Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 1

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 1

 Nghe cô đọc truyện: Sự tích cây nêu ngày tết

I. Mục tiêu: HS hiểu được:

- Vì sao cứ đến ngày tết ND ta lại trông cây nêu.

- Trồng cây nêu ngày tết để làm gì?

- HS hiểu được ý nghĩa câu chuyện nói về phong tục tập quán của mỗi vùng, ca ngợi sự thông minh, hay lam hay làm của con người, phê phán kẻ lười biếng LĐ muốn ăn sẵn

II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh truyện dân gian Việt Nam – Nhà xuất bản Kim Đồng.

III. Hoạt động chủ yếu:

 

doc 140 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động ngoài giờ lên lớp1
- 
 Nghe cô đọc truyện: Sự tích cây nêu ngày tết
I. Mục tiêu: HS hiểu được:
- Vì sao cứ đến ngày tết ND ta lại trông cây nêu.
- Trồng cây nêu ngày tết để làm gì?
- HS hiểu được ý nghĩa câu chuyện nói về phong tục tập quán của mỗi vùng, ca ngợi sự thông minh, hay lam hay làm của con người, phê phán kẻ lười biếng LĐ muốn ăn sẵn
II. Đồ dùng dạy học: 
 Tranh truyện dân gian Việt Nam – Nhà xuất bản Kim Đồng.
III. Hoạt động chủ yếu:
Nội dung 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. KTBC:
- Kể lại truyện :Bánh trưng, bánh dày.
- 1 HS kể
- Nêu ý nghĩa câu chuyện
- 1 HS nêu
GV NX cho điểm
II. Bài mới
1. GTB:
GV GT trực tiếp – ghi đầu bài
HS lắng nghe.
2, Đọc truyện:
GV đọc 2 lần cho HS nghe và nêu ý nghĩa câu chuyện.
Ngày xưa, đất nước bị loài quỷ chiếm đoạt. người chỉ được ăn nhờ ở đậu và làm rẽ ruộng đất của quỷ. Người muốn làm điều gì cũng phải chờ lệnh quỷ. Có miếng ăn ngon phải biểu quỷ trước.
Quỷ đối với người ngày càng tồi tệ.Mỗi năm chúng lại tăng gấp đôi gấp ba số của cải phải cống nộp. Cuối cùng chúng bắt người phải chấp nhận thể lệ do chúa quỷ đặt ra là “Ăn ngọn cho gốc”. Vì thế sau vụ gặt người chỉ còn biết ngồi khóc nhìn những gốc rạ khô khốc. Người không còn gì để ăn để sống, chết đói nhiều vô kể. Trong khi đó bọn quỷ no lê phè phỡn cười đắc chí. Phật thấy vậy thương người lắm, tìm cách giúp người chống lại lũ quỷ tham lam tàn nhẫn. Mùa sau, Phật bảo người vun luống trông khoai. Quỷ bén mùi quen ăn như vụ trước, khệnh khạng bảo người “Lần này ta vẫn ăn ngọn, cho các ngươi tha hồ ăn gốc. nhớ đấy!”.
Đến ngay thu hoạch, người sung sướng gánh những củ khoai nần nẫn về nhà đổ thành đống to tướng. Còn lại phần ngọn là phần của quỷ. Quỷ tức lắm nhưng đành cắn răng chịu vì thể lệ này do chúng đặt ra. Chúa quỷ tức giận bắt người phải theo lệ mới: “Mùa này ta ăn gốc, còn phần ngọn Cho lũ chúng bay”. Phật thấy vậy liền bảo người chuyển sang trồng lúa. Vụ lúa bội thu, mọi người thu hoạch về đổ đầy bồ, đầy chum. Còn phần gốc để phần quỷ. Quỷ tức giận lắm rồi suy đi tính lại đặt lệ mới: “Vụ này chúng tao ăn cả gốc lẫn ngọn”. Lần này Phật bảo người trồng ngô. Những bắp ngô không trổ ở đầu cây, cũng không phình ra ở gốc cây mà lớn dần lên ở giữa cây. Bắp nào cũng mập mạp, đầy hạt chắc nịch. trong nhà người, thóc ăn chưa hết thì từng gánh ngô đã ùn ùn kéo về đổ đầy sọt. Quỷ nhìn cảnh ấy giận lắm, gầm gào suốt mấy ngày liền. Cuối cùng chúng bắt người phải trả tất cả ruộng đất, không chừa cho một mảnh nào. Lũ quỷ rít lên: “Thà chúng tao không được cái gì cả, còn hơn là để cho chúng mày hưởng tất”. Phật bảo người điều đình với quỷ cho tậu một miếng đất vừa bằng bóng một chiếc áo cà sa. Nghĩa là người sẽ trồng một cây tre trên đó có mặc một chiếc áo cà sa. Hễ bóng chiếc áo che tới đâu thì người được quyền sở hữu đất đến đó. Người đến gặp quỷ xin mua đất, lúc đầu quỷ không đồng ý, nhưng rồi chúng bàn bạc suy tính thấy đất cho người tậu thì ít mà giá lại rất hời nên nhận lời. Quỷ đồng ý bán, 2 bên làm giao ước: Ngoài bóng áo che là đất của quỷ,, trong bóng áo che là đất của người.
Khi người trồng xong cây tre, Phật liền tung áo cà sa bay lên thành một miếng vải tròn. Rồi Phật hoá phép cho cây tre cao mãi, lên đến tận trời xanh. Bóng áo cà sa dần dần che kín khắp mặt đất. Bóng ché tới đâu, quỷ phải lùi tới đó. Lùi dần, lùi mãi Cuối cùng quỷ không còn đất ở, phải chạy ra biển đông.
Lũ quỷ hậm hực tiếc đất đai hoa màu đều thuộc về tay người. Chúng triệu tập quân lính xông vào đất liền để cướp đất lại.Một lũ ác thú hung dữ ào ào xông tới khiến cuộc giao chiến giữa người và quỷ vô cùng quyết liệt.
Phật phải cầm gậy tầm xích giúp người đánh quỷ mới làm cho quân của quỷ không tiến lên được.
Quỷ thấy bất lợi, liền cử quân đi do thám xem Phật sợ gì. Phật cho chúng biết Phật sợ nhất hoa quả, oản chuối, cơm nắm và trứng luộc. Phật cũng biết lũ quỷ rất sợ máu chó, lá dứa, tỏi và vôi bột. Lần giáp chiến sau đó, quân quỷ khuân đến nhiều hoa quả ném cho Phật. Phật bảo mọi người nhặt ăn hoa quả rồi vẩy máu chó khắp mọi nơi. Quân của quỷ thấy máu chó sợ hãi bỏ chạy toán loạn.
Lần thứ hai, lũ quỷ đem oản, chuối vào ném Phật. Phật cũng bảo người nhặt ăn, rồi giã tỏi phun vào quân quỷ. Đám quỷ sợ mùi tỏi, cắm cổ bỏ chạy bạt mạng.
Lần thứ 3, quỷ sai quân ném cơm nắm, trứng luộc vào Phật. Người được dịp tha hồ ăn và dùng vôi bột tung vào quỷ, lấy lá dứa quất chúng túi bụi. Quỷ chạy không kịp, lại bị Phật bắt đầy ra biển Đông.
Họ hàng nhà quỷ lạy van xin Phật cho chúng 1 năm được vào đất liền thăm viếng phần mộ tổ tiên vài 3 ngày. Phật thấy chúng khóc lóc mãi, thương tình chấp thuận.
Vì thế hàng năm cứ đến ngày tết Nguyên đán là ngày quỷ vào thăm đất liền. Người ta theo tục cũ, trồng cây nêu để quỷ không dám bén mảng vào chỗ người đang ở. Trên cây nêu co khánh đất nung, khi có gió rung thì tiếng động phát ra để quỷ nghe mà tránh. trên đó còn buộc lá dứa hoặc cành đa để cho quỷ sợ. Người ta còn vẽ hình cung tên để cấm cửa quỷ, cũng từ đấy mọi người được yên ổn làm ăn, cuộc sống mới được ấm no, đầy đủ.
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Làm quen biển báo giao thông đường bộ 
I Mục tiêu: + Giúp HS biết được:
 - Một số biển báo giao thông đường bộ thông thường : Đèn vàng, đèn đỏ, đèn xanh và một số biển khác 
	- Tác hại của việc thực hiện không tốt khi tham gia giao thông.
	- Cần phải thực hiện tốt an toàn giao thông.
	- Giáo dục hs có ý thức đi trenvỉa hè hoặcđi lề đường bên phải.	
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Một số biển báo giao thông 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
Nội dung dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
Cho cả lớp hát bài 
+ Em yêu trường em
- GV NX
2. Bài mới
a. GTB
- Hôm nay cô cho các em tìm hiểu về an toàn giao thông và một số biển báo giao thông đường bộ 
b. Tìm hiểu luật an toàn giao thông và một số biển báo giao thông đường bộ 
GV nêu một số câu hỏi để HS TL:
- Đường đi ở nông thôn có gì khác với đường ở thành phố?
- ở thành phố, các con thường đi bộ theo đường nào? 
Còn ở nông thôn thì đi ở đâu?
- Khi đi bộ qua đường ở thành phố thì các con cần tuân theo những quy định gì? 
- Khi gặp đèn nao thì được phép qua đường ?
- Gặp đèn nào thì dừng lại ?
ở nhông thôn khi đi qua đường cần theo quy đình gì?
- HS thảo luận nhóm đôi rồi nêu ý kiến của mình.
- Đại diện các nhóm trả lời từng câu hỏi
- Nhóm khác nhận xét bổ sung
 KL: ở thành phố, cần đi bộ trên vỉa hè, khi đi qua đường thì theo tín hiệu đèn xanh, đi vào vạch sơn trắng quy định. Không đi giữa lòng đường.
 ở nông thôn, đi theo lề đường phía tay phải. Khi đi qua đường phải quan sát kỹ, giơ tay xin đường.
 Việc thực hiện tốt giao thông là đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác, không gây cản trở việc đi lại cho mọi người.
C : Cho hs thực hành đi đúng theo qui định 
- Cho hs đi theo tổ
- HS khác nhận xét 
- Dạy HS hát từng câu
- HS hát.
3. Củng cố – Dặn dò
- Về nhà tập hát lại bài hát.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.
- HS thực hiện.
 Hướng dẫn học :
HS hoàn thành bài trong ngày .
GV quan sát giúp đỡ hs .
HS luyện viết chữ 
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
 Vui văn nghệ : Hát về trường lớp 
I. Mục tiêu: 
- Học sinh tham gia hát múa các bài hát ca ngợi về trường, lớp.
- Giáo dục HS biết yêu trường lớp của mình .
- HS thoải mái sau giờ học căng thẳng.
II. Hoạt động chủ yếu:
Nội dung 
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs 
I. GTB
-Trường học là ngôi nhà thứ hai của em. Hôm nay cô cho các em hát những bài hát ca ngợi trường lớp của em 
-HS lắng nghe 
- Nêu những bài hát nói về trường lớp của em ?
-HS nêu
2. Bài mới
a. HĐ 1:
- Giới thiệu bài, nêu yêu cầu tiết học.
b.HĐ 2: Hát múa các bài hát về trường lớp 
-GV chia lớp thành 4 nhóm 
-GV yêu cầu hs chuẩn bị những tiết mục múa, hát ca ngợi trường lớp của chúng ta.
- GV có thể gợi ý một ssố bài hát để các em nhớ lại : VD 
1. Em yêu trường em.
2. Tới lớp tới trường .
-HS thảo luận nhóm và chọn những bài hát theo yêu cầu của GV 
c. HĐ 3: Hát các bài hát khác nới trường lớp 
- HS nhớ lại và xung phong lên hát
- Các tổ lên hát 
Sau mỗi tiết mục yêu cầu hs hoan hô để giúp các em phấn khởi, tự tin hơn.
-HS hat cá nhân tập thể 
3. Củng cố – Dặn dò
- GV tổng kết bài học.
- Về nhà sưu tầm thêm các bài hát, mẩu truyện về trường lớp 
 Hướng dẫn học :
 - HS hoàn thành bài trong ngày .
 - GV quan sát giúp đỡ hs .
 - HS luyện viết chữ 
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp .
 Chơi trò chơi . Đặc điểm chú thỏ 
I . Mục tiêu : Giúp hs 
Thoải mái sau giờ học căng thẳng .
HS nắm được luật chơi , cách chơi trò chơi “Lăn bóng ”
HS chơi được trò chơi một cách thành thạo .
II . Đồ dùng :
 - 2 quả bóng 1quả xanh 1 qủa đỏ và 10 ghế đỏ 
III . Lên lớp:
 Nội dung .
 Hoạt động thầy .
Hoạt động trò .
1.GV phổ biến nội dung tiết học 
2 . GV phổ biến nội dung trò chơi :
3 . HS chơi trò chơi 
4 . Củng cố dặn dò 
Giờ hoạt động hôm nay cô cho các em chơi trò chơi :“ Lăn bóng ”. Để xem ai là người nhanh nhẹn và tập trung trong khi lăn bóng 
- Yêu cầu hs xếp thành 2 hàng .
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi 
* Cách chơi :
- GV kê 2 dãy ghế đỏ , mỗi dãy 10 ghế đỏ mỗi ghế cách nhau 1 ,5 m 
- Cho 2 đội chơi xếp thành 2 hàng người đầu hàng cầm bóng và lănmột vòng qua 10 ghế đỏ đã kê sẵn rồi đứng vào hàng người thứ 2 cũng lăn bóng qua ghế đỏ cứ như vậy cho đến hết số người trong hàng thì người cuối cùng cầm bóng lên đứng đầu hàng và đặt bóng đúng nơi qui định . Đội nào nhanh thì thắng . 
Chú ý :Khi lăn bóng chúng ta phải lăn chéo qua ghế .
Nếu đội nào về nhanh thả được bóng vào rổ là thắng .
 Cho hs chơi thử 
HS chơi thật thi đua giữa các tổ chọn ra đội vô địch 
GV quan sát sửa sai 
Nhận xét giờ học 
Tuyên dương nhóm thắng cuộc 
- HS lắng nghe 
- HS xếp 2 hàng 
- HS lắng nghe .
- HS các tổ chơi thử 1 lần 
- HS chơi thi đua giữa 2 tổ 
 Hướng dẫn học :
HS hoàn thành bài trong ngày .
GV quan sát giúp đỡ hs .
HS luyện viết chữ .
Nguyễn Thị Phương Lớp ; 1c Năm học : 07 - 08 
 Hoat động ngoài giờ lên lớp .
Chơi trò chơi . Tìm người chỉ huy
I . Mục tiêu : Giúp hs 
 - Được chơi những trò chơi mà các em yêu thích 
- Thoải mái sau giờ học căng thẳng .
- HS nắm được luật chơi , cách chơi trò chơi “ Tìm người chỉ huy”
- Rèn hs tính nhanh nhẹn trong khi chơi .
II . Đồ dùng :
 - 1 Khăn đỏ
III . Lên lớp:
Nội dung .
Hoạt động thầy .
Hoạt động trò .
1.GV phổ biến nội dung tiết học 
2 . GV phổ biến nội du ... n cả lớp theo các câu hỏi sau:
+ Được sống cùng bố mẹ, được bố mẹ yêu thương chăm sóc như vậy, các con cảm thấy thế nào?
+ Nếu em phải sống xa bố mẹ, em sẽ cảm thấy như thế nào?
+ Em sẽ cảm thấy như thế nào nếu không được gặp gỡ, nói chuyện cùng bố mẹ em hằng ngày?
+ Như vậy các em được hưởng quyền gì từ gia đình? + Bổn phận của các em đối với bố mẹ phải như thế nào?
ịGV chốt: Gia đình là tổ ấm của em. Bố mẹ là những người thân yêu nhất của em. Em có quyền được sống chung với bố, mẹ, có quyền được bố mẹ yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Bổn phận của các em là phải kính yêu ông bà, bố mẹ
- HS lắng nghe
3. Các HĐ bổ trợ
a. HĐ 1” Vẽ về gia đình em
- GV nêu yêu cầu
- HS tự vẽ tranh về gia đình mình.
- 2 HS ngồi cạnh nhau giới thiệu về tranh của mình với bạn,
- GV mời 1 số HS giới thiệu về tranh của mình trước lớp.
- HS giới thiệu: CN
Gợi ý:
+ Tranh vẽ ai?
+ Em muốn thể hiện điều gì trong tranh?
+ Tranh có thể hiện tình cảm yêu quí bố mẹ mình không?
ịGV chốt: Gia đình là tổ ấm của em, bố mẹ là những người thân yêu nhất của em. Em có quyền sống cùng bố mẹ, được bố mẹ yêu thương chăm sóc dạy dỗ và em cũng luôn yêu thương, vâng lời bố mẹ.
b. HĐ 2: 
- HS vui múa hát, đọc thơ, ca dao, kể chuyện về chủ đề gia đình
III. Củng cố – Dặn dò
- Thực hiện những điều vừa học.
