Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4

Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4

TUẦN 1: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP

 I. Mục tiêu:

- Kiến thức: Giúp HS hiểu được vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong lớp trong quá trình hoạt động và rèn luyện của HS.

- Kĩ năng: Giúp HS thể hiện được vai trò của mình trong tất cả mọi hoạt động, có kĩ năng quán xuyến lớp học, đôn đốc các bạn hoạt động nhằm đạt được kết quả mong muốn.

- Thái độ: Giáo dục HS thái độ, tinh thần làm việc có trách nhiệm, vì tập thể và biết phối hợp lẫn nhau trong công việc.

 II. Các khâu tổ chức hoạt động:

- Bầu ban cán sự lớp: lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mỹ, lớp phó kỉ luật, lớp phó lao động.

- Bầu tổ trưởng, tổ phó của từng tổ.

- Bầu cán sự từng bộ môn: Toán, Tiếng Việt, Khoa, Sử, Địa

- Bầu chọn HS năng khiếu chuẩn bị cho các phong trào: Thi kể chuyện theo sách, vở sạch chữ đẹp, văn nghệ, cờ vua, bóng đá Mi ni

 III. Chuẩn bị:

- GV dựa vào danh sách lớp, kết quả học tập trong năm qua của HS và sự tìm hiểu về năng lực của từng HS với GVCN cũ của các em, ý kiến của tập thể HS về năng lực của các bạn để phân công nhiệm vụ.

 IV. Tiến hành hoạt động:

 

