Giáo án Khoa học 4 (cả năm)

Giáo án Khoa học 4 (cả năm)

I.MỤC TIÊU: Giúp HS

-Nêu được những điều kiện vật chất mà con người cần để duy trì sự sống của mình .

-Kể được những điều kiện về tinh thần cần cho sự sống của con người như sự quan tâm , chăm sóc , giao tiếp xã hội , các phương tiện giao thông giải trí

-Có ý thức giữ gìn các điều kiện vật chất và tinh thần .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

-Các hình minh hoạ trong SGK trang 4 & 5 .

-Phiếu học tập nhóm

-Bộ phiếu cắt hình cài túi dùng cho trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác “

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc 215 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1628Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học 4 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thø hai ngµy 12 th¸ng 11 n¨m2007
TUẦN 1
 	 Khoa học
 BÀI1 : CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I.MỤC TIÊU: Giúp HS 
-Nêu được những điều kiện vật chất mà con người cần để duy trì sự sống của mình .
-Kể được những điều kiện về tinh thần cần cho sự sống của con người như sự quan tâm , chăm sóc , giao tiếp xã hội , các phương tiện giao thông giải trí 
-Có ý thức giữ gìn các điều kiện vật chất và tinh thần .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Các hình minh hoạ trong SGK trang 4 & 5 .
-Phiếu học tập nhóm 
-Bộ phiếu cắt hình cài túi dùng cho trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác “
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1.KTBC:
-GV cho HS đêm dụng cụ học tập cho môn Khoa học bày trước bàn GV kiểm tra và nhận xét . Tuyên những những em bao bọc và dán nhãn đầy đủ , dụng cụ học tập đầy đủ .
2.BÀI MỚI :
-GV giới thiệu chương trìng học môn Khoa học và sau đó rút ra tựa ghi lên bảng “Con người cần gì để sống ?”
a) Hoạt động 1 :Con người cần gì để mà sống ?
-GV cho HS lấy SGK trang 4 &5 sau đó chia lớp thành nhóm 4 .
-GV yêu cầu cho các nhóm thảo luận : 
+Qua các tranh vẽ trong SGK các em thấy con người cần những gì để duy trì sự sống ?(Không khí , thức ăn , nước uống , quần áo , nhà ở , bàn ghế , giường , xe cộ , ti vi ..)
+Con người cần đi học để làm gì ?( Để hiểu biết , chữa bệnh khi bị ốm .Đi xem phim , ca nhạc giải trí )
+Con người đối với mọi người xung như thế nào?(Cần có tình cảm quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau).
-GV cho các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình vừa rút ra khi thảo luận .
-GV cùng các nhóm khác nhận xét và bổ sung . Đồng thời tuyên dương những nhóm nêu đầu đủ ý và rõ ràng .
-GV cho HS cả lớp bịt mũi lại trong một thời gian ( nêu em nào không chịu đựng nổi thì buông tay ).Sau đó GV hỏi :
+Em cảm giác như thế nào khi bịt mũi ? Em có thể nhịn thở lâu hơn được nữa không ? (Cảm thấy khó chịu và không thể nhịn lâu hơn nữa ).
 +Nêu em nhịn ăn nhịn uống em thấy như thế nào ?(Cảm thấy đói và khát ). Nêu hàng ngày các em không được sự quan tâm của gia đình , bạn bè thì sẽ ra sao ?( Cảm thấy buồn và cô đơn ).
*GV chốt lại : Con người sống phải cần hít thở  buồn chán và cô đơn
b)Hoạt động 2 : Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần 
-GV cho HS quan sát lại tranh 4 & 5 sau đó hỏi :
+Con người cần những gì cho cuộc sống hàng ngày của mình ?(Cần ăn uống , hít thở , giải trí , đi học được chăm sóc khi ốm , có bạn bè , quần áo để mặc xe cộ , tình cảm gia đình bạn bè và đồng thời vui chơi ).
-GV chuyển ý và treo bảng phụ viết sẵn rồi cho HS đọc và nêu yêu cầu của phiếu :
 +Hãy đánh dấu X vào các cột tương ứng với những yếu tố cần cho sự sống con người , động vật , thực vật .
Stt
Những yếu tố cần cho sự sống 
Con người 
Động vật 
Thực vật 
1
Không khí 
2
Nước 
3
Aùnh sáng 
4
Thức ăn(phù hợp từng đối tượng 
5
Nhà ở 
6
Trường học 
7
Tình cảm gia đình 
8
 Tình cảm bạn bè 
9
Phương tiện giao thông 
10
Quần áo 
11
