TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết được vai trò của cơ quan hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết trong quá trình TĐC ở người.
- Hiểu và giải thích được sơ đồ.
- Hiểu và trình bày sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình minh hoạ SGK.
- Phiếu học tập theo nhóm.
Thứngày..tháng.năm 2008 Môn: Khoa học Tiết: 1 Con người cần gì để sống? I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu những điều kiện vật chất mà con người cần để duy trì sự sống của mình. - Kể những điều kiện về tinh thần cần cho sự sống. - Có ý thức giữ gìn các điều kiện vật chất và tinh thần. II. Đồ dùng dạy học - Hình minh hoạ SGK. - Phiếu học tập, bộ phiếu cắt hình cái túi dùng cho trò chơi III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) - Giới thiệu chương trình học: + Yêu cầu 1 HS đọc tên SGK + 1 HS mở mục lục và đọc tên các chủ đề B. Bài mới 1. Giới thiệu bài ( 2 phút) GV nêu mục đích giờ học – ghi bảng 2. Giảng bài. Hoạt động 1: Con người cần gì để sống?( 10 phút) - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm. + Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 đến 6 HS. + YC: thảo luận để trả lời câu hỏi. Sau đó ghi câu trả lời vào giấy. + YC HS trình bày kết quả thảo luận. + Nhận xét kết quả thảo luận của nhóm - GV tiến hành hoạt động cả lớp + GV ra hiệu, tất cả tự bịt mũi, ai cảm thấy không chịu được nữa thì thôi và giơ tay lên. Thông báo thời gian HS nhịn thở được ít nhất và nhiều nhất + Em có cảm giác thế nào? Em có thể nhịn thở lâu hơn được nữa không? - Kết luận: Như vậy chúng ta không thể nhịn thở được quá 3 phút. + Nếu nhịn ăn hoặc nhịn uống em cảm thấy thế nào? + Nếu hàng ngày chúng ta không được sự quan tâm của gia đình, bạn bè thì sẽ ra sao? - GV KL: Để sống và phát triển con người cần: + Những điều kiện vật chất. + Và điều kiện tinh thần, văn hoá, xã hội. Hoạt động 2: Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần ( 10 phút) - Yêu cầu quan sát các hình SGK. + Con người cần những gì cho cuộc sống hàng ngày của mình? - Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS, phát phiếu cho tứng nhóm. + Gọi 1 HS đọc to yêu cầu và nội dung + Gọi 1 nhóm dán phiếu đã hoàn thành vào bảng. + Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + YC HS vừa quan sát tranh SGK vừa đọc lại phiếu học tập. + Con người cần gì để duy trì sự sống? + Hơn hẳn động vật và thực vật con người cần gì để sống?. - GV kết luận. Hoạt động 3: Trò chơi:”Cuộc hành trình đến hành tinh khác”.( 10 phút) - Phổ biến cách chơi. + Phát các phiếu có hình túi cho HS và YC. Khi đi du lịch hãy suy nghĩ xem mình nên mang theo những thứ gì. Hãy viết vào túi. + Chia lớp thành nhóm. - YC các nhóm tiến hành trong 5 phút rồi trình bày, GV hỏi: Hỏi vì sao lại phải mang theo những thứ đó. - Nhận xét, khen các nhóm có ý tưởng hay. C. Củng cố - dặn dò ( 3 phút) - Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giữ gìn những điều kiện đó? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài, CBBS. + 1 HS đọc + 1 HS đọc - Lắng nghe, ghi vở + HS chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký để tiến hành thảo luận. + Tiến hành thảo luận và ghi ý kiến vào giấy. + Đại diện nhóm trình bày kết quả. + Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau. + Hoạt động theo YC của GV + (Thấy khó chịu và không thể nhịn thở hơn được nữa.) + Lắng nghe + (Đói, khát và mệt) + (Cảm thấy buồn và cô đơn.) - Lắng nghe, ghi nhớ. + Quan sát + 8 HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS nêu nội dung của 1 