Giáo án Khoa học, Lịch sử, Địa lý Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Ngô Thị Quyên

Giáo án Khoa học, Lịch sử, Địa lý Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Ngô Thị Quyên

I. Mục tiêu:

 Sau bài học:

 - HS kể tên 1 số thức ăn có chứa nhiều chất đạm , 1 số thức ăn chứa nhiều chất béo.

- HS nêu được vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể.

- HS xác định được nguồn gốc của những thức ăn chứa chất đạm và những thức ăn chứa chất béo.

II. Đồ dùng dạy học:

 1. GV: Giáo án, SGK, bảng phụ ghi câu hỏi, phiếu học tập, tranh minh họa ( hình trang 12, 13 SGK ).

 2, Học sinh: SGK, vở bài tập khoa học.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học, Lịch sử, Địa lý Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Ngô Thị Quyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án chi tiết khoa - sử - địa lớp 4
Tuần 3
Ngày soạn: Thứ sáu ngày 3 / 9 / 2010
Ngày dạy: Thứ tư ngày 8 / 9 / 2010
Khoa học: Tiết 5
Vai trò của chất đạm và chất béo
I. Mục tiêu: 
 Sau bài học:
 - HS kể tên 1 số thức ăn có chứa nhiều chất đạm , 1 số thức ăn chứa nhiều chất béo. 
- HS nêu được vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể.
- HS xác định được nguồn gốc của những thức ăn chứa chất đạm và những thức ăn chứa chất béo. 
II. Đồ dùng dạy học:
 1. GV: Giáo án, SGK, bảng phụ ghi câu hỏi, phiếu học tập, tranh minh họa ( hình trang 12, 13 SGK ).
 2, Học sinh: SGK, vở bài tập khoa học.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 5 phút
A. Kiểm tra bài cũ:
* GV nêu câu hỏi:
- Nếu phân loại thức ăn theo lượng các chất dinh dưỡng thì có thể chia thức ăn thành những nhóm nào?
- Kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều chất bột đường?
GV nhận xét, đánh giá, ghi điểm cho HS.
- 2HS trả lời câu hỏi,
- HS khác nhận xét, bổ sung.
1 phút
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Chất đạm và chất béo có vai trò như thế nào đối với cơ thể ? Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về điều này. 
 - GV ghi đầu bài, gọi hs nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- 1 hs nêu lại tên bài học: Vai trò của chất đạm và chất béo.
18phút
 12 phút
2 phút
2. Hoạt động 1: . Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo.
 * Mục tiêu:
+ HS nói được tên và vai trò của thức ăn chứa nhiều chất đạm.
+ HS nói được tên và vai trò của thức ăn chứa nhiều chất béo.
* Cách thực hiện:
 - GV đưa câu hỏi, cho hs thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi:
 + Kể tên thức ăn chứa nhiều chất đạm? ( Hình vẽ trang 12 - SGK)
 + Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm mà các em ăn hàng ngày hoặc các em thích ăn? 
 + Tại sao hàng ngày chúng ta cần ăn thức ăn có nhiều chất đạm?
 + Kể tên thức ăn chứa nhiều chất béo (Hình vẽ trang 13 - SGK)
 + Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất béo mà các em ăn hàng ngày hoặc các em thích
 + Tại sao hàng ngày chúng ta cần ăn thức ăn có nhiều chất béo?
 + Chúng ta có nên ăn quá nhiều thức ăn có nhiều chất béo không? Tại sao?
- Gọi HS đọc mục ghi nhớ SGK.
- GV nêu kết luận : Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị hủy hoại trong hoạt động sống của con người.
3. Hoạt động 2: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo
*Mục tiêu: Phân loại các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
 *Cách tiến hành:
- GV chia nhóm (4 người/ nhóm), phát phiếu thảo luận.
 - Gv nhận xét, chữa bài cho hs.
C- Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát tranh vẽ trong SGK, thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi của GV.
- HS báo cáo kết quả thảo luận, HS khác nhận xét, bổ sung.
