KỂ CHUYỆN:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý SGK).
- Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Sưu tầm một số truyện viết về lòng nhân hậu (cổ tích, ngụ ngôn, danh nhân, )
- Bảng phụ viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý kể chuyện), tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Thứ tư ngày 05 tháng 09 năm 2012 KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : - Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý SGK). - Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Sưu tầm một số truyện viết về lòng nhân hậu (cổ tích, ngụ ngôn, danh nhân,) - Bảng phụ viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý kể chuyện), tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A.KIỂM TRA BÀI CŨ : YC 2 HS kể câu chuyện: Nàng tiên Ốc. Nêu ý nghĩa câu chuyện Nhận xét ghi điểm. B. BÀI MỚI : Giới thiệu bài: ghi đề lên bảng 1. Hướng dẫn HS kể chuyện : -HS thực hiện yêu cầu a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài. - Gạch chân những chữ “được nghe”, “đã đọc”, “lòng nhân hậu”. - 1 HS đọc đề bài - 4 HS đọc nối tiếp các gợi ý 1,2,3,4/ SGK (cả lớp theo dõi SGK). - Cả lớp đọc thầm gợi ý 1. - Nhắc HS : Những bài thơ, truyện đọc được nêu làm ví dụ (Mẹ ốm-Các em nhỏ và cụ già-Dế Mèn bênh vực bạn yếu-Chiếc rễ đa tròn-Ai có lỗi ?) là những bài trong SGK, giúp các em biết thêm những biểu hiện của lòng nhân hậu. Các em nên kể những câu chuyện ngoài SGK. Nếu em nào không tìm được truyện mà kể những câu chuyện đó sẽ không đạt điểm cao bằng những bạn tự tìm truyện để kể. - HS nghe. - HS giới thiệu nối tiếp câu chuyện của mình với các bạn. - Cả lớp đọc thầm gợi ý 3. - Cho HS xem bảng phụ ghi sẵn dàn bài kể chuyện (như SGK/29) - Nhắc HS : + Giới thiệu câu chuyện của mình trước khi kể (tên truyện, em đã nghe, đọc ở đâu?) + Kể phải có đầu có cuối, có mở đầu, diễn biến, kết thúc. b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS kể chuyện theo cặp, kể xong trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS thi kể chuyện trước lớp. - Mời những HS xung phong lên kể chuyện trước lớp. - Mỗi em kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện, nêu câu hỏi cho các bạn. - Chỉ định 1 số em lên kể chuyện. - HS kể nối tiếp và nêu ý nghĩa câu chuyện của mình và nêu câu hỏi cho các bạn. - Khen những em nhớ chuyện, biết kể chuyện bằng giọng kể biểu cảm. - Cả lớp nhận xét, tính điểm về : + Nội dung chuyện + Cách kể + Khả năng hiểu truyện. - Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất. * GV nhận xét, bổ sung. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Nhận xét tiết học. - Biểu dương 1 số HS kê tốt và động viên những em kể chuyện chưa tốt, dặn dò về luyện tập tiếp. - HS nghe và thực hiện. Bài sau : Một nhà thơ chân chính.
Tài liệu đính kèm: