Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Trường TH và THCS Dương Hoà

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Trường TH và THCS Dương Hoà

I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:

- Củng cố khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường.

- Hiểu được nội quy của nhà trường và nhiệm vụ của học sinh lớp 4.

- Thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường và nhiệm vụ của người HS.

- Có ý thức thực hiện tốt nội quy của nhà trường và nhiệm vụ của hs lớp 4.

- Mến yêu, tự hào về mái trường mình đang học.

II. Phương tiện dạy học: Bảng nội quy của trường

III. Các hoạt động dạy-học:

 

doc 9 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1876Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Trường TH và THCS Dương Hoà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM THÁNG: 9
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
- Củng cố khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường.
- Hiểu được nội quy của nhà trường và nhiệm vụ của học sinh lớp 4. 
- Thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường và nhiệm vụ của người HS.
- Có ý thức thực hiện tốt nội quy của nhà trường và nhiệm vụ của hs lớp 4.
- Mến yêu, tự hào về mái trường mình đang học.
II. Phương tiện dạy học: Bảng nội quy của trường
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Ổn định tổ chức và giới thiệu mục đích, nội 
dung hoạt động.
1.Nội quy của nhà trường:
- GV nêu 1 số nội quy của nhà trường
2. Nhiệm vụ của học sinh lớp 4:
-Kính trọng thầy cô giáo, nhân viên nhà trường.
-Đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
-Phát huy truyền thống nhà trường.
-Thực hiện nội quy nhà trường.
-Hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
-Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh các nhân.
-Tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp đội.
-Giữ gìn tài sản nhả trường, giúp đỡ gia đình.
-Tham gia lao động công ích và công tác xã hội.
+ Qua các nhiệm vụ của học sinh lớp 4, em thấy bản thân mình đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình chưa?
+ Cần phải làm gì để thực hiện tốt các nhiệm vụ của học sinh lớp 4?
+Bản thân em đã thực sự hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện thân thể chưa?
3.Kết thúc hoạt động:
- Cho HS nêu lại một số nội dung chính về nội quy của nhà trường và nhiệm vụ của học sinh lớp 2.
 - Cho HS sinh hoạt văn nghệ: “Hát về mái trường thân yêu”
- Lắng nghe
- HS thảo luận về nội quy của nhà trường và ý nghĩa.
- Nêu lại một số nội dung chính về nội quy của nhà trường và nhiệm vụ của học sinh lớp 4.
- Sinh hoạt văn nghệ
CHỦ ĐIỂM THÁNG: 10
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG (TT)
I. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
- Củng cố khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường.
-Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó với trường, lớp; quý trọng thầy cô; đoàn kết thân ái với bạn bè; phấn khởi tự hào về trường lớp mình và tự tin, quyết tâm thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học mới để phát huy truyền thống của nhà trường.
- Mạnh dạn, tự tin trước tập thể.
II. Phương tiện dạy học: Các thông tin về truyền thống của nhà trường.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Ổn định tổ chức và giới thiệu mục đích, nội 
dung hoạt động.
1.Truyền thống nhà trường:
- GV giới thiệu về lịch sử và truyền thống của trường.
2. Trò chơi: Trả lời nhanh và đúng
- Trò chơi này dành cho cả lớp.
Câu 1: Lễ khai giảng năm học này có chủ đề gì??
Câu 2: Bạn cho biết họ tên thầy hiệu trưởng của trường ta?
 Câu 3: Bạn cho biết tên thầy, cô giáo dạy lâu năm nhất của trường ta hiện nay ?
Câu 4: Bạn hãy hát bài hát có từ: “mái trường”
Câu 5: Bạn hãy hát bài hát có từ: “cô giáo em”
Câu 6: Bạn hãy hát những bài hát trong đó có từ “lớp”.
- Tổng kết, nhận xét sau trò chơi.
3. Văn nghệ:
- Cho HS hát đọc những bài thơ, bài văn về mái trường, thầy cô tự sáng tác hoạt sưu tầm.
- Tổ chức cho HS hát về mái trường mến yêu.
- Lắng nghe
- Tham gia vào trò chơi
- Sinh hoạt văn nghệ
CHỦ ĐIỂM THÁNG: 10
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
I. Yêu cầu giáo dục: 	 
- Hiểu được công lao to lớn của các thầy cô giáo.
- Có thái độ biết ơn và kính trọng thầy cô giáo.
- Có những hoạt động thể hiện nhớ ơn thầy cô giáo.
- Rèn luyện kĩ năng trao đổi ý kiến.
II. Các hoạt động cụ thể:
- Ra sức thi đua “Dạy tốt- học tốt” để lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11.
- Thi đua giữa các tổ để dành những bông hoa điểm mười dâng lên quý thầy cô giáo.
- Yêu cầu HS: Sưu tầm thơ văn, ca dao - tục ngữ, tập hát, vẽ tranh, kể chuyện về chủ đề biết ơn thầy cô giáo, mái trường.
* Một số tư liệu GV chuẩn bị:
LỜI HAY Ý ĐẸP VỀ NGƯỜI THẦY
1. Dạy tức là học hai lần. (G.guibe)
2. Trọng Thầy mới được làm Thầy
Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi. (Ngạn ngữ Trung Quốc)
3. Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc. (Ngạn ngữ Ba Tư)
4.Một ông Thầy mà không dạy cho trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi. (Horaceman)
5. Đem việc làm mà dạy người ta thì người ta theo, chỉ đem lời nói mà dạy người ta thì người ta không phục. (Đệ Ngũ Luận)
6.Người Cha chính là Thầy dạy đầu tiên của đứa trẻ. (T. thore)
7.Phải tôn kính Thầy dạy mình, bởi lẽ nếu cha mẹ cho ta sự sống thì chính các Thầy giáo cho ta phương cách sống đàng hoàng tử tế. (Philoxêne de cythêrè)
8. Nào có ai dạy giỏi hơn con kiến, thế mà nó chẳng cần nói một lời nào. (Benjamin franklin)
9. Một chữ là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy.
Muốn sang thì bắc cầu kiều. 
Muốn con hay chữ thì yêu lấy Thầy. (Tục ngữ Việt Nam)
Lịch sử Ngày Nhà Giáo Việt Nam (20/11/1982)
Cách đây trên 1/3 thế kỷ, tháng 8/1957, hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại vácsava (Ba Lan) đã lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo.
Nghị quyết của hội nghị đã được nhanh chóng phổ biến đến các trường học, cơ sở quản lý giáo dục miền Bắc và đồng bào, giáo giới, học sinh miền Nam. Ngày 20/11, ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo được tổ chức lần đầu tiên trên miền Bắc nước ta.
Sau ngày giải phóng miền Nam, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, được sự cổ vũ của các tầng lớp nhân dân, các bậc ca mẹ học sinh, ngày 20/11 hàng năm đã được tiến hành trong cả nước. Ngày 20/11 dần dần khắc sâu và tâm trí, tình cảm của mọi người, trở thành hoạt động tự giác của mọi tầng lớp nhân dân, được tổ chức đều đặn hằng năm, mặc dù từ lâu trên thế giới không tổ chức ngày hiến chương các nhà giáo nữa.
Ngày 20/11 ở nước ta trước tiên là ngày giáo viên, cán bộ ngành giáo dục biểu thị sự nhất trí hoàn toàn với đường lối cách mạng của Đảng, với các chủ trương lớn của nhà nước. Đó cũng là ngày động viên cổ vũ các thầy cô giáo thực hiện tốt đường lối và chủ trương giáo dục của Đảng và nhà nước, là ngày biểu dương khen thưởng thành tích của các thầy cô giáo. Các em học sinh đã hưởng ứng ngày 20/11 hằng năm bằng những hoạt động tỏ lòng quý mến biết ơn thầy cô, cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức. Các bậc cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền Đoàn thể ở địa phương cũng nhân ngày này tổ chức thăm hỏi các thầy cô giáo hoặc tổ chức trao đổi với các giáo viên về nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
Ngày 20/11 xuất phát từ một nhiệm vụ quốc tế đã dần dần chuyển thành ngày hội truyền thống nhà giáo Việt Nam.
Quyết định số 167-HĐBT ngày 28/9/1982 của Hội đồng Bộ trưởng lấy ngày 20/11 từ nay làm ngày nhà giáo Việt Nam dựa trên cơ sở thực tế của những ngày 20/11 đã qua, hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của các nhà giáo. Quyết định đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện quan điểm của Đảng, nhà nước về vị trí vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội bảo vệ tổ quốc. Để ghi nhận công lao, đề cao vị trí xã hội và động viên khuyến khích các nhà giáo, ngày 30/5/1985 chủ tịch hội đồng nhà nước đã ký lệnh công bố pháp lệnh quy định giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà nước cho các công trình thuộc lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật (trong đó có các sách giáo khoa cho các trường học) và pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” để tặng các cô nuôi dạy trẻ, giáo viên mẫu giáo, giáo viên phổ thông, giáo viên bổ túc văn hoá, giáo viên dạy nghề, cán bộ giảng dạy đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp có thành tích xuất sắc.
III. Triển khai hoạt động:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Ổn định tổ chức và giới thiệu mục đích, nội dung hoạt động.
1. Ôn lại lịch sử của ngày 20 - 11:
- Nêu tóm tắt lịch sử ngày NGVN 20 - 11 cho HS nghe.
- Cho HS đọc những bài thơ, bài văn các em tự sáng tác hoặc sưu tầm và các câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm biết ơn đối với thầy cô, mái trường.
- Đọc cho HS nghe một số bài thơ, ca dao tục ngữ hay về người thầy.
2. Triển lãm tranh về chủ đề Ngày NGVN 20 - 11:
- Cho HS dán tranh đã chuẩn bị theo tổ để trưng bày trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn về các bức tranh.
- Đánh giá chung- biểu dương HS có bài vẽ tốt.
3. Trao đổi ý kiến:
- Đưa ra câu hỏi:
+ Thầy cô giáo hy vọng, mong đợi gì ở học sinh chúng ta?
+ Để đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo, học sinh cần thực hiện những điều gì?
- Chốt lại.
4. Văn nghệ với chủ đề “Biết ơn thầy cô”:
- Cho HS hát các bài hát về thầy cô.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Dán tranh
- Bình chọn
- Thảo luận theo tổ và đưa ra ý kiến.
- Sinh hoạt văn nghệ. (Bụi phấn, Những bông hoa những bài ca,...)
CHỦ ĐIỂM THÁNG: 12
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
I. Yêu cầu giáo dục: 	 
- Hiểu được công lao to lớn của QĐNDVN đối với công cuộc giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của thực dân pháp và đế quốc Mĩ.
- Biết được truyền thống vẻ vang của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến.
- Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn Đảng và tình yêu quê hương đất nước, tự hào về đất nước Việt Nam.
- Biết được một số cảnh đẹp quê hương và đất nước.
- Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp và nhà trường.
- Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp.
II. Các hoạt động cụ thể:
- Ra sức thi đua “Dạy tốt- học tốt” để lập thành tích chào mừng ngày thành lập QĐNDVN 22/12.
- Yêu cầu HS: Sưu tầm thơ văn,vẽ tranh, kể chuyện về chủ đề biết ơn chú bộ đội cụ Hồ, về ca ngợi quê hương, đất nước. 
* Một số tư liệu GV chuẩn bị:
- Lịch sử của ngày 22/12.
- Các bài hát, bài thơ, chuyện kể... có liên quan đến chủ điểm hoạt động. 
- Tranh, ảnh các cảnh đẹp của đất nước Việt Nam.
II. Triển khai hoạt động:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Ổn định tổ chức và giới thiệu mục đích, nội dung hoạt động.
1. Ôn lại lịch sử của ngày 22 - 12:
- Nêu tóm tắt lịch sử ngày NGVN 22 - 12 cho HS nghe.
- Cho HS đọc những bài thơ, bài văn các em tự sáng tác hoặc sưu tầm và các câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm biết ơn chú bộ đội cụ Hồ, ca ngợi quê hương, đất nước.
- Đọc cho HS nghe một số bài thơ, ca dao tục ngữ hay về chú bộ đội, ca ngợi đất nước Việt Nam tươi đẹp, anh hùng.
2. Triển lãm tranh về cảnh đẹp quê hương và chủ đề biết ơn chú bộ đội:
- Cho HS dán tranh đã chuẩn bị theo tổ để trưng bày trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn về các bức tranh.
- Đánh giá chung- biểu dương HS có bài vẽ tốt, sưu tầm tranh ảnh phong phú. 
- Cho HS xem một số cảnh đẹp trên đất nước Việt Nam.
3. Trao đổi ý kiến:
- Đưa ra câu hỏi:
+ Để đền đáp công ơn to lớn của các anh hùng, các thương binh, liệt sĩ đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, em làm gì?
- Chốt lại.
4. Văn nghệ với chủ đề hát về quê hương, đất nước, biết ơn chú bộ đội:
- Cho HS sinh hoạt văn nghệ, tổ chức cho HS chơi một số trò chơi tập thể.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Dán tranh
- Bình chọn
- Quan sát
- Thảo luận theo tổ và đưa ra ý kiến.
- Sinh hoạt văn nghệ, chơi trò chơi.
CHỦ ĐIỂM THÁNG: 1,2
GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC
I. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh: 
- Có những hiểu biết nhất định về các phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương, đất nước trong không khí mừng xuân đón tết cổ truyền dân tộc. Hiểu được nhưng nét thay đổi trong đời sống văn hoá ở quê hương, địa phương em.
- Tự hào và yêu mến quê hương, đất nước.
- Biết tôn trọng và gìn giữ, bảo vệ những nét đẹp văn hoá truyền thống, phong tục tập quán, phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam.
- Hiểu được những nét lớn về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống học tập, lao động sản xuất... và những nét đổi thay ở quê hương, địa phương mình do Đảng lãnh đạo.
- Tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, tự hào về quê hương, càng yêu mến làng xóm, trường, lớp mình.
- Tự giác học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
II. Tài liệu, phương tiện:
- Các tư liệu về các phong tục tập quán, truyền thống văn hoá mừng xuân đón Tết của quê hương, đất nước Việt Nam.
+ Cây nêu ngày Tết, hoa mai - loài hoa trang trí vào những ngày Tết, bánh chưng, bánh dầy.
- Những bài thơ, bài hát, các câu chuyện... liên quan tới chủ đề hoạt động (GV và HS sưu tầm).
III. Các hoạt động cụ thể:
- Ra sức thi đua “Dạy tốt- học tốt” để lập thành tích mừng Đảng, mừng xuân.
 - Yêu cầu HS: Sưu tầm thơ văn,vẽ tranh về đề tài mừng Đảng, mừng xuân, các truyền thống của ngày Tết dân tộc,...
 IV. Triển khai hoạt động:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Ổn định tổ chức và giới thiệu mục đích, nội dung hoạt động.
- Khởi động
1. Tìm hiểu những nét đẹp truyền thống của Tết cổ truyền Việt Nam:
- Cho đại diện HS từng tổ lên trình bày những thông tin sưu tầm được về ngày Tết dân tộc.
- Giới thiệu một số phong tục truyền thống (cây nêu ngày Tết, hoa mai, bánh dầy)
2. Triển lãm tranh về Tết cổ truyền và chủ đề “Mừng Đảng, mừng xuân:
- Cho HS dán tranh, ảnh đã chuẩn bị theo tổ để trưng bày trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn về các bức tranh.
- Đánh giá chung- biểu dương HS có bài vẽ tốt, sưu tầm tranh ảnh phong phú. 
- Cho HS xem một số hình ảnh về Tết cổ truyền Việt Nam.
3. Trao đổi ý kiến:
- Đưa ra câu hỏi:
+ Để phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, em cần phải làm gì?
- Chốt lại.
4. Sinh hoạt văn nghệ:
- Cho HS sinh hoạt văn nghệ, tổ chức cho HS chơi một số trò chơi tập thể.
- Lắng nghe
- Hát bài “Mùa xuân” của nhạc sĩ Hoàng Vân.
- Trình bày
- Lắng nghe
- Dán tranh, ảnh
- Bình chọn
- Quan sát
- Thảo luận theo tổ và đưa ra ý kiến.
- Lắng nghe
- Sinh hoạt văn nghệ, chơi trò chơi.
CHỦ ĐIỂM THÁNG: 3
TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG QUÊ HƯƠNG 
I. Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh: 
Giúp HS hiểu sơ lược về nội dung, ý nghĩa ngày thành lập Đoàn (26/3/1931) và những nét lớn về truyền thống vẻ vang của Đoàn.
Tự hào và tôn trọng tổ chức Đoàn.
Rèn luyện phong cách Sao nhi đồng tích cực trong học tập và sinh hoạt tập thể.
Tự hào về truyền thống vẻ vang của quân và dân Thừa Thiên Huế trong việc giải phóng quê hương khỏi ách thống trị của đế quốc.
II. Tài liệu, phương tiện:
- Các tư liệu về lịch sử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Những bài thơ, bài hát, các câu chuyện... liên quan tới chủ đề hoạt động (GV và HS sưu tầm).
III. Các hoạt động cụ thể:
- Ra sức thi đua “Dạy tốt- học tốt” để lập thành tích mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Yêu cầu HS: Sưu tầm thơ văn,vẽ tranh về đề tài mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
IV. Triển khai hoạt động:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Ổn định tổ chức và giới thiệu mục đích, nội dung hoạt động.
- Khởi động
1. Văn nghệ: “Hát mừng ngày 8- 3”
- Cho HS sinh hoạt văn nghệ để bày tỏ tình cảm biết ơn, kính trọng đối với ông bà, cha mẹ, với cô giáo,... để chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ.
2. Tìm hiểu những nét đẹp truyền thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Giới thiệu lịch sử vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Cho HS xem một số hình ảnh về hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
3. Tập bài hát: “Cùng nhau ta đi lên” (Phong Nhã).
4. Trao đổi ý kiến:
- Đưa ra câu hỏi:
+ Để phát huy những truyền thống tốt đẹp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, em cần phải làm gì?
- Chốt lại.
5. Đánh giá hoạt động:
- Biểu dương những tổ, cá nhân hoạt động tích cực.
- Lắng nghe
- Hát bài “Cho con” (Phạm Trọng Cầu- Tuấn Dũng)
- Trình bày
- Lắng nghe
- Quan sát
- Tập hát theo hướng dẫn của giáo viên.
- Thảo luận theo tổ và đưa ra ý kiến.
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docHOAT DONG NGOAI GIO LL.doc