Phương tiện để vui chơi giải trí 
12
Bệnh viện 
13
Sách , báo 
14
Đồ chơi
-GV lần lượt cho HS lên bảng đánh dấu lần lượt .
-GV cùng cả lớp nhận xét và cuối cùng tuyên dương những em làm nhanh và đúng .
-GV hỏi thêm : Ngoài những gì động và thực vật để sống con người cần mà động & thực vật không cần ?(trường học ,nhà ở , tình cảm của gia đình và bạn bè , phương tiện đi lại , quần áo , phương tiện vui chơi giải trí ).
*GV chốt lại :Ngoài những gì động &thực vật cần cho sự sống .Con người cần trường học . Giải trí .
c)Hoạt động 3 : Trò chơi “Hành trình đến hành tinh khác “
-GV giới thiệu trò chơi và phổ biến cách chơi.
-GV phát các phiếu cho HS và yêu cầu : Khi đi du lịch đến hành tinh khác các em hãy suy nghĩ xem mình cần mang theo những thứ gì vậy là các em viết vào đó .
-GV qui định thời gian 3 phút .GV cùng cả lớp quan sát và sau đó cho ban giám khảo đọc những gì mà các nhóm cần mang khi đi du lịch .
-GV nhận xét .
3.CỦNG CỐ : 
-GV hỏi : Con người , động vật và thực vật rất cần cho sự sống những gì?(Không khí , thức ăn , nước uống và ánh sáng )
+ngoài những thứ đó con người cần những gì nữa ?(Cần các điều kiện về tinh thần , xã hội )
+Vậy ta làm gì để bảo vệ những điều kiện đó ?
(Bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xung quanh và các phương tiện giao thông , công trình , tiết kiệm , biết thương yêu và giúp đỡ mọi người xung quanh ).
*Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới “Trao đổi chất ở người “ 
 Nhận xét tiết học . 
 Tuyên dương –Nhắc nhở
HS đem SGK và dụng học tập để lên bàn
HS nhắc lại tựa 
Nhóm 4 thảo luận và cử đại diện trả lời 
HS nhận xét
HS thực hiện 
HS trả lời 
HS lắng nghe 
HS nhắc lại
HS quan sát và trả lời 
HS đọc và nêu yêu cầu 
HS thực hiện 
-HS thảo luận nhĩm 4
và điền
-Đại diện nhĩm đọc
Cả lớp nhận xét và tuyên dương 
HS trả lời
HS nhắc lại
 -HS chơi
Ban giám khảo đọc 
Cả lớp nhận xét
HS trả lời 
HS trả lời
HS lắng nghe
Thø ba ngµy 23 th¸ng 11 n¨m 2007
 BÀI: 1 TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
I.MỤC TIÊU:
 -Học xong bài này HS cần phải trung thực trong học tập, biết được giá trị của sự trung thực.
 -Biết trung thực trong học tập, đồng tình ủng hộ những hành vi trong trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Các mẫu chuyện,tấm gương về trung thực trong học tập.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TIẾT: 1	
1.ỔN ĐỊNH:
2.KTBC:
 GV kiểm tra các phần chuẩn bị của hs.
3.BÀI MỚI:
a.Giới thiệu bài: Trung thực trong học tập.
b.nội dung: 
*Hoạt động 1: Xử lý tình huống
 -GV tóm tắt mấy cách giải quyết chính.
 a/.Mượn tranh của bạn để đưa cô xem.
 b/.Nói dối cô là đã sưu tầm và bỏ quên ở nhà.
 c/.Nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau.
 GV hỏi:
 * Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
 -GV kết luận: Cách nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập.
*Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 1- SGK trang 4)
 -GV nêu yêu cầu bài tập.
 +Việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập:
a/.Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
b/.Trao đổi với bạn khi học nhóm.
c/.Không làm bài, mượn vở bạn chép.
d/.Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
e/.Giấu điểm kém, chỉ báo điểm tốt với bố mẹ.
g/.Góp ý cho bạn khi bạn thiếu trung thực trong học tập.
 -GV kết luận:
 +Việc b, d, g là trung thực trong học tập.
 +Việc a, c, e là thiếu trung thực trong học tập
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK trang 4)
 -GV nêu từng ý trong bài tập.
a/. Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
b/. Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c/. Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng.
 -GV kết luận:
 +Ý b, c là đúng.
 +Ý a là sai.
4.CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
 -Tự liên hệ bài tập 6- SGK trang 4
 -Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm. Bài tập 5- SGK trang 4.
-HS chuẩn bị.
-HS xem tranh trong SGK.
-HS đọc nội dung tình huống: Long mải chơi quên sưu tầm tranh cho bài học. Long có những cách giải quyết như thế nào?
-HS liệt kê các cách giải quyết của bạn Long
-HS thảo luận nhóm.
+Tại sao chọn cách giải quyết đó?
- HS đọc ghi nhớ ở SGK trang 3.
-HS phát biểu trình bày ý kiến, chất vấn lẫn nhau.
-HS lựa chọn theo 3 thái độ: tán thành, phân vân, không tán thành.
-HS thảo luận nhóm về sự lựa chọn của mình và giải thích lí do sự lựa chọn.
-Cả lớp trao đổi, bổ sung.
-HS sưu tầm các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập.
TIẾT: 2
Thø ba ngµy 23 th¸ng 11 n¨m 2007
 BÀI: 1 TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
I.MỤC TIÊU:
 -Học xong bài này HS cần phải trung thực trong học tập, biết được giá trị của sự trung thực.
 -Biết trung thực trong học tập, đồng tình ủng hộ những hành vi trong trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -SGK Đạo đức 4.
 -Các mẫu chuyện,tấm gương về trung thực trong học tập.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TIẾT: 1	
1.ỔN ĐỊNH:
2.KTBC:
 GV kiểm tra các phần chuẩn bị của hs.
3.BÀI MỚI:
a.Giới thiệu bài: Trung thực trong học tập.
b.nội dung: 
*Hoạt động 1: Xử lý tình huống
 -GV tóm tắt mấy cách giải quyết chính.
 a/.Mượn tranh của bạn để đưa cô xem.
 b/.Nói dối cô là đã sưu tầm và bỏ quên ở nhà.
 c/.Nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau.
 GV hỏi:
 * Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
 -GV kết luận: Cách nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập.
*Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 1- SGK trang 4)
 -GV nêu yêu cầu bài tập.
 +Việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập:
a/.Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
b/.Trao đổi với bạn khi học nhóm.
c/.Không làm bài, mượn vở bạn chép.
d/.Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
e/.Giấu điểm kém, chỉ báo điểm tốt với bố mẹ.
g/.Góp ý cho bạn khi bạn thiếu trung thực trong học tập.
 -GV kết luận:
 +Việc b, d, g là trung thực trong học tập.
 +Việc a, c, e là thiếu trung thực trong học tập
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK trang 4)
 -GV nêu từng ý trong bài tập.
a/. Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình.
b/. Thiếu trung thực trong học tập là giả dối.
c/. Trung thực trong  ... nhau trả lời.
+Cây lúa: thức ăn của cây lúa là nước, không khí, ánh sáng, các chất khoáng hòa tan trong đất. Hạt lúa là thức ăn của chuột, gà, chim.
+Chuột: chuột ăn lúa, gạo, ngô, khoai và nó cũng là thức ăn của rắn hổ mang, đại bàng, mèo, gà.
+Đại bàng: thức ăn của đại bàng là gà, chuột, xác chết của đại bàng là thức ăn của nhiều loài động vật khác.
+Cú mèo: thức ăn của cú mèo là chuột.
+Rắn hổ mang: thức ăn của rắn hổ mang là gà, chuột, ếch, nhái. Rắn cũng là thức ăn của con người.
+Gà: thức ăn của gà là thóc, sâu bọ, côn trùng, cây rau non và gà cũng là thức ăn của đại bàng, rắn hổ mang.
-Mối quan hệ của các sinh vật trên bắt đầu từ cây lúa.
-Từng nhóm 4 HS nhận đồ dùng và hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
-Nhóm trưởng điều khiển để lần lượt từng thành viên giải thích sơ đồ.
-Đại diện của 2 nhóm dán sơ đồ lên bảng và trình bày. Các nhóm khác bổ sung (nếu có).
-Lắng nghe.
-Quan sát và trả lời.
+Nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã gồm nhiều sinh vật với nhiều chuỗi thức ăn hơn.
-HS giải thích sơ đồ đã hoàn thành.
 Gà Đại bàng .
 Cây lúa Rắn hổ mang .
 Chuột đồng Cú mèo .
-2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi và nói cho nhau nghe.
+Hình 7: Cả gia đình đang ăn cơm. Bữa cơm có cơm, rau, thức ăn.
+Hình 8: Bò ăn cỏ.
+Hình 9: Sơ đồ các loài tảo à cá à cá hộp (thức ăn của người).
+Bò ăn cỏ, người ăn thị bò.
