Giáo án Khoa học 4 - Tuần 24 đến 35

Giáo án Khoa học 4 - Tuần 24 đến 35

Khoa học

Bài 47: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG

I. Mục tiêu:

- HS biết kể ra vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật.

- Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong trồng trọt.

II. Đồ dùng dạy – học:

 Hình trang 94, 95 SGK, phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra:

HS: Đọc phần ghi nhớ bài trước.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với sự sống.

 

doc 32 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học 4 - Tuần 24 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Khoa học
Bài 47: ánh sáng cần cho sự sống
I. Mục tiêu:
- HS biết kể ra vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật.
- Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong trồng trọt.
II. Đồ dùng dạy – học: 
	Hình trang 94, 95 SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
HS: Đọc phần ghi nhớ bài trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với sự sống.
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
HS: Các nhóm quan sát hình và trả lời các câu hỏi trang 94, 95 SGK.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Thư ký ghi lại các ý kiến.
- GV đi đến các nhóm kiểm tra và giúp đỡ.
=> Kết luận (SGK mục “Bạn cần biết”).
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật.
- GV đặt vấn đề: Cây xanh không thể sống thiếu ánh sáng mặt trời. Nhưng có phải mọi loài cây đều cần 1 thời gian chiếu sáng như nhau và đều có nhu cầu chiếu sáng mạnh hoặc yếu như nhau không?
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
HS: Thảo luận cả lớp.
+ Tại sao có 1 số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng  được chiếu sáng nhiều? Một số loài cây khác lại sống được trong rừng rậm, trong hang động?
+Hãy kể tên 1 số cây cần nhiều ánh sáng và 1 số cây cần ít ánh sáng ?
- Vì mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng mạnh yếu khác nhau.
- Cây lúa, cây ngô, cây đỗ, cây lạc, cây hoa hướng dương.
+ Nêu 1 số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong kĩ thuật trồng trọt ?
- Khi trồng những loại cây đó người ta phải chú ý đến khoảng cách giữa các cây vừa đủ để cây này không che mất ánh sáng của cây kia.
- Để tận dụng đất trồng và giúp cho cây phát triển tốt người ta thường hay trồng xen cây ưa bóng với cây ưa sáng trên cùng 1 thửa ruộng.
=> Kết luận: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của mỗi loài cây, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp kỹ thuật trồng trọt để cây được chiếu sáng thích hợp sẽ cho thu hoạch cao.
4. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Khoa học
Bài 48: ánh sáng cần cho khoa học (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- HS có thể nêu ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người, động vật.
II. Đồ dùng dạy – học: 
	Hình trang 96, 97 SGK, khăn tay sạch, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
 HS đọc phần “Bóng đèn tỏa sáng” giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của con người.
* Bước 1: Động não.
- Mỗi người tìm 1 ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống con người.
- Viết ý kiến của mình vào giấy và dán lên bảng.
* Bước 2: Thảo luận phân loại các ý kiến.
HS: Phân thành 2 nhóm
- Nhóm 1: Vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn nhận thế giới hình ảnh, màu sắc.
- Nhóm 2: Vai trò của ánh sáng đối với sức khỏe con người.
- GV kết luận như mục “Bạn cần biết” trang 96 SGK.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của động vật. 
* Bước 1: Tổ chức hướng dẫn.
HS: Làm theo nhóm.
* Bước 2: Thảo luận các câu hỏi trong phiếu.
1. Kể tên 1 số động vật mà bạn biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì?
2. Kể tên 1 số động vật kiếm ăn vài ban đêm, 1 số động vật kiếm ăn vào ban ngày?
- Đêm: Sư tử, chó sói, mèo, chuột, cú 
- Ngày: Gà, vịt, trâu, bò, hươu, nai, 
3. Bạn có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các động vật đó?
- Mắt của động vật kiếm ăn ban ngày có khả năng nhìn và phân biệt được hình dạng, kích thước, màu sắc.
Vì vậy chúng cần ánh sáng để tìm kiếm thức ăn và phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh.
- Mắt của các động vật kiếm ăn ban đêm không phân biệt được màu sắc mà chỉ phân biệt được sáng tối (trắng đen) để phát hiện con mồi trong đêm tối.
4. Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn và đẻ nhiều trứng?
=> Kết luận: Mục “Bạn cần biết” trang 97 SGK.
HS: 2 – 3 em đọc lại.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Tuần 25
Khoa học
Bài 49: ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
I. Mục tiêu:
HS biết được:
- Tránh để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt: Không nhìn thẳng vào Mặt Trời, không chiếu đền pin vào mắt nhau,
- Tránh đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu.
- Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong trồng trọt.
II. Đồ dùng dạy – học: 
	Hình trang 94, 95 SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
GV gọi HS đọc mục “Bóng đèn tỏa sáng” giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật.
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
HS: Các nhóm quan sát hình và trả lời các câu hỏi trang 94, 95 SGK.
- Thư ký ghi lại các ý kiến của nhóm.
- GV đi đến các nhóm kiểm tra và giúp đỡ.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận như mục “Bạn cần biết” trang 95 SGK.
HS: Đọc lại mục đó.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu về 1 số việc nên và không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết:
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
HS: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi trang 99 SGK, yêu cầu HS nêu lý do lựa chọn của mình.
- GV cho HS làm việc cá nhân theo phiếu học tập.
HS: Làm bài vào phiếu học tập.
1. Em có đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu bao giờ không?
a. Thỉnh thoảng.
b. Thường xuyên.
c. Không bao giờ.
- GV giải thích cho HS hiểu:
Khi đọc, viết tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách giữ cự ly khoảng 30 cm. Không được đọc sách, viết ở những nơi có ánh sáng quá yếu hoặc nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Không được đọc sách khi đang nằm, đang đi  Khi đọc và viết bằng tay phải, ánh sáng phải được chiếu tới từ phía trái để tránh bóng của tay.
4. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học, về nhà học bài.
	- Xem trước bài để giờ sau học.
Khoa học
Bài 50: Nóng lạnh và nhiệt độ
I. Mục tiêu:
- Sau bài học, HS biết: 
- Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
II. Đồ dùng dạy – học: 
	Nhiệt kế, nước sôi, nước đá, cốc.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
 Gọi HS nêu mục đích “Bóng đèn tỏa sáng” giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt.
- GV yêu cầu kể tên 1 số vật nóng và lạnh thường gặp hàng ngày?
HS: Làm việc cá nhân rồi trình bày trước lớp.
- GV nêu câu hỏi:
- Quan sát H1 và trả lời câu hỏi trang 100 SGK.
	Tìm và nêu các ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau; vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia; vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật?
- HS: Tự tìm và nêu các ví dụ.
3. Hoạt động 2: Thực hành sử dụng nhiệt kế.
- GV giới thiệu 2 loại nhiệt kế, mô tả sơ lược cấu tạo nhiệt kế và hướng dẫn cách đọc.
HS: Nghe sau đó lên thực hành đọc nhiệt kế.
- Cho HS thực hành đo nhiệt kế.
HS: Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ tới 1000C, đo nhiệt độ của các cốc nước, sử dụng nhiệt kế y tế đo nhiệt độ của cơ thể.
- GV có thể cho HS làm thí nghiệm như SGK.
HS: Tiến hành làm thí nghiệm và nêu kết quả.
=> Kết luận: Nói chung cảm giác của tay ta có thể giúp ta nhận biết đúng về sự nóng hơn, lạnh hơn. Tuy vậy cũng có trường hợp cảm giác làm cho ta bị lẫn. Do vậy để chính xác nhiệt độ của vật, người ta sử dụng nhiệt kế.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Tuần 26
Khoa học
 Bài 51: Nóng lạnh và nhiệt độ (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Sau bài học, HS biết: 
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nóng lên; vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt nên lạnh đi.
II. Đồ dùng dạy – học: 
	Phích nước sôi, chậu, lọ có cắm ống thủy tinh.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
 Gọi HS đọc bài giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt.
- GV chia nhóm.
HS: Làm thí nghiệm trang 102 theo nhóm.
- Các nhóm trình bày thí nghiệm và giải thích như SGK.
- GV cho HS làm việc cá nhân.
HS: Mỗi em đưa ra 4 ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi và cho biết điều đó có ích hay không?
- Rút ra nhận xét: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt sẽ lạnh đi.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên.
- GV chia nhóm.
HS: Các nhóm làm thí nghiệm trang 103 SGK.
- Các nhóm trình bày trước lớp.
- GV hướng dẫn HS quan sát nhiệt kế theo nhóm.
HS: Quan sát cột chất lỏng trong ống nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm để thấy cột chất lỏng dâng lên.
- Trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV kết luận: Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng lạnh khác nhau chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác nhau nên mực chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng khác nhau.
4. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Khoa học
Bài 52: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
I. Mục tiêu:
- HS kể tên được một số vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém: 
+ Các loại (đồng, nhôm,) dẫn nhiệt tốt.
+ Không khí, các vật xốp như bông, len, dẫn nhiệt kém.
- Biết cách lý giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và sử dụng hợp lý trong những trường hợp đơn giản, gần gũi.
II. Đồ dùng dạy – học: 
	Phích nước nóng, xoong nồi, giỏ ấm 
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
 Gọi HS đọc mục “Bóng đèn tỏa sáng” giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn kém.
* Bước 1: GV chia nhóm.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn 104 SGK.
* Bước 2: 
HS: Làm việc theo nhóm rồi thảo luận chung.
- GV rút ra nhận xét: Các kim loại đồng, nhôm dẫn nhiệt tốt còn được gọi là vật dẫn nhiệt.
3. Hoạt động 2: Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí.
* Bước 1: 
HS: Đọc phần đối thoại của 2 HS ở H3 trang 105 SGK.
* Bước 2: 
- Tiến hành thí nghiệm như SGK.
* Bước 3:
- Trình bày kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.
4. Hoạt động 3: Thi kể tên và nêu công dụng của các vật cách nhiệt.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
HS: Các nhóm lần lượt kể tên và nêu chất liệu là vật dẫn nhiệt. Nêu công dụng việc giữ gìn đồ vật.
- GV và cả lớp nhận xét.
=> Rút ra mục “Bóng đèn tỏa sáng”.
HS: 3 em đọc lại.
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Tuần 27
Khoa học
Bài 53: Các nguồn nhiệt
I. Mục tiêu: ... ớp:
- Đại diện các nhóm trình bày dự đoán kết quả.
- GV kẻ thêm mục dự đoán và ghi tiếp vào bảng (SGV).
=> Kết luận: như mục “Bạn cần biết” trang 125 SGK.
HS: 3 em đọc lại.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Tuần 32
Khoa học
Bài 63: động vật ăn gì để sống ?
I. Mục tiêu:
Sau bài học HS biết:
- kể tên một số động vật và thức ăn của chúng.
- phân loài động vật theo thức ăn của chúng.
II. Đồ dùng dạy - học: 
	- Hình 126, 127SGK, tranh ảnh những con vật
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
 Gọi HS đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu thức ăn của các loài động vật khác nhau.
+ Bước 1: Hoạt động theo nhóm nhỏ.
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ.
- Nhóm trưởng tập hợp các tranh của nhóm.
- Phân chúng thành các nhóm.
VD:	+ Nhóm ăn thịt.
	+ Nhóm ăn cỏ, lá cây.
	+ Nhóm ăn hạt.
	+ Nhóm ăn sâu bọ.
	+ Nhóm ăn tạp.
- Trình bày lên giấy khổ to.
+ Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
=> Kết luận: Như mục “Bạn cần biết”.
3. Hoạt động 2: Trò chơi “Đố bạn con gì?”
+ Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi.
- Một HS được GV đeo hình vẽ bất kỳ 1 con vật nào mà các em đã sưu tầm mang đến lớp.
- HS đeo hình vẽ phải đặt câu hỏi đúng/sai để đoán xem đó là con gì. Cả lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai.
VD:	+ Con vật này có 4 chân phải không?
+ Con vật này ăn thịt phải không?
+ Con vật này có sừng phải không?
+ Con vật này thường hay ăn cá cua tôm tép phải không?
+ Bước 2: GV cho HS chơi thử.
+ Bước 3: HS chơi theo nhóm để nhiều em được tập đặt câu hỏi.
4. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Khoa học
Bài 64: Trao đổi chất ở động vật
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS :
- Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường: động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô - xi và thải ra các chất cặn bã, khí các – bô - níc, nước tiểu,
- Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường bằng sơ đồ.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Hình trang 128, 129 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
 Gọi HS đọc mục “Bóng đèn tỏa sáng”
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật.
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
HS: Quan sát H1 SGK.
+ Kể tên những gì được vẽ trong hình.
+ Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật có trong hình.
+ Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung.
- HS thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý trên cùng với bạn.
- GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
* Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- GV gọi 1 số HS lên trả lời câu hỏi:
+ Kể tên những yếu tố mà động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống?
-  lấy thức ăn, nước, khí ôxi và thải ra môi trường các chất cặn bã, khí các – bô - níc, nước tiểu
+ Quá trình trên được gọi là gì?
- Gọi là quá trình trao đổi chất giữa động vật và môi trường.
=> Kết luận: (SGV).
3. Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật.
* Bước 1: GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
* Bước 2: HS làm việc theo nhóm, các em cùng tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
* Bước 3: Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện lên trình bày trước lớp.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Tuần 33
Khoa học
Bài 65: Quan hệ thức ăn trong tự nhiên
I. Mục tiêu:
- HS vẽ được sơ đồ mối qua hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
- Kể ra được mối quan hệ yếu tố vô sinh và yếu tố hữu sinh trong tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học: 
	- Hình 130, 131 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
 Gọi HS đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên:
+ Bước 1: GV yêu cầu HS:
HS: Quan sát trang 130 SGK.
+ Kể tên những gì được vẽ trong hình.
+ Nói ý nghĩa chiếc mũi tên vẽ trong sơ đồ.
+ Bước 2: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Thức ăn của cây ngô là gì?
- Từ những thức ăn đó cây ngô có thể tạo ra những chất nào để nuôi cây?
=> Kết luận: (SGV)
3. Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật.
+ Bước 1: Làm việc cả lớp.
HS: Tìm hiểu mối quan hệ thức ăn và các sinh vật qua 1 số câu hỏi:
+ Thức ăn của châu chấu là gì?
- Là ngô.
+ Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì?
- Cây ngô là thức ăn của châu chấu.
+ Thức ăn của ếch là gì?
- Châu chấu.
+ Giữa châu chấu và ếch có quan hệ gì?
- Châu chấu là thức ăn của ếch.
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia nhóm, phát giấy, bút cho các nhóm.
HS: Làm việc theo nhóm, vẽ sơ đồ
+ Bước 3: Các nhóm treo sản phẩm, cử đại diện trình bày.
=> Kết luận: Sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
Cây ngô đ châu chấu đ ếch.
4. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Khoa học
Bài 66: Chuỗi thức ăn trong tự nhiên
I. Mục tiêu:
- HS nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Hình trang 132, 133 SGK, giấy khổ to
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
 Gọi HS đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh:
* Bước 1: Làm việc cả lớp.
HS: Quan sát H1 trang 132 SGK để trả lời câu hỏi.
+ Thức ăn của bò là gì?
- Cỏ.
+ Giữa bò và cỏ có quan hệ gì?
- Cỏ là thức ăn của bò.
+ Phân bò được phân hủy trở thành chất gì cung cấp cho cỏ?
- Chất khoáng.
+ Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì?
- Phân bò là thức ăn của cỏ.
* Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia nhóm, phát giấy
HS: Làm việc theo nhóm vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ bằng chữ.
* Bước 3: 
- Các nhóm treo sản phẩm và trình bày:
phân bò đ cỏ đ bò
3. Hoạt động 2: Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn:
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
HS: Quan sát sơ đồ H2 trang 133 SGK.
+ Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ?
+ Chỉ và nói mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ đó?
* Bước 2: Hoạt động cả lớp.
HS: Một số em lên trả lời câu hỏi trên.
- GV nhận xét và giảng: Trong sơ đồ H2 trang 133 SGK, cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết của cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn hoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành những chất khoáng (chất vô cơ). Những chất khoáng này lại trở thành thức ăn của cỏ và cây khác.
=> Kết luận: (SGK).
HS: 3 – 4 em đọc.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Tuần 34
Khoa học
Bài 67: ôn tập: thực vật và động vật
I. Mục tiêu:
HS ôn tập về:
- Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
- Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học: 
	- Hình 134, 135, 136, 137 trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
 Gọi HS đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn.
* Bước 1: Làm việc cả lớp.
HS: Tìm hiểu các hình trang 134, 135 SGK và trả lời câu hỏi.
+ Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từ sinh vật nào?
* Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia nhóm, phát giấy bút.
HS: Các nhóm vẽ sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của 1 nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã.
*Bước 3: 
- Các nhóm treo sản phẩm.
- Cử đại diện lên trình bày.
- GV nhận xét, kết luận (SGV).
3. Hoạt động 2: Xác định vai trò con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên.
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
HS: Quan sát hình trang 136, 137 SGK kể tên những gì được vẽ trong hình.
- Dựa vào các hình trên bạn hãy nói về chuỗi thức ăn trong đó có con người?
* Bước 2: Hoạt động cả lớp.
HS: Một số em lên trả lời các câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận:
	Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên.
4. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
**********************************
Khoa học
Bài 68: ôn tập thực vật và động vật (tiếp)
I. Mục tiêu:
HS ôn tập về:
- Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
- Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Hình trang 134, 135, 136, 137 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
 Gọi HS trả lời câu hỏi giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: xác định vai trò của con người trong chuỗi thức ăn.
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
HS: Quan sát cá hình trang 136, 137 SGK.
+ Kể tên những gì được vẽ trong bản đồ?
+ Dựa vào các hình trên, bạn hãy nói về chuỗi thức ăn trong đó có con người?
* Bước 2: 
HS: Một số HS lên trả lời.
- GV nhận xét và gợi ý về sơ đồ.
	Các loài tảo đ Cá đ Người ; 
	Cỏ đ Bò đ Người.
- GV hỏi cả lớp:
+ Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì?
+Chuỗi thức ăn là gì?
+ Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất?
- GV kết luận: Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong thiên nhiên.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Tuần 35
Khoa học
ôn tập học kỳ ii
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập về:
- Thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống.
- Vai trò củâ thực vật đối với sự sống trên Trái Đất.
- Kĩ năng phán đoán, giải thích qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
II. Đồ dùng dạy học: 
	Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn ôn tập:
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
HS: Các nhóm thảo luận theo câu hỏi.
- Ghi vào phiếu khổ to.
- Dán lên bảng.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt kiến thức.
VD về câu hỏi:
1) Không khí gồm những thành phần nào?
2. Nêu vai trò của không khí đối với con người, động vật và thực vật?
3) Nêu nguyên nhân gây ra gió?
4) Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?
5) Vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật? Động vật?
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tieng viet lop 4 ca nam.doc