Giáo án Kể chuyện Lớp 4 (Bản 2 cột)

Giáo án Kể chuyện Lớp 4 (Bản 2 cột)

I/- Mục tiêu:

- Rèn luyện kỹ năng nói: biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, có nhân vật có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu, thương yêu giữa con người với con người.

- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- Rèn kỹ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

II/- Chuẩn bị:

- Một số truyện viết về lòng nhân hậu, truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười,truyện thiếu nhi

- Bảng lớp viết đề bài: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu.

- Bảng phụ ghi ý 3 SGK và tiêu chuẩn đánh giá bài kể.

- Cách kể (giọng điệu, cử chỉ).

- Khả năng hiểu chuyện.

III/- Hoạt động dạy và học:

 

doc 62 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kể chuyện Lớp 4 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH LÊN LỚP
Tuần 1
Tiết 1: 	 	 Bài: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
I/- Mục tiêu: rèn luyện kỹ năng nói:
Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa HS kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đã xứng đáng
Rèn luyện kĩ năng nghe: có khả năng và kể chuyện, nhớ chuyện.
Chăm chú theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp lời bạn. 
II/- Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ trong truyện SGK.
III/- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1/- Khởi động: Hát vui
2/- Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra tập vở và một số yêu cầu trong môn kể chuyện.
3/- Bài mới:
a/- Giới thiệu:
Giới thiệu tranh, gián tiếp giới thiệu sự tích hồ Ba Bể.
Chia nhóm, phân vai trò
b/- Phát triển bài:
Hoạt động 1:
+ Mong đợi: HS tập trung lắng nghe, nhìn tranh khi GV kể để có thể kể lại được.
+ Mô tả: GV kể.
GV kể lần 1: giọng kể thong thả rõ ràng không dùng tranh.
GV kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào từng tranh.
Giải nghĩa từ: Cầu phúc, giao long, bà góa, làm việc thiện, bâng quơ.
GV kể lần 3.
Hoạt động 2:
+ Mong đợi: Biết dùng lời của mình (điệu bộ, cử chỉ) để kể.
+ Mô tả: HS đọc lại yêu cầu và nhìn tranh để kể theo nhóm. Chỉ cần kể đúng cốt truyên, không cần lập lại nguyên văn từng lời của GV.
Cho các nhóm thi kể – GV đưa ra nhận xét.
Hoạt động 3: 
+ Mong đợi: Nhập vai kể trước lớp và nói được ý nghĩa của chuyện.
+ Mô tả: GV cho một vài HS xung phong kể phân vai.
GV nhận xét bình chọn.
Kết luận: nêu ý nghiã câu chuyện và ý nghĩa giáo dục.
c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:
Tuyên dương + khen ngợi những em chăm chú nghe, nhận xét chính xác.
Dặn dò.
Cả lớp.
HS lắng nghe.
HS đọc yêu cầu kể chuyện trong SGK quan sát tranh minh hoạ.
HS nghe và quan sát tranh.
HS đọc yêu cầu.
Nhóm trao đổi tập kể.
Nhóm xung phong nhận xét.
Một vài HS xung phong kể, hội ý nêu ý nghĩa của chuyện.
Câu chuyện ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái; khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.
Về nhà tập kể lại và xem trước bài mới.
KẾ HOẠCH LÊN LỚP
Tuần 2
Tiết 2: 	 	 Bài: NÀNG TIÊN ỐC
I/- Mục tiêu:
Kể lại được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình câu chuyện “Nàng tiên ốc” đã đọc.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện. 
II/- Chuẩn bị:
Tranh minh họa truyện trong SGK.
III/- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1/- Khởi động: Hát vui
2/- Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS kể lại câu chuyện.
Nêu ý nghĩa câu chuyện.
3/- Bài mới:
a/- Giới thiệu:
Giới thiệu tựa bài, ghi bảng.
Chia nhóm, phân vai trò
b/- Phát triển bài:
Hoạt động 1:
+ Mong đợi: Trả lời các câu hỏi để ghi nhớ nội dung.
+ Mô tả: GV đọc, yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau, một HS đọc toàn bài. Cả lớp trả lời câu hỏi GV đưa ra:
+ Bà lão nghèo làm gì để sinh sống?
+ Bà làm gì khi bắt được Ốc.
+ Từ khi có Ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ?
+ Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy gì? 
+ Sau đó, bà lão đã làm gì?
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào?
Hoạt động 2:
+ Mong đợi: HS kể lại bằng lời của mình.
+ Mô tả: HD HS kể
GV: Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em? 
HS thi kể theo cặp.
c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:
Nêu ý nghĩa giáo dục của câu chuyện.
Tuyên dương – khen ngợi.
Dặn dò.
Cả lớp.
2 HS kể, nêu ý nghĩa.
HS nhận xét.
Lắng nghe.
HS đọc nối tiếp nhau.
Một HS đọc toàn bài. 
Cả lớp trả lời
Bà lão kiếm sống bằng nghề mò cua bắt ốc.
Bà thương không bán, thả vào trong chum.
Nhà cửa sạch sẽ, cơm nước làm sẵn
Bà thấy nàng tiên từ trong chum bước ra.
Bí mật đập vỡ vỏ ốc, rồi ôm lấy nàng tiên.
Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương yêu nhau như hai mẹ con.
Em đóng vai người kể, kể lại câu chuyện cho người khác nghe. Kể bằng lời của em là dựa vào nội dung truyện thơ, không đọc lại từng câu thơ. 
HS thi kể theo cặp.
HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Con người cần thương yêu, giúp đỡ nhau.
Về nhà tập kể vè kể cho ông bà nghe.
KẾ HOẠCH LÊN LỚP
Tuần 3
Tiết 3: 	 	Bài: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/- Mục tiêu:
Rèn luyện kỹ năng nói: biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, có nhân vật có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu, thương yêu giữa con người với con người.
Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
Rèn kỹ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II/- Chuẩn bị:
Một số truyện viết về lòng nhân hậu, truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười,truyện thiếu nhi
Bảng lớp viết đề bài: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu.
Bảng phụ ghi ý 3 SGK và tiêu chuẩn đánh giá bài kể.
Cách kể (giọng điệu, cử chỉ).
Khả năng hiểu chuyện.
III/- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1/- Khởi động: Hát vui
2/- Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS kể lại chuyện nàng tiên Ốc.
Nêu ý nghía cốt truyện.
GV nhận xét ghi điểm.
3/- Bài mới:
a/- Giới thiệu:
Gọi HS đọc truyện mà các em đã chuẩn bị.
Chia nhóm, phân vai trò
b/- Phát triển bài:
Hoạt động 1:
+ Mong đợi: Hiểu được yêu cầu của đề bài và hiểu được trình tự của bài kể.
+ Mô tả: GV viết đề bài, HD HS xác định yêu cầu đề bằng cách gạch chân những từ quan trọng và đọc gợi ý 1,2 SGk tìm những VD nói về lòng nhân hậu?
GV nhắc HS: phải tìm ngoài SGK mới được tính điểm cao.
GV cho các em đọc thầm gợi ý 3 GV đính bảng phụ ghi sẵn.
Hoạt động 2:
+ Mong đợi: Biết dùng lời của mình để kể chú ý nghe các bạn kể để nhận xét bình chọn và nói lên ý nghĩa.
 + Mô tả: Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp à nêu ý nghĩa câu chuyện GV nhận xét, cả lớp lắng nghe bình chọn.
c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:
GD chúng ta phải luôn luôn thương yêu giúp đỡ mọi người
Tuyên dương, khen ngợi những em có trí nhớ tốt, có câu hỏi hay
Dặn dò.
Cả lớp.
Gọi HS l kể và nêu ý nghĩa: Con người cần phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
HS đọc tên bài đã chuẩn bị sẵn.
HS làm theo hướng dẫn của giáo viên xác định đề.
HS nối tiếp nhau đọc gợi ý và trả lời một số câu hỏi.
Nhóm, cặp kể chuyện.
Nêu ý nghĩa.
Bình chọn nhóm hay.
HS nhận xét theo mục tiêu GV đưa ra.
Bình chọn.
Về nhà kể cho người thân nghe và xem trước bài mới.
KẾ HOẠCH LÊN LỚP
Tuần 4
Tiết 4: 	 	 Bài: MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I/- Mục tiêu:
Rèn kĩ năng nói: dựa vào lời kể, tranh minh hoạ trả lời các câu hỏi về nội dung câu chuyện.
Hiểu truyện, trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện.
Rèn luyện kĩ năng nghe.
II/- Chuẩn bị:
Tranh minh họa trong SGK
Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu bài tập1.
III/- Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1/- Khởi động: Hát vui
2/- Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS kể lại bài ở tiết trước à Nội dung.
GV nhận xét ghi điểm.
3/- Bài mới:
a/- Giới thiệu:
Giới thiệu tựa bài, ghi bảng
Chia nhóm, phân vai trò
b/- Phát triển bài:
Hoạt động 1:
+ Mong đợi: Chăm chú lắng nghe, nhớ chuyện.
+ Mô tả: GV kể 2-3 lần.
Lần 1: kể giọng thong thả, chậm rõ ràng.
Lần 2: Trước khi kể cho HS đọc thầm yêu cầu 1 và quan sát tranh minh họa khi GV kể.
Lần3: Nếu cần.
Hoạt động 2:
+ Mong đợi: Dựa vào câu chuyện đã nghe trả lời các câu hỏi.
+ Mô tả: 1 HS đọc to yêu cầu 1. cả lớp lắng nghe trả lời câu hỏi.
Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ mọi người thế nào?
Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
Hoạt động 3: 
+ Mong đợi: Kể lại được bằng lời của mình và nói được ý nghĩa của câu chuyện.
+ Mô tả: Kể chuyện theo nhóm và nêu ý nghĩa câu chuyện. 
GV nhận xét bình chọn nhóm hay nhất.
c/- Tổng kết – nhận xét – dặn dò:
GD: không chịu khuất phục trước mọi khó khăn, vươn lên,
Tuyên dương và khen ngợi.
Dặn dò.
Cả lớp.
HS kể, nêu ý nghĩa.
Hs khác nhận xét.
HS lắng nghe.
Lắng nghe, giải nghĩa một số từ.
Đọc to yêu cầu, cả lớp lắng nghe, đọc thầm.
HS trả lời câu hỏi.
Truyền nhau một bài hát lên án thói hóng hách bạo tàn của nhà vua
Ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản lọan ấy
Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt khuất phục. Họ hát lên những bài hát ca nhợi nhà vua. Duy chỉ cvó một nhà thơ trước sau vẫn im lặng.
Vì thực sự khâm phục, kính trọng lòng trung thực và khí phách của nhà thơ
Thi kể giữa các nhóm trước lớp
Nhóm kể à nêu ý nghĩa.
Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp
Cả lớp bình chọn.
Chuẩn bị bài mới.
KẾ HOẠCH LÊN LỚP
Tuần 5
Tiết 5: 	 	Bài: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/- Mục tiêu:
Rèn luyện kĩ năng nói: biết kể chuyện tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng trung thực.
Hiểu truyện, trao đổi được với bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe: nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II/- Chuẩn bị:
Một số chuyện nói về tính trung thực.
Viết đề sẵn trên bảng lớp, bảng phụ ghi gợi ý 3 và tiêu chuẩn đánh giá ba ... øn kĩ năng nghe : Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II/-Chuẩn bị :
 - Bảng lớp viết sẵn đề bài, gợi ý 2.
 - Ảnh về các cuộc du lịch, cắm trại, tham gia của lớp ( nếu có ).
III/-Hoạt động dạy - học :
 Giáo viên
 Học sinh
 1/-Khởi động : Hát vui
 2/-Kiểm tra bài cũ : 
- GV gọi HS kể lại một câu chuyện đã nghe, đã học về du lịch hay thám hiểm. 
- GV nhận xét và ghi điểm.
 3/-Bài mới :
 a/-Giới thiệu : Ghi tựa bài.
- Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
 b/-Phát triển bài : 
Hoạt động 1: 
 + Mong đợi : HS hiểu đề bài.
 + Mô tả : 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng.
 Kể chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em đã được tham gia.
* GV nhắc HS nhớ lại, chuyến đi du lịch ( hoặc cắm trại )... Nếu HS chưa từng đi du lịch hay cắm trại thì kể về một cuộc đi thăm ông, bà, hay 1 buổi đi chơi xa.
-
Hoạt động 2 : Thực hành kể.
 + Mong đợi : HS kể chuyện tự nhiên bằng lời kể của mình 1 câu chuyện. Hiểu và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 + Mô tả : GV yêu cầu HS kể trong nhóm theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 (Chú y ùkể một câu chuyện có đầu có cuối. Nêu thêm những phát hiện mới mẻ qua những lần du lịch hoặc cắm trại.).
- GV nhận xét – tuyên dương.
 c/-Tổng kết nhận xét- dặn do ø:
- Nhận xét –Tuyên dương.
- Liên hệ giáo dục HS.
- Dặn dò.
- Cả lớp.
- HS xung phong kể ( kể xong được quyền mời bạn khác).
- Lớp theo dõi.
- HS cùng GV xác định yêu cầu đề bài.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 gợi ý SGK.
- Một số HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện mình chọn kể.
- Lớp theo dõi.
- HS được thực hành kể chuyện.
- Thi kể trước lớp.
- Lớp hỏi đáp về ý nghĩa câu chuyện.
- HS nghe bạn kể.
- Bình chọn bạn kể hay.
- Yêu cầu HS về tập kể câu chuyện cho người thân nghe
- Chuẩn bị bài “ Khát vọng sống”. 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần : 32	 
Tiết: 32 Bài : KHÁT VỌNG SỐNG
I/- Mục tiêu :
1- Rèn kĩ năng nói : 
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ. HS kể lại được câu chuyện “ Khát vọng sống” có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
 - Hiểu truyện biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.
Rèn kĩ năng nghe :
 - Chăm chú nghe thầy cô kể, nhớ chuyện.
 - Lắng nghe bạn kể lại, kể tiếp được lời bạn.
II/-Chuẩn bị :
 Tranh minh hoạ trong SGK phóng to.
III/-Hoạt động dạy - học :
 Giáo viên
 Học sinh
 1/-Khởi động : Hát vui
 2/-Kiểm tra bài cũ : 
GV mời 2 HS kể về cuộc du lịch hay cắm trại mà em mà em được tham gia. 
- GV nhận xét và ghi điểm.
 3/-Bài mới :
 a/-Giới thiệu : Ghi tựa bài.
- Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
 b/-Phát triển bài : 
Hoạt động 1: 
 + Mong đợi : HS chăm chú nghe kể chuyện, nhớ chuyện, nắm được nội dung, nhân vật trong truyện.
 + Mô tả : 
- GV kể lần 1( giọng thong thả, rõ ràng; nhấn giọng từ ngữ miêu tả những gian khổnguy hiểm trên đường đi, những cố gắng phi thường để được sống của Giôn).
- GV kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ
- GV kể lần 3 ( nếu cần ).
Hoạt động 2 : HD HS kể chuyện, 
trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 + Mong đợi : HS kể được câu chuyện hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
 + Mô tả : 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS kể từng đoạn câu chuyện theo cặp. Sau đó mỗi em kể toàn chuyện.
- GV có thể đặt câu hỏi:
- Vì sao con gấu không xông vào con người, lại bỏ đi ?
- Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì ?
-Cả nhóm trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét – tuyên dương.
 c/-Tổng kết nhận xét- dặn do ø:
- GV mời HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét –Tuyên dương.
- Về kể cho người thân nghe.
- Liên hệ giáo dục HS.
- Cả lớp.
- HS xung phong kể ( kể xong được quyền mời bạn khác).
- HS quan sát tranh minh họa và đọc thầm nhiệm vụ bài kể chuyện.
- HS lắng nghe.
- HS nghe và quan sát tranh và đọc phần lời dưới mỗi tranh.
- Lớp theo dõi.
- HS kể trong nhóm theo yêu cầu.
- Vài cặp thi kể từng đoạn theo tranh.
- 1 vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Lớp trao đổi với nhau hỏi đáp nhau về ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp nhận xét và bình chọn
- Ca ngợi con người với khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói khát, chiến thắng thú dữ, chiến thắng cái chết.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau ( Đọc trước đề bài và gợi ý, chuẩn bị một câu chuyệnđể kể trước lớp). 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần : 33	 
Tiết: 33 Bài : KỂ CÂU CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/- Mục tiêu :
Rèn kĩ năng nói :
 - Biết kể tự nhiên bằng lời kể một câu chuyện, đoạn truyện đã học, đã nghe có nhân vật, ý nghĩa, nói về tinh thần lạc quan yêu đời.
 - Trao đổi được với các bạn về ý nghĩa câu chuyện, đoạn truyện.
Rèn kĩ năng nghe : Lắng nghe bạn kể nhận xét đúng lời kể của bạn.
II/-Chuẩn bị :
 - Một số báo, sách truyện viết về những người trong hoàn cảnh khó khăn vẫn lạc quan yêu đời, có khiếu hát hước.
 - GV sưu tầm : truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi.
 - Bảng lớp viết sẵn đề bài, dàn ý kể chuyện.
III/-Hoạt động dạy - học :
 Giáo viên
 Học sinh
 1/-Khởi động : Hát vui
 2/-Kiểm tra bài cũ : 
- Mời HS kể lại 1, 2 đoạn truyện 
“ Khát vọng sống” và trả lời câu hỏi.
- Nêu ý nghĩa câu truyện.
- GV nhận xét và ghi điểm.
 3/-Bài mới :
 a/-Giới thiệu : Ghi tựa bài.
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
 b/-Phát triển bài : 
Hoạt động 1: HD kể chuyện.
 + Mong đợi : 
- HS nắm được yêu cầu của đề bài.
 + Mô tả : 
- GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- GV gạch chân dưới những từ quan trọng.
Đề : Kể lại câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về tinh thần lạc quan yêu đời.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4.
- GV nhắc HS : Ngoài những truyện đã được nêu ở gợi ý 1 . Các em có thể kể những câu chuyện ngoài SGK như: vua hài Sác – lô , Trạng quỳnh, những nhà thể thao, .
Hoạt động 2 : Thực hành kể và
 trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
 + Mong đợi : HS kể tự nhiên bằng lời kể của mình 1 câu chuyện. Hiểu và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
 + Mô tả : GV yêu cầu HS kể chuyện theo cặp trong nhóm – trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét – tuyên dương.
 c/-Tổng kết nhận xét- dặn dò:
- Nhận xét –Tuyên dương.
- Nhắc HS về nhà kể câu chuyện
- Liên hệ giáo dục HS.
- Cả lớp.
- HS xung phong kể ( kể xong được quyền mời bạn khác).
- Lớp theo dõi.
- HS cùng GV xác định yêu cầu.
- Một số các nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện, nhân vật trong câu chuyện mình sẽ kể.
- Lớp theo dõi.
- HS kể chuyện theo cặp trong nhóm.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Mỗi HS kể xong đều nói về ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp nhận xét và bình chọn.
- HS kể chưa đạt về nhà luyện tập.
- Chuẩn bị bài “ Kể về một người vui tính nà em biết”. 
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần : 34	 
Tiết: 34 Bài : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/- Mục tiêu :
Rèn kĩ năng nói : 
 - HS chọn được câu chuyện về người vui tính. Biết kể chuyện theo cách nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm tính cách của nhân vật ( kể không thành chuyện ) hoặc kể lại sự việc ấn tượng sâu sắc về nhân vật ( kể thành chuyện ).
 - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
 - Lời kể tự nhiên , chân thực có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. 
Rèn kĩ năng nghe : Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II/-Chuẩn bị :
 - Bảng lớp viết đề bài.
 - Bảng phụ viết nội dung gợi ý 3.
III/-Hoạt động dạy - học :
 Giáo viên
 Học sinh
 1/-Khởi động : Hát vui
 2/-Kiểm tra bài cũ : 
 GV mời HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về một người có tinh thần lạc quan, yêu đời. Nêu ý nghĩa câu chuyện. 
- GV nhận xét và ghi điểm.
 3/-Bài mới :
a/-Giới thiệu : Ghi tựa bài.
- Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
 b/-Phát triển bài : 
Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu đề 
bài.
 + Mong đợi : HS hiểu yêu cầu của đề bài.
 + Mô tả : 
- GV yêu cầu đọc đề bài.
- Gạch chân những từ quan trọng.
Đề bài : Kể chuyện về một người vui tính mà em biết.
- GV gọi HS đọc gợi ý.
* GV nhắc HS có thể kể theo hai hướng.
+ Giới thiệu một người vui tính, nêu những sự việc minh hoạ cho đặc điểm tính cách đó ( Kể không thành chuyện ). Nên kể theo hướng này khi nhân vật là người thân quen.
- GV nhận xét kết luận hoạt động.
Hoạt động 2 : 
 + Mong đợi : HS kể được câu chuyện theo yêu cầu.
 + Mô tả : GV tổ chức cho HS kể nhau nghe.
- GV đến từng nhóm nghe kể, HD, góp ý.
- GV nhận xét và bình chọn.
c/-Tổng kết nhận xét- dặn do ø:
- Nhận xét –Tuyên dương.
- Liên hệ giáo dục HS.
- Dặn dò.
- Cả lớp.
- HS xung phong kể ( kể xong được quyền mời bạn khác).
- Lớp đọc thầm.
- HS xác định yêu cầu đề.
+ Kể sự việc để lại ấn tượng sâu sắc về một người vui tính ( kể thành chuyện ). Nên kể hướng này khi nhân vật là người em quen biết không nhiều.
- HS nói nhân vật mình chọn.
- HS kể theo cặp – trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- 1 vài HS nối tiếp nhau thi kể trước lớp trao dổi ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp bình chọn đưa ra câu chuyện hay nhất.
- Về kể lại cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau : “ Ôn tập học kì II”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ke_chuyen_lop_4_ban_2_cot.doc