Giáo án Khoa học lớp 4 - Âm thanh trong cuộc sống

Giáo án Khoa học lớp 4 - Âm thanh trong cuộc sống

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Nêu được vai trò của âm thanh trong cuộc sống (giao tiếp với nhau qua nói, hát, nghe, dùng để làm tín hiệu).

*KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

II. Chuẩn bị:

- GV:Tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau.Đĩa, băng cát-xét.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 4 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 2086Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 4 - Âm thanh trong cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 22
Môn: Khoa học
Bài: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG 
Ngày dạy : 
Lớp 4
*************************
I. Mục tiêu: Giúp HS:	 
- Nêu được vai trò của âm thanh trong cuộc sống (giao tiếp với nhau qua nói, hát, nghe, dùng để làm tín hiệu).
*KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
II. Chuẩn bị: 
- GV:Tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau.Đĩa, băng cát-xét.
III. Các hoạt động dạy - học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: 
 «Mục tiêu: Nêu được vai trò âm thanh trong cuộc sống.
- Yêu cầu HS quan sát hình ở trang 86 SGK và ghi lại vai trò của âm thanh theo nhóm. 
- Nhận xét - Chốt ý đúng.
- Kết luận: Aâm thanh rất quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống chúng ta.
Hoạt động 2: 
«Mục tiêu: Giúp HS diễn tả thái độ trước thế giới âm thanh xung quanh.
*KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
 + Hãy nêu những âm thanh ưa thích và không ưa thích. Vì sao?
- Nhận xét - Chốt ý đúng.
Hoạt động 3: 
«Mục tiêu: Nêu đươc ích lợi của việc ghi lại âm thanh. Hiểu được ý nghĩa của các nghiên cứu khoa và có thái độ trân trọng.
 + Các em thích nghe những bài hát nào? Do ai trình bày?
 +Việc ghi lại âm thanh có lợi ích gì?
 + Hiện nay có những cách ghi âm nào?
-Nhận xét - Kết luận.
4. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết
- Trò chơi “Ai nhanh Hơn”
- Giao việc.
 *HT: Nhóm
 - Thảo luận nhóm ghi vai trò của âm thanh 
- Đại diện trình bày
- Nhận xét - Bổ sung.
 +Aâm thanh giúp con người giao lưu văn hoá nghệ thuật, trao đổi tâm tư tình cảm , trò chuyện, nghe cô giảng bài
 +Giúp con người nghe được các tín hiệu đã qui định :Tiếng trống trường, còi xe, kẻng, còi báo hiệu có cấp cứu..
 +Giúp con người thư giản thêm yêu cuộc sống, nghe tiếng mưa rơi, tiếng nhạc, chim hót..
*HT: Cả lớp
- Phát biểu những âm thanh cá nhân ưa thích và không ưa thích và giải thích tại sao ưa thích hoặc không ưa thích âm thanh đó?
- Nhận xét - Bổ sung.
*HT: Cả lớp
- Phát biểu 
 + Giúp ta có thể nghe lại được bài hát, đoạn nhạc hay từ nhiều năm trước 
 + Giúp con người không phải nói đi nói lại nhiều lần 1 điều gì đó.
 + Có thể dùng băng hoặc đĩa
- Vài em nêu.
- 3 nhóm thi đua.
- Học bài và chuẩn bị bài mới.
Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tuần 22
Môn: Khoa học
Bài: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (tiếp theo)
Ngày dạy : 
Lớp 4
*************************
I. Mục tiêu: Giúp HS:	
- Nhận biết được 1 số loại tiếng ồn.
- Nêu được 1 số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chôùng.
- Có ý thức và thực hiện được 1 số loại hoạt động đơn giản góp phần chống ô 
 nhiễm cho bản thân và những người xung quanh.
*KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
II. Chuẩn bị: 
- GV: SGK, bảng phụ, thẻ từ.
- HS: SGK, Vở.
III. Các hoạt động dạy - học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: 
«Mục tiêu: Nhận biết được 1 số loại tiếng ồn.
- Yêu cầu HS quan sát hình ở trang 88 SGK để thảo luận.
 + Tiếng ồn có thể phát ra rừ đâu?
 + Nơi em ở có những tiếng ồn nào?
- Nhận xét - Chốt ý đúng
- Kết luận: Hầu hết tiếng ồn do con người gây nên
Hoạt động 2: 
«Mục tiêu: HS nêu được 1 số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống.
*KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 88 sgk và tranh sưu tầm được để thảo luận và cách phòng chống tiếng ồn.
- Nhận xét - Tuyên dương nhóm hoạt động tích cực.
- Kết luận: Như mục bạn cần biết.
Hoạt động 3: 
«Mục tiêu: Có ý thức và thực hiện một số hoạt động đơn giản, góp phần chóng tiếng ồn.
- Yêu cầu HS trao đổi với nhau về việc nên và không nên làm để phòng chống tiếng ồn.
- Nhận xét - Kết luận.
4. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết.
- Giáo dục: Ý thức phòng chống tiếng ồn nơi công cộng.
- Giao việc.
 *HT: Nhóm
 - Thảo luận nhóm - Ghi kết quả vào bảng nhóm
- Đại diện trình bày 
 +Tiếng ồn phát ra từ động cơ ôtô, xe máy, ti vi, loa đài, chợ, trường học giờ ra chơi, 
 + Những loại tiếng ồn: Tiếng tàu hoả, tiếng loa phóng thanh công cộng, loa đài, ti vi mở quá to, tiếng trộn bê tông, tiếng ồn từ chợ, 
- Nhận xét - Bổ sung
*HT: Nhóm
- Thảo luận
- Trình bày - Nhận xét - Bổ sung.
 + Tác hại: Gây chói tai, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh ảnh hưởng tới tai
 + Biện pháp phòng chống: Có quy định chung không gây tiếng ồn nơi công cộng, sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai, 
*HT: Cặp đôi
- Thảo luận cặp đôi
- Trình bày nhận xét - Bổ sung.
 + Nên: Trồng nhiều cây xanh, có ý thức giảm tiếng ồn (công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp ,,,) lắp bộ phận giảm thanh.
 + Không nên: Nói to, cười đùa nơi yên tĩnh, mở nhạc to, 
- Vài em đọc mục bạn cần biết.
- Nêu việc về nhà.
 + Học bài.
 + Chuẩn bị bài mới.
Hiệu trưởng	Khối trưởng	Giáo viên

Tài liệu đính kèm:

  • docKhoa học - Lớp 4 - Tuần 22.doc