 Hướng dẫn học 
HS hoàn thành bài 
Luyện viết chữ 
 Nguyễn thị kim Chung Lớp 1d Năm học 2007-2008 
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Học bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan
I. Mục tiêu: 
- HS thuộc lời bài hát “Thiếu nhi thế giới liên hoan” Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước.
- Học sinh hát đúng gia điệu bài hát: “Thiếu nhi thế giới liên hoan”.
- Học sinh hát vui, nhịp nhàng.
II. Đồ dùng dạy học
III. Hoạt động chủ yếu:
Nội dung 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hướng dẫn HS học hát
- GV hát mẫu lần 1 cả bài hát .
- HS lắng nghe
GV chép bài hát lên bảng
 Thiếu nhi thế giới liên hoan.
 Lời 1 
 Ngàn dặm xa không ngăn anh em kết đoàn. Biên giới sâu không ngăn mối dây thân tình. Loài giặc kia khôn ngăn tình yêu chứa chan của đoàn thiếu nhi hằng mong yên vui thái bình.
 Vui liên hoan thiếu nhi thế giới. Ta ca hát vang lên niềm vui. Ca vang lên vang lên tay nắm tay qua biên giới. Trông tương lai tươi sáng tiến lên theo nhịp đời. Vang khúc ca yêu đời. 
Lời 2 
 Vàng, đen, trắng nước da không chia tấm lòng. Cơn chiến chính, khôn ngăn chúng ta trao tình. Cùm hoặc gông không ngăn đoàn ta ước mong 1 ngày sáng tươi cùng nhau liên hoan thái bình.
 Vui liên hoan thiếu nhi thế giới. Ta ca hát vang lên niềm vui. Ca vang lên vang lên tay nắm tay qua biển núi. Trông tương lai tươi sáng tiến lên theo nhịp đời. Vang khúc ca yêu đời. 
- GV hát mẫu lần 2: đoạn 1 của bài hát
- HS lắng nghe
- GV dạy HS tập hát từng câu một
- HS tập hát
- GV dạy HS hát cả đoạn
- GV hướng dẫn hát cả đoạn 
- HS hát tập thể
- HS thuộc lời của bài hát, GV cho HS thi hát nối tiếp giữa các tổ. Mỗi tổ hát 1 câu.
- 4 tổ thi hát thuộc lời
- Thi hát đúng giai điệu, hát hay thuộc lời.
Đại diện 4 tổ, mỗi tổ 1 HS lên biểu diễn.
2. Củng cố – Dặn dò.
- GV bắt nhịp HS hát và kết hợp vỗ tay
- Về nhà hát và tập thể hiện bài hát.
- Cả lớp hát
- HS thực hiện.
 Hướng dẫn học 
HS hoàn thành bài 
Phụ đạo hs yếu
Bồi dưỡng hs giỏi
Luyện viết chữ 
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Học hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan(Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh thuộc lời 2 bài hát thiếu nhi thế giới liên hoan của Lưu Hữu Phước.
- Học sinh hát đúng giai điệu bài hát.
II. Đồ dùng dạy học 
III. Hoạt động chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn lại lời 1 bài hát
- GV bắt nhịp cho học sinh
- HS hát lời 1 bài hát (2 lần)
2. HD HS học hát
- GV hát mẫu lần 1 bài hát
- HS lắng nghe
 ND
 Thiếu nhi thế giới liên hoan.
 Lời 2 
 Vàng, đen, trắng nước da không chia tấm lòng. Cơn chiến chính, khôn ngăn chúng ta trao tình. Cùm hoặc gông không ngăn đoàn ta ước mong 1 ngày sáng tươi cùng nhau liên hoan thái bình.
 Vui liên hoan thiếu nhi thế giới. Ta ca hát vang lên niềm vui. Ca vang lên vang lên tay nắm tay qua biển núi. Trông tương lai tươi sáng tiến lên theo nhịp đời. Vang khúc ca yêu đời.
- GV hát mẫu lần 2
- HS lắng nghe
- GV dạy học sinh hát từng câu
- HS tập hát câu
- HS tập hát cả bài.
- GV cho HS thi hát
- 4 tổ thi hát thuộc lời 2
- Các nhóm đại diện 4 tổ thi hát
- Yêu cầu hs hát lời 1 và lời 2 
- HS hát cá nhân + Tập thể 
- NX
3. Củng cố – Dặn dò
- GV bắt nhịp
- Về nhà ôn lại bài hát.
- Cả lớp hát kết hợp vỗ tay
 Hướng dẫn học 
 HS hoàn thành bài 
 Phụ đạo hs yếu
 Bồi dưỡng hs giỏi
 Luyện viết chữ 
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Học tập 5 điều Bác Hồ dạy 
I. Mục tiêu: 
- Học sinh thuộc 5 điều bác Hồ dạy và thực hiện tốt theo lời bác dạy.
II. Đồ dùng dạy học
III. Hoạt động chủ yếu:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Giới thiệu chủ đề
GV giới thiệu
GV chép 5 điều Bác Hồ dạy 
+Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
+ Học tập tốt, lao động tốt.
 + Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
 + Giữ gìn VS thật tốt
 + Khiêm tốn thật thà dũng cảm.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung 5 điều Bác Hồ dạy
- Bác Hồ dạy con những gì?
- Vì sao phải Yêu tổ quốc, yêu đồng bào?
-Vì sao phải:
 + Học tập tốt, lao động tốt.
 + Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
 + Giữ gìn VS thật tốt
 + Khiêm tốn thật thà dũng cảm?
HS đọc 5 điều bác Hồ dạy.
HĐ 3: Liên hệ
Con đã thực hiện được tốt 5 điều Bác Hồ dạy chưa?
Vì sao con phải thực hiện tốt theo 5 điều Bác Hồ dạy.
HS liên hệ thực tế bản thân
HĐ 4: Kết thúc
- Hát một bài về Bác Hồ
- Nhắc: Thực hiện tốt theo 5 điều Bác Hồ dạy.
SH thực hiện
 Hướng dẫn học 
 HS hoàn thành bài 
 Phụ đạo hs yếu
 Bồi dưỡng hs giỏi
 Luyện viết chữ 
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp .
Nghe cô đọc truyện “ Ngày và đêm ”
 I . Mục tiêu :
- HS thoải mái sau giờ học căng thẳng .
- HS nghe hiểu được nội dung câu chuyện , ý nghĩa truyện .
- Qua câu chuyện cho hs thấy được vì sao có ban ngày , có ban đêm 
II . Hoạt động dạy học chủ yếu :
 Nội dung 
 Hoạt động thầy 
 Hoạt động trò 
1. GV giới thiệu nội dung tiết học 
2 . GV đọc truyện :
ý nghĩa truyện 
3 . Củng cố dặn dò .
Giờ hoạt động hôm nay cô sẽ đọc cho các con nghe câu chuyện “ Ngày và đêm ”
-Yêu cầu hs ngồi ngay ngắn .
- GV đọc truyện 
 Ngày xưa gà trống, gà mái và mặt trăng cùng sống với nhau trên trời . Mặt trăng có áo màu trắng. Gà trống có một cái mũ màu đỏ . Mặt trăng thích cái mũ màu đỏ của gà trống lắm . Một hôm mặt trăng bảo gà trống :
- Này gà trống chúng ta đổi mũ cho nhau đi . Ban đưa cái mũ đỏ của bạn cho tôi thì tôi đưa cái áo màu trắng của tôi cho bạn 
 - Không ! Gà trốngnói –Tôi chẳng thích cái áo trắng của bạn tôi không đổi mũ lấy áo đâu .
Mặt trăng cứ gạ mãi nhưng gà trống không đổi . Mặt trăng giặn quà bèn giặt mũ của gà trống ném xuống đất .Gà trống tiếc cái mũ liền bay xuống đất để nhặt mũ , mặt đất thì tối đen biết nhặt mũ ở đâu bây giờ?gà trống bay hết nơi này đến trốn khác mà không thấy mũ đâu . Bỗng gà trống sực nhớ đến mặt trời bèn cất tiếng gọi 
 Mặt trời đang ngủ nghe tiếng gà tróng gọi bèn vén màn mây nhìn xuống đất những tia nắng rực rỗtả sáng khắp nơi . Gà trống nhìn thấy một cái mũ của mình nằm trên một cành cây . nó sung sướng nhặt ngay cái mũ đội ngy lên đầu và vội bay lên trời nhưng nó mệt không còn đủ sức nữa bèn gọi mặt trời ơi kéo em lên với
Mặt trời không kéo được gà trống lên đành an ủi 
- Thôi gà trống cứ ở dưới đấy khi nào buồn thì cất tiếng gọi “ Mặt trời ơi ’’ Thì mặt trời sẽ trò chuyện cùng gà trống 
 Từ đó khi nào gà trống thức dậy cất tiếng gáy thật to để đánh thức mặt trời thức dậy với mìng và mọi người gọi đó là ngày /.mặt trăng tức quá nên cứ đợi đến lúc mọi ng. mọi người gọi đó là đêm .ười đi ngủ mặt trăng mới xuất hiện 
* Câu chuyện khuyên ta điều gì ?
Thấy được truyền thống đánh giặc của ông cha ta 
- Nhận xét giờ học .
- Hs ngồi ngay ngắn nghe cô đọc truyện 
-HS lắng nghe 
- HS kể chuyện dựa vào câu hỏi của GV
- HS nêu lại ý nghĩa truyện 
 Hướng dẫn học
Hoàn thành bài trong ngày .
GV quan sát sửa sai cho hs 
Luyện viết chữ .
 Hoat động ngoài giờ lên lớp .
 Chơi trò chơi . Kéo co 
I . Mục tiêu : Giúp hs 
Thoải mái sau giờ học căng thẳng .
HS nắm được luật chơi , cách chơi trò chơi “Kéo co”
HS chơi được trò chơi một cách thành thạo .
Rèn hs kĩ thuật kéo dây khi chơi .
II . Đồ dùng :
 -1 sợi dây, 1 lá cờ .
III . Lên lớp:
Nội dung .
Hoạt động thầy .
Hoạt động trò .
1.GV phổ biến nội dung tiết học 
2 . GV phổ biến nội dung trò chơi :
3 . HS chơi trò chơi 
4 . Củng cố dặn dò 
Giờ hoạt động hôm nay cô cho các em chơi trò chơi :“Kéo co”. Để xem ai là người khoe mạnh .
- Yêu cầu hs xếp thành 2 hàng .
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi 
* Cách chơi :
- GV lấy 1 sơi dây buộc khăn đỏ ở giữa sợi dây 
- Mỗi đội được xếp thành 1 hàng đứng ở 2 đầu của dây và có số người bằng nhau .
- HS các đội cầm tay vào dây , khi nào cô hô bắt đầu thì cả 2 đội bắt đầu kéo .
- Nếu đội nào kéo dây qua vạch thì đội dó thắng .
* Luật chơi :
Khi nào cô hô bắt đầu thì mới kéo . Còn nếu đội nào kéo trước khi cô hô là đội đó phạm luật .
Cho hs chơi thử 
HS chơi thật 
Mỗi lần kéo đổi sân 
GV quan sát sửa sai 
Nhận xét giờ học 
Tuyên dương nhóm thắng cuộc 
- HS lắng nghe 
- HS xếp 2 hàng 
- HS lắng nghe .
- HS các tổ chơi thử 1 lần 
- HS chơi thi đua giữa 2 tổ 
 Hướng dẫn học :
HS hoàn thành bài trong ngày .
GV quan sát giúp đỡ hs . HS luyện viết chữ 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Thi vẽ tranh tặng cô
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết vẽ và trang trí đẹp 1 bức tranh để tặng cô.
- Rèn kĩ năng vẽ và rèn đôi tay khéo léo cho hs .
- Giáo dục hs biết yêu quý cô giáo .
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bút , giấy vẽ .
- Sưu tầm tranh ảnh.
III. Hoạt động chủ yếu:
Nội dung 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
GV cùng HS hát bài “mẹ và cô”
- GTB
GV GTB: Vẽ tranh
2. Hướng dẫn học sinh vẽ tranh
?- Các con vẽ bức trành gì để tặng cô?
- HS kể tên các tranh mà hs vẽ
Vì sao con lại tặng cô tranh đó?
- GV gợi ý 1 số ND bức tranh để HS tham khảo (Xem tranh mẫu)
- GV hướng dẫn HS về bố cục trình bày 1 bức tranh
- GV quan sát sửa sai , giúp đỡ cho hs 
- HS thực hành vẽ 
3. Tổng kết - NX
-Trình bày 1 số bài vẽ đẹp để học sinh học tập
- VN: Con tặng cô bức tranh mà con vừa vẽ được.
- HS thực hiện.
 Hướng dẫn học
Hoàn thành bài trong ngày .
GV quan sát sửa sai cho hs 
Luyện viết chữ .

Tài liệu đính kèm:

  • docHDNGLL khoi 1 moi.doc