doc 44 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 1049Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
TUẦN 1: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP
 I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp HS hiểu được vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong lớp trong quá trình hoạt động và rèn luyện của HS.
- Kĩ năng: Giúp HS thể hiện được vai trò của mình trong tất cả mọi hoạt động, có kĩ năng quán xuyến lớp học, đôn đốc các bạn hoạt động nhằm đạt được kết quả mong muốn.
- Thái độ: Giáo dục HS thái độ, tinh thần làm việc có trách nhiệm, vì tập thể và biết phối hợp lẫn nhau trong công việc.
 II. Các khâu tổ chức hoạt động:
- Bầu ban cán sự lớp: lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mỹ, lớp phó kỉ luật, lớp phó lao động.
- Bầu tổ trưởng, tổ phó của từng tổ.
- Bầu cán sự từng bộ môn: Toán, Tiếng Việt, Khoa, Sử, Địa
- Bầu chọn HS năng khiếu chuẩn bị cho các phong trào: Thi kể chuyện theo sách, vở sạch chữ đẹp, văn nghệ, cờ vua, bóng đá Mi ni
 III. Chuẩn bị:
- GV dựa vào danh sách lớp, kết quả học tập trong năm qua của HS và sự tìm hiểu về năng lực của từng HS với GVCN cũ của các em, ý kiến của tập thể HS về năng lực của các bạn để phân công nhiệm vụ.
 IV. Tiến hành hoạt động:
*Hoạt động của GV
HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Mùa thu em đến trường- Nhạc và lời: Mộng Lân.
HĐ2: Bầu cán sự lớp
- GV nêu nhiệm vụ, vai trò của lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn thể mỹ, lớp phó kỉ luật trong lớp học để học sinh tự tham khảo, chọn bạn có năng lực phù hợp với từng chức danh.
- GV giúp đỡ HS bằng cách trả lời những thắc mắc để giúp HS lựa chọn đúng đối tượng.
- GV chốt lại và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng HS được lựa chọn.
HĐ3: Bầu tổ trưởng, tổ phó của các tổ
- GV nêu yêu cầu và gợi ý cho HS chọn tổ trưởng và tổ phó của các tổ dựa trên năng lực học tập, đạo đức và khả năng quán xuyến của các bạn để có thể thực hiện tốt vai trò được giao. 
- GV kết luận và giao việc.
HĐ4: Bầu chọn cán sự bộ môn
- GV nêu vai trò và nhiệm vụ của từng cán sự bộ môn, giúp HS hiểu rõ cần phải chọn cá nhân xuất sắc nhất của từng bộ môn để các bạn có thể giải đáp mọi thắc mắc về kiến thức của môn học khi HS trong lớp cần tham khảo.
- GV kết luận.
HĐ 5: Bầu chọn HS năng khiếu
- GV nêu yêu cầu và gợi ý để HS lựa chọn các bạn có năng khiếu trong từng lĩnh vực đảm nhiệm chức năng của mình.
- GV thống nhất.
* Hoạt động của học sinh
- Cả lớp hát.
- HS thảo luận, tham khảo ý kiến để bầu chọn.
- HS báo cáo kết quả hoạt động.
- HS thảo luận cả lớp, đưa ra ý kiến, bầu chọn.
- HS dựa vào năng lực cá nhân của các bạn trong lớp để bầu chọn cán sự từng bộ môn.
- HS nêu kết quả bầu chọn.
- HS thảo luận và lựa chọn.
- HS đưa ra kết quả
 V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt:
- Các em tự đánh giá về việc tham gia ý kiến và tự bầu chọn người lãnh đạo các hoạt động của cả lớp trong suốt quá trình năm học của các bạn trong lớp.
- Tạo điều kiện giúp đỡ để các bạn làm tốt nhiệm vụ được giao với tinh thần phối hợp cao.
TUẦN 2:
HỌC TẬP NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG
 I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp HS hiểu được vai trò, trách nhiệm của học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường.
- Kĩ năng: Giúp HS thể hiện được vai trò, trách nhiệm của mình đối với trường học, lớp học.
- Thái độ: Giáo dục HS thái độ, tinh thần trách nhiệm, yêu trường mến lớp và luôn luôn phấn đấu góp phần xây dựng trường lớp ngày càng phát triển hơn.
 II. Các khâu tổ chức hoạt động:
- HS đọc và ghi nhớ nội quy “5 biết, 5 nhớ, 5 không” nhà trường quy định cho HS.
- Đề ra nhiệm vụ cụ thể cần tiến hành để thực hiện tốt nội quy nhà trường.
 III. Chuẩn bị:
- GV phóng to nội quy để dán trên tường lớp học.
- Pho to nội quy phát cho mỗi HS để các em dán phía trong nắp cặp.
 IV. Tiến hành hoạt động:
*Hoạt động của GV
HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Em yêu trường em- Nhạc và lời: Hoàng Vân.
HĐ2: Tổ chức học tập nội quy “5 biết, 5 nhớ, 5 không”
- GV phát nội quy cho cả lớp.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo tổ xem lại từng điều trong bảng nội quy, đánh giá các điều khoản trong nội quy có vừa sức thực hiện của các em hay không? Những điều nào là quá sức, các em không thể thực hiện được vì yêu cầu quá cao.
- GV giải đáp vướng mắc và kết luận.
HĐ3: Đề ra nhiệm vụ cụ thể để hoạt động nhằm thực hiện tốt nội quy nhà trường
- GV kết luận và thống nhất các tiêu chí HS đưa ra.
HĐ4: Hướng dẫn HS đánh giá thực hiện nội quy trong từng tuần cụ thể.
- GV nêu vai trò và nhiệm vụ của từng cá nhân:
+ Lớp trưởng: lãnh đạo quán xuyến chung tất cả các hoạt động của lớp.
+ Lớp phó học tập: chịu trách nhiệm theo giỏi về mặt học tập chung của lớp.
+ Lớp phó kỉ luật: theo dõi về mặt tác phong, kỉ luật chung của lớp.
+ Các tổ trưởng: trực tiếp chấm điểm thi đua của các thành viên trong tổ của mình.
+ Các tổ phó: giúp việc cho tổ trưởng quán xuyến tổ và báo cáo lại cho tổ trưởng để cộng hoặc trừ điểm thi đua.
- GV kết luận.
* Hoạt động của học sinh
- Cả lớp hát.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc nội quy nhà trường.
- Cả lớp theo dõi.
- HS thảo luận, đưa ra ý kiến.
- HS báo cáo kết quả hoạt động.
- HS lắng nghe và nhận nhiệm vụ.
 V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt:
- Các em đánh giá việc tham gia thảo luận về những điều quy định trong nội quy, nêu thắc mắc để được GV giải đáp.
- Ghi nhớ nội quy và thống nhất kế hoạch hành động để thực hiện tốt nội quy nhà trường.
TUẦN 3:
ÔN LUYỆN CÁC BÀI HÁT ĐÃ ĐƯỢC HỌC TỪ NĂM HỌC TRƯỚC
 I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp HS nhớ lại các bài hát đã được học trong năm học trước.
- Kĩ năng: Giúp HS thể hiện được các bài hát đúng nhạc, đúng lời.
- Thái độ: Giáo dục HS thái độ yêu trường, mến lớp, yêu thầy, mến bạn thông qua các bài hát đã được học
 II. Các khâu tổ chức hoạt động:
- HS nêu tên các bài hát đã được học trong năm học qua.
- Ôn lại tất cả các bài hát đó dưới sự điều khiển của lớp phó văn thể mỹ.
 III. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị giai điệu của từng bài hát.
- Bảng phụ viết tên các bài hát HS đã được học trong năm học qua.
 IV. Tiến hành hoạt động:
*Hoạt động của GV
HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Bài ca đi học- Nhạc và lời: Phan Trần Bảng.
HĐ2: Tổ chức cho HS nhớ lại tên các bài hát đã được học trong năm học qua
- GV nêu yêu cầu: Em hãy kể tên các bài hát em đã được học trong năm học qua?
- GV kết luận chung: Các bài hát các em đã được học trong năm học qua bao gồm:
+ Bài ca đi học
+ Đếm sao
+ Gà gáy
+ Lớp chúng ta đoàn kết
+ Con chim non
+ Ngày mùa vui
+ Em yêu trường em
+ Cùng múa hát dưới trăng
+ Chị ong nâu và em bé
+ Tiếng hát bạn bè mình
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn tên các bài hát.
HĐ3: Lớp phó văn thể mỹ điều khiển các nhóm ôn lại các bài hát.
- GV giúp HS mở giai điệu cho từng bài hát.
- GV kết luận và khen ngợi các nhóm.
* Hoạt động của học sinh
- Cả lớp hát.
- HS tiếp nối nhau kể tên bài hát.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn.
- 1 hs nhìn bảng đọc lại tên các bài hát đã học.
- HS các nhóm ôn luyện lại các bài hát dưới sự điều khiển của lớp phó văn thể mỹ.
- Các nhóm nhận xét về cách trình bày bài hát, thể hiện nhạc điệu, lời ca của các nhóm có phù hợp yêu cầu của từng bài không?
 V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt:
- Các nhóm tự nhận xét về sự tham gia của các bạn trong nhóm mình và nhóm khác.
- Rút kinh nghiệm về sự điều khiển của lớp phó văn thể mỹ.
TUẦN 4:
TÌM HIỂU – ÔN LẠI VÀ PHÁT HUY 
TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA NHÀ TRƯỜNG
 I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp HS tìm hiểu, ôn lại và phát huy các truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
- Kĩ năng: Giúp HS thể hiện được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc phát huy các truyền thống tốt đẹp đó.
- Thái độ: Giáo dục HS thái độ yêu trường, mến lớp, yêu thầy, mến bạn, tự hào về ngôi trường có bề dày thành tích và những truyền thống tốt đẹp.
 II. Các khâu tổ chức hoạt động:
- HS nhớ lại và nêu một số truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
- Đề ra những biện pháp tích cực để phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
 III. Chuẩn bị:
- GV viết sẵn một số truyền thống của nhà trường trên bảng phụ.
- Bảng vàng danh dự của nhà trường.
 IV. Tiến hành hoạt động:
*Hoạt động của GV
HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Vui bước đến trường- Nhạc và lời: Nghiêm Bá Hồng.
HĐ2: Tổ chức cho HS nhớ lại và nêu tên một số truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
- GV kết luận bằng cách treo bảng phụ
+ Dạy tốt, học tốt.
+ Giúp đỡ bạn nghèo.
+ Phong trào “Áo lụa tặng bà”
+ Giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ
+ Đọc và làm theo báo Đội
+ Quyên góp giúp đỡ các bạn HS nghèo Trà Cang.
+ Mua tăm tre ủng hộ người mù.
- GV cung cấp thêm cho HS những gương anh chị đã đạt thành tích cao trong những kì thi HS giỏi thông qua bảng vàng danh dự của nhà trường trong các năm học qua.
HĐ3: Đề ra những biện pháp tích cực để phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để đưa ra biện pháp nhằm phát huy các truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
- GV kết luận chung về các biện pháp:
+ Phấn đấu học tập tốt để ngày càng đạt nhiều danh hiệu HSG các cấp góp phần tô điểm thêm tên cho bảng vàng danh dự của nhà trường.
+ Tích cực tham gia đọc và làm theo báo Đội.
+ Tham gia ủng hộ kịp thời để giúp đỡ các bạn nghèo.
+ Tham gia các hoạt động giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ do Liên đội phát động.
* Hoạt động của học sinh
- Cả lớp hát.
- HS tiếp nối nhau nêu tên các truyền thống.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn.
- HS các nhóm trao đổi, đề ra những biện pháp tích cực để phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS lắng nghe.
 V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt:
- Các nhóm tự nhận xét về sự tham gia của các bạn trong nhóm mình và nhóm khác.
- Phấn đấu thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.
TUẦN 5- 6:
GIÁO DỤC THỰC HÀNH VỆ SINH RĂNG MIỆNG
 I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp HS biết cách giữ vệ sinh để phòng sâu răng và có hàm răng khỏe, đẹp.
- Kĩ năng: Giúp HS chăm sóc răng đúng cách.
- Thái độ: HS tự giác súc miệng sau khi ăn và đánh răng hàng ngày.
 II. Các khâu tổ chức hoạt động:
- HS biết thế nào là răng khỏe, đẹp; thế nào là răng bị sún, bị sâu, răng thiếu vệ sinh.
- Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ răng.
- Thực hành đánh răng và rửa mặt.
 III. Chuẩn bị:
- GV sưu tầm 1 số tranh vẽ về răng miệng.
- Bàn chải người lớn, trẻ em, cốc, li do HS đem tới lớp.
- Kem đánh răng, mô hình răng, muối ăn
- Chuẩn bị cho mỗi HS một cuộn giấy sạch, nhỏ, dài bằng cái bút chì.
- Một vòng tròn nhỏ bằng tre, đường kính 10 cm.
 IV. Tiến hành hoạt động:
* ... U NHI CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
 I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp HS thông qua việc sưu tầm tranh ảnh, nhận thức được mọi trẻ em trên Thế giới không phân biệt màu da, chủng tộc đều có quyền và bổn phận như nhau.
- Kĩ năng: Giúp HS thể hiện tình cảm đối với trẻ em trên toàn thế giới thông qua việc nhận xét về cuộc sống của thiếu nhi các nước.
- Thái độ: Giáo dục HS sự cảm thông, chia sẻ, tinh thần hợp tác hữu nghị với thiếu nhi các nước trên thế giới.
 II. Các khâu tổ chức hoạt động:
- Các nhóm trưng bày tranh ảnh sưu tầm được về cuộc sống của thiếu nhi các nước trên thế giới.
- Bày tỏ thái độ, tình cảm đối với thiếu nhi các nước thông qua việc thuyết minh những tranh ảnh tiêu biểu.
- Giới thiệu về ý nghĩa ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6.
 III. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị nội dung, hình thức để hướng dẫn HS thực hiện.
 IV. Tiến hành hoạt động:
*Hoạt động của GV
HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Trái đất này là của chúng mình.
HĐ2: HS trưng bày tranh ảnh sưu tầm được về cuộc sống của thiếu nhi các nước trên thế giới.
HĐ3:GV yêu cầu các nhóm trưng bày báo tường.
- Tổ trọng tài đánh giá kết quả theo các tiêu chí sau:
+ Tranh ảnh thể hiện đúng nội dung yêu cầu.
+ Trình bày đẹp mắt, hài hòa, thể hiện được ý nghĩa đã nêu.
- GV khen ngợi nhóm thắng cuộc.
HĐ4: Tổ chức cho các nhóm thuyết minh tranh ảnh tiêu biểu đã được lựa chọn.
- Tổ trọng tài đánh giá kết quả dựa vào những tiêu chí sau:
+ Thuyết minh đúng nội dung của tranh ảnh.
+ Qua thuyết minh thể hiện được tình cảm của mình đối với thiếu nhi các nước trên thế giới.
+ Giọng thuyết minh hay, đầy thuyết phục.
- GV khen ngợi nhóm thắng cuộc.
HĐ5: Giới thiệu ý nghĩa ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6:
- GV giới thiệu dựa vào tài liệu Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp/ trang 74.
* Hoạt động của học sinh
- Cả lớp hát.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trưng bày báo.
- HS thyết minh tranh ảnh đã lựa chọn.
- Cả lớp theo dõi bạn.
- HS lắng nghe.
V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt:
- Các nhóm tự nhận xét về sự tham gia của các bạn trong nhóm mình và nhóm khác.
- Rút kinh nghiệm về việc sưu tầm tranh ảnh.
TUẦN 31:
CHUẨN BỊ HỘI VUI HỌC TẬP “RUNG CHUÔNG BẠC”
 I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp HS hiểu biết về những công việc cần thực hiện để chuẩn bị tiến hành Hội vui học tập.
- Kĩ năng: Giúp HS có được một số kĩ năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Thái độ: Giáo dục HS có ý thức hoạt động, tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao.
 II. Các khâu tổ chức hoạt động:
- GV phổ biến nội dung của Hội vui học tập.
- HS nhận nhiệm vụ chuẩn bị Hội vui học tập.
 III. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị chương trình để phổ biến cho HS.
 IV. Tiến hành hoạt động:
*Hoạt động của GV
HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Em bay trong đêm pháo hoa - Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích.
HĐ2: GV phổ biến nội dung của Hội vui học tập “Rung chuông bạc”:
- Nội dung bao gồm những kiến thức mà các em đã học qua các môn học từ đầu học kì hai đến nay.
- GV gợi ý hướng dẫn các em lựa chọn những nội dung phù hợp, thiết thực, trọng tâm những vấn đề đảm bảo tính phong phú, đa dạng, kích thích không khí học tập.
HĐ3: HS nhận nhiệm vụ GV phân công: GV lần lượt giao nhiệm vụ:
- Ban cán sự lớp: xây dựng nội dung kế hoạch của Hội vui học tập, sau 3 ngày trình bày toàn bộ nội dung kế hoạch để GV góp ý.
- Các tổ chịu sự phân công của ban cán sự lớp rồi phân công lại nhiệm vụ cho từng HS.
- Giao lớp trưởng dẫn chương trình.
- Thành lập Ban giám khảo:
+ Lớp phó học tập: Trưởng ban.
+ GV chủ nhiệm: Uỷ viên.
+ Một HS giỏi: Uỷ viên.
- Phân công tổ trực cắm hoa, trang trí.
- Lớp phó văn thể mỹ: chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
- Một số HS nữ chuẩn bị phần thưởng.
- Phân công thư kí viết giấy mời mời đại diện nhà trường, đại diện Ban PHHS của lớp.
* Hoạt động của học sinh
- Cả lớp hát.
- HS lắng nghe.
- HS nhận nhiệm vụ GV phân công.
V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt:
- HS tự nhận xét về nhiệm vụ GV phân công cho từng HS.
TUẦN 32:
TIẾN HÀNH HỘI VUI HỌC TẬP “RUNG CHUÔNG BẠC”
 I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp HS củng cố và khắc sâu kiến thức đã học
- Kĩ năng: hình thành và phát triển các kĩ năng cơ bản: kĩ năng hoạt động tập thể, giao tiếp, nhận thức và điều khiển hoạt động tập thể.
- Thái độ: HS phát huy tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và các công việc chung, tạo hứng thú, phấn khởi trong học tập cho cả lớp.
 II. Các khâu tổ chức hoạt động:
- Tiến hành Hội vui học tập: “Rung chuông bạc”
 III. Chuẩn bị:
- Những công việc đã chuẩn bị ở tiết học trước.
 IV. Tiến hành hoạt động:
*Hoạt động của GV
- GV cùng Ban giám khảo đánh giá kết quả.
- Trao quà cho HS.
* Hoạt động của học sinh
HĐ1: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu Ban giám khảo.
HĐ2: Ban giám khảo công bố các yêu cầu và tiêu chuẩn của Hội vui.
HĐ3: Người dẫn chương trình lần lượt nêu câu hỏi, các bạn trả lời ngắn gọn trên bảng con. Sau tín hiệu của ban tổ chức thì đưa bảng để trình bày kết quả.
- Sau mỗi câu trả lời, người dẫn chương trình mời Ban giám khảo công bố đáp án và điểm rồi ghi ngay vào một bảng nhỏ để cho cả lớp theo dõi.
- Xen kẽ chương trình là các tiết mục văn nghệ đã được lớp phó văn thể mỹ phân công cho các tổ chuẩn bị.
HĐ4: Ban giám khảo công bố kết quả.
HĐ5: Mời GVCN và đại biểu nhà trường, đại diện Ban PH lên trao phần thưởng cho các tổ và cá nhân đạt danh hiệu thủ khoa.
V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt:
- Các tổ tự nhận xét về sự tham gia của tổ mình và các tổ khác.
- Rút kinh nghiệm về sự điều khiển của Ban tổ chức và người dẫn chương trình.
CHỦ ĐIỂM: BÁC HỒ KÍNH YÊU
TUẦN 33: CHUẨN BỊ CHO HỘI THI
TÌM HIỂU VỀ THỜI NIÊN THIẾU CỦA BÁC HỒ.
 I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp HS hiểu biết về những công việc cần thực hiện để chuẩn bị cho hội thi tìm hiểu về thời niên thiếu của Bác Hồ.
- Kĩ năng: Giúp HS có được một số kĩ năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Thái độ: Giáo dục HS có ý thức hoạt động, tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao.
 II. Các khâu tổ chức hoạt động:
- GV phổ biến nội dung của Hội thi.
- HS nhận nhiệm vụ chuẩn bị Hội ca hát.
 III. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị nội dung chương trình để phổ biến cho HS.
 IV. Tiến hành hoạt động:
*Hoạt động của GV
HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. Nhạc và lời: Phong Nhã.
HĐ2: GV phổ biến nội dung của hội thi tìm hiểu về thời niên thiếu của Bác Hồ.
- Nội dung bao gồm những kiến thức về gia đình và những ngày thơ ấu của Bác và sự quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Bác.
- GV giới thiệu học sinh tìm đọc “Những mẫu chuyện về thời niên thiếu của Bác Hồ” của nhà xuất bản Sự thật để tìm tư liệu.
HĐ3: HS nhận nhiệm vụ GV phân công: GV lần lượt giao nhiệm vụ:
- Ban cán sự lớp: chịu trách nhiệm chung về nội dung chương trình.
- Các tổ chịu sự phân công của ban cán sự lớp rồi phân công lại nhiệm vụ cho từng HS.
- Lớp trưởng: dẫn chương trình.
- Thành lập Ban giám khảo:
+ Lớp phó học tập: Trưởng ban.
+ GV chủ nhiệm: Uỷ viên.
+ Một HS giỏi: Uỷ viên.
- Phân công tổ trực cắm hoa, trang trí.
- Một số HS nữ chuẩn bị phần thưởng.
- Phân công thư kí viết giấy mời mời đại diện nhà trường, đại diện Ban PHHS của lớp.
* Hoạt động của học sinh
- Cả lớp hát.
- HS lắng nghe.
- HS nhận nhiệm vụ GV phân công.
V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt:
- HS tự nhận xét về nhiệm vụ GV phân công cho từng 
TUẦN 34:
HỘI THI TÌM HIỂU VỀ THỜI NIÊN THIẾU CỦA BÁC HỒ.
 I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp HS hiểu được công lao to lớn của Bác Hồ với dân tộc nói chung, với thiếu nhi nói riêng.
- Kĩ năng: tích cực rèn luyện các kĩ năng hoạt động tập thể.
- Thái độ: Tỏ lòng kính yêu và tự hào về Bác Hồ vĩ đại.
 II. Các khâu tổ chức hoạt động:
- Tiến hành Hội thi tìm hiểu về thời niên thiếu của Bác Hồ.
 III. Chuẩn bị:
- Những công việc đã chuẩn bị ở tiết học trước.
 IV. Tiến hành hoạt động:
*Hoạt động của GV
- GV cùng Ban giám khảo đánh giá kết quả.
- Trao quà cho HS.
* Hoạt động của học sinh
HĐ1: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu Ban giám khảo.
HĐ2: Ban giám khảo công bố các yêu cầu và tiêu chuẩn của Hội thi.
HĐ3: Người dẫn chương trình lần lượt mời các bạn trong các tổ lên hái hoa, lựa chọn nội dung thi của mình (chú ý gọi đều các tổ, đủ các đối tượng)
- Sau mỗi câu trả lời, người dẫn chương trình mời Ban giám khảo công bố đáp án và điểm rồi ghi ngay vào một bảng nhỏ để cho cả lớp theo dõi.
- Xen kẽ giữa các tổ lên hái hoa là các tiết mục văn nghệ đã được lớp phó văn thể mỹ phân công cho các tổ chuẩn bị.
HĐ4: Ban giám khảo công bố kết quả.
HĐ5: Mời GVCN và đại biểu nhà trường, đại diện Ban PH lên trao phần thưởng cho các tổ và cá nhân đạt danh hiệu thủ khoa.
V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt:
- Các tổ tự nhận xét về sự tham gia của tổ mình và các tổ khác.
- Rút kinh nghiệm về sự điều khiển của Ban tổ chức và người dẫn chương trình.
TUẦN 35:
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY
 I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp HS hiểu được những điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là rất quan trọng.
- Kĩ năng: Giúp HS thể hiện được 5 điều Bác Hồ dạy.
- Thái độ: Giáo dục HS thái độ, tinh thần trách nhiệm, phấn đấu thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. 
 II. Các khâu tổ chức hoạt động:
- HS đọc và ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy.
- Đề ra nhiệm vụ cụ thể cần tiến hành để thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ.
 III. Chuẩn bị:
- Bảng ghi 5 điều Bác Hồ dạy treo tường
- Pho to 5 điều Bác Hồ dạy phát cho mỗi HS để các em dán ở góc học tập ở nhà của mình.
 IV. Tiến hành hoạt động:
*Hoạt động của GV
HĐ1: GV yêu cầu HS hát bài hát: Nhớ ơn Bác- Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu.
HĐ2: Tổ chức cho HS thi đọc thuộc 5 điều Bác Hồ dạy.
- GV kết luận.
HĐ3: Đề ra nhiệm vụ cụ thể để hoạt động nhằm thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
- GV kết luận và thống nhất các nhiệm vụ:
+ Học tập chăm ngoan để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
+ Không ngừng rèn luyện để phấn đấu trở thành người có ích cho Tổ quốc.
+ Giúp đỡ đồng bào tùy theo sức của mình khi họ gặp khó khăn.
* Hoạt động của học sinh
- Cả lớp hát.
- HS tiếp nối nhau thi đọc thuộc 5 điều Bác Hồ dạy.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS thảo luận, đưa ra ý kiến.
- HS báo cáo kết quả hoạt động.
- HS lắng nghe.
 V. Đánh giá kết quả giáo dục cần đạt:
- Các em đánh giá việc tham gia của các bạn nhóm mình và nhóm khác.
- Ghi nhớ và thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoanhdgdngll.doc