Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 4 - Chủ đề tháng 3: Yêu quý mẹ và cô giáo - Tiết 3: Kể chuyện về người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu - Chu Thị Soa

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 4 - Chủ đề tháng 3: Yêu quý mẹ và cô giáo - Tiết 3: Kể chuyện về người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu - Chu Thị Soa

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, giúp HS:

- Một số tấm gương phụ nữ Việt Nam tiêu biểu

- Có thái độ tôn trọng phụ nữ và các bạn gái trong lớp, trong trường.

II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG

Tổ chức theo lớp

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Truyện, thông tin về tấm gương phụ nữ tiêu biểu

- Tranh ảnh về phụ nữ tiêu biểu

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 3 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 760Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 4 - Chủ đề tháng 3: Yêu quý mẹ và cô giáo - Tiết 3: Kể chuyện về người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu - Chu Thị Soa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHU THỊ SOA TRƯỜNG TH THỊ TRẤN YÊN THÀNH NGHỆ AN
HOẠT ĐỘNG NGLL: Chñ ®Ò th¸ng 3
 Yªu quý mÑ vµ c« gi¸o
 TIẾT 3: KỂ CHUYỆN VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM TIÊU BIỂU
I. MỤC TIÊU: Qua bài học, giúp HS:
- Một số tấm gương phụ nữ Việt Nam tiêu biểu
- Có thái độ tôn trọng phụ nữ và các bạn gái trong lớp, trong trường.
II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
Tổ chức theo lớp
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Truyện, thông tin về tấm gương phụ nữ tiêu biểu
- Tranh ảnh về phụ nữ tiêu biểu
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động1: Chuẩn bị
GV phổ biến nội dung tiết học:
- Nội dung
- Hình thức kể chuyện
- Cung cấp cho HS một số thông tin
Hoạt động2: Kể chuyện
GV yêu cầu:
- Kể chuyện theo nhóm đôi
- Một số câu hỏi gợi ý:
+ Em có nhận xét gì về người phụ nữ trong câu chuyện vừa nghe kể
+Ngoài các thông tin vừa nghe, em còni bệt gì về người phụ nữ đó?
+Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra được điều gì?
Hoạt động3: Nhận xét, đánh giá
GV yêu cầu HS bình chọn câu chuyện kể hay nhất, hấp dẫn nhất
- Nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị tiết sau
HS lắng nghe 
HS nêu lại nội dung tiết kể chuyện
HS nêu câu chuyện mình sẽ kể
HS kể theo nhóm
Đại diện nhóm lên bảng kể
HS nhận xét, đánh giá kết quả
Lần lượt từng HS nêu câu hỏi để hỏi bạn
Từng HS lên phát biểu ý kiến của mình
Cả lớp bình chọn HS kể hấp dẫn nhất, câu chuyện hay nhất
Cả lớp hát tập thể một bài
Chuẩn bị bài sau
 Hai Bà Trưng  mất ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão 43) là tên gọi chung của Trưng Trắc và Trưng Nhị , hai chị em nhiều tài liệu nói là sinh đôi là anh hùng dân tộc của người Việt. Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tạiMê Linh và tự phong là nữ vương. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử. Đại Việt Sử ký Toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử Việt Nam.
 Tháng 3, năm Canh Tý (40), vì Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Tô Định giết chồng mình, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở châu.[1] Tô Định chạy về nước. Các quậnNam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương.
 Ngày 30 tháng 1 năm Tân Sửu (41), nhà Hán thấy bà xưng vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, các quận biên thùy, nên hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó sang xâm lược.
Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu (1935 – 1952) là một nữ chiến sĩ được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cô quê ở vùng Đất Đỏ, Long Điền, tỉnh Bà Rịa (nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Mới 12 tuổi, cô đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. Năm 1949, cô tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950, khi mới 15 tuổi cô bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết một cai tổng tên Tòng quan ba và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp.Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa cô ra giam ở Côn Đảo. Trong ngục giam những người bị án tử hình, cô vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của Tổ quốc. Dù các luật sư biện hộ cho cô đã phản đối án tuyên này với lý do cô chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, cô bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với cô, chúng đã lén lút đem cô đi thủ tiêu. Chuyện vẫn kể rằng, khi nhóm đao phủ bảo cô quỳ xuống, cô đã quát lại bọn chúng với một câu đã đi vào huyền thoại: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!”. Cô bị xử bắn năm 1952 tại Côn Đảo khi chưa đủ 18 tuổi.
Mộ của Võ Thị Sáu hiện còn ở nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương, Côn Đảo. Ngày 2 tháng 9 năm 1994, cô được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Nguyễn Thị Bình (1927-), là một nữ chính trị gia nổi tiếng của Việt Nam. Bà nổi tiếng trên thế giới khi giữ cương vị Trưởng phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tham gia Hội nghị 4 bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris trong giai đoạn 1968-1973. Bà là 1 trong những người đại diện các bên ký hiệp định Paris năm 1973 và là người phụ nữ duy nhất đặt bút kí vào Hiệp định. Bà cũng từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước Việt Nam từ 1992 đến 2002.
Bà tên thật là Nguyễn Châu Sa hay Nguyễn Thị Châu Sa, sinh ngày 26 tháng 5năm 1927 tại tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Tuy nhiên, nguyên quán của thân phụ bà là ông Nguyễn Đồng Hợi, lại ở Điện Bàn, Quảng Nam. Thân mẫu bà là bà Phan Thị Châu Lan (tục gọi là cô Mè, 1904-1944), là người con gái thứ hai của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh.Thân phụ của bà là từng làm tham tá công chánh (Agent technique) thời Pháp thuộc, làm công tác họa đồ (nên ông còn được gọi là Họa đồ Hợi) nên thuở nhỏ gia đình bà cư trú tại Phnom Penh, Campuchia, do đó bà được cho ăn học ở một trường nổi tiếng ở Đông Dương thời bấy giờ tại Phnom Penh là trường Lycée Sisowath. Bà được họctiếng Pháp ở đây cho hết tú tài I, và học rất khá.
Năm 1944, thân mẫu bà qua đời lúc bà mới 17 tuổi, bà theo gia đình trở về nước và bắt đầu tham gia các hoạt động yêu nước trong phong trào sinh viên học sinh như cứu tế và cướp chính quyền tại Sài Gòn. Sau khi Pháp tái chiếm Nam Bộ cuối năm 1945, thân phụ bà ra chiến khu theo lời kêu gọi của Ủy ban hành chánh kháng chiến Nam Bộ. Riêng bà ở lại để chăm sóc các em, vừa hoạt động bí mật cho phong trào Việt Minh khối sinh viên học sinh và phụ nữ. Lúc này, bà lấy bí danh là Yến Sa [2]. Năm 1948, bà được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương [3]. Năm 1951, bà bị thực dân Pháp bắt giam và bị tra khảo tại bót Catinat, sau đó bị giam ở Khám Lớn rồi nhà lao Chí Hòa (1951-1953). Năm 1954, bà ra tù và tham gia luôn vào phong trào hoà bình đòi thi hành Hiệp định Genève. Năm 1955, bà được điều ra Bắc tập kết và được đào tạo thêm theo chương trình bồi dưỡng cán bộ đặc biệt.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_4_chu_de_thang_3_yeu.doc