I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Chọn được một câu chuyện về một ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
Kĩ năng:Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời của bạn kể.
Thái độ:Biết mơ ước những ước mơ đẹp
Các KNS cơ bản:
- Thể hiện sự tự tin; lắng nghe tích cực; đặt mục tiêu; kiên định.
II. Các PT/KT dạy học tích cực
- Làm việc nhóm, chia sẻ
- Trình bày 1 phút
- Đóng vai
III. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp ghi sẵn đề bài.
- Bảng phụ viết vắn tắt phần Gợi ý như SGK.
NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:..................... TUẦN: 9 MÔN:KỂ CHUYỆN TIẾT : 9 BÀI KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. Mục đích yêu cầu: Kiến thức: - Chọn được một câu chuyện về một ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Kĩ năng:Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời của bạn kể. Thái độ:Biết mơ ước những ước mơ đẹp Các KNS cơ bản: - Thể hiện sự tự tin; lắng nghe tích cực; đặt mục tiêu; kiên định. II. Các PT/KT dạy học tích cực - Làm việc nhóm, chia sẻ - Trình bày 1 phút - Đóng vai III. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp ghi sẵn đề bài. - Bảng phụ viết vắn tắt phần Gợi ý như SGK. IV. Hoạt động dạy chủ yếu: 1.Ổn định lớp: hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng kể câu chuyện đã nghe (đã dọc) về những ước mơ. - Hỏi HS dưới lớp ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể. - Nhận xét và cho điểm từng HS. 3. Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học Ghi chú HĐ1:. Giới thiệu bài: HĐ 2: Hướng dẫn kể chuyện: * Tìm hiểu bài: - Gọi HS đọc đề bài. - GV đọc, phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: ước mơ đẹp của em, của bạn bè, người thân. - Hỏi: +Yêu cầu của đề bài về ước mơ là gì? +Nhân vật chính trong truyện là ai? - Gọi HS đọc gợi ý 2 - Treo bảng phụ. - Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe. * Kể trong nhóm: - Chia nhóm 4 HS, yêu cầu các em kể câu chuyện của mình trong nhóm. Cùng trao đổi, thảo luận với các bạn về nội dung, ý nghĩa và cách đặt tên cho chuyện. -Lưu ý các em phải mở đầu câu chuyện bằng ngôi thứ nhất, dùng đại từ em hoặc tôi. * Kể trước lớp: - Tổ chức cho HS thi kể. - Mỗi HS kể GV ghi nhanh lên bảng tên HS, tên truyện, ước mơ trong truyện. - Sau mỗi HS kể, GV yêu cầu HS dưới lớp hỏi bạn về nội dung, ý nghĩa, cách thức thực hiện ước mơ đó - Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu ở các tiết trước. - Nhận xét, cho điểm từng HS. - HS lắng nghe - 2 HS đọc đề bài. -HS theo dõi -HS nêu -HS nêu - 3 HS đọc thành tiếng. - 1 HS đọc nội dung -HS nêu - Hoạt động trong nhóm. - 10 HS tham gia kể chuyện. - Hỏi và trả lời câu hỏi. - Nhận xét nội dung truyện và lời kể của bạn. 4.Củng cố: - GD KNS: Biết tự tin để kể lại câu chuyện mà mình được chứng kiến ( tham gia) một cách rõ ý, đúng trình tự và trao đổi với người thân ý kiến về câu chuyện để đánh gia câu chuyện. - GV tổng kết giờ học 5.Dặn dò: -Dặn HS về nhà viết lại một câu chuyện các bạn vừa kể mà em cho là hay nhất -ø Chuẩn bị bài kể chuyện Bàn chân kì diệu Điều chỉnh, bổ sung: NGÀY SOẠN:............ NGÀY DẠY:..................... TUẦN:10 MÔN:TẬP ĐỌC TIẾT : 10 BÀI : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 (TIẾT 5) I. Mục đích yêu cầu: - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa học kì I (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. - Nắm được nội dung chính nhân vật và giọng đọc của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng. + HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/phút) II. Đồ dùng dạy học: - Giấy khổ to kể sẵn bảng BT2. - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, HTL từ tuần 1 đến tuần 9 III. Hoạt động dạy chủ yếu: 1.Ổn định lớp: hát 2. Kiểm tra bài cũ: -Gọi 1 HS kể một câu chuyện về một ước mơ đẹp.(tiết 9) 3. Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học Ghi chú HĐ1: Giới thiệu bài HĐ 2: Kiểm tra đọc - Tiến hành tương tự như tiết 1. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS đọc tên bài tập đọc là truyện kể ở tuần 4,5,6 đọc cả số trang.GV ghi nhanh lên bảng. - Các bài tập đọc: +Một người chính trực trang 36. +Những hạt thóc giống trang 46. +Nỗi vằn vặt của An- đrây- ca. trang 55. +Chị em tôi trang 59. - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). - Kết luận lời giải đúng. - Gọi HS đọc phiếu đã hoàn chỉnh. - Tổ chức cho HS tho đọc từng đoạn hoặc cả bài theo giọng đọc các em tìm được. - Nhận xét tuyên dương những em đọc tốt. -HS lắng nghe -HS đọc cá nhân - 1 HS đọc thành tiếng. -HS đọc - HS hoạt động trong nhóm 4 HS. - Chữa bài (nếu sai). - 4 HS tiếp nối nhau đọc (mỗi HS đọc một truyện) - 1 bài 3 HS thi đọc. + HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/phút) 4.Củng cố: -Chủ điểm Măng mọc thẳng gợi cho em chủ điểm gì? -Những truyện kể các em vừa đọc khuyên chúng ta điều gì? - Nhận xét tiết học. 5.Dặn dò: - Dặn những HS chưa có điểm đọc phải chuẩn bị tốt để sau kiểm tra và xem trước tiết 4. Điều chỉnh, bổ sung:
Tài liệu đính kèm: