HOẠT ĐỘNG 4
TRÒ CHƠI “AI TẶNG QUÀ CHO AI”
I. Mục tiêu hoạt động
Giáo dục tinh thần đoàn kết, sự quan tâm, gắn bó, chan hòa giữa các HS nam và nữ trong lớp học.
II. Chuẩn bị
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III. Lên lớp
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước 1 tuần, GV ghi tên mỗi bạn bạn gái vào một phiếu kín và yêu cầu các HS nam bốc thăm. Bốc được thăm có đề tên bạn gái nào thì HS nam sẽ có nhiệm vụ tặng quà cho bạn gái đó. Qùa phải được gói / bọc cẩn thận và có đề tên bạn gái ở bên ngoài
- GV cũng cần hướng dẫn các HS nam chuẩn bị những món quà nhỏ để tặng cho các bạn nữ nhân dịp 8-3 như :
+ Mấy chiếc kẹo/ bánh
+ 1 bông hoa thật/ hoa làm bằng giấy màu
+ Dây buộc tóc/ cặp tóc
+ Tranh HS tự vẽ / bưu ảnh
+ Tượng thạch cao do các em tự tô màu
+ Thú nhồi bông
+ Bút màu, nhãn vở,
Lưu ý : Nếu só HS nam trong lớp nhiều hơn số HS nữ thì có thể mấy em nam sễ cùng chuẩn bị chung 1 món quà cho 1 bạn nữ. Ngược lại, nếu số HS nữ nhiều hơn HS nam thì GV có thể yêu cầu một HS nam chuẩn bị quà cho 2- 3 bạn nữ.
- HS nam chuẩn bị quà cho các bạn nữ theo sự phân công.
Tuần Thứ ngày tháng năm 2011 HOẠT ĐỘNG 4 TRÒ CHƠI “AI TẶNG QUÀ CHO AI” I. Mục tiêu hoạt động Giáo dục tinh thần đoàn kết, sự quan tâm, gắn bó, chan hòa giữa các HS nam và nữ trong lớp học. II. Chuẩn bị - Tổ chức theo quy mô lớp. III. Lên lớp Bước 1: Chuẩn bị - Trước 1 tuần, GV ghi tên mỗi bạn bạn gái vào một phiếu kín và yêu cầu các HS nam bốc thăm. Bốc được thăm có đề tên bạn gái nào thì HS nam sẽ có nhiệm vụ tặng quà cho bạn gái đó. Qùa phải được gói / bọc cẩn thận và có đề tên bạn gái ở bên ngoài - GV cũng cần hướng dẫn các HS nam chuẩn bị những món quà nhỏ để tặng cho các bạn nữ nhân dịp 8-3 như : + Mấy chiếc kẹo/ bánh + 1 bông hoa thật/ hoa làm bằng giấy màu + Dây buộc tóc/ cặp tóc + Tranh HS tự vẽ / bưu ảnh + Tượng thạch cao do các em tự tô màu + Thú nhồi bông + Bút màu, nhãn vở, Lưu ý : Nếu só HS nam trong lớp nhiều hơn số HS nữ thì có thể mấy em nam sễ cùng chuẩn bị chung 1 món quà cho 1 bạn nữ. Ngược lại, nếu số HS nữ nhiều hơn HS nam thì GV có thể yêu cầu một HS nam chuẩn bị quà cho 2- 3 bạn nữ. - HS nam chuẩn bị quà cho các bạn nữ theo sự phân công. Bước 2: Tặng quà - Trước khi chơi, GV yêu cầu các HS nữ ra ngoài sân chờ. Trong khi đó, các bạn nam sẽ đặt món quà đã chuẩn bị trên bàn của mỗi HS nữ. - Sau khi các món quà đã được đặt vào vị trí xong xuôi, các HS nam đứng thành một hàng phía trên bảng. - GV mời các HS nữ vào lớp nhận quà, giở ra xem và đoán xem ai đã tặng quà cho mình. Nếu đoán đúng, bạn nam đó sẽ bước đến chúc mừng và bắt tay bạn gái, bạn gái cảm ơn và cả lớp võ tay hoan hô. Bước 3: Củng cố, dặn dò - GV một vài HS nữ phát biểu cảm xúc của em khi được nhận quà của các nam nhân ngày 8-3. - GV nhận xét, khen các HS nam và nữ trong lớp đã biết quan tâm, đoàn kết, gắn bó với nhau. - Kết thúc, cả lớp cùng hát tập thể bài “Lớp chúng ta đoàn kết” Tuần Thứ ngày tháng năm 2011 THÁNG 4 CHỦ ĐỀ: HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ HOẠT ĐỘNG 1 TRÒ CHƠI “ LỬA THIÊNG” I. Mục tiêu hoạt động Giáo dục HS lòng yêu hòa bình, ghét chiến tranh II. Chuẩn bị - Tổ chức theo quy mô lớp. III.Lên lớp Bước 1: Chuẩn bị - GV phổ biến trò chơi để HS nắm được: + Tên trò chơi : “Lửa thiêng” + Cách chơi : Người điều khiển hô: Lửa thiêng! lửa thiêng! HS đáp lại : Chúng ta nhóm lửa ( Tay phải chụm năm đầu ngón tay và giơ cao, tay trái giơ sang đụng vào những ngón tay phải như nhóm lửa). Người điều khiển : Lửa chiến tranh căm thù. HS cả lớp: chúng ta dập tắt (tay rái xòe ra, chụp lên năm đầu ngón tay phải ). Người điều khiển: Lửa gia đình êm ấm. HS cả lớp: Chúng ta nhóm lên (Tay phải chụm lại giơ cao). Người điều khiển : Lửa bom đạn oán thù. HS cả lớp: Chúng ta dập tắt ( Tay trái xòe ra, chụp lên năm đầu ngón tay phải). Người điều khiển: Lửa hữu nghị hòa bình. HS cả lớp : Hoan hô, hoan hô( Tất cả nhảy lên hô lớn). Bước 2: Tiến hành chơi - Tổ chức cho HS chơi thử (3 lần). - Tổ chức cho HS chơi thật. Bước 3: Củng cố, dặn dò - GV khen HS đã thực hiện các lời đáp và hành động đúng theo quy định. - Nhắc nhở HS hãy đoàn kết, ủng hhộ hòa bình và ghét chiến tranh phi nghĩa. Tuần Thứ ngày tháng năm 2011 HOẠT ĐỘNG 2 TRÒ CHƠI “ THUYỀN TRONG SƯƠNG MÙ ’’ I. Mục tiêu hoạt động - Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, hợp tác vượt khó khăn. - Giáo dục cho HS kĩ năng truyền thông, kĩ năng lắng nghe tích cực. II. Chuẩn bị - Tổ chức theo quy mô lớp. III. Lên lớp Bước 1: Chuẩn bị - GV phổ biến tên trò chơi, cách chơi và luật chơi: + Tên trò chơi: “ Thuyền trong sương mù “. + Cách chơi : Người chơi được chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm 4 người. mỗi nhóm là một con thuyền và mang một tên riêng, do HS tự đặt, chẳng hạn : Hải đăng, Thái bình dương, Tuổi trẻ, Ở giữa sân vẽ một ô vuông, tượng trưng cho một cảng và trong sân có đặt một số ghế hoặc một số vật nào đó, tượng trưng cho các chướng ngại vật. Mỗi nhóm cử một thủy thủ đứng ở cảng để điều khiển cho tàu vào cảng trong sương mù. Đoàn thủy thủ của mỗi tàu đều phải bịt mắt và đứng theo hàng một, người sau đặt tay lên vai người trước. Theo hiệu lệnh chỉ dẫn của hoa tiêu, mỗi con tàu tiến vào cảng. Nhóm nào vào cảng trước, nhóm đó sẽ thắng cuộc. + Luật chơi : Các hoa tiêu phải hướng dẫn sao cho các tàu không đụng nhau và không đụng vào chướng ngại vật. Tàu nào va chạm vào các tàu khác và đụng chướng ngại vật sẽ bị trừ điểm ( Mỗi lần va chạm sẽ bị trừ một điểm ) Tổ chức cho HS chơi thử. Bước 2: HS tiến hành Tổ chức cho HS chơi thật. Bước 3 : Đánh giá Bình chọn và khen thưởng đội thắng cuộc. Bước 4 : Thảo luận - Để giành được thắng lợi trong trò chơi, người hoa tiêu cần phải chỉ dẫn như thế nào ? Các thủy thủ cần phải lắng nghe và làm theo chỉ dẫn của hoa tiêu như thế nào ? - GV kết luận: Để giành được thắng lợi trong trò chơi, phải có sự đoàn kết, hợp tác tốt giữa các thành viên : hoa tiêu phải chỉ dẫn rõ ràng, dễ hiểu, đầy đủ, chính xác ; các thủy thủ phải chú ý lắng nghe, hỏi lại nếu có chỗ nào chưa rõ và cùng nhau thực hiện chỉ dẫn của hoa tiêu. Tuần Thứ ngày tháng năm 2011 HOẠT ĐỘNG 3 CHÚNG EM HÁT VỀ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ I. Mục tiêu hoạt động HS biết thể hiện lòng yêu hòa bình, tình cảm đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc qua các lời ca, tiếng hát. II. Chuẩn bị - Tổ chức theo quy mô lớp. III. Lên lớp Bước 1 : Chuẩn bị - Trước 2 tuần, GV phổ biến kế hoạch tổ chức liên hoan văn nghệ. Yêu cầu HS tập các bài thơ, bài hát về tình yêu hòa bình, hữu nghị, đoàn kết giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Lưu ý HS : + Các tiết mục có thể làm đơn ca, song ca hoặc tốp ca. + Sẽ chấm điểm thi đua giữa các tổ và các cá nhân về số lượng và chất lượng các tiết mục. - GV và phụ trách sao hướng dẫn HS tập một số bài hát, bài thơ về chủ đề. - Các tổ và cá nhân đăng kí tiết mục với GV. - GV cùng cán sự văn nghệ của lớp sắp xếp chương trình liên hoan. Bước 2 : Liên hoan văn nghệ Lớp học được trang trí đẹp. Trên bảng có kẻ hàng chữ “ chúng em hát về hòa bình, hữu nghị “. Bàn ghế được kê thành hình chữ U. Khoảng trống ở giữi lớp sẽ là sân khấu để biểu diễn các tiết mục. Chương trình liên hoan văn nghệ có thể tiến hành như sau : - GV hoặc cán sự văn nghệ tuyên bố lí do và thông báo chương trình biểu diễn. - Các tổ, nhóm, cá nhân lần lượt lên biểu diễn theo chương trình đã định. Bước 3 : Đánh giá và trao giải - GV hướng dẫn cả lớp bình chọn : + Tiết mục hay nhất + Tiết mục có nhiều bạn tham gia nhất + Tiết mục ấn tượng nhất + Tổ tham gia nhiều tiết mục nhất. - GV trao giải thưởng cho các cá nhân, tổ nhóm đạt giải trong tiếng vỗ tay của cả lớp. Tuần Thứ ngày tháng năm 2011 HOẠT ĐỘNG 4 TIỂU PHẨM “NHỔ CỦ CẢI” I. Mục tiêu hoạt động HS hiểu : Việc gì khó mấy cũng có thể làm được nếu biết đoàn kết, hợp tác với nhau. II. Chuẩn bị - Tổ chức theo quy mô lớp. III. Lên lớp Bước 1 : Chuẩn bị - Trước khoảng 1 – 2 tuần, GV chọn một số HS trong lớp có khả năng diễn kịch, phân vai và tổ chức cho các em tập vở kịch vui “Nhổ củ cải”. - Nhóm kịch tập luyện và chuẩn bị các đạo cụ cần thiết. Bước 2 : Diễn tiểu phẩm - GV giới thiệu với HS cả lớp về tiểu phẩm và các vai diễn, yêu cầu HS chú ý quan sát để xem xong sẽ cùng nhau thảo luận. - HS xem tiểu phẩm do nhóm kịch của lớp biểu diễn. Bước 3 : Thảo luận - Sau khi xem kịch, GV tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau : + Vì sao lúc đầu bé Na không nhổ được củ cải ? + Nhờ đâu cuối cùng củ cải đã nhổ được ? + Qua tiểu phẩm, em có thể rút ra được điều gì ? - GV kết luận : Việc khó đến mấy nếu biết đoàn kết, chung sức thì đều có thể làm được. Bước 4 : Nhận xét và kết luận - GV nhận xét, khen các diễn viên đã diễn tiểu phẩm hay. - Nhắc nhở HS hãy biết đoàn kết, hợp tác với nhau trong công việc, nhất là những khi gặp khó khăn. Tuần Thứ ngày tháng năm 2011 THÁNG 5 CHỦ ĐỀ : BÁC HỒ KÍNH YÊU HOẠT ĐỘNG 