 +Đậu nành, thịt lợn, trứng gà, vịt quay, cá, đậu phụ, tôm, thịt bò, đậu Hà Lan, cua, ốc có chứa nhiều chất đạm.
 + Thịt lợn, cá, cua
 +Để chóng lớn, thông minh.
 +Mỡ lợn, lạc, vừng, dầu thực vật, dừa.
 + Lạc, vừng, sữa
 + Chất béo giúp chúng ta hấp thụ tốt
 vi-ta-min.
 + Không nên ăn quá nhiều vì nếu thừa chất béo sẽ bị bệnh béo phì.
- 2HS đọc mục “ Bạn cần biết” trong SGK.
- HS các nhóm thảo luận, phân loại các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo theo nguồn gốc.
 - HS một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, hs khác nhận xét, bổ sung.
 Phiếu học tập
1. Đánh dấu X vào ô chỉ nguồn gốc thức ăn chứa nhiều đạm tương ứng.
STT
Tên thức ăn chứa nhiều chất đạm 
Nguồn gốc TV
Nguồn gốc ĐV
1
Đậu tương
X
2
Thịt lợn
X
3
Trứng
X
4
Thịt vịt
X
5
Cá 
X
6
Đậu phụ
X
7
Tôm
X
8
Thịt bò
X
9
Đậu Hà Lan
X
10
Cua, ốc
X
Rút kinh nghiệm sau khi dạy
 Thời gian: .
 Nội dung: .
 Phương pháp: ....
 Kí duyệt của giám hiệu
Tuần 4
Ngày soạn: Thứ hai ngày 6 / 9 / 2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 13 / 9 / 2010
Lịch sử: Tiết 4
Nước Âu Lạc
I. Mục tiêu : Học xong bài HS biết:
- Hoàn cảnh ra đời và những thành tựu của nhà nước Âu Lạc đặc biệt là sự phát triển của kỹ thuật quân sự, nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.
 - Tự hào, trân trọng những thành tựu mà ông cha ta đã xây dựng trong lịch sử (thành Cổ Loa), cảnh giác đối với kẻ thù.
II. Đồ dùng dạy và học:
 1. GV: Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ,Sưu tầm ảnh H1, H3.
 2. Học sinh: SGK, vở bài tập lịch sử.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Thời gian
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
 4phút
1phút
30 phút
 4phút
A. Kiểm tra bài cũ
- GV nêu câu hỏi: Hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt?
- GV nhận xét - cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tiếp nối nước Văn Lang là nhà nước Âu Lạc. Bài học lịch sử hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời và thành tựu đặc sắc của nhà nước Âu Lạc.
 - GV ghi tên bài, gọi hs nêu lại.
2. Tìm hiểu nội dung:
 a. Cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt.
* Hoạt động 1: Làm việc toàn lớp.
- GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đồng thời chỉ trên bản đồ và giới thiệu vị trí người Lạc Việt và người Âu Việt cùng sinh sống.
- GV yêu cầu HS đọc phần in chữ nhỏ trong SGK.
? Người Âu Việt có cuộc sống như thế nào. 
- GV kết luận: Cuộc sống của người Âu Việt và người lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hòa hợp với nhau.
 b.Sự ra đời của nước Âu Lạc.
* Hoạt động 2: 
- GV: Dựa vào nội dung SGK hãy nêu hoàn cảnh ra đời của nước Âu Lạc.
- Giải thích: Âu Lạc tên ghép của ÂuViệt và Lạc Việt.
- GV treo lược đồ.
- Hãy xác định vị trí của vùng Cổ Loa trên lược đồ. 
 c, Những thành tựu của người dân Âu Lạc.
* Hoạt động 3. Thảo luận nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm ( mỗi nhóm 4 hs ) 
- GVGiao nhiệm vụ cho hs: 
 + Đọc SGK từ “Thời Âu Lạc  đánh bại”, quan sát h2, h3 SGK.
 + Tìm ra những thành tựu của người dân nước Âu Lạc. 
- Chốt ý: Thành Cổ Loa vừa là kinh đô, vừa là một công trình quân sự lớn để bảo vệ an ninh quốc gia.
- GV treo lược đồ H2, “lược đồ khu di tích Cổ Loa ngày” kết hợp chỉ vào mô tả thành Cổ Loa ( có dạng xoáy hình trôn ốc)
 d. Nước Âu Lạc và cuộc xâm lược của Triệu Đà.
* Hoạt động 4. Thảo luận nhóm
- GV hs thảo luận nhóm đôi.
- GV giao nhiệm vụ:
+ Đọc thầm “Tương truyền phương bắc”.
+Vì sao năm 179 trước Công Nguyên, nước Âu Lạc lại rơi vào tay giặc?
 + Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho chúng ta bài học gì?
- GV nhận xét, bổ sung cho hs.
C. Củng cố - tổng kết:
+ Nhà nước Âu Lạc là sự phát triển trên cơ sở của nhà nước nào?
+ Nêu những thành tựu lớn nhất của người dân Âu Lạc
- GV treo ảnh chụp H1 - đền thờ An Dương Vương).
*Dặn dò: Chuẩn bị bài “Nước ta dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
- 1HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi: Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.Cuộc sống ở làng bản vui tươi, giản dị , hòa hợp với thiên nhiên và có nhiều tục lệ riêng
- 1 HS nhận xét, bổ sung.
- 1 hs nêu: Nước Âu Lạc.
- HS lắng nghe và mở SGK.
- 1HS đọc từ “ở vùng núi phía bắc  sống hòa hợp với nhau.”
- 1 – 2 hs nêu câu trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung: Người Âu Việt cũng biết trồng lúa, chế tạo đồ đồng, biết trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá.
- HS đọc SGK và trả lời: Năm 218 TCN Thục Phán đã lãnh đạo người Âu Việt và người Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm rồi dựng nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương, kinh đô ở vùng Cổ Loa. 
- 2 – 3 hs chỉ và nêu, hs khác nhận xét, bổ sung.
- HS trao đổi trong nhóm. 
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung: + Nông nghiệp tiếp tục phát triển.
 + Kỹ thuật đúc đồ sắt phát triển, đặc biệt là kỹ thuật sản xuất vũ khí (nỏ, mũi tên).
+ Xây dựng thành Cổ Loa.
- Đọc thàm SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
- 3 - 4 hs nêu câu trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung:
 + Nước Âu Lạc rơi vào tay giặc vì Triệu Đà dùng kế hoãn binh, cho con trai là Trọng Thuỷ sang làm rể An Dương Vương để điều tra cách bố trí lực lượng và chia rẽ nội bộ những người đứng đầu nhà nước Âu Lạc.
+ Sự Thất bại của An Dương Vương để lại cho chúng ta bài học:
 Tuyệt đối cảnh giác với kẻ thù.
 Không nên cả tin vào kẻ thù mà phải tin vào trung thần.
 Dựa vào dân để đánh giặc, bảo vệ đất nước.
- 2 HS đọc phần đóng khung SGK.
- HS quan sát.
Rút kinh nghiệm sau khi dạy
 Thời gian: .
 Nội dung: .
 Phương pháp: ....
 Kí duyệt của giám hiệu
Tuần 5
 Ngày soạn: Thứ sáu ngày 17 / 9 / 2010
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 24 / 9 / 2010
Địa lí: Tiết 5
trung du bắc bộ
I . Mục tiêu :
 Học xong bài này HS biết :
 - Mô tả được vùng trung du Bắc Bộ .
 - Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ .
 - Nêu được quy trình chế biến chè .
 - Dựa vào tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức .
 - Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng rừng .
II . đồ dùng dạy- học:
 1. GV:
 - Giáo án, SGK.
 - Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ.
 2. HS:
 - SGK, vở bài tập địa lý.
III . các hoạt động dạy- học :
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3 phút
1 phút
 10 phút
 12 phút
 10 phút
3 phút
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Gv nêu câu hỏi cho hs trả lời: Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì, nghề nào là nghề chính? 
 - GV nhận xét, ghi điểm cho hs.
 B . Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu một vùng đất liền kề với vùng núi phá Bắc của nước ta dó là vùng trung du Bắc Bộ.
 - GV ghi đầu bài, gọi hs nêu lại.
1.Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải
 * Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân .
 GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK , quan sát tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ và trả lời các câu hỏi sau :
+ Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi núi hay đồng bằng ? 
+ Các đồi ở đây như thế nào ?
+ Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ ? 
- GV nhận xét nêu trên bản đồ: Các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang là nhũng tỉnh có vùng đồi trung du.
b,Chè và cây ăn quả ở trung du :
 * Hoạt động 2. Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu hs: Dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 2 trong SGK, thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau : 
 + Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ? + Hình 1, hình 2 cho biết những cây trồng nào có ở trung du ?
 + Em biết gì về chè ở Thái Nguyên ?
 + Chè ở đây được trồng để làm gì ?
+ Trong những năm gần đây, ở trung du Bắc Bộ đ ...  người vùng Tây nguyên?
 2-Dặn dò:Về nhà học bài và xem trước bài sau.
- Hát.
 - Hai học sinh trả lời.
- 1 HS nhắc lại tên bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
 - Học sinh quan sát hình 1, thảo luận nhóm đôi và lần lượt trả lời các câu hỏi:
 + Tây Nguyên trồng cao su, cà phê, hồ tiêu, chè...Đó là cây công nghiệp
 + Cà phê được trồng nhiều nhất.
 + Đất thích hợp trồng cây công nghiệp: Tơi xốp, phì nhiêu...
 - Học sinh quan sát tranh, ảnh và nhận xét: Cà phê ở Buôn Ma Thuật được trồng nhiều và rất tốt.
 - Vài học sinh lên chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ.
- 1 hs nêu: Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong trồng cây ở Tây Nguyên là tình trạng thiếu nước vào mùa khô.
- 1 - 2 HS nêu ý kiến: Người dân Tây Nguyên đã dùng mấy bơm hút nước ngầm lên để tưới cho cây.
 - Học sinh trả lời tự do.
 - 2 - 3 hs nêu: Những con vật chính ở Tây Nguyên là: trâu, bò, voi.
 - 2 hs nêu: Bò được nuôi nhiều ở Tây Nguyên.
 - 2- 3 HS nêu: Tây Nguyên có những đồng cỏ xanh tốt thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò.
- 2- 3 hs nêu: Tây Nguyên nuôi voi để chở người, hàng hóa và để thuần hóa dùng trong các lễ hội.
 - 2 - 3 hs nêu ý kiến.
- 2 hs đọc: Trên các cao nguyên ở Tây Nguyên có những vùng đất ba dan rộng lớn, được khai thác để trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu, chè và có nhiều đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi trâu, bò.
- 2 hs nêu: Hoạt động sản xuất chính của người dân ở Tây Nguyên là trồng cây công nghiệp và chăn nuôi trâu, bò.
Rút kinh nghiệm sau khi dạy
 Thời gian: .
 Nội dung: .
 Phương pháp: ....
 Kí duyệt của giám hiệu
Tuần 9
 Ngày soạn: Thứ tư ngày 13 / 10 / 2010
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 20 / 10 / 2010
Khoa học: Tiết 17
Phòng tránh tai nạn đuối nước
A. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể
 - Nêu tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:
 + Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối: giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.
 + Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.
 + Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ.
 - Thực hiện các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước.
 - Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện
B. Đồ dùng dạy - học:
 1. GV: Giáo án, SGK, hình trang 36, 37 sách giáo khoa.
 2. HS: SGK, vở bài tập.
C. Các hoạt động dạy - học:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 phút
3 phút
1 phút
10 phút
10 phút
10 phút
4 phút
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
 - GV gọi 1 hs lên bảng trả lời câu hỏi: Khi bị bệnh tiêu chảy cần ăn uống như thế nào?
- GV nhận xét, ghi điểm cho hs.
III. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 - Hằng năm nước ta vẫn xảy ra một số vụ đuối nước làm thiệt hại cả đến tính mạng của con người nhất là trẻ em. Vạy làm thế nào để hạn chế được điều này. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về điều đó. Bài: 
 - GV ghi đầu bài, gọi hs nhắc lại.
 2. Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước.
 * Mục tiêu: Kế tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước
 * Cách tiến hành
 - Bước1: Làm việc theo nhóm
 + GV cho các nhóm thảo luận: Nên và không nênlàm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hằng ngày?
 - Bước2: Làm việc cả lớp.
 + GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
 + GV nhận xét và kết luận: Không nên chơi đùa gần bờ ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy. Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy. Không lội qua mương khi trời mưa to, nước lớn.
3. Hoạt động 2: Thảo luận về một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.
 * Mục tiêu: Nêu một số nguyên tắc khi đi bơi hoặc tập bơi
 * Cách tiến hành:
 - Bước1: Làm việc theo nhóm
 + Gv nêu câu hỏi cho hs thảo luận: Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?
 - Bước2: Làm việc cả lớp.
 + Đại diện các nhóm lên trình bày.
 + GV nhận xét và kết luận và giảng cho hs: Không nên đi bơi ở những chỗ nước xoáy, nơi nước sâu. Chỉ nên tập bơi và bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ. Không xuống nước bơi lội khi đang ra mồ hôi; trước khi xuống phải vận động, tập các bài tập theo hướng dẫn để tránh cảm lạnh, chuột rút. Đi bơi ở các bể bơi phải tuân thủ nội quy của bể bơi: Tắm sạch trước và sau khi bơi để giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân. Không bơi khi vừa ăn quá no hoặc khi quá đói.
 4. Hoạt động 3: Thảo luận (Hoặc đóng vai )
 * Mục tiêu: Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện
 * Cách tiến hành:
 - Bước1: Tổ chức và hướng dẫn
 + GV giao mỗi nhóm một tình huống
 - Bước2: Làm việc theo nhóm
 + Cho các nhóm thảo luận theo tình huống.
 - Bước3: Làm việc cả lớp
 + Cho các nhóm học sinh lên trả lời hoặc đóng vai.
 + GV nhận xét và bổ sung cho các phương án hs đưa ra.
IV. Hoạt động nối tiếp : 
 - GV cho hs nêu một số nguyên tắc khi đi bơi hoặc tập bơi?
 - Dặn dò hs vận dụng bài học. 
- Hát
- 1 hs trả lời câu hỏi, 1 hs nhận xét.
- Hai học sinh trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
- 1 hs nhắc lại tên bài: Phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Học sinh chia nhóm và thảo luận : Nên và không nên làm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hàng ngày.
 - 1 số học sinh trả lời theo ý hiểu của mình, hs khác nhận xét.
- Thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi.
- 2 - 3 hs đại diện nêu ý kiến: Nên tập bơi ở: bể bơi, ao, hồ( Khi có sự hướng dẫn của người lớn.
- Học sinh chia lớp thành 3 nhóm. Các nhóm thảo luận theo tình huống:
 + Nhóm 1: Hùng và Nam vừa đi đá bóng về, Nam rủ Hùng ra hồ ở gần nhà để tắm. Nếu là Hùng, bạn sẽ ứng xử thế nào?
 + Nhóm 2: Lan nhìn thấy em mình đánh rơi đồ chơi vào bể nước và đang cúi xuống bể lấy. Nếu em là Lan, em sẽ làm gì?
 + Nhóm 3: Trên đường đi học về, trời đổ mưa và nước suối chảy xiết, Mỵ và các bạn của Mỵ nên làm gì?
 - Đại diện các nhóm lên trả lời hoặc đóng vai. HS khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và nhận xét, lựa chọn cách ứng xử đúng.
- 2 hs nêu lại các nguyên tắc khi tập bơi.
Rút kinh nghiệm sau khi dạy
 Thời gian: .
 Nội dung: .
 Phương pháp: ....
 Kí duyệt của giám hiệu
Tuần 10
 Ngày soạn: Thứ năm ngày 21 / 10 / 2010
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 28 / 10 / 2010
Lịch sử: Tiết 10
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất ( Năm 981 )
A. Mục tiêu: 
 - Nắm được nhữngnét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất( năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy: 
 + Lê hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước, phù hợp với lòng dân.
 + Tường thuật ( sử dụng lược đồ) ngắn gọn cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất: Dỗu năm 982 quân Tống theo hai đườngthủy, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng( đường thủy) và Chi Lăng( đường bộ).Cuộc kháng chiến thắng lợi.
 - Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, thái hậu họ Dương và quân sĩ suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế( nhà Tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chốngTống thắng lợi.
 - Kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược
ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến
B. Đồ dùng dạy - học:
 1. Giáo viên: 
 - SGK, Giáo án.
 - Hình trong SGK phóng to.
 - Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
 - Phiếu học tập của học sinh.
 2. Học sinh:
 - SGK, vở bài tập.
C. Các hoạt động dạy - học:
Thời gian
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 phút
4 phút
1 phút
14 phút
12 phút
6 phút
2 phút
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: 
 - GV đặt câu hỏi, gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: Đinh Bộ Lĩnh đã làm được gì ?
 - GV nhận, ghi điểm cho HS.
III. Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài: GV cho hs xem tranh Lê Hoàn lên ngôi và giới thiệu: Đây là cảnh lên ngôi của Lê Hoàn, ngời sáng lập lên Triều tiền Lê, triều đại nối tiếp của triều Đinh. Vì sao nhà Lê lại lên thay nhà Đinh. Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
 - GV ghi đầu bài, gọi 1 hs nêu lại.
 2. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
 - Cho học sinh đọc SGK đoạn “ Năm 979 .. sử cũ gọi là nhà Tiền Lê”
 - GV đặt câu hỏi cho hs trả lời:
 + Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
 + Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không?
 - GV nhận xét và bổ sung.
 3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
 - GV phát phiếu cho học sinh thảo luận nhóm 4.
 + Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
 + Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
 + Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào?
 + Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không?
 - Gọi đại diện các nhóm lên trả lời.
 - GV nhận xét và bổ sung
 4. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
 - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta ?
 - GV nhận xét và bổ sung.
? Qua phần vừa tìm hiểu, em biết thêm được những điều gì.
 - Cho hs đọc phần ghi nhớ cuối bài.
IV. Hoạt động nối tiếp:
 1. Củng cố: Quân Tống sang xâm lược nước ta năm nào? Kết quả ra sao?
 2. Dặn dò:Học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát
 - Hai học sinh trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.
- 1 hs đọc lại tên bài học: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất( năm 981)
 - Học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi:
 + Lê Hoàn lên ngôi khi vua còn nhỏ, thái Hậu họ Dương trao áo Long cổn cho.
+ Việc Lê Hoàn lên ngôi vua được nhân dân ủng hộ vì ông là người tài giỏi, đang lãnh đạo quân đội và có thể đánh đuổi giặc ngoại xâm.
 - Các nhóm nhận phiếu và trả lời ( mỗi nhóm 1 câu)
 + Quân Tống xâm lược nước ta vào đầu năm 981.
 + Chúng đi theo hai đường: Thuỷ tiến vào cửa sông Bạch Đằng; Bộ tiến vào đường Lạng Sơn
 + Đường thuỷ ở sông Bạch Đằng do Lê hoàn trực tiếp chỉ huy; Đường bộ ở Chi Lăng.Quân giặc chết đến quá nửa, tướng giặc bị chết và chúng bị thua.
 + Quân Tống đã không thực hiện được ý đồ xâm lược nước ta.
 - 2 - 3h ọc sinh trả lời: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhan dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh dân tộc. Nhân dân vững tin vào tiền đồ của dân tộc
 - Nhận xét và bổ sung
- 2- 3 hs trả lời tự do.
- 2 HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
- 2 hs nêu câu trả lời: Quân Tống sang xâm lược nước ta vào năm 981. Chúng đã bị nhân dân ta đánh bại.
Rút kinh nghiệm sau khi dạy
 Thời gian: .
 Nội dung: .
 Phương pháp: ....
 Kí duyệt của giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGA khoa Su Dia lop 4.doc