Giáo án Hình học Lớp 6 - Tuần 10 - Tiết 10: Luyện tập - Trần Thị Kim Vui

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tuần 10 - Tiết 10: Luyện tập - Trần Thị Kim Vui

I. Mục Tiêu:

- Ôn tập cho HS “Khi nào thì AM + MB = AB?”; So sánh hai đoạn thẳng khi biết độ dài.

- HS vận dụng kiến thức đã học để tìm độ dài 1 đoạn thẳng khi biết trước 2 đoạn thẳng kia.

- HS nắm chắc suy luận ngược: Nếu có AM + MB = AB thì M nằm giữa A và B

II. Chuẩn Bị:

- Giáo viên: phấn màu, thước thẳng có vạch chia

- Học sinh: Tập, viết, SGK 7, thước thẳng có vạch chia.

III. Tiến Trình Bài Dạy:

1. Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới: (10)

Cho 1 HS lên bảng chữa bài tập về nhà: bài 47/121

Đáp án: M là một điểm của đoạn thẳng EF nên M nằm giữa E và F

Khi đó: EM + MF = EF

 Thay EM = 4cm, EF = 8cm ta được:

 4cm + MF = 8cm

MF = 8cm – 4cm = 4cm

Mà EM = 4(cm)

Vậy EM = MF

 

doc 2 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1347Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tuần 10 - Tiết 10: Luyện tập - Trần Thị Kim Vui", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 	 LUYỆN TẬP
Tiết PPCT: 10	 
Mục Tiêu:
Ôn tập cho HS “Khi nào thì AM + MB = AB?”; So sánh hai đoạn thẳng khi biết độ dài.
HS vận dụng kiến thức đã học để tìm độ dài 1 đoạn thẳng khi biết trước 2 đoạn thẳng kia.
HS nắm chắc suy luận ngược: Nếu có AM + MB = AB thì M nằm giữa A và B
Chuẩn Bị:
Giáo viên: phấn màu, thước thẳng có vạch chia
Học sinh: Tập, viết, SGK 7, thước thẳng có vạch chia.
Tiến Trình Bài Dạy:
Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới: (10’)
Cho 1 HS lên bảng chữa bài tập về nhà: bài 47/121
Đáp án: M là một điểm của đoạn thẳng EF nên M nằm giữa E và F
Khi đó: EM + MF = EF
 Thay EM = 4cm, EF = 8cm ta được:
 4cm + MF = 8cm
MF = 8cm – 4cm = 4cm
Mà EM = 4(cm)
Vậy EM = MF
Tổ chức luyện tập:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSø
Tóm tắt nội dung ghi bảng
10’
15’
GV: hướng dẫn bài 48/121
+ Sau 4 lần đo Hà đo được độ dài là bao nhiêu?
+ Độ dài còn lại bằng sợi dây vậy độ dài còn lại bằng bao nhiêu
+ Khi đó chiều rộng của lớp là bao nhiêu?
GV: nhấn mạnh ứng dụng thực tế của lý thuyết đã học.
GV: hướng dẫn và trình bày trường hợp a:
+ Tính AN = ? + ?
+ Tính BM = ? + ?
+ theo đề bài ta có: AN = BM, vậy ta suy ra điều gì?
+ Rút ra kết luận.
GV: cho HS trình bày trường hợp còn lại
HS: Nghe giảng
+ 1,25 . 4 = 5(m)
+ . 1,25 = 0,25(m)
+ 5 + 0,25 = 5,25(m)
HS: nghe giảng
HS: nghe giảng
+ AN = AM + MN
+ BM = BN + MN
+ AN = BM
AM+MN = BN+MN
+ AM = BN
HS: trình bày.
Bài 48/121:
Sau 4 lần đo thì khoảng cách Hà đo được là: 1,25 . 4 = 5(m)
Độ dài còn lại bằng sợi dây nên độ dài còn lại bằng: . 1,25 = 0,25(m)
Vậy chiều rộng của lớp học là
5 + 0,25 = 5,25 (m)
l
l
A
B
M
N
Bài 49/121
a)
AN = AM + MN
BM = BN + MN
 Ta có AN = BM
 Suy ra: AM + MN = BN + MN
l
l
A
B
M
N
 Hay AM = BN
b)
AM = AN + NM
BN = BM + MN
 Mà AN = BM
Nên AM = BN
Củng Cố Và Luyện Tập Bài Học: (5’)
GV: Cho HS giải bài 50/121
Đáp án: điểm V nằm giữa hai điểm T và A
Hướng Dẫn Học Sinh Học Ở Nhà: (5’)
Về nhà ôn lại các kiến thức đã luyện tập, xem lại các bài tập đã giải
BTVN: bài 51/122
Hướng dẫn:
+ Muốn biết điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ta cần có điều gì? (tổng độ dài 2 cạnh bằng độ dài 1 cạnh)
+ nhận xét độ dài các đoạn thẳng đã cho (1cm + 2cm = 3cm)
+ vậy ta sẽ có đẳng thức nào? (TA + VA = VT)
+ Vậy từ đó ta có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Xem trước bài mới: “Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài”
Cần chuẩn bị:
+ thước thẳng có vạch chia, compa
+ ôn lại bài Tia

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10,10.doc