hình. - Chia nhóm, nhận phiếu học tập và làm việc trong nhóm - 1 HS đọc . + 1 nhóm dán phiếu + Nhận xét, bổ sung. + Quan sát tranh và đọc phiếu. +( Không khí, nước, ánh sáng, thức ăn.) +( Nhà ở, trường học, bệnh viện, tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, phương tiện giao thông, các phương tiện để vui chơi, giải trí.) - Lắng nghe, ghi nhớ. - Tiến hành chơi theo hướng dẫn của GV. - Nộp các phiếu và cử đại diện trả lời. - 2-3 HS trả lời. Thứ...ngày.tháng.năm 200 Môn: Khoa học Tiết: 2 trao đổi chất ở người I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu được những chất lấy vào và thải ra trong quá trình sống của cơ thể người. - Vẽ được sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể người môi trường và giải thích được ý nghĩa. II. Đồ dùng dạy học: - Hình minh hoạ SGK. - 3 sơ đồ SGK, 3 bộ thẻ ghi từ III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) - Gọi 2 h/s lên bảng trả lời câu hỏi: + Con người cần những gì để duy trì sự sống? + Hơn hẳn động vật, cuộc sống của con người còn cần những gì? - GV nhận xét, đánh giá B. Bài mới 1. Giới thiệu bài ( 2 phút) GV nêu mục đích giờ học – ghi bảng 2. Giảng bài. Hoạt động 1: Trong quá trình sống, cơ thể người lấy gì và thải ra những gì? ( 10 phút) - GV hướng dẫn HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp. + Trong quá trình sống của mình, cơ thể lấy vào và thải ra những gì? + Gọi HS trả lời - GV kết luận: - GV tiến hành hoạt động cả lớp + YC HS đọc mục “Bạn cần biết” + Quá trình trao đổi chất là gì? + Cho HS 1 đến 2 phút suy nghĩ và trả lời. + Kết luận Hoạt động 2: Trò chơi “Ghép chữ vào sơ đồ” ( 10 phút) - Chia lớp thành 3 nhóm, phát các thẻ có ghi chữ cho HS và yêu cầu: + Các nhóm thảo luận về sơ đồ TĐC. + Gọi đại diện trình bày + Nhận xét sơ đồ và trình bày của từng nhóm. + Tuyên dương nhóm thắng cuộc. Hoạt động 3: Thực hành:Vẽ sơ đồ trao đổi chất của cơ thể người với môi trường ( 10 phút) - Hướng dẫn HS tự vẽ sơ đồ sự TĐC theo nhóm 2. - Gọi HS lên bảng trình bày sản phẩm của mình. + Nhận xét cách trình bày và sơ đồ của từng nhóm. + Tuyên dương những HS trình bày tốt. C. Củng cố - dặn dò ( 3 phút) - Nêu quá trình TĐC ở người và môi trường? - Nhận xét giờ học, khen những HS, nhóm HS xây dựng bài tốt. - Dặn HS về nhà học lại bài và CBBS. 2 h/s nối nhau trả lời, h/s khác nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi vở - Quan sát tranh, thảo luận cặp và rút ra câu trả lời đúng. - H/s nối nhau phát biểu, h/s khác nhận xét (+ Lấy thức ăn, nước uống + Không khí, ánh sáng từ môi trường. + Thải ra môi trường khí các-bo-níc, các chất thừa, cặn bã.) - Lắng nghe - 2 HS đọc to, lớp theo dõi và đọc thầm + Suy nghĩ và trả lời + Lắng nghe và ghi nhớ. + 2 đến 3 HS nhắc lại kết luận. - Chia nhóm và nhận đồ dùng. + Thảo luận và hoàn thành sơ đồ + 3 HS lên bảng trình bày - 2 HS ngồi cùng bàn tham gia vẽ. + Từng cặp HS lên bảng trình bày. + Chọn ra những sơ đồ thể hiện đúng nhất và người trình bày hay nhất. - 2 HS trả lời. Thứ..ngày.tháng..năm 200 Môn: Khoa học Tiết: 3 trao đổi chất ở người (tiếp theo) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết được vai trò của cơ quan hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết trong quá trình TĐC ở người. - Hiểu và giải thích được sơ đồ. - Hiểu và trình bày sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan. II. Đồ dùng dạy học - Hình minh hoạ SGK. - Phiếu học tập theo nhóm. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ ( 5phút) - Gọi 2 HS lên bảng + Trong quá trình sống của mình, cơ thể lấy vào và thải ra những gì? + Vẽ lại sơ đồ quá trình TĐC. - Để có điều kiện cần cho sự sống chúng ta phải làm gì? - Nhận xét, cho điểm HS. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài ( 2 phút) GV nêu mục đích giờ học – ghi bảng 2. Giảng bài. Hoạt động 1: Chức năng của các cơ quan tham gia quá trình TĐC( 10 phút) - YC HS quan sát các hình minh hoạ SGK nối nhau trả lời: + Hình minh hoạ cơ quan nào trong quá trình TĐC + Cơ quan đó có chức năng gì trong quá trình TĐC? + Gọi 4 HS lên bảng vừa chỉ vào hình vừa giới thiệu. + Nhận xét câu trả lời. - Kết luận Hoạt động 2: Sơ đồ quá trình TĐC ( 10 phút) - Chia lớp thành các nhóm nhỏ 4 đến 6 HS, phát phiếu học tập cho từng nhóm: + HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. + 3 đến 5 phút gọi HS dán phiếu. Gọi nhóm khác nhận xét. - Yêu cầu Hs nhìn vào phiếu và trả lời: + Quá trình TĐK do cơ quan nào thực hiện, nó lấy vào và thải ra những gì? + Quá trình TĐTĂ do cơ quan nào thực hiện, nó diễn ra ntn? + Quá trình bài tiết do cơ quan nào thực hiện, nó diễn ra ntn? + Nhận xét câu trả lời của HS. - Kết luận. Hoạt động 3: Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết trong việc thực hiện quá trình TĐC.( 10 phút) - Dán sơ đồ lên bảng và gọi HS đọc phần “thực hành” - YC HS suy nghĩ và viết các từ cho trước vào chỗ chấm gọi 1 HS lên bảng gắn các tấm thẻ từ. + Gọi HS nhận xét bài bạn. + Kết luận, khen các nhóm thực hiện tốt. - GV hướng dẫn HS làm theo cặp. + Quan sát sơ đồ và: Nêu vai trò của từng cơ quan trong quá trình TĐC. + Gọi 2 đến 3 cặp HS lên thực hiện câu hỏi và trả lời trước lớp. HS khác bổ sung. + Nhận xét, khen các nhóm thực hiện tốt. + Kết luận C. Củng cố - dặn dò ( 3 phút) - Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình TĐC ngừng hoạt động? - Nhận xét tiết học, khen HS, nhóm HS xây dựng bài tốt. - Dặn HS về nhà học phần bạn cần biết và vẽ sơ đồ ở trang 7 SGK và CBBS. - 2 HS lên bảng trả lời, các h/s khác nhận xét, bổ sung - 1 h/s trả lời - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi vở - Quan sát hình minh hoạ và trả lời. + Lắng nghe và ghi nhớ. - HS chia nhóm và nhận phiếu học tập. + Tiến hành thảo luận theo nội dung phiếu. + Đại diện hai nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Đọc phiếu học tập và trả lời. + Cơ quan hô hấp thực hiện. +( Cơ quan tiêu hoá thực hiện, lấy vào nước và các TĂ sau đó thải ra phân.) + (Cơ quan bài tiết nước tiểu và da thực hiện, nó lấy vào nước và thải ra nước tiểu, mồ hôi.) - Lắng nghe, ghi nhớ. - 2 HS lần lượt đọc phần thực hành. + Suy nghĩ và làm bài, 1 HS lên bảng gắn thẻ từ. + 1 HS nhận xét. - 2 HS thảo luận theo hình thức 1 HS hỏi 1HS trả lời và ngược lại. + Lắng nghe, ghi nhớ. - 2 HS trả lời Thứ.ngày.tháng.năm 200 Môn: Khoa học Tiết: 4 CáC CHấT DINH Dưỡng có trong thức ăn Vai trò của chất bột đường I. Mục tiêu: Giúp HS: - Phân loại được thức ăn hàng ngày vào nguồn gốc động vật hoặc nguồn gốc thực vật. - Dựa vào những chất dinh dưỡng có chứa nhiều trong thức ăn đó. - Biết được các thức ăn có chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng. - Có ý thức ăn đầy đủ các loại thức ăn. II. Đồ dùng dạy học - Hình minh hoạ SGK. - Phiếu học tập, các thẻ từ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) - Gọi 2 HS lên bảng + Hãy kể tên các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất và nêu mối liên quan giữa chúng + Giải thích sơ đồ sự TĐC của cơ thể người với môi trường. - Nhận xét, cho điểm HS. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài ( 2 phút) GV nêu mục đích, YC giờ học – ghi bảng 2. Giảng bài. Hoạt động 1: Phân loại thức ăn và đồ ... ác hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: (5phút) - Gọi HS lên bảng: + Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống ntn? + Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc ntn? - Nhận xét, cho điểm HS. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài (2phút) GV nêu mục đích, YC giờ học – ghi bảng 2. Giảng bài. Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước (10phút) - Cho HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi sau: + Mô tả những gì em nhìn thấy ở hình 1,2,3. Việc nào nên làm và không nên làm gì? Vì sao? + Theo em chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước - Nhận xét các ý kiến của HS - Gọi 2 HS đọc trước lớp ý 1,2 mục Bạn cần biết. Hoạt động 2: Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi (10phút) - Chia HS thành các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận. + YC HS các nhóm quan sát hình 4,5 SGK, thảo luận và TLCH: + Hình minh hoạ cho em biết điều gì? + Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu? + Trước khi đi bơi và sau khi bơi cần chý ý điều gì? + Nhận xét - Kết luận Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ, ý kiến (10phút) - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm + Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm + YC các nhóm thảp luận để TLCH: Nếu mình trong tình huống đó em sẽ làm gì? - GV chốt ý đúng C. Củng cố – dặn dò - Nêu một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tại nạn đuối nước? - Nhận xét giờ học - Về nhà học thuộc Bạn cần biết SGK. - Dặn HS luôn có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh - 2 HS lên bảng TLCH, h/s khác nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi vở - Tiến hành thảo luận nhóm, sau đó 4 cặp đại diện trình bày - Các cặp khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. + 2 HS nối tiếp nhau đọc to - Tiến hành thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm trình KQ. (+ Phải vận động, tập các bài tập để không bị cảm lạnh hay “Chuột rút”, tắm bằng nước ngọt trước khi bơi. Sau khi bơi cần tấm lại bằng xà bông và nước ngọt). + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Lắng nghe, ghi nhớ. + Thảo luận nhóm 4 và nhận phiếu + Đại diện các nhóm trình bày. + N1: Tình huống 1 + N2 Tình huống 2 + N3: Tình huống 3 + N4: Tình huống 4 + N5: Tình huống 5 - HS nêu - Lắng nghe Thứ.ngày..tháng.năm 200 Môn: Khoa học Tiết: 18 ôN TậP: Con người và sức khoẻ I. Mục tiêu: Giúp HS: Củng cố lại kiến thức cơ bản đã học về con người và sức khoẻ. Trình bày trước nhóm và trước lớp những kiến thức cơ bản về sự TĐC của cơ thể người với môi trường, vai trò của các chất dinh dưỡng, cách phòng tránh một số bệnh thông thường và tai nạn sông nước. Hệ thống hoá những kiến thức đã học Biết áp dụng những kiến thức cơ bản vào cuộc sống. Có ý thức trong ăn uống và phòng tránh bệnh tật, tai nạn. II. Đồ dùng dạy học HS chuẩn bị phiếu đã hoàn thành, các mô hình rau, quả, con giống. Ô chữ, vòng quay, phần thưởng. Nội dung thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: (5phút) - Gọi h/s lên bảng trả lời + Nhắc lại tiêu chuẩn về một bữa ăn cân đối. -+ Nêu những thức ăn em đã sử dụng trong hôm qua và tự nhận xét bữa ăn đó đã cân đối hay chưa - GV nhận xét, đánh giá B. Bài mới 1. Giới thiệu bài (2phút) GV nêu mục đích, YC giờ học – ghi bảng 2. Giảng bài. Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề: Con người và sức khoẻ ( 30phút) - YC các nhóm thảo luận và trình bày + 4 nội dung phân cho các nhóm thảo luận: 1) Quá trình TĐC của con người 2) CáC chất dinh dưỡng cần cho cơ thể người. 3) Các bệnh thông thường 4) Phòng tránh tai nạn sông nước. - Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp + YC sau mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác đều chuẩn bị câu hỏi để hỏi lại nhằm tìm hiểu rõ nội dung trình bày. - Tổng hợp các ý kiến của HS - Nhận xét C. Củng cố – dặn dò (3phút) - Nhận xét giờ học - Tổ trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị bài của các bạn - 1 HS nhắc lại - Lắng nghe - Lắng nghe, ghi vở - Tiến hành thảo luận trong nhóm 4, sau đó đại diện các nhóm trình bày. + Nhóm 1: Nội dung 1 + Nhóm 2:Nội dung 2. + Nhóm 3: Nội dung 3 + Nhóm 4: Nội dung 4 - 4 nhóm cử đại diện trình bày, nhóm khác lắng nghe, nhận xét - Các nhóm tiến hành trao đổi, hỏi nhóm trình bày một số câu hỏi. (Ví dụ:+ Nhóm 1: . Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình TĐC . Con người cần gì để sống? + Nhóm 2: . TĂ, đồ uống có nguồn gốc từ đâu? . Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại TĂ? + Nhóm 3: . Tại sao chúng ta phải diệt ruồi? . Để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy ta phải làm gì? + Nhóm 4: . Đối tượng nào hay bị tai nạn sông nước? . Trước và sau khi bơi hoặc tập bơi cần chú ý điều gì?) - Các nhóm được hỏi thảo luận và đại diện nhóm trả lời - Nhóm khác nhận xét, bổ sung Thứngày.tháng..năm 200 Môn: Khoa học Tiết: 19 ôN TậP: Con người và sức khoẻ ( tiết 2) I. Mục tiêu: Giúp HS: Củng cố lại kiến thức cơ bản đã học về con người và sức khoẻ. Trình bày trước nhóm và trước lớp những kiến thức cơ bản về sự TĐC của cơ thể người với môi trường, vai trò của các chất dinh dưỡng, cách phòng tránh một số bệnh thông thường và tai nạn sông nước. Hệ thống hoá những kiến thức đã học Biết áp dụng những kiến thức cơ bản vào cuộc sống. Có ý thức trong ăn uống và phòng tránh bệnh tật, tai nạn. II. Đồ dùng dạy học Ô chữ, vòng quay, phần thưởng. Nội dung thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: (5phút) - Gọi h/s trả lời: + Con người cần gì để sống? + Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? + Trước và sau khi bơi hoặc tập bơi cần chú ý điều gì? - GV nhận xét, đánh giá B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: (2phút) - GV nêu yêu cầu giờ học 2/ Nội dung ôn tập: Hoạt động 2: Trò chơi: Ô chữ kỳ diệu (15phút) - GV phổ biến luật chơi - GV tổ chức cho HS chơi theo mẫu - GV tổ chức cho các nhóm HS chơi - GV nhận xét, phát phần thưởng Hoạt động 3: Trò chơi: “Ai chọn TĂ hợp lý?” (15phút) - Cho HS tiến hành hoạt động trong nhóm + YC các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét + Nhận xét C. Củng cố – dặn dò - Gọi 2 HS đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lí. - Về nhà vẽ 1 bức tranh để nói với mọi người cùng thực hiện một trong 10 điều khuyên dinh dưỡng. - CBBS - 3 h/s trả lời, h/s khác nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - Tiến hành hoạt động nhóm. + Trình bày và nhận xét + Lắng nghe + Tham gia chơi - Chia nhóm 4 cùng nhau chơi Thứ..ngày..tháng.năm 200 Môn: Khoa học Tiết: 20 nước có tính chất gì? I. Mục tiêu: Giúp HS: Quan sát và tự phát hiện màu, mùi, vị của nước. Làm thí nghiệm, tự chứng minh được các tính chất của nước. Có khả năng tự làm thí nghiệm, khám phá các tri thức II. Đồ dùng dạy học Các hình minh hoạ SGK. HS Và GV cùng chuẩn bị: đồ dùng để làm TN: cốc thuỷ tinh, nước, chai, 1 tấm kính, khay, + 2 Cốc thủy tinh giống nhau. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: (5phút) - Gọi HS lên bảng + Nêu 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý? + Nhận xét, cho điểm HS. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích giờ học 2. Giảng bài. Hoạt động 1: Màu, mùi và vị của nước (10phút) - Tiến hành hoạt động trong nhóm + YC các nhóm quan sát 2 chiếc cốc thủy tinh vừa đổ nước lọc và sữa vào. Trao đổi và TLCH + Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa? + Làm thế nào, bạn biết điều đó? + Em có nhận xét gì về màu, mùi, vị của nước? + Gọi các nhóm khác bổ sung, nhận xét. GV ghi nhanh lên bảng, tính chất của 2 cốc nước. - Nhận xét Hoạt động 2: Nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía (10phút) - GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm + YC HS chuẩn bị đồ dùng TN + YC các nhóm cử 1 HS đọc phần thí nghiệm trong SGK, 1 HS thực hiện thí nghiệm , HS khác quan sát và TLCH. + Nước có hình gì? + Nước chảy như thế nào? + Nhận xét, bổ sung + Quan hai TN vừa làm, em có kết luận gì về tính chất của nước? Nước có hình dạng nhất định không? Hoạt động 3: Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất (10phút) - Tiến hành hoạt động lớp + Khi vô ý làm đổ mực, nước ra bàn em thường làm thế nào? + Tại sao người ta lại dùng vải để lọc nước mà không lo nước thấm hết vải? + Làm thế nào để biết một chất có hoà tan hay không trong nước? - Tổ chức cho HS làm TN + YC 4 HS lên làm TN trước lớp + Sau khi làm TN em có nhận xét gì? + YC 3 HS lên bảng làm TN với đường, muối, cát xem chất nào hoà tan trong nước + Sau khi làm TN có nhận xét gì? + Qua hai TN em có nhận xét gì về tính chất của nước? C. Củng cố – dặn dò (3phút) - Nước có tính chất gì - Nhận xét giờ học - Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết SGK - 2 HS lên bảng TLCH - Lắng nghe, ghi vở - Tiến hành hoạt động nhóm 4 + Quan sát và thảo luận về tính chất của nước. Sau đó 1 nhóm thảo luận, lên trình bày trước lớp + Nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe - Tiến hành làm thí nghiệm + Làm TN, quan sát và thảo luận (+ Nước có hình dạng của chai lọ, hộp, vật chứa nước.) (+ Từ trên cao xuống, chảy tràn qua mọi phía) + Các nhóm nhận xét, bổ sung. (+ Nước không có hình dạng nhất định, nó có thể chảy tràn ra khắp mọi phía, chảy từ trên cao xuống dưới) (+ Lấy giẻ, giấy thấm, khăn lau để thấm nước) (+ Vì mảnh vải chỉ thấm được một lượng nước nhất định) (+ Cho chất đó vào cốc có nước, dùng thìa khuấy đều lên sẽ biết được.) - Làm TN + 4 HS làm TN (+ Vải, bông, giấy là những vật có thể thấm nước) + 3 HS lên làm TN (+ thấy đường, muối tan trong nước, cát không tan trong nước) (+ Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.) - 3 HS trả lời - Lắng nghe Phiếu học tập Bài: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng Họ và tên học sinh:. Lớp:.. 1/ Nối các ô ở cột A với các ô ở cột B sao cho phù hợp A B Sẽ bị suy dinh dưỡng Sẽ không lớn được và trở nên gầy còm, ốm yếu Sẽ bị còi xương Sẽ phát triển chậm hoặc kém thông minh, dễ bị bênh bướu cổ Sẽ bị bênh bướu cổ và mắt kém Thiếu năng lượng và chất đạm Thiếu i - ốt Thiếu thức ăn Thiếu vi- ta- min D Thiếu vi– ta– min A 2/ Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng a/ ích lợi của việc ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là c Để có đủ chất dinh dưỡng, năng lượng c Để phát triển về thể chất, trí tuệ và chống đỡ bệnh tật c Cả hai ý trên đều đúng b/ Khi phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng cần c Điều chỉnh thức ăn cho hợp lí c Đưa trẻ đến bênh viện đẻ khám và chữa trị c Cả hai ý trên đều đúng
Tài liệu đính kèm: