GV nêu tên động tác. 
 -Làm mẫu kết hợp giải thích động tác. 
 -GV điều khiển cho HS tập, xen kẽ có nhận xét, giải thích thêm, sửa sai cho HS. 
 b) Trò Chơi Vận Động: 
-GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
-Nêu tên trò chơi: “ Trao tín gậy ”. 
-GV nhắc lại cách chơi. 
-GV tổ chức cho HS chơi thử, cho HS chơi chính thức rồi thay phiên cho cán sự tự điều khiển. 
3. Phần kết thúc: 
 -GV cùng HS hệ thống bài học. 
 -Trò chơi: “Kết bạn”.
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
-GV hô giải tán.
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
-Khởi động.
-HS nhận xét. 
-HS tập hợp theo đội hình 2-4 hàng ngang.
-HS tập hợp thành 2 hàng dọc, mỗi hàng là một đội thi đấu 8- 12 em. 
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
-HS hô “khỏe”.
Sinh hoạt tập thể :
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. Yêu cầu 
 - Đánh giá các hoạt động tuần 28 phổ biến các hoạt động tuần 29.
 - Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy.
II. Hoạt động dạy - học 	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Kiểm tra :
- Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh .
- Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần.
1. Đánh giá hoạt động tuần qua
- Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt.
- Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành.
- Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
2. Phổ biến kế hoạch tuần 29
- Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới:
+ Về học tập.
+ Về lao động.
+ Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt. 
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt.
- Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo các hoạt động của tổ mình.
- Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động, chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua.
- Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng và các bộ phận trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
- Ghi nhớ những gì giáo viên 
dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28(11).doc