I. Mục tiêu :
-Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
-Nêu lợi ích của muối i-ốt (giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ), tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây bệnh huyết áp cao).
II. Đồ dùng dạy học :
Hình trang 20, 21 SGK.
Sưu tầm các tranh ảnh, thông tin, nhãn mác quảng cáo về các thực phẩm có chứa I-ốt và vai trò của I-ốt đối với sức khỏe.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ :
GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 14 VBT Khoa học.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
Khoa học Bài 9 : SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN I. Mục tiêu : -Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật. -Nêu lợi ích của muối i-ốt (giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ), tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây bệnh huyết áp cao). II. Đồ dùng dạy học : Hình trang 20, 21 SGK. Sưu tầm các tranh ảnh, thông tin, nhãn mác quảng cáo về các thực phẩm có chứa I-ốt và vai trò của I-ốt đối với sức khỏe. III. Hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Khởi động : 2. Kiểm tra bài cũ : GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 14 VBT Khoa học. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới : Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : TRÒ CHƠI THI KỂ TÊN CÁC MÓN ĂN CUNG CẬP NHIỀU CHẤT BÉO Mục tiêu : Lập được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất béo Cách tiến hành : Bước 1 : Tổ chức - GV chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử ra một đội trưởng đứng ra rút thăm xem đội nào nói trước. - Mỗi đội cử ra một đội trưởng đứng ra rút thăm xem đội nào nói trước. Bước 2 : Cách chơi và luật chơi - GV nêu cách chơi và luật chơi Bước 3 : Thực hiện - Hai đội bắt đầu chơi theo hướng dẫn của GV. - GV bấm đồng hồ và theo dõi diễn biến của cuộc chơi. Hoạt động 2 : THẢO LUẬN VỀ ĂN PHỐI HỢP CHẤT BÉO CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT Mục tiêu: - Biết tên một số món ăn vừa cung cấp chất béo động vật vừa cung cấp chất béo thựcvật. - Nêu ích lợi của việc ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc đạm động vật và chất béo có nguồn gốc đạm thựcvật. Cách tiến hành : - GV yêu cầu cả lớp đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất béo do các em đã lập nên qua trò chơi và chỉ ra món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thựcvật. - GV hỏi: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ? - HS đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm do các em đã lập nên qua trò chơi và chỉ ra món ăn nào vừa chứa đạm động vật và đạm thực vật. - HS trả lời. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và phát phiếu học tập cho các nhóm, nội dung phiếu học tập như SGV trang 50 - HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm. Hoạt động 3 : THẢO LUẬN VỀ ÍCH LỢI CỦA MUỐI I-ỐT VÀ TÁC HẠI CỦA ĂN MẶN Mục tiêu: - Nói về lợi ích của muối I- ốt. - Nêu tác hại của thói quen ăn mặn. Cách tiến hành : - GV yêu cầu HS giới thiệu những tư liệu, tranh ảnh đã sưu tâm về vai trò của muối I-ốt đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em. - HS giới thiệu những tư liệu, tranh ảnh đã sưu tâm về vai trò của muối I-ốt đối với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em. - GV giảng thêm về ích lợi của I-ốt. - Tiếp theo GV cho HS thảo luận : + Làm thế nào để bổ sung I-ốt cho cơ thể? + Để phòng tránh các rối loạn do thiếu I-ốt gây lên. + Tại sao không nên ăn mặn? + Ăn mặn có liên quan đến bệnh huyết áp cao. Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò - GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK. - 1 HS đọc. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Khoa học Bài 10: ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN. SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN I. Mục tiêu : -Biết được hằng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn. -Nêu được : +Một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn (Giữ được chất dinh dưỡng ; được nuôi, trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh ; không bị nhiểm khuẩn và hóa chất ; không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khỏe con người). +Một số biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc, mùi vị lạ ; dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn ; nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay ; bảo quản đúng cách những thức ăn chưa dùng hết). *GDMT : Mối quan hệ giữa con người với MT : con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ MT. II. Đồ dùng dạy học : Hình trang 22, 23 SGK. Sơ đồ tháp dinh dưỡng trang 17 SGK. Một số rau quả (cả loại tươi và loại héo, úa) ; một số đồ hộp hoặc vỏ hộp. III. Hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Khởi động : 2. Kiểm tra bài cũ : GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 15 VBT Khoa học. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới : Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : TÌM HIẺU LÍ DO CẦN ĂN NHIỀU RAU CHÍN Mục tiêu : Giải thích vì sao phải ăn nhiều rau quả chín hằng ngày. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu HS xem lại sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối và nhận xét xem các loại rau quả chín được khuyên dùng với liều lượng như thế nào trong một tháng, đối với người lớn. - Cả rau quả chín cần ăn đủ với số lượng nhiều hơn nhóm thức ăn chứa chất đạm, chất béo. Bước 2 : - Kể tên một số loại rau, quả các em vẫn ăn hàng ngày ? - HS trả lời. - Nêu ích lới của việc ăn rau, quả ? Kết luận : Nên ăn phối hợp nhiều loại rau quả để có đủ vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón. Hoạt động 2 : XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN Mục tiêu: Giải thích thế nào là thực phẩm sạch và an toàn. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu 2 nhóm mở SGK và cùng nhau TLCH 1 trang 23 SGK. - HS tra lời câu hỏi 1. Bước 2 : - GV yêu cầu ột số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - Đại diện các nhóm trình bày. Hoạt động 3 : XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN Mục tiêu: - Kể ra các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm thực hiện môt nhiệm vụ : Nhóm 1 thảo luận về: cách chọn thức ăn tươi sạch, cách nhận ra thức ăn ôi héo. Nhóm 2 thảo luận về :cách chọn đồ hộp. Nhóm 3 thảo luận về :cách sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ nấu ăn ; sự cầân thiết phải nấu chín thức ăn. - Thảo luận theo nhóm. Bước 2 : - Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày, các em có thể mang theo những vật thật để giới thiệu và minh họa cho ý kiến của mình. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò - GV yêu cầu HS đọc phần Bạn cần biết trong SGK. - 1 HS đọc. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tài liệu đính kèm: