Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 5 - GV: Lã Thị Nguyên

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 5 - GV: Lã Thị Nguyên

TUẦN 1:

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

LỄ KHAI GIẢNG

I .MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:

- HS hiểu được ý nghĩa của ngày khai giảng

- Tạo được không khí phấn khởi, hào hứng, tự hào trong ngày khai giảng

- HS biết yêu trường, yêu lớp.

II* QUY MÔ HOẠT ĐỘNG.

Tổ chức theo quy mô toàn trường

III* TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN.

- Đĩa nhạc bài quốc ca: đĩa nhạc bài hát truyền thống của trường (nếu có);

- Quốc kì, ảnh Bác Hồ, cờ hoa, dải lụa, phông màn, khẩu hiệu để trang trí địa điểm tổ chức Lễ khai giảng.

- Cờ nhỏ, hoa để HS cầm tay vẫy;

IV. CÁCH TIẾN HÀNH.

* Chuẩn bị:

- Nhà trường, đại diện HS, đại diện cha mẹ HS họp để thống nhất kế hoạch tổ chức Lễ khai giảng.

- Gửi giấy mời đến các đại biểu ở địa phương.

- Hướng dẫn HS tập hát Quốc ca, Đội ca theo đĩa nhạc

- Hướng dẫn HS tập đội hình, đội ngũ diễu hành ( thư thế, cách đánh nhịp tay, khoảng cách đều giữa các HS khi diễu hành).

 

doc 37 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 3654Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 5 - GV: Lã Thị Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Lễ Khai giảng
I .Mục tiêu hoạt động: 
- HS hiểu được ý nghĩa của ngày khai giảng 
- Tạo được không khí phấn khởi, hào hứng, tự hào trong ngày khai giảng
- HS biết yêu trường, yêu lớp. 
II* Quy mô hoạt động. 
Tổ chức theo quy mô toàn trường 
III* Tài liệu và phương tiện. 
- Đĩa nhạc bài quốc ca: đĩa nhạc bài hát truyền thống của trường (nếu có); 
- Quốc kì, ảnh Bác Hồ, cờ hoa, dải lụa, phông màn, khẩu hiệu để trang trí địa điểm tổ chức Lễ khai giảng.
- Cờ nhỏ, hoa để HS cầm tay vẫy;
IV. Cách tiến hành. 
* Chuẩn bị: 
- Nhà trường, đại diện HS, đại diện cha mẹ HS họp để thống nhất kế hoạch tổ chức Lễ khai giảng. 
- Gửi giấy mời đến các đại biểu ở địa phương. 
- Hướng dẫn HS tập hát Quốc ca, Đội ca theo đĩa nhạc
- Hướng dẫn HS tập đội hình, đội ngũ diễu hành ( thư thế, cách đánh nhịp tay, khoảng cách đều giữa các HS khi diễu hành). 
- HS tập các tiết mục văn nghệ, các tiết mục đồng diễn thể dục, võ thuật. để biểu diễn trong ngày khai giảng. 
- Hướng dẫn HS lớp 5 cách đón và đưa các em HS lớp 1 vào vị trí ngồi dự khai giảng. 
- Hướng dẫn HS chuẩn vị cờ, hoa tươi hoặc làm cờ, làm hoa giấy để vẫy chào trong lễ khai giảng. 
- Trang hoàng địa điểm tổ chức lễ khai giảng. Địa điểm tổ chức lễ khai giảng thường được tổ chức ở sân trường, ở hội trường lớn hoặc phòng tập đa năng của trường. 
* Tiến hành lễ khai giảng. 
Tùy điều kiện từng trường, lễ khai giảng có thể tổ chức khác nhau nhưng nhìn chung chương trình Lễ khai giảng có thể tiến hành như sau: 
1- Đội nghi thức của trường rước Quốc kì, ảnh Bác Hồ, cờ Đội lên Lễ đài, tiếp sau là HS các lớp diễu hành về vị trí tập kết. 
2- Các HS lớp 1, tay cầm cờ hoa được các HS lớp 5 dắt tay đưa vào vị trí ngồi ở trung tâm của bổi lễ trong sự chào đón nồng nhiệt của HS, GV toàn trường, các PHHS và các địa biểu. 
3- Đại diện Ban tổ chức tuyên bố lí do, giới thiệu các đại biểu 
4- Chào cờ
5- Hiệu trưởng nhà trường lên đọc bản báo cáo tổng kết thành tích năm học trước. 
6- Đại diện chính quyền địa phương đọc Thư của Chủ tịch nước gửi GV và HS nhân dịp năm học mới. 
7- Đại diện HS lên đọc lời hứa danh dự của HS trước các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo và các vị đại biểu. 
8- Hiệu trưởng lên tuyên bố khai giảng năm học mới và đánh hồi trống khai giảng năm học. 
9- Bế mạc Lễ khai giảng. HS xếp hàng về từng lớp học theo sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. 
V. Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học , dặn dò VN 
Tuần 2: 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Xây dựng sổ truyền thống lớp em
I. Mục tiêu hoạt động: 
- HS biết đóng góp công sức xây dựng Sổ truyền thống của lớp
- Giáo dục HS lòng tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự, truyền thống của lớp. 
II. Quy mô hoạc động. 
Tổ chức theo quy mô lớp
III. Tài liệu và phương tiện
- Một cuốn sổ bìa cứng khôt 19x26.5cm
- Bút màu, kéo dán. 
IV Cách tiền hánh. 
Chuẩn bị
- GV phổ biến mục đích làm Sổ truyền thống của lớp và cùng HS trao đổi, thống nhất về nội dung và hình thức trình bày của sổ truyền thống. 
- Mỗi HS về chuẩn bị: 1 tấm ảnh cá nhân cỡ 4x6 và viết một vài dòng tự giới thiệu về bản thân như.
+ Họ tên 	+ Giới tính
+Ngày, tháng, năm sinh 	+ Quê quán
+ Năng khiếu, sở trường	+Môn thể thao, nghệ thuật yêu thích nhất
+ Thành tích về các mặt: học tập, rèn luyện đạo đức, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động. 
- Các tổ chuẩn bị: 
+ Chụp 1 bức ảnh chung của tổ
+ Viết một vài nét giới thiệu về tổ mình. Ví dụ: Tổ gồm có bao nhiều HS? Trong đó có bao nhiêu bạn nam? Bao nhiêu bạn nữ? Tổ trưởng là ai? Tổ phó là ai? Tổ có những thành tích nổi bật gì? có những đặc điểm nổi bật nào? 
Tiến hành làm Sổ truyền thống của lớp
- Ban biên tập thu nhập tranh ảnh và các thông tin về lớp, về các tổ, về các cá nhân HS trong lớp. 
- Sắp xếp tranh ảnh, thông tin theo từng loại. 
- Tổng hợp, biên tập lại các thông tin 
- Trình bày, trang trí Sổ truyền thống
Cấu trúc sổ truyền thống của lớp có thể như sau: 
Trang bìa: Phía trên đầu trang có tên trường. Chính giữa trang bìa là hàng tít lớn “Sồ truyền thống lớp ”
Trang 1: Dán bức ảnh chụp chung của cả lớp, có hàng chữ chú thích ở dưới. 
Các trang tiếp theo sẽ lần lượt trình bày các nội dung sau: 
- Giới thiệu chung về lớp:
+ Tổng số HS? Só HS nam? Số HS nữ?
+ Giới thiệu về thầy/ cô giáo chủ nhiệm lớp
+ Giới thiệu về Ban cán sự lớp (lớp trưởng, lớp phó, cán sự phụ trách các mặt )
+ Giới thiệu về tổ chức lớp (lớp có mấy tổ? Tổ trưởng, tổ phó của mỗi tổ? Đặc trưng của mỗi tổ?...)
Giới thiệu thành tích và những hoạt động nổi bật của lớp về các mặt: học tập, đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ, lao động (nên có ảnh minh họa các hoạt động kèm theo). 
V. Củng cố dặn dò 
Tuần 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Bày cỗ trung thu
1. Mục tiêu hoạt động 
- HS hiểu ý nghĩa của tết trung thu
- HS biết cùng các bạn bày mâm cỗ trong đêm trung thu
- Tạo niềm vui và không khó hào hứng, rộn rã cho HS trong ngày hội. 
2. Quy mô hoạt động 
Có thể tổ chức theo quy mô lớp, khối lớp hoặc toàn trường 
3. Tài liệu và phương tiện
- Các loại hoa quả để bày cỗ
- Các nguyên liệu để làm chó bằng bưởi: quả bưởi, tăm tre nhọn hai đầu, khuy nhựa mỏng màu đen, thân cây chuối con.
- Các bức ảnh minh họa mâm cỗ Trung thu
4. Các bước tiến hành: 
Phổ biến mục đích, yêu cầu hoạt động
- Trước 1-2 tuần, GV phổ biến cho HS nắm được: 
Trung thu là tết của trẻ em. Theo truyền thống, trong đêm Trung thu người ta thường bày mâm quả. Đó là một hoạt động hấp dẫn, thể hiện sự sáng tạo cùng với đôi bàn tay khéo kéo của người bay. Để đón một đêm trăng Trung thu thật vui vẻ, lớp ta sẽ tự tay bày mâm quả vui liên hoan. Mỗi tổ sẽ bày một mâm quả và thi xem tổ nào sẽ dành giải “Bàn tay vàng”. 
- GV: Trong mâm cỗ trung thu, chú chó làm bằng tép bưởi thường giữ vai trò trung tâm thể hiện tài khéo léo của người bày. Để tạo ra chú chó này, đòi hỏi người làm phải khéo từ cách chọn các nguyên liệu đến dựng hình sao cho chú chó càng xù lông càng đẹp. 
- GV hướng dẫn cách làm chó bưởi. 
+ Nguyên liệu
Đầu và thân có: có thể chọn thân chuối, quả cam, quả bí, quả dưa (tùy theo độ to, nhỏ của con chó). 
Chân chó: dùng 4 đoạn cuối của tàu lá cuối (hoặc bằng đu đủ xanh)
Lông chó: Dùng bưởi để tách múi làm lông chó( bưởi mọng nước, lông mới đẹp)
Hai qua tre nhọn, dài dùng để xiên đầu vào thân chó. Một hộp tăm nhọn hai đầu (hay hộp đinh ghim) để cài múi bưởi. 
Mắt, mũi chó: Dùng hột nhãn (hoặc vỏ trái cây dày có màu đen)
Lưỡi chó: Dùng miếng cam (quýt, quả ớt, cắt hình lưỡi chó. 
* Cách làm: 
Cắt vát đầu thân, dùng que nhọn dài ghép vào đầu chó, (đầu ngóc lên cao hơn thân). Phần đáy của thân chó cắt phẳng để đặt chó lên khau chơ vững. Như vậy là chúng ta đã tạo được “bộ khung”. 
Các múi bưởi được tách xòe sao cho các tép bưởi vẫn dính vào vỏ múi. Cắt bỏ vỏ múi ở hai bên phần tép. 
Nhẹ nhàng kết các múi bưởi ra ngoài bộ khung, bắt đầu từ đầu chó chạy dài theo đường sống lưng đến tận đuôi chó, kết đến đâu ghim luôn đến đó. Kết tiếp như vậy cho kín thân chó để tép bưởi chạm tới khay, không kết vào phần “mông chó” phần mông này phải xoay hướng tép bưởi xuôi xuống khi kết. Trang trí chú chó cho sinh động nhờ khéo cắt hình và gắn mắt, mũi, tai, lưỡi.
5. Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học , chuẩn bị bài sauTuần 4: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
giao lưu tuyên truyền viên giỏi về an toàn giao thông
1. Mục tiêu hoạt động: 
- Giúp HS có thêm những thông tin bổ ích về luật an toàn giao thông và phòng tránh các tai nnaj thương tích thường xảy ra với trẻ em thông qua các hoạt động tuyên truyền, văn hóa văn nghệ. 
- Biết cách xr lí, cơ cứu đơn giản khi gặp tai nạn thương tích. 
- Giáo dục các em ý thức tôn trọng luật an toàn giao thông và cách phòng, tránh các tai nạn thương tích thường gặp. 
2. Quy mô hoạt động.
Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường
3. Tài liệu và phương tiện
- Tài liệu về luật giao thông đường bộ; tranh ảnh, mô hình giao thông; một số biển báo thường gặp 
4. Các bước tiến hành 
Chuẩn bị: 
Trước 1-2 tuần, GV cần phổ biến cho HS nắm được 
- Chủ đề cuộc giao lưu. 
- Hướng dẫn HS sưu tầm các câu chuyện, tư liệu, hình ảnh liên quan đến chủ đề. 
- Nội dung: An toàn giao thông và phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ em. 
- Hình thức giao lưu tuyên truyền về an toàn giao thông và phòng tránh các tai nnaj thương tích thường gặp ở trẻ em dưới hình thức tiểu phẩm. 
- Tiêu chí đánh giá. 
Tổ chức cuộc thi 
- ổn định tổ chức
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu 
- Thông qua nội dung chương trình
- Giới thiệu Ban giám khảo
- Giới thiệu các đội thi, mời các đội thi tự giới thiệu về đội hình. 
- Lần lượt từng đội lên trình diễn tiểu phẩm tuyên truyền. 
Tổng kết - đánh giá 
- Ban giám khảo đánh giá, nhận xét cuộc thi và thái độ của các đội. 
- Trong thời gian Ban giám khảo hội ý riêng, đội văn nghệ sẽ biểu diễn một số tiết mục văn nghệ chuẩn bị trước. 
- Công bố kết quả cuộc thi. 
- Người dẫn chương trình mời các cá nhân đại diện cho mỗi lên nhận phần thưởng. Đọc đến tên đội nào thì đại diện đội đó lên đứng thành hàng ngang trước sân khấu. 
- Mời đại diện đại biểu lên trao phần thưởng và phát biểu ý kiến. 
- Người dẫn chương trình cảm ơn đại biểu và các HS đã nhiệt tình tham gia cuộc thi. 
- Tuyên bố kết thúc cộc thi 
5. Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học dặn dò VNTuần 5: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 Trò chơi “Trái bóng yêu thương”
I. Mục tiêu hoạt động: 
- Thông qua trò chơi, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, biết dùng những lời nhận xét tốt đẹp khi nới với bạn bè.
- HS có ý thức trân trọng tình cảm bạn bè
II. Quy mô hoạt động;
Tổ chức theo quy mô lớp
III. Tài liệu và phương tiện 
Một quả bóng cao su vừa bàn tay cảu HS lớp 5: Nếu không có bóng cao su có thể dùng báo cũ vo tròn thay bóng. 
IV .Các bước tiến hành 
Tổ chức trò chơi 
- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi. Lưu ý HS 
+ trước khi ném bóng cho một bạn nào đó trong lớp, HS cần phải nói một lời yêu thương hoặc một lời khen xứng đáng đối với bạn. Ví dụ: 
Bạn rất vui tính 
Bạn là người bạn tốt 
Bạn rất chăm chỉ học tập
Bạn viết rất đẹp
Tớ rất thích những bức tranh bạn vẽ 
Tớ rất quý bạn 
+ Người nhận bóng nếu giữ bóng trên tay lâu (Khoảng 10 số đếm) mà chưa nói được lời yêu thương, sẽ phải trao bóng trra cho quản trò. 
+ Nếu người nhận bóng bắt trượt, bóng rơi xuống đất sẽ bị mất lượt. Bóng lại trả về tay quản trò. 
+ Mỗi HS chỉ được n ...  giá
- Thư ký cuộc thi cộng tổng số điểm của từng đội và trao cho người dẫn chương trình.
- Người dẫn chương trình công bố các giải thưởng, từ giải thấp nhất đến giải cao nhất và mời ban giám khảo và các đại biểu lên trao phần thưởng cho các đội.
Hoạt động 2
Ngày hội hòa bình, hữu nghị
2.1. Mục tiêu hoạt động
- HS có thêm hiểu biết về đất nước, con người, về các nền văn hóa khác;
- HS thể hiện lòng yêu hòa bình và tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các dân tộc khác, các nước khác qua bài ca, điệu múa trình diễn thời trang các dân tộc và các việc làm cụ thể, thiết thực khác.
2.2. quy mô hoạt động
Có thể thực hiện theo quy mô lớp hoặc trường
Hoạt động 3
Tìm hiểu về ngày giỗ tổ Hùng Vương
3.1. Mục tiêu hoạt động
- HS có hiểu biết về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam, tự hào là con cháu của các Vua Hùng
3.2. Quy mô hoạt động 
Có thể tổ chức theo quy mô lớp
3.4. Tài liệu và phương tiện
- Một số tranh ảnh, tư liệu về ngày giỗ tổ Hùng Vương
- Các câu hỏi và đáp án thi tìm hiểu về ngày giỗ tổ Hùng Vương
- Phần thưởng cho cá nhân có điểm số cao nhất;
3.4. Cách tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị:
- GV phổ biến kế hoạch hoạt động, hướng dẫn HS tìm hiểu các thông tin về ngày Giỗ Tổ Vùng trên sách báo, mạng Internet và trên các phương tiện truyền thống đại chúng khác. 
- HS tìm hiểu các thông tin theo gợi ý của GV. 
Bước 2: Tiến hành cuộc thi 
- Mở đầu, trưởng ban giám khảo sẽ nói ngắn gọn về chủ đề và thể lệ cuộc thi. 
- Các cá nhân đứng vào vị trí các bàn thi 
- Ban giám khảo lần lượt nêu từng câu hỏi. Trong vòng 30 giây, cá nhân nào rung chuông/ giơ tay trước, cá nhân đó có quyền trả lời câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được tính 10 điểm. Trả lời sai không được tính điểm. 
Trong trường hợp thí sinh rung chuông trước trả lời sai thì thí sinh tiếp theo sẽ được trả lừi câu hỏi đó. Nếu các thí sinh đều trả lời sai thì khán giả sẽ được tham gia trả lời câu hỏi. Khán giả nào trả lừi đúng sẽ được tặng quà. 
Bước 3: Trao giải thưởng 
- trưởng ban giám khảo công bố tổng số điểm đạt được của mỗi thí sinh. 
- Tặng phần thưởng cho các cá nhân có số điểm cao nhất. 
4, Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học dặn dò VN 
Hoạt động 4
Giao lưu với học sinh các trường khác, địa phương khác
1- Mục tiêu hoạt động. 
HS biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với các bạn HS những trường khác, địa phương khác. 
2- Quy mô hoạt động 
Hoạt động này có thể tổ chức theo quy mô lớp hoặc trường. 
3- Tài liệu và phương tiện. 
- Giấy vẽ, bút màu, giá vẽ 
- tư liệu về truyền thống nhà trường và các HS tiêu biểu 
- tư liệu về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và văn hóa, truyền thống cách mạng, thành tựu phát triển kinh tế, các danh nhân, các nét văn hóa đặc trưng, các bài dân ca, các sản phẩm nổi tiếng của địa phương. 
- Các bài thơ, bài hát, điệu múa, tiểu phẩm  về chủ đề “Hòa bình và hữu nghị”. 
4- Cách tiến hành 
Bước 1: Chuẩn bị 
Tập các tiết mục hát, múa, tiểu phẩm, đọc thơ và trang phục, đạo cụ biểu diễn. 
Bước 2: Giao lưu 
Chương trình giao lưu với HS trường khác, địa phương khác có thể bao gồm các nội dung sau: 
-Phần chào hỏi, giới thiệu về lớp, trường mình (tên trường, truyền thống thành tích, các HS tiêu biểu của trường, lớp mình), về địa phương mình ( về danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử - văn hóa, về truyền thống cách mạng, về các nét văn hóa đẹp và các sản phẩm nổi tiếng của địa phương). 
ở phần này, đại diện HS của hai lớp/ trường sẽ thực hiện tiết mục chào hỏi, giới thiệu vê lớp, trường, địa phương mình dưới các hình thức tùy chọn. 
- Phần trao tặng hoa và quà lưu niệm giữa HS 2 lớp/ trường
Đại diện HS hai lớp/ trường sẽ trao tặng hoa và những món quà nhỏ làm kỉ niệm cho nhau. 
- Phần thi vẽ tranh: 
Mỗi lớp/ trường sẽ cử một HS đại diện lên thi vẽ tranh về chủ đề “Hòa bình hữu nghị” trong thời gian 5- 7 phút. 
Tiêu chí chấm thi vẽ tranh là: đảm bảo thời gian, nội dung tranh phù hợp với chủ đề và có tính nghệ thuật. 
- Phần thi tiểu phẩm. 
Mỗi lớp/ trường sẽ lần lượt trình diễn một tiểu phẩm ngắn (khoảng 10-15 phút về chủ đề “Hòa bình hữu nghị”.
Tiêu chí chấm thi tiểu phẩm gồm: kịch bản hay, đúng chủ đề, diễn xuất tốt đảm bảo thời gian quy định. 
- Phần biểu diễn văn nghệ 
HS của hai lớp/ trường sẽ lần lượt trình bày đan xen các tiết mục hát, múa, đọc thơ về chủ đề hòa bình, hữu nghị. 
Chương trình văn nghệ sẽ kết thúc bằng màn hát đồng ca bài hát “Trái đất màu xanh” củ HS cả hai lớp/ trường. 
4, Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học dặn dò VN 
Tháng 5
Chủ đề: bác Hồ kính yêu
Hoạt động 1
Thi tìm hiểu về cuộc đời hoạt động cách mạng của bác hồ
1.1. Mục tiêu hoạt động
Giúp HS hiểu biết về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi và thiếu nhi với Bác Hồ, về tấm gương đạo đức của Bác Hồ. Thông qua đó, giáo dục các em lòng kính yêu bác và quyết tâm học tập, rèn luyện theo Năm điều Bác Hồ dạy.
1.2. Quy mô hoạt động
Có thể hoạt động theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường
1.3. Tài liệu và phương tiện
- Các sách, báo, tài liệu, tranh ảnh về Bác Hồ
- Phần thưởngcho các bài thi đạt điểm cao
- Các bản thông báo về thể lệ, nội dung thi, thời hạn dự thi, đối tượng dự thi;
1.4. Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
Bước 2: HS sưu tầm thu thập các tư liệu cần thiết và viết bài dự thi
Bước 3: HS nộp bài dự thi
Bước 4: Chấm thi
Việc chấm thi sẽ được tiến hành bởi một ban giám khảo gồm có: GV chủ nhiệm lớp, GV tổng phụ trách, phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Tiêu chí chấm thi:
- Trả lời chính xác các câu hỏi ;
- Viết có xúc cảm ;
- Nộp bài đúng hạn ;
- Trình bày rõ ràng, sạch sẽ ;
4, Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học dặn dò VN Hoạt động 2
Chúng em viết về Bác Hồ kính yêu
2.1. Mục tiêu hoạt động
HS biết bày tỏ lòng kính yêu với Bác Hồ qua những bài viết, những tư liệu sưu tầm được.
2.2. Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô lớp.
2.3. Tài liệu và phương tiện 
Bước 1: Chuẩn bị
- GV phổ biến yêu cầu viết báo tường cho cả lớp:
+ Nội dung: Viết về Bác Hồ về tấm gương đạo đức của Bác Hồ, Về Bác Hồ với nhân dân, đặc biệt là với thiếu niên nhi đồng
+ Hình thức trình bày đẹp: Viết trên giấy HS, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trang trí bài báo đẹp
+ Đối tượng tham gia: Tất cả HS 
+ Thời hạn nộp báo
+ Các giải thưởng
Bước 2: Viết báo từơng
Các HS trong lớp viết báo, trong quá trình HS viết báo, GV có thể cung cấp thêm tư liệu hoặc tư vấn cho các em nếu cần thiết.
Bước 3: Thu các bài báo và trang trí báo tường
- Ban phụ trách báo tường thu các bài báo và phân loại chúng theo từng mảng nội dung
- Tiến hành trang trí trình bày bài báo trên giấy A0 và dán các bài báo thu được trên đó.
Bước 4: Trưng bày báo tường
Địa điểm trưng bày báo nên chọn ở vị trí thuận tiện cho việc HS đứng xem và thảo luận với nhau về các bài báo.
Bước 5: Bình chon các bài báo và trao giải
- GV hoặc ban phụ trách báo tường tổ chức cho cả lớp tham gia bình chọn các bài báo theo các tiêu chí:
+ Đúng chủ đề; 
+ Bài viết hay;
+ Trình bày đẹp; 
- Công bố giải thưởng và trao giải.
4, Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học dặn dò VN Hoạt động 3
Kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ và 
ngày thành lập đội TNTP Hồ Chí Minh
3.1. Mục tiêu hoạt động
Giáo dục HS ý thức của người đội viên TNTP Hồ Chí Minh và lòng kính yêu, biết ơn đối với Bác Hồ.
3.2. Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô trường.
3.3. Tài liệu và phương tiện 
- Quốc kỳ, ảnh Bác Hồ, cờ đội, huy hiệu đội TNTP Hồ Chí Minh
- Phông màn trang trí, khăn trải bàn, lọ hoa;
- Các bài hát, điệu múa, bài thơ về Bác Hồ, vê đôị TNTP Hồ Chí Minh
- Phần thưởng dành cho những HS, đội viên xuất sắc;
3.4. Cách tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị
- Nhà trường cùng đại diện HS, phụ huynh HS xây dựng kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ và ngày thành lập đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, thành lập ban tổ chức;
- Phổ biến kế hoạch tới HS các lớp, các chi đội và phân công chuẩn bị:
+ Trang trí sân khấu, hội trường;
+ Sắp xếp bàn ghế
+ Tập các tiết mục văn nghệ;
+ Tập nghi thức rước ảnh Bác Hồ và cờ đội;
- Các lớp, các chi đội, các cá nhân HS thực hiện các công việc được phân công chuẩn bị.
- Bước 2:Lễ kỷ niệm
Lễ kỷ niệm thành lập đọi TNTP và sinh nhật Bác Hồ cần được tổ chức trang trọng ở sân trường hoặc hội trường. Phía trên là sân khấu trang hoàng cờ hoa và phông ghi rõ hàng chữ “ Kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ và ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh”. Các khách mời và HS ngồi ở những hàng ghế phía dưới.
4, Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học dặn dò VN Hoạt động 4
Lễ ra trường
4.1. Mục tiêu hoạt động
- Giúp HS ý thức được một bước trưởng thành của bản thân, nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và nhà trường.
- Biết ghi nhớ công lao nuôi dưỡng, giáo dục của cha mẹ và các thầy cô.
- Biết lưu giữ tình cảm, kỉ niệm đẹp về bạn bè, thầy cô giáo và mái trường tiểu học
4.2. Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường
4.3. Tài liệu và phương tiện
- Sân khấu, cờ, hoa, để trang trí hội trường
- Loa đài, tăng âm;
- Giấy chứng nhận học hết tiểu học;
- kỉ niệm chương của trường để tặng cho các HS (nếu có)
- Sổ truyền thóng của lớp, trường;
- Máy ảnh;
4.4. Cách tiến hành
Lễ ra trường cần được tiến hành trọng thể ở sân trường, hội trường hoặc phòng tập đa năng của trường. Nội dung chương trình buổi lễ gồm có:
1) Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
2) Hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai mạc và đọc danh sách các học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học. Đọc đến tên HS nào, em đó sẽ bước lên sân khấu, nếu số lượng HS đông, có thể đọc theo từng nhóm khoảng 20 HS một lần.
3) Đại diện cha mẹ HS lớp 5 lên phát biểu ý kiến cảm ơn nhà trường, các thầy cô giáo ; đồng thời dặn dò và chúc mừng HS lớp 5.
4) HS lớp 1-4 lên tặng hoa chúc mừng các anh chị lớp 5.
5) Đại diện HS lớp 5 lên phát biểu ý kiến cảm ơn nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ đã nuôi dưỡng, giáo dục các em ; nói về cảm xúc của các em trước khi rời xa mái trường và hứa với cha mẹ , thầy cô sẽ tiếp tục học tập, rèn luyện tốt xứng đáng với sự tin yêu của mọi người; đồng thời dặn dò , giao trách nhiệm tiếp tục xây dựng trường cho các HS lớp dưới.
6) HS lớp 5 tặng hoa các bậc cha mẹ và thầy cô giáo.
7) HS lớp 5 chụp ảnh lưu niệm và kí tên vào sổ truyền thống của lớp và sổ truyền thống của trường.
4, Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học dặn dò VN 

Tài liệu đính kèm:

  • docHD ngoai gio len lop lop 5.doc