1 XEM TRANH ẢNH VỀ BÁC HỒ VỚI THIẾU NHI I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG Học sinh biết được tình cảm yêu quý mà Bác Hồ dành cho thiếu nhi và ngược lại. II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp. III. LÊN LỚP Bước 1 : Chuẩn bị Trước khoảng 1 – 2 tuần, GV phổ biến kế hoạch hoạt động và yêu cầu HS sưu tầm các tranh, ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi. GV cũng nên hướng dẫn HS có thể sưu tầm tranh ảnh trên sách, báo, tạp chí, và lưu ý học sinh nên nhờ sự hỗ trợ giúp đỡ của cha mẹ, ông bà. GV sưu tầm và có thể chọn lọc, phóng to các ảnh ở phần tư liệu tham khảo để sử dụng. Buớc 2: HS xem tranh ảnh GV mời HS lần luợt giới thiệu các tranh ảnh đã sưu tầm đuợc về chủ đề Bác HHồ với thiếu nhi. GV có thể hỏi thêm HS cả lớp xem các em biết gì về các bức ảnh đó. GV giới thiệu thêm một số tranh, ảnh mà HS chưa sưu tầm, giới thiệu đuợc. Bước 3: Thảo luận Sau khi HS xem tranh ảnh xong, GV có thể tôt chức cho các em thảo luận theo các câu hỏi sau: + HS thảo luận nhóm đôi. + Qua xem tranh ảnh, em thấy tình cảm Bác Hồ đã dành cho các cháu thiếu nhi như thế nào? + Còn các cháu thiếu nhi có vui mừng, quấn quýt bên Bác Hồ không? + Một số nhóm trình bày, nhận xét. + GV kết luận: Lúc còn sống, Bác Hồ rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Ngược lại, các cháu thiếu nhi cũng yêu quý và biết ơn Bác Hồ. Bước 4: Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học Tuần Thứ ngày tháng năm 2011 HOẠT ĐỘNG 2 MÚA HÁT MỪNG SINH NHẬT BÁC HỒ I. Mục tiêu hoạt động - HS biết thể hiện tình cảm kính yêu Bác Hồ qua các lời ca, tiếng hát, điệu múa. II. Chuẩn bị - Tổ chức theo quy mô lớp. III. Lên lớp Bước 1: Chuẩn bị Trước hai tuần, GV phổ biến: Sắp tới ngày 19.5, lớp chúng mình sẽ tổ chức liên hoan văn nghệ để chào mừng sinh nhật Bác Hồ. Các em hãy về tập các bài thơ, bài hát, điệu múa về Bác Hồ, về thiếu nhi với Bác Hồ, về quê hương, Tổ quốc Việt Nam và đăng kí tham gia biểu diễn. Sẽ thi đua giữa các tổ và các cá nhân về số luợng các tiết mục và chất luợng các tiết mục. HS tập các tiết mục văn nghệ. Lưu ý: GV và phụ trách sao có thể cung cấp và huớng dẫn HS tập một số bài hát, điệu múa, bài thơ về chủ đề chào mừng sinh nhật Bác Hồ. Các tổ và cá nhân HS đăng kí tiết mục với GV hoặc cán sự văn nghệ của lớp. Ban tổ chức sắp xếp chương trình liên hoan. Bước 2 : Liên hoan văn nghệ Lớp học đuợc trang trí đẹp. Trên tường có treo ảnh Bác Hồ, trên bảng có kẻ hàng chữ “Liên hoan văn nghệ mừng sinh nhật Bác Hồ”. Bàn ghế được kê thành hình chữ U. Khoảng trống ở giữa lớp sẽ là sân khấu. Chương trình liên hoan văn nghệ có thể tiến hành như sau: GV hoặc cán sự văn nghệ tuyên bố lí do và thông báo chương trình biểu diễn. Các tổ, nhóm, cá nhân lần lượt lên biểu diễn theo chương trình đã định. Bước 3: Đánh giá và trao giải GV hướng dẫn cả lớp bình chọn: + Tiết mục hay nhất + Tiết mục có nhiều bạn tham gia nhất + Tiết mục ấn tượng nhất + Tổ tham gia nhiều tiết mục nhất GV trao giải thưởng cho các cá nhân, tổ, nhóm đạt gải trong tiếng vỗ tay của cả lớp. Nhận xét giờ học Tuần Thứ ngày tháng năm 2011 HOẠT ĐỘNG 3 TRÒ CHƠI “AI NHANH AI ĐÚNG” I. Mục tiêu hoạt động - Giáo dục HS tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ. - Rèn luyện cho các em cách đặt câu và sử dụng từ ngữ. II. Chuẩn bị - Tổ chức theo quy mô lớp. III. Lên lớp Bước 1: Chuẩn bị GV phổ biến tên trò chơi và cách chơi: Tên trò chơi: Ai nhanh, ai đúng Cách chơi: Lớp chia thành 4 đội chơi. Mỗi đội chơi được phát một tờ giấy A0, trên đã có ghi sẵn các câu (có nội dung liên quan đến Bác Hồ) với một số chỗ còn để trống và một bộ các mảnh bìa màu, trên mỗi mảnh có ghi một từ hoặc cụm từ nào đó. Các đội sẽ phải thảo luận và tìm các từ, cụm từ thích hợp để điền vào chôc trống trong các câu đã cho. Đội nào hoàn thành nhanh và chính xác. Đội đó sẽ thắng cuộc. Cách tính điểm: + Về thời gian: Đội hoàn thành nhanh nhất sẽ được 10 điểm. Đội tiếp theo đuợc tính 8 điểm, đội thứ 3 được tính 6 điểm, đội hoàn thành cuối cùng chỉ được tính 4 điểm. + Về độ chính xác: Điền đúng mỗi từ / trên cụm từ sẽ được tính 2 điểm. Điền sai không được tính điểm. Bước 2: HS chơi trò chơi Các đội nhận giấy A0 và các mảnh bìa để ghép từ / cụm từ. Làm việc theo các đội. Đội nào xong mang kết quả lên nộp cho ban giám khảo để BGK tính điểm thời gian. Sau khi tất cả các đội đã hoàn thành, BGK trưng bày kết quả làm việc của các đội lên bảng theo thứ tự từ đội nhanh nhất đến đội chậm nhất. Bước 3: Đánh giá GV và BGK cùng cả lớp đánh giá và cho điểm phần ghép từ / cụm từ vào câu của mỗi đội. Khen và trao giải cho đội có số điểm cao nhất. Nhận xét giờ học Tuần Thứ ngày tháng năm 2011 HOẠT ĐỘNG 4: CHIA TAY NGHỈ HÈ I. Mục tiêu hoạt động - HD biết chia tay với bạn bè, thầy cô trước khi về nghỉ hè. - Trao nhiệm vụ cho HS trong dịp nghỉ hè. II. Quy mô hoạt động Tổ chức theo quy mô lớp. III. Lên lớp Bước 1: Chuẩn bị Truớc 1 tuần, GV phổ biến trước kế hoạch hoạt động cho HS. HS chuẩn bị quà lưu niệm, hoa quả, bánh kẹo để liên hoan và tập các tiết mục văn nghệ. GV chuẩn bị giấy giới thiệu sinh hoạt hè cho HS và giấy mời PHHS tham dự buổi chia tay nghỉ hè. Bước 2: Chia tay GV mở đầu: Sau 1 năm học tập miệt mài, chúng ta đã hoàn thành năm học với nhiều thành tích xuất sắc. Hôm nay, chúng ta sẽ liên hoan chia tay nhau trước khi về nghỉ hè với gia đình. HS phát biểu ý kiến tự do về cảm xúc của các em trước khi về nghỉ hè, về dự kiến những việc các em sẽ làm trong dịp hè. Cả lớp vừa liên hoan văn nghệ vừa ăn hoa quả, bánh kẹo. HS trao quà lưu niệm cho nhau. GV phát giấy sinh hoạt hè cho HS, nhắc nhở HS về tham gia các hoạt động hè ở địa phương; dặn dò HS ngày giờ tập trung tại trường sau hè. Bàn giao HS cho các phụ huynh HS hoặc cán bộ địa phương. HS cả lớp cùng hát tập thể bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” và chia tay ra về. Bước 3: Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học
Tài liệu đính kèm: