Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 4 - Tháng 3 - Năm học 2011-2012 - Hồ Sĩ Hùng

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 4 - Tháng 3 - Năm học 2011-2012 - Hồ Sĩ Hùng

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS hiểu rõ chủ đề của tháng 3: yêu quý mẹ và cô giáo, chủ đề của sinh hoạt Đoàn – Đội.

- Giúp HS biết kính trọng người phụ nữ, biết ơn mẹ và cô giáo, quý mến các bạn gái ; quyền bình đẳng nam- nữ.

- Giáo dục HS tình cảm yêu quý, gắn bó với gia đình, biết cảm thông chia sẻ với những bạn nhỏ không được sống trong mái ấm gia đình.

- Rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông.

- HS nắm được cách chơi và luật chơi trò chơi: “ Mái ấm gia đình”

II. CHUẨN BỊ:

- Sân bãi rộng để tổ chức trò chơi.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

HĐ 1: Khởi động: ( 3’)

Hỏi : Nhắc lại chủ đề tháng 2; qua hoạt động của tháng 2 em có suy nghĩ gì?

( CĐ: Em yêu Tổ quốc Việt Nam; Tổ quốc Việt Nam rất tươi đẹp; có phong cảnh hùng vĩ; nhiều danh lam thắng cảnh đẹp; con người Việt Nam giàu lòng yêu nước; có nhiều truyền thống tốt đẹp. Em phải phấn đấu học tập tốt để sau này xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp hơn.)

GV cùng HS nhận xét.

HĐ 2: Tìm hiểu về chủ đề của tháng 3: ( 5’)

Hỏi: Tháng 3 có những ngày lễ trọng đại nào? ( Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 và Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26-3)

Hỏi: Với các ngày lễ trọng đại đó chúng ta phải làm gì?

(Phải biết kính trọng người phụ nữ; biết ơn đối với mẹ và cô giáo; quý mến các bạn gái. Có ý thức phấn đấu để tiến bước lên Đoàn.)

 

doc 7 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 8021Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 4 - Tháng 3 - Năm học 2011-2012 - Hồ Sĩ Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HĐNGLL Người soạn: Hồ Sĩ Hùng 
 Tháng 3
CHỦ ĐỀ: YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO
Trọng tâm của tháng 3 là: 
+ Giáo dục cho HS biết kính trọng người phụ nữ; biết ơn đối với mẹ và cô giáo; quý mến các bạn gái.
+ Giáo dục HS có ý thức phấn đấu tốt trong phong trào của Đội; trau dồi phẩm chất để tiến bước lên Đoàn.
TIẾT 1
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS hiểu rõ chủ đề của tháng 3: yêu quý mẹ và cô giáo, chủ đề của sinh hoạt Đoàn – Đội.
- Giúp HS biết kính trọng người phụ nữ, biết ơn mẹ và cô giáo, quý mến các bạn gái ; quyền bình đẳng nam- nữ.
- Giáo dục HS tình cảm yêu quý, gắn bó với gia đình, biết cảm thông chia sẻ với những bạn nhỏ không được sống trong mái ấm gia đình.
- Rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông.
- HS nắm được cách chơi và luật chơi trò chơi: “ Mái ấm gia đình”
II. CHUẨN BỊ: 
- Sân bãi rộng để tổ chức trò chơi. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
HĐ 1: Khởi động: ( 3’)
Hỏi : Nhắc lại chủ đề tháng 2; qua hoạt động của tháng 2 em có suy nghĩ gì?
( CĐ: Em yêu Tổ quốc Việt Nam; Tổ quốc Việt Nam rất tươi đẹp; có phong cảnh hùng vĩ; nhiều danh lam thắng cảnh đẹp; con người Việt Nam giàu lòng yêu nước; có nhiều truyền thống tốt đẹp. Em phải phấn đấu học tập tốt để sau này xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp hơn.)
GV cùng HS nhận xét.
HĐ 2: Tìm hiểu về chủ đề của tháng 3: ( 5’)
Hỏi: Tháng 3 có những ngày lễ trọng đại nào? ( Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 và Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26-3)
Hỏi: Với các ngày lễ trọng đại đó chúng ta phải làm gì?
(Phải biết kính trọng người phụ nữ; biết ơn đối với mẹ và cô giáo; quý mến các bạn gái. Có ý thức phấn đấu để tiến bước lên Đoàn.)
Vậy Chủ đề của tháng 3 là: Yêu quý mẹ và cô giáo.
HĐ 3: Giới thiệu trò chơi “ Mái ấm gia đình” ( 20-25’)
GV phổ biến tên trò chơi, cách chơi và luật chơi cho HS
+ Tên trò chơi: “ Mái ấm gia đình”
+ Cách chơi: Tất cả đứng thành vòng tròn và điểm danh từ 1 đến 3. Sau đó cứ 3 em làm thành một gia đình: người số 1 và số 2 là bố mẹ, số 3 là con. Từng cặp bố mẹ đứng đối diện nhau, nắm hai tay nhau và giơ lên cao làm thành một “mái nhà” cho con đứng ở trong.
Quản trò đứng ở giữa vòng tròn cùng với 1-2 người “không có nhà” ( do bị lẻ)
Bắt đầu chơi, quản trò hô “ Đổi nhà”. Khi đó tất cả những người con phải chạy đổi sang một mái nhà khác. Ai chậm chân sẽ bị những người không có nhà chạy vào chiếm mất “ nhà”.
Người bị mất nhà sẽ lại phải đứng vào giữa vòng tròn và quản trò lại tiếp tục hô “đổi nhà” Trò chơi cứ thế tiếp tục.
+ Luật chơi: * Khi có lệnh “Đổi nhà” của Quản trò, tất cả những “ người con” đều phải chạy đổi sang nhà khác. Ai không đổi nhà sẽ bị phạt.
* Một mái nhà chỉ có một “người con”. Vì vậy, nếu nhà nào đã có người chạy vào trước thì không ai được vào nữa.
- Tổ chức cho HS chơi thử.
- Tổ chức cho HS chơi thật.
- Thảo luận sau trò chơi: 
1) Em nghĩ gì khi luôn có một “ mái nhà”? 
2) Em nghĩ gì khi bị mất “ nhà”?
3) Qua trò chơi em có thể rút ra điều gì?
GV Kết luận: Được sống trong một mái ấm gia đình là niềm hạnh phúc của mỗi chúng ta. Vì vậy chúng ta cần phải biết yêu quý gia đình của mình, yêu thương và quan tâm đến những người thân trong gia đình mình. Đông thời, chúng ta cũng cần biết cảm thông và chia sẻ với những bạn nhỏ thiệt thòi không được sống cùng với gia đình.
HĐ 4: HĐ kết thúc ( 3-5’)
- GV nhận xét tiết học.
- Cho cả lớp hát bài ‘ Ngày 8-3” hoặc bài “ Ba ngọn nến”
- Dặn chuẩn bị các lời chúc mừng tới cô giáo và các bạn gái để học tiết sau.
TIẾT 2
I. MỤC TIÊU:
- Giúp các em hiểu được ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ 8-3.
- Giúp HS biết kính trọng người phụ nữ, biết ơn mẹ và cô giáo, quý mến các bạn gái ; quyền bình đẳng nam- nữ.
- Giáo dục các em về truyền thống anh hùng; trung hậu, đảm đang của phụ nữ.
- Rèn luyện cho HS kỹ năng tự tin, mạnh dạn khi trình bày một vấn đề trước tập thể, kĩ năng hùng biện.
II. CHUẨN BỊ:
GV cùng HS: - Khăn trải bàn, lọ hoa, phấn màu.
- Cây hoa để hái hoa dân chủ. Hoa để tặng cô giáo và các bạn nữ trong lớp.
- Lời chúc mừng cô giáo và các bạn gái ( đã chuẩn bị sau tiết trước)
- Các bài hát, bài thơ và các câu hỏi liên quan đến chủ đề.
* Phân công nhiệm vụ: Dẫn chương trình ( bạn nam) Nguyễn Trần Khánh Dương
* Các bạn nam khác đứng ở cửa lớp mời cô giáo và các bạn nữ vào hàng ghế trên.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 
HĐ 1: Khởi động: ( 3’) Cả lớp cùng hát bài: “ Ngày mồng tám tháng ba”
HĐ 2: Chúc mừng cô giáo và các bạn gái. ( 7-10’) ( GV phụ trách)
Mời tất cả các bạn nam trong lớp lên nói lời chúc mừng và tặng hoa cho cô giáo.
Cô giáo nói lời cảm ơn trước tập thể lớp.
- Lần lượt từng bạn nam lên nói lời chúc mừng đến các bạn gái. Từng bạn gái sau khi nhận lời chúc nói lại lời cảm ơn tới các bạn trai.
HĐ 3: Tổ chức thi hái hoa dân chủ. ( 15-20’)( Dẫn chương trình: Ng Trần Khánh Dương)
Câu 1: Bạn hãy kể về những việc mình đã và sẽ làm sau ngày 8-3.
Câu 2: Từ ngày cáp sách tới trường đến nay, bạn được nhiều cô giáo tận tình dạy dỗ, em có ấn tượng tới cô giáo nào nhất?
Câu 3: Thành ngữ có câu: “ Sẩy cha còn chú; sẩy mẹ bú.” Từ còn thiếu trong thành ngữ là từ nào sau đây:
 A. Bà B. Cô C. Mự D . Dì
Bạn hiểu thành ngữ này muốn nói gì?
Câu 4: Người phụ nữ nổi tiếng trong phong trào Đồng khởi ở Mỏ Cày ( Bến Tre) là ai?
 ( Bà là Nguyễn Thị Định)
Câu 5: Người phụ nữ đã giữ chức vụ Phó Chủ Tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( 1992-2002) Bà là ai?
 ( Bà là Nguyễn Thị Bình)
Câu 6: Những ai đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của quân và dân ta chống quân xâm lược nhà Hán giành thắng lợi vào năm 40. ( Hai Bà Trưng)
Câu 7: Qua nhiều thành tích mà phụ nữ Việt Nam chúng ta đã đạt được trong nhiều thời kì chống quân xâm lược và xây dựng bảo vệ Tổ quốc, bạn có suy nghĩ gì về phụ nữ nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng?
Câu 8: Trên đường đi học, Bạn gặp một bạn gái xe bị hỏng trong lúc đã gần đến giờ vào học. Bạn sẽ làm gì lúc này?
Câu 9: Bạn hãy kể lại một kỉ niệm đẹp với cô giáo đã dạy mình.
Câu 10: Để tỏ lòng biết ơn mẹ và cô giáo bạn đã làm gì trong thời gian qua?
* Tuyên dương những bạn có câu trả lời hay nhất; đúng nhất.
HĐ 4: Hoạt động kết thúc: (2-3’)
GV nhận xét tiết học: 
Nhắc chuẩn bị bài sau.
TIẾT 3
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố thêm cho các em các kiến thức toán học thông qua các bài toán vui có liên quan đến cuộc sống hàng ngày.
- Giáo dục các em niềm say mê học toán. ( Thấy rõ toán học luôn được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.)
- Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tinh thần đồng đội . (Hoạt động nhóm)
- Rèn luyện đức tính tự tin, mạnh dạn khi trình bày một vấn đề trước tập thể.
- Rèn kỹ năng quan sát, phán đoán, suy luận, hợp tác..
II. CHUẨN BỊ: 
Gv : Địa điểm ( ngoài trời; văn phòng; hoặc lớp học) ; Bộ câu hỏi; loa máy; máy tính và đèn chiếu. Bàn ghế cho 2 đội thi. Bàn ghế cho giám khảo, thư kí và khách mời (nếu có).
HS: Vở nháp; bút.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
HĐ 1: Khởi động: (3’) Kiểm tra sĩ số. Chia lớp thành 2 nhóm; Mỗi nhóm cử 5 bạn tham gia.
HĐ 2: Giới thiệu: (5’) người dẫn chương trình và BGK và thư kí.
Dẫn chương trình: GV phụ trách môn học.
Giám khảo: Các bạn còn lại. Thư kí : GVCN lớp.
Mời hai đội thi vào vị trí. Mời BGK, thư kí vào vị trí.
HĐ 3: GV phụ trách môn học tổ chức cho hai đội chơi. ( 15-20’)
Câu 1: ( Slides 1).Bạn Hường đang đốt 10 cây nến mừng sinh nhật. Nến đang cháy dở thì bị gió thổi tắt mất hai cây nến. Một lúc sau, gió lại thổi tắt thêm một cây nến khác. Để ngăn gió, bạn Hường đã đóng cửa lại. Từ đó không cây nến nào bị gió thổi tắt nữa. Cuối cùng trong phòng còn lại bao nhiêu cây nến?
Đáp án: Cuối cùng trong phòng chỉ còn 3 cây nến vì nó tắt ngay từ đầu. 7 cây nến không bị gió thổi đã tiếp tục cháy cho đến khi hết sạch rồi!
Câu 2: ( Slides 2). Bạn Nam đến cửa hàng văn phòng phẩm để mua bút máy và sổ nhật kí. Cậu ấy mua hết 9 nghìn, nhưng lại chỉ mang theo một tờ 10 nghìn và vài tờ 2 nghìn. Nam gởi 10 nghìn để cô bán hàng trả lại một nghìn. Nhưng cửa hàng chỉ có tiền 5 nghìn trở lên, không còn tiền lẻ. Nam chưa kịp đi đổi tiền thì vấn đề đã được giải quyết rồi! Em có biết họ làm thế nào không?
Đáp án: Nam đưa thêm cho cô bán hàng hai tờ 2 nghìn, công với 10 nghìn đã đưa trước đó tổng cộng là 14 nghìn. Cô bán hàng chỉ việc trả Nam một tờ 5 nghìn là xong!
Câu 3: ( Slides 3).Có bốn bạn nhỏ được thầy giáo phân công xách 5 xô nước. Bạn nào cũng tự nhận mình là đại lực sĩ nên đều muốn xách 2 xô cùng một lúc. Các bạn tranh giành nhau mãi, Chẳng ai chịu nhường ai cả. Theo em ta phải sắp xếp thế nào để mong muốn của các bạn vẫn được đáp ứng?
Đáp án: Cả bốn bạn học sinh sẽ cùng xách 5 xô nước một lúc nên sẽ sắp được sắp xếp như sau:
 Xô – người – xô – người – xô – người – xô – người - xô
Câu 4: ( Slides 4).Bạn Cường về quê, được bà nội cho chú chó con đem lên thành phố nuôi. Những ngày đầu nhớ mẹ nên chú ta rất hay sủa váng nhà. Tốc độ sủa là 5 tiếng trong 4 giây. Em có biết chú ta sủa 10 tiếng trong mấy giây không?
Đáp án: Chú ta sủa 10 tiếng thì phải mất 9 giây tất cả. Ta phải cộng thêm 1 giây giữa tiếng sủa thứ 5 và thứ 6 của chú ta nữa.
Câu 5: ( Slides 5).Trong bình của mẹ có 4 lít nước. Bạn Minh phải lấy nước trong bình đổ đầy hai cái chậu, trong đó một chậu chứa 2 lít, chậu kia chứa được 3 lít. Theo em bạn ấy nên chia nước thế nào?
Đáp án: Bạn ấy đặt chậu nhỏ vào trong chậu to. Chỉ cần 3 lít nước là có thể đổ đầy hai cái chậu đặt chồng lên nhau này rồi. Minh vẫn để lại trong bình 1 lít nước để mẹ dùng khi cần.
Câu 6: ( Slides 6).Mẹ đưa cho Tiểu Ngọc một phong bì đựng tiền, nhờ bạn ấy ra cửa hàng mua đồ. Trên phong bì có ghi số tiền là: “ 98” . Tiểu Ngọc mua đồ hết 90 nghìn, khi đếm tiền để trả lại thấy thiếu mất 4 nghìn. Vì sao em nhỉ? 
Đáp án: Tiểu Ngọc đã nhìn ngược phong bì. Mẹ chỉ đưa cho bạn ấy 86 nghìn, nhưng Tiểu Ngọc lại nhìn thấy 98 nghìn.
Câu 7: ( Slides 7).Chú Hoàng có một bình đựng dầu nặng 5kg, nhưng lại không biết chính xác số dầu đang có trong bình. Sau khi chú ấy dùng hết một nửa số dầu đó, cả bình lẫn dầu chí còn nặng vừa đúng 3kg. Theo em lúc đầu có bao nhiêu dầu trong bình? Bình rỗng không thì nặng bao nhiêu? 
Đáp án: Một nửa chỗ dầu trong bình nặng 2kg nên toàn bộ chỗ dầu ban đầu nặng 4kg. Bình rỗng nặng 1 kg.
Câu 8: ( Slides 8).Cậu Nguyên sắp bước sang tuổi mới rồi! Tối nay mẹ luộc một đĩa trứng gà nóng hổi để bạn ấy ăn cho chóng lớn. Nhân tiện, mẹ hỏi Nguyên: “ Nếu luộc một quả trứng mất 7 phút thì luộc ba quả trứng mất bao lâu hả con?”. Em hãy đoán thử xem là bao lâu? 
Đáp án: Ba quả trứng có thể luộc cùng một lúc trong nồi thì cũng chỉ mất 7 phút tất cả.
Câu 9: ( Slides 9). Nhà bạn Dương nuôi một chú chó lông xù rất đáng yêu. Chú ta vừa sinh được một bầy chó con. Dương khoe rối rít với Lan, bạn tốt của mình. Lan hỏi ngay: “ Nhà cậu đang có bao nhiêu chú chó con?”. Dương nói: “ Nếu tớ đặt vào mỗi góc phòng một chú chó con, thì trước mặt mỗi chú đều có 3 chú chó con khác. Cậu đoán xem có mấy con tất cả?”. Lan thốt lên: “ Trời! Một con chó lông xù bé nhỏ mà sinh được tới 16 chó con sao?”. Dương nghe xong, cười mãi không thôi. Em có biết nhà bạn ấy có bao nhiêu cún con không?
Đáp án: Nhà ban Dương có tất cả 4 chú chó con. Mỗi chú chó nhìn thấy trước mặt mình 3 chú chó còn lại.
Câu 10: ( Slides 10).Anh Quân năm nay 22 tuổi muốn tổ chức sinh nhật cho bố mình, nhưng lại không nhớ chính xác tuổi của bố. Anh ấy liền hỏi: “ Bố ơi! Năm nay bố bao nhiêu tuổi rồi nhỉ?”. Bố trả lời: “ Tuổi của bố là một nửa tuổi của bố cộng thêm tuổi của con hiện giờ đấy!”. Anh Quân nghĩ ra ngay, quyết định mua một chiếc bánh ga-tô lớn với thật nhiều nến. Em có biết bác ấy bao nhiêu tuổi không? 
Đáp án: Như vậy một nửa tuổi của bố thì bằng tuổi anh Quân hiện nay. Vậy tuổi của bố anh Quân hiện nay là 44 tuổi.
HĐ 4: HĐ kết thúc: ( 5-7’) 
- Mời thư kí công bố kết quả của hai đội.
- GV nhận xét tinh thần hoạt động của hai đội ( tinh thần đồng đội thông qua thảo luận nhóm; tinh thần tự tin, trình bày trước tập thể; Kỹ năng quan sát, phán đoán và suy luận)
- GV nhận xét tiết học và dặn ôn tập các kiến thức để tiết sau thi “rung chung vàng”.
TIẾT 4
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố lại những kiến thức đã học về tất cả các môn học, tìm hiểu thêm các kiến thức trên các lĩnh vực khác thông qua “ thi rung chuông vàng”
- Rèn luyện tinh thần tự tin; kĩ năng lăng nghe tích cực; kĩ năng nhận thức
II. CHUẨN BỊ:
Gv: Địa điểm ( ngoài trời; văn phòng; hoặc lớp học) ; Bộ câu hỏi; loa máy; máy tính và đèn chiếu.
Hs: Bảng con; phấn. 
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
HĐ 1: Khởi động: (3’)
Hỏi: Nêu lại chủ đề của tháng 3; qua các tiết hoạt động vừa rồi em có suy nghĩ gì?
GV cùng HS nhận xét.
HĐ 2: Tổ chức “ rung chuông vàng”: ( 25- 28’)
Dẫn chương trình: GVCN
Câu 1: ( TV) Những loài chim được coi là biểu tượng của dân tộc ta là chim gì?
 Đáp án: Chim Lạc, chim Hồng.
Câu 2: ( TV) Danh hiệu nhà nước tặng đơn vị hoặc người có thành tích đặc biệt trong lao động gọi là gì?
Đáp án: Anh hùng lao động.
Câu 3: ( Toán) Phân số không thể rút gọn được nữa gọi là gì?
Đáp án: Phân số tối giản.
Câu 4: ( Toán) Tìm chữ số thích hợp điền vào ô trống để được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 . 75
Đáp án: Số 0 hoặc số 6
Câu 5: ( Khoa học) Loài hoa gì khi nở luôn hướng về phía Mặt trời?
Đáp án: Hoa hướng dương.
Câu 6: ( Lịch sử) Tác phẩm văn học: “ Bình Ngô đại cáo” là của tác giả nào?
A. Lê Thánh Tông B. Nguyễn Mộng Tuân
C. Nguyễn Trãi D. Nguyễn Húc
Đáp án: C. Nguyễn Trãi
Câu 7: ( Địa lí) Các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ chủ yếu là:
a, Dân tộc Khơ-me; Gia – rai; Chăm ; Hoa.
b, Dân tộc Thái; Kinh; Khơ-me; Chăm.
c, Dân tộc Kinh; Khơ-me; Chăm; Tày.
d, Dân tộc Kinh; Khơ-me; Chăm; Hoa.
Đáp án: d, Dân tộc Kinh; Khơ-me; Chăm; Hoa.
Câu 8: ( Câu đố) Tháng ba có một ngày vui
Của bà của mẹ mọi người hân hoan.
Bố tặng mẹ hoa trên bàn,
Em mang điểm tốt, điều ngoan tặng bà.
Ngày nào em có đoán ra.
 ( là ngày nào?)
Đáp án: Ngày Quốc tế phụ nữ 8-3
Câu 9: ( Đố vui) Một mình mà những hai đầu 
Bẻ ra, da thịt một màu trắng nguyên
Thân dài sao gọi là viên.
 ( Đố là gì?)
Câu 10: ( TV) Viết họ và tên cô giáo chủ nhiệm lớp em ( đúng chính tả)
Đáp án: Lê Thị Vân ( lớp 4A) Phạm Thị Bích Vỹ ( lớp 4B)
Câu 11: ( TV) Tìm chủ ngữ trong câu sau:
Giữa sân trường, học sinh đang thi rung chuông vàng.
Đáp án: Học sinh
Câu 12: ( Câu đố) Tuổi chưa tròn mười bảy
Tóc chưa chấm ngang vai.
Một thiếu nữ mảnh mai
 Nhưng hiên ngang bất khuất.
Cả nước đều quen biết
Tên chị, nữ anh hùng.
 ( là ai?)
Đáp án: Chị Võ Thị Sáu
Câu 13: ( Toán) Viết công thức tính chiều cao của hình bình hành.
 Đáp án: h = S : a
Câu 14: ( Toán) Tìm một phân số lớn hơn và bé hơn 
Đáp án: phân số hoặc ; ; 
Câu 15: ( TV) Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? Do từ loại nào sau đây tạo thành:
Động từ hoặc cụm động từ tạo thành.
Danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
Tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
Tính từ, động từ ( hoặc cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành.
Đáp án: D. Tính từ, động từ ( hoặc cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành.
Câu 16: ( TV) Ai là tác giả của bài: “ Tiểu đội xe không kính”
Đáp án: Phạm Tiến Duật
Câu 17: ( Khoa học) Trong chăn nuôi người ta làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng?
Tăng nhiệt độ.
Tăng thời gian chiếu sáng.
Tăng khí ô-xi.
Đáp án: B. Tăng thời gian chiếu sáng.
Câu 18; ( Lịch sử) Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long vào năm nào?
A. Năm 1867 B. Năm 1786 C. Năm 1678 D. Năm 1768
Đáp án: B. Năm 1786 
Câu 19: ( Địa lí) Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì:
A, Đồng bằng có nhiều cồn cát B, Các dãy núi lan sát ra biển.
C, Đồng bằng có nhiều đầm, phá. D, Đồng bằng nằm ở ven biển.
Đáp án: B, Các dãy núi lan sát ra biển.
Câu 20: ( Toán vui) Ếch Xanh đang sống dưới một cái giếng sâu 50 m, Một hôm chú ta đột nhiên chú ta muốn ra khỏi cái giếng tối tăm của mình để đi ngao du thiên hạ. Nghĩ là làm, chú quyết định nhảy lên trên ngay. Mỗi lần nhảy, ếch chỉ tiến được 2 m. Vậy cần nhảy bao nhiêu lần thì ếch Xanh mới ra được khỏi miệng giếng nhỉ?
Đáp án: Không lên được.
HĐ 3: Kết thúc: ( 3-5’)
- Nhận xét tiết học ; tuyên dương HS có thành tích tốt.
- Dặn ôn tập chuẩn bị thi và chuẩn bị tháng sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docHDNGLL thang 3 lop 4 ca thang.doc