Giáo án Khoa học 4 - Tiết 25 đến tiết 32

Giáo án Khoa học 4 - Tiết 25 đến tiết 32

I Mục đích - yêu cầu:

1.Kiến thức: Giúp HS:

-Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm :

+ Nước sạch : trong suốt , không màu , không mùi , không vị.không chứa các sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.

- Nước bị ô nhiễm : Có màu , có chất bẩn , có mùi hôi , chứa các sinh vật nhiều quá mức cho phép , chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.

 2.Kỹ năng: -Biết được nước sạch và nước bị ô nhiễm bằng mắt thường và bằng thí nghiệm.

3.Thái độ : -Luôn có ý thức sử dụng nước sạch, không bị ô nhiễm.

 GDMVMT: - Có ý bảo vệ nguồn nước , khômg để nước bị ô nhiễm.

II/ Đồ dùng dạy- học:

 

doc 20 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1480Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 4 - Tiết 25 đến tiết 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : .. Ngày dạy :  
Tuần: 13 Môn: KHOA HỌC
Tiết : 25 BÀI 25: NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: Giúp HS:
-Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm :
+ Nước sạch : trong suốt , không màu , không mùi , không vị.không chứa các sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.
- Nước bị ô nhiễm : Có màu , có chất bẩn , có mùi hôi , chứa các sinh vật nhiều quá mức cho phép , chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
 2.Kỹ năng: -Biết được nước sạch và nước bị ô nhiễm bằng mắt thường và bằng thí nghiệm.
3.Thái độ : -Luôn có ý thức sử dụng nước sạch, không bị ô nhiễm.
 GDMVMT: - Có ý bảo vệ nguồn nước , khômg để nước bị ô nhiễm.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 HS : chuẩn bị theo nhóm:
 +Một chai nước sông hay hồ, ao (hoặc nước đã dùng như rửa tay, giặt khăn lau bảng), một chai nước giếng hoặc nước máy.
 +Hai vỏ chai; hai phễu lọc nước; 2 miếng bông.
 GV : chuẩn bị kính lúp theo nhóm.
 -Mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá (pho-to theo nhóm).
III/ Hoạt động dạy- học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
 1) Em hãy nêu vai trò của nước đối với đời sống của người, động vật, thực vật ?
 -GV nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: GV nêu MĐ,YC của tiết học. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Hoạt động 1: Làm thí nghiệm: Nước sạch, nước bị ô nhiễm.
 -GV tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm theo định hướng sau:
 -Đề nghị các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.
 -Yêu cầu 1 HS đọc to thí nghiệm trước lớp.
 -GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
 -Gọi 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV chia bảng thành 2 cột và ghi nhanh những ý kiến của nhóm.
 -GV nhận xét, tuyên dương ý kiến hay của các nhóm.
 * Qua thí nghiệm chứng tỏ nước sông hay hồ, ao hoặc nước đã sử dụng thường bẩn, có nhiều tạp chất như cát, đất, bụi,  nhưng ở sông, (hồ, ao) còn có những thực vật hoặc sinh vật nào sống ?
 -Yêu cầu 3 HS quan sát nước ao, (hồ, sông) qua kính hiển vi.
 -Yêu cầu từng em đưa ra những gì em nhìn thấy trong nước đó.
 -GV kết luận
 * Hoạt động 2: Nước sạch, nước bị ô nhiễm. 
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
 -Phát phiếu bảng tiêu chuẩn cho từng nhóm.
 -Yêu cầu HS thảo luận và đưa ra các đặc điểm của từng loại nước theo các tiêu chuẩn đặt ra. Kết luận cuối cùng sẽ do thư ký ghi vào phiếu.
 -GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
 -Yêu cầu 2 đến 3 nhóm đọc nhận xét của nhóm mình và các nhóm khác bổ sung, GV ghi các ý kiến đã thống nhất của các nhóm lên bảng.
 -Yêu cầu các nhóm bổ sung vào phiếu của mình nếu còn thiếu hay sai so với phiếu trên bảng.
 -Phiếu có kết quả đúng là:
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Đặc điểm
Nước sạch
Nước bị ô nhiễm
Màu
Không màu, trong suốt
Có màu, vẩn đục
Mùi
Không mùi
Có mùi hôi
Vị
Không vị
Vi sinh vật
Không có hoặc có ít không đủ gây hại
Nhiều quá mức cho phép