+Các loài tảo là thức ăn của cá, cá bé là thức ăn của cá lớn, cá lớn đóng hộp là thức ăn của người.
-2 HS lên bảng viết.
Cỏ à Bò à Người.
Các loài tảo à Cá à Người.
-Lắng nghe.
-Thảo luận cặp đôi và trả lời.
+Con người là một mắt xích trong chuỗi thức ăn. Con người sử dụng thực vật, động vật làm thức ăn, các chất thải của con người trong quá trình trao đổi chất lại là nguồn thức ăn cho các sinh vật khác.
+Việc săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt các loài động vật, môi trường sống của động vật, thực vật bị tàn phá.
+Nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt sẽ ảnh hưởng đến sự sống của toàn bộ sinh vật trong chuỗi thức ăn. Nếu không có cỏ thì bò sẽ chết, con người cũng không có thức ăn. Nếu không có cá thì các loài tảo, vi khuẩn trong nước sẽ phát triển mạnh làm ô nhiễm môi trường nước và chính bản thân con người cũng không có thức ăn.
+Thực vật rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Thực vật là sinh vật hấp thụ các yếu tố vô sinh để tạo ra các yếu tố hữu sinh. Hầu hết các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật.
+Con người phải bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật và động vật.
-Lắng nghe.
-HS thực hành và trả lời.
-HS trả lời.
-HS nghe.
Tuần : 35
Bài: 69-70	ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
I/.Mục tiêu :
 Giúp HS củng cố và mở rộng kiến thức về:
 -Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.
 -Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất.
 -Khả năng phán đoán, giải thích một số hiện tượng về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
 -Thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
 -Vai trò của không khí, nước trong đời sống.
II/.Đồ dùng dạy học :
 -Hình minh họa trang 138 SGK và câu hỏi 23, phô tô cho từng nhóm HS.
 -Giấy A4.
 -Thẻ có ghi sẵn một số chất dinh dưỡng và loại thức ăn.
III/.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1/.KTBC:
-Gọi 2 HS lên bảng vẽ chuỗi thức ăn trong tự nhiên, trong đó có con người và giải thích.
-Gọi 2 HS dưới lớp trả lời câu hỏi.
 +Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt ?
 +Thực vật có vai trò gì đối với sự sống trên Trái Đất ?
-Nhận xét sơ đồ, câu trả lời của HS và cho điểm.
2/.Bài mới:
 *Giới thiệu bài:
-Để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra cuối năm và chúng thức ăn có thêm những kiến thức khoa học trong cuộc sống, bài học hôm nay sẽ giúp các em ôn tập về nội dung vật chất và năng lượng, thực vật và động vật.
 *Hoạt động 1: Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng
-Tổ chức cho HS thi trong từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.
-Phát phiếu cho từng nhóm.
-Yêu cầu nhóm trưởng đọc nội dung câu hỏi, các thành viên trong nhóm xung phong trả lời, nhận xét, thư ký ghi lại câu trả lời của các bạn.
-Gọi các nhóm HS lên thi.
-1 HS trong lớp đọc câu hỏi, nhóm nào lắc chuông trước, nhóm đó được quyền trả lời. Trả lời đúng, được bốc thăm một phần thưởng.
-GV thu phiếu thảo luận của từng nhóm.
-Nhận xét, đánh giá câu trả lời của từng nhóm.
-Tuyên dương nhóm trả lời nhanh, đúng.
-Kết luận về câu trả lời đúng.
 *Hoạt động 2: Ôn tập về nước, không khí, ánh sáng, sự truyền nhiệt
-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.
-Yêu cầu: Nhóm trưởng đọc câu hỏi, các thành viên trong nhóm cùng lựa chọn phương án trả lời và giải thích tại sao.
GV đi giúp đỡ từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
-Gọi HS trình bày, các nhóm khác bổ sung.
-Nhận xét, kết luận về câu trả lời đúng.
-Đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để cốc nước nóng nguội đi nhanh ?
-Gọi HS nêu phương án, GV ghi nhanh lên bảng.
-Kết luận: Các phương án mà các em nêu ra đều đúng, nhưng trong mọi nơi, mọi lúc thì phương án đặt cốc nước nóng vào chậu nước lạnh là tối ưu nhất vì nếu nơi không có tủ lạnh thì làm sao chúng thức ăn có đá hoặc để cốc nước vào được. Khi đặt cốc nước nóng vào chậu nước lạnh, cốc nước đã truyền nhiệt sang cho chậu nước. Cốc nước tỏa nhiệt nên nguội đi rất nhanh.
 *Hoạt động 3: Trò chơi: Chiếc thẻ dinh dưỡng
 Cách tiến hành:
-GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 thành viên tham gia thi.
-Trên bảng GV dán sẵn 4 nhóm Vitamin A, D, B, C và các tấm thẻ rời có ghi tên các loại thức ăn. Trong vòng 1 phút các đội tham gia chơi hãy ghép tên của thức ăn vào tấm thẻ ghi chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó. Cứ 1 thành viên cầm thẻ chạy đi ghép xong chạy về chỗ thì thành viên khác mới được xuất phát. Mỗi lần ghép chỉ được ghép một tấm thẻ. Mỗi miếng ghép đúng tính 10 điểm.
-Nhận xét, tổng kết trò chơi.
Lưu ý:
 +Thẻ ghi các loại thức ăn GV lấy từ SGK hoặc tuỳ GV lựa chọn.
 +Tham khảo bảng sau để đánh giá kết quả.
Thức ăn
Vi-ta-min
Nhóm
Tên
A
D
Nhóm B
C
Sữa và các sản phẩm của sữa
Sữa
X
X
Bơ
X
Pho – mát
X
X
Sữa chua
X
Thịt và cá
Thịt gà
X
Trứng (lòng đỏ)
X
X
X
Gan
X
X
X
Cá
X
Dầu cá thu
X
X
Lương thực
Gạo có cám
X
Bánh mì trắng
X
Các loại rau quả
Cà rốt
X
X
Cà chua
X
X
Gấc
X
Đu đủ chín
X
Đậu Hà Lan
X
X
X
Cải sen
X
X
X
Các loại rau quả
Chanh, cam, bưởi
X
Chuối
X
Cải bắp
X
 *Hoạt động 4: Thi nói về: Vai trò của nước, không khí trong đời sống
 Cách tiến hành:
-GV cho HS tham gia chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 HS.
-Luật chơi: Bốc thăm đội hỏi trước. Đội này hỏi, đội kia trả lời. Câu trả lời đúng tính 10 điểm. Khi trả lời đúng mới có quyền hỏi lại.
-GV gợi ý HS hỏi về: Vai trò của nước, không khí đối với đời sống của con người, động vật, thực vật.
-Nhận xét, tổng kết trò chơi.
-Gọi 2 HS trình bày lại vai trò của nước và không khí trong đời sống.
-Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
3/.Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra cuối năm.
-HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-HS trả lời.
-4 HS làm việc trong nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng và GV.
-Đại diện của 3 nhóm lên thi.
-Câu trả lời đúng là:
1). Trong quá trình trao đổi chất thực vật lấy vào khí các-bô-níc, nước, các chất khoáng từ môi trường và thải ra môi trường khí ô-xi, hơi nước, các chất khoáng khác.
2). Trong quá trình trao đổi chất của cây. Rễ làm nhiệm vụ hút nước và các chất khoáng hòa tan trong đất để nuôi cây.
Thân làm nhiệm vụ vận chuyển nước, các chất khoáng từ rễ lân các bộ phận của cây.
Lá làm nhiệm vụ dùng năng lượng ánh sáng Mặt Trời hấp thụ khí các-bô-níc để tạo thành các chất hữu cơ để nuôi cây.
3). Thực vật là cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất được bắt đầu từ thực vật. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thự vật.
-Hoạt động trong nhóm dưới sự hướng dẫn của GV, điều khiển của nhóm trưởng.
-Đại diện của 2 nhóm lên trình bày.
Câu trả lời đúng là:
1 – b. Vì xung quanh mọi vật đều có không khí. Trong không khí có chứa hơi nước sẽ làm cho nước lạnh đi ngay. Hơi nước trong không khí ở chỗ thành cốc gặp lạnh nên ngưng tụ lại tạo thành nước. Do đó khi thức ăn sờ vào ngoài thành cốc thấy ướt.
2 –b. Vì trong không khí có chứa ô-xi cần cho sự cháy, khi cây nến cháy sẽ tiêu hao một lượng khí ô-xi, khi thức ăn úp cốc lên cây nến đang cháy, cây nến sẽ cháy yếu dần và đến khi lượng khí ô-xi trong cốc hết đi thì cây nến tắt hẳn. Khi úp cốc vào ngọn nến, không khí không được lưu thông, khí ô-xi không được cung cấp nên nến tắt.
-Trao đổi theo cặp và tiếp nối nhau nêu ý tưởng làm cho cốc nước nguội nhanh.
-Các ý tưởng:
+Đặt cốc nước nóng vào chậu nước lạnh.
+Thổi cho nước nguội.
+Rót nước vào cốc to hơn để nước bốc hơi nhanh hơn.
+Để cốc nước ra trước gió.
+Cho thêm đá vào cốc nước.
-HS nghe.
-HS nghe.
-HS nghe.
-HS trình bày.
-HS nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docKH 1-35.doc