Có chất hoà tan
Không có các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
Chứa các chất hoà tan có hại cho sức khỏe con người.
 -Yêu cầu 2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 
53 / SGK.
GV hỏi :Nước bị ô nhiễm ảnh hưởng gì đến con người ?
GV giảng :Nước rất quan trọng đối với đời sống con người và mọi thực vật , động vật trên toàn thế giới .Vì vậy chúng ta phải có ý thức bảo vệ nguồn nước . 
 * Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai. 
 -GV đưa ra kịch bản cho cả lớp cùng suy nghĩ: Một lần Minh cùng mẹ đến nhà Nam chơi: Mẹ Nam bảo Nam đi gọt hoa quả mời khách. Vội quá Nam liền rửa dao vào ngay chậu nước mẹ em vừa rửa rau. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Nam.
 -Nêu yêu cầu: Nếu em là Minh em sẽ nói gì với bạn ?
 -GV cho HS tự phát biểu ý kiến của mình.
 -GV nhận xét, tuyên dương những HS có hiểu biết và trình bày lưu loát.
-HS hoạt động nhóm.
-HS báo cáo.
-2 HS trong nhóm thực hiện lọc nước cùng một lúc, các HS khác theo dõi để đưa ra ý kiến sau khi quan sát, thư ký ghi các ý kiến vào giấy. Sau đó cả nhóm cùng tranh luận để đi đến kết quả chính xác. Cử đại diện trình bày trước lớp.
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe và phát biểu.
-HS quan sát.
-HS thảo luận.
-HS nhận phiếu, thảo luận và hoàn thành phiếu.
-HS trình bày.
-HS sửa chữa phiếu.
-2 HS đọc.
-HS lắng nghe và suy nghĩ.
-HS trả lời.
GDBVMT
4.Củng cố- dặn dò:
 -Nhận xét giờ học .
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS về nhà tìm hiểu vì sao ở những nơi em sống lại bị ô nhiễm ?
IV. NHỮNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG CHO NĂM HỌC SAU:
..
Ngày soạn : 6 - 11 - 2009 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 11 - 11 - 2009 
Tuần: 13 Môn: KHOA HỌC
Tiết : 26 BÀI 26: NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: 
Giúp HS:
 -Nêu những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước:
+ Xả rác , phân , nước thải bừa bãi..
+ Sử dụng phân bón hoá học , thuốc trừ sâu.
+ Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ,.
+ Vỡ dường ống dẫn dầu , ..
2.Kỹ năng: nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người : lan truyền nhiều bệnh . 80 % các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
3.Thái độ : -Có ý thức hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.
 GDMVMT: - Có ý thức bảo vệ nguồn nước và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện .vì đó là sức khoẻ , là cuộc sống của con người.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trong SGK trang 54, 55 (phóng to nếu có điều kiện).
III/ Hoạt động dạy- học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: GV nêu MĐ,YC của tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
*Hoạt động1:Những nguyên nhân làm ô nhiễm nước.
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
 -Yêu cầu HS các nhóm quan sát các hình minh hoạ 
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 54 / SGK, trả lời 2 câu hỏi sau:
 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ?
 2) Theo em, việc làm đó sẽ gây ra điều gì ?
 -GV theo dõi câu trả lời của các nhóm để nhận xét, tổng hợp ý kiến.
 * Kết luận: Có rất nhiều việc làm của con người gây ô nhiễm nguồn nước. Nước rất qua trọng đối với đời sống con người, thực vật và động vật, do đó chúng ta cần hạn chế những việc làm có thể gây ô nhiễm nguồn nước.
-Sau hoạt động 1 GV chuyển ý :
 -Ngoài những việc làm trên, người ta còn dùng mìn đất bắt cá gây ra tác hại gì ?
GV : Bên cạnh đó , việc đánh cá bằng mìn phá huỷ môi trường sinh thái nước , gây ô nhiễm môi trường nước là việc làm thiếu ý thức , chúng ta cần ngăn chặn những hành động trên.
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu thực tế. 
 -Các em về nhà đã tìm hiểu hiện trạng nước ở địa phương mình. Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến nước ở nơi em ở bị ô mhiễm ?
-Trước tình trạng nước ở địa phương như vậy. Theo em, mỗi người dân ở địa phương ta cần làm gì ?
 * Hoạt động 3: Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm.
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
 -Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi: 
 -Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật ?
 -GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
 -GV nhận xét câu trả lời của từng nhóm.
GV chuyển ý GDMT:
-Các em thấy môi trường sống xung quanh của chúng ta như thế nào ?
- Chúng ta làm được những gì để góp phần bảo vệ môi trường ?
GV giảng : Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước chủ yếu là do con người . Vì vậy chúng ta phải khắc phục hậu quả này , để cuộc sống của chúng ta ngày một tươi đẹp và có nhiều sức khoẻ.
-HS thảo luận.
-HS quan sát, trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS suy nghĩ, tự do phát biểu.
-HS phát biểu.
-HS tiến hành thảo luận
-Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp lắng nghe và thực hiện.
GDBVMT
GDBVMT
 4.Củng cố- dặn dò:
 -Nhận xét giờ học.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS về nhà tìm hiểu xem gia đình hoặc địa phương mình đã làm sạch nước bằng cách nào ?
IV. NHỮNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG CHO NĂM HỌC SAU:
Ngày soạn : .. Ngày dạy :  
Tuần: 14 Môn: KHOA HỌC
Tiết : 27 BÀI 27: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
I Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức: Giúp HS:
-Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc , khử trùng , đun sôi,.
-Nêu được một số cách làm sạch nước và hiệu quả của từng cách mà gia đình và địa phương đã áp dụng.
2.Kỹ năng:
+ Biết đun sôi nước trước khi uống .
+ Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc hại còn tồn tại trong nước.
-Nêu được tác dụng của từng giai đoạn lọc nước đơn giản và sản xuất nước sạch của nhà máy nước.
-Biết được sự cần thiết của đun sôi nước trước khi uống.
3.thái độ : -Luôn có ý thức giữ sạch nguồn nước ở mỗi gia đình, địa phương.
GDBVMT: - Biết được cách làm nguồn nước trong sạch nhất chính là ý thức bảo vệ môi trường
II/ Đồ dùng dạy- học:
 HS – GV : chuẩn bị theo nhóm các dụng cụ thực hành: Nước đục, hai chai nhựa trong giống nhau, giấy lọc, cát, than bột.
 -Phiếu học tập cá nhân.
III/ Hoạt động dạy- học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
-Những nguyên nhân nào làm ô nhiễm nước ?
-Ng ... ường , để bầu không khí ngày một trong sạch hơn.
 * Hoạt động 3: Cuộc thi: Em làm thí nghiệm. 
 -GV tổ chức cho HS thi theo tổ.
 -Yêu cầu các tổ cùng thảo luận để tìm ra trong thực tế còn có những ví dụ nào chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta, không khí có trong những chỗ rỗng của vật. Em hãy mô tả thí nghiệm đó bằng lời.
 -GV nhận xét từng thí nghiệm của mỗi nhóm. 
-HS cả lớp.
-HS làm theo.
-Quan sát và trả lời.
-HS lắng nghe.
-Nhận nhóm và đồ dùng thí nghiệm.
-HS đọc.
-HS tiến hành làm thí nghiệm và trình bày trước lớp.
-Đại diện các nhóm lên trình bày
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát lắng nghe.
-3 đến 5 HS nhắc lại.
-HS thảo luận.
-HS trình bày.
GDBVMT
4.Củng cố- dặn dò:
 -Làm thế nào để biết có không khí?
 -Khí quyển là gì?
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS về nhà mỗi HS chuẩn bị 3 quả bóng bay với những hình dạng khác nhau.
 -Xem trước bài Không khí có những tính chất gì?
IV. NHỮNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG CHO NĂM HỌC SAU:
..
Ngày soạn : .. Ngày dạy :  
Tuần: 16 Môn: KHOA HỌC
Tiết : 31 BÀI 31: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?
I Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:Giúp HS:
Quan sát và làm thí nghiệm và phát hiện ra một số tính chất của không khí: Trong suốt, không có màu, khống có mùi, không có vị, không có hình dạng nhất định. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
2.Kỹ năng:
-Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống : bơm xe,.
-Biết được ứng dụng tính chất của không khí và đời sống.
3.Thái độ :
 -Có ý thức giữ sạch bầu không khí chung.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -HS : chuẩn bị bóng bay và dây thun hoặc chỉ để buộc.
 -GV: Bơm tiêm, bơm xe đạp, quả bóng đá, 1 lọ nước hoa hay xà bông thơm.
III/ Hoạt động dạy- học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
 1) Không khí có ở đâu ? Lấy ví dụ chứng minh ?
 2) Em hãy nêu định nghĩa về khí quyển ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Hoạt động 1: Không khí trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị.
 -GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.
 -GV giơ cho cả lớp quan sát chiếc cốc thuỷ tinh rỗng và hỏi. Trong cốc có chứa gì ?
 -Yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện: sờ, ngửi, nhìn nếm trong chiếc cốc và lần lượt trả lời các câu hỏi:
 +Em nhìn thấy gì ? Vì sao ?
 +Dùng mũi ngửi, lưỡi nếm em thấy có vị gì ?
 -GV xịt nước hoa vào một góc phòng và hỏi: Em ngửi thấy mùi gì ?
 +Đó có phải là mùi của không khí không ?
 -GV giải thích: Khi ta ngửi thấy có một mùi thơm hay mùi khó chịu, đấy không phải là mùi của không khí mà là mùi của những chất khác có trong không khí như là: mùi nước hoa, mùi thức ăn, mùi hôi thối của rác thải 
 -Vậy không khí có tính chất gì ?
 -GV nhận xét và kết luận câu trả lời của HS.
 * Hoạt động 2: Trò chơi: Thi thổi bóng. 
 GV tổ chức cho HS hoạt động theo tổ.
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 -Yêu cầu HS trong nhóm thi thổi bóng trong 3 đến 5 phút.
 -GV nhận xét, tuyên dương những tổ thổi nhanh, có nhiều bóng bay đủ màu sắc, hình dạng.
-Hỏi:1) Cái gì làm cho những quả bóng căng phồng lên 
 2) Các quả bóng này có hình dạng như thế nào ?
 3) Điều đó chứng tỏ không khí có hình dạng nhất
 định không ? Vì sao ?
 * Kết luận: Không khí không có hình dạng nhất định mà nó có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó.
 -Hỏi: Còn những ví dụ nào cho em biết không khí không có hình dạng nhất định.
* Hoạt động 3:Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. 
 -GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.
 -GV có thể dùng hình minh hoạ 2 trang 65 hoặc dùng bơm tiêm thật để mô tả lại thí nghiệm.
 -Hỏi: Qua thí nghiệm này các em thấy không khí có tính chất gì ?
 -GV ghi nhanh câu trả lời của HS lên bảng.
 -GV tổ chức hoạt động nhóm.
 -Phát cho mỗi nhóm nhỏ một chiếc bơm tiêm hoặc chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm quan sát và thực hành bơm một quả bóng.
 -Các nhóm thực hành làm và trả lời:
 +Tác động lên bơm như thế nào để biết không khí bị nén lại hoặc giãn ra ?
-Kết luận: Không khí có tính chất gì ?
Không khí ở xung quanh ta, Vậy để giữ gìn bầu không khí trong lành chúng ta nên làm gì ?
-HS quan sát và trả lời.
-HS dùng các giác quan để phát hiện ra tính chất của không khí.
-HS lắng nghe.
-HS hoạt động theo tổ.
-HS cùng thổi bóng, buộc bóng theo tổ.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
-HS cả lớp.
-HS quan sát, lắng nghe.
-HS trả lời.
4.Củng cố- dặn dò:
 -Hỏi: Trong thực tế đời sống con người đã ứng dụng tính chất của không khí vào những việc gì ?
 -GV nhận xét tiết học. 
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS về nhà chuẩn bị theo nhóm: 2 cây nến nhỏ, 2 chiếc cốc thuỷ tinh, 2 chiếc đĩa nhỏ.
 -Đọc trước bài Không khí gồm những thành phần nào?
IV. NHỮNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG CHO NĂM HỌC SAU:
..
Ngày soạn : 27 - 11 - 2009 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 1 - 12 - 2009 
Tuần: 16 Môn: KHOA HỌC
Tiết : 32 BÀI 32: KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ? 
I Mục đích - yêu cầu:
1.Kiến thức:Giúp HS:
-Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí : khí o â xi, khí ni-tơ, khí các- bô- níc.
 2.Kỹ năng:
-Nêu được thành phần chính của không khí gồm gồm khí ô- xi và khí ni- tơ . Ngoài ra còn có khí các- bô- níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,
 -Tự làm thí nghiệm để xác định được hai thành phần chính của không khí là khí ô-xy duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.
 -Tự làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, nhiều loại vi khuẩn khác.
3.Thái độ:
 -Luôn có ý thức giữ sạch bầu không khí trong lành.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -HS: chuẩn bị theo nhóm: 2 cây nến nhỏ, 2 chiếc cốc thuỷ tinh, 2 chiếc đĩa nhỏ.
 -GV: -Nước vôi trong, các ống hút nhỏ.
 -Các hình minh hoạ số 2, 4, 5 / SGK trang 66, 67 (phóng to).
III/ Hoạt động dạy- học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS trả lời câu hỏi:
 1) Em hãy nêu một số tính chất của không khí ?
 2) Làm thế nào để biết không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra ?
 3) Con người đã ứng dụng một số tính chất của không khí vào những việc gì ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: GV nêu MĐ,YC của tiết học. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
 * Hoạt động 1: Hai thành phần chính của không khí.
 -GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
 -Chia nhóm và kiểm tra lại việc chuẩn bị của mỗi nhóm.
 -Gọi 1 HS đọc to phần thí nghiệm và cả nhóm cùng thảo luận câu hỏi: Có đúng là không khí gồm hai thành phần chính là khí ô-xy duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy không ?
 -Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm.
 -GV hướng dẫn từng nhóm hoặc nêu yêu cầu trước: Các em hãy quan sát nước trong cốc lúc mới úp cốc và sau khi nến tắt. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
 1) Tại sao khi úp cốc vào một lúc nến lại bị tắt ?
 2) Khi nến tắt, nước trong đĩa có hiện tượng gì ? Em hãy giải thích ?
 3) Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Vì sao em biết ?
 -Gọi 2 đến 3 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 -Hỏi: Qua thí nghiệm trên em biết không khí gồm mấy thành phần chính ? Đó là thành phần nào ?
 -GV kết luận 
 * Hoạt động 2: Khí các-bô-níc có trong không khí và hơi thở. 
 -GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
 -Chia nhóm nhỏ và sử dụng chiếc cốc thuỷ tinh các nhóm đã làm thí nghiệm ở hoạt động 1. GV rót nước vôi trong vào cốc cho các nhóm.
 -Yêu cầu HS đọc to thí nghiệm 2 trang 67.
 -Yêu cầu HS quan sát kỹ nước vôi trong cốc rồi mới dùng ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần.
 -Yêu cầu cả nhóm quan sát hiện tượng và giải thích tại sao ?
 -Gọi 2 đến 3 nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 -GV nhận xét, kết luận
 -Hỏi: Em còn biết những hoạt động nào sinh ra khí các-bô-níc ?
 * Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
 GV tổ chức cho HS thảo luận.
 -Chia nhóm HS.
 -Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ 4, 5 trang 67 và thảo luận trả lời câu hỏi: -Theo em trong không khí còn chứa những thành phần nào khác ? Lấy ví dụ chứng tỏ điều đó.
 -GV giúp đỡ HS, đảm bảo mỗi thành viên điều được tham gia.
 -Gọi các nhóm trình bày.
 -GV nhận xét, tuyên dương những nhóm hiểu biết, trình bày lưu loát.
 -Hỏi: Không khí gồm có những thành phần nào ?
-HS hoạt động nhóm.
-1 HS đọc. Cả lớp suy nghĩ trả lời.
-HS làm thí nghiệm.
-HS quan sát, thảo luận và trả lời.
- 2 đến 3 nhóm trình bày
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS hoạt động.
-HS nhận đồ dùng làm thí nghiệm.
-1 HS đọc .
-HS quan sát và thực hiện.
-HS lắng nghe.
-2 đến 3 nhóm trình bày kết quả thí nghiệm
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
-HS thảo luận.
-HS quan sát, thảo luận để trả lời.
-Các nhóm trình bày.
-HS trả lời.
4.Củng cố- dặn dò:
-Hỏi: Hai thành phần chính của không khí là gì?
-Ô-xy và ni-tơ, khí nào quan trọng cho sự sống con người hơn?
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
-Dặn HS ôn lại các bài đã học để chuẩn bịÔn tập HK I.
IV. NHỮNG ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG CHO NĂM HỌC SAU:
..

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa.doc