Giáo án Khoa học lớp 4 (chuẩn, cả năm)

Giáo án Khoa học lớp 4 (chuẩn, cả năm)

SỬ DỤNG HỢP LÍ

CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN

I/ Mục tiêu:

 Giúp HS:

 -Giải thích được vì sao cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.

 -Nêu được ích lợi của muối i-ốt.

 -Nêu được tác hại của thói quen ăn mặn.

II/ Đồ dùng dạy- học:

 -Các hình minh hoạ ở trang 20, 21 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).

 -Sưu tầm các tranh ảnh về quảng cáo thực phẩm có chứa i-ốt và những tác hại do không ăn muối i-ốt.

 

doc 138 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 4 (chuẩn, cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9
SỬ DỤNG HỢP LÍ
CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Giải thích được vì sao cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
 -Nêu được ích lợi của muối i-ốt.
 -Nêu được tác hại của thói quen ăn mặn.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ ở trang 20, 21 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Sưu tầm các tranh ảnh về quảng cáo thực phẩm có chứa i-ốt và những tác hại do không ăn muối i-ốt.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng hỏi:
 1) Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?
 2) Tại sao ta nên ăn nhiều cá ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -GV yêu cầu 1 HS đọc tên bài 9 trang 20 / SGK.
 -Tại sao chúng ta nên sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi này.
 * Hoạt động 1: Trò chơi: “Kể tên những món rán (chiên) hay xào.
 ªMục tiêu: Lập ra được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất béo.
 ªCách tiến hành:
 * GV tiến hành trò chơi theo các bước:
 -Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn.
 -Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món rán (chiên) hay xào. Lưu ý mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn.
 -GV cùng các trọng tài đếm số món các đội kể được, công bố kết quả.
 -Hỏi: Gia đình em thường chiên xào bằng dầu thực vật hay mỡ động vật ?
 * Chuyển ý: Dầu thực vật hay mỡ động vật đều có vai trò trong bữa ăn. Để hiểu thêm về chất béo chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.
 * Hoạt động 2: Vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ?
 ªMục tiêu: 
 -Biết tên một số món ăn vừa cung cấp chất béo động vật vừa cung cấp chất béo thực vật.
 -Nêu ích lợi của việc ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
ªCách tiến hành:
 § Bước 1: GV tiến hành thảo luận nhóm theo định hướng.
 -Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 8 HS,
 -Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở trang 
20 / SGK và đọc kỹ các món ăn trên bảng để trả lời các câu hỏi:
 +Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật ?
 +Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật ?
 -GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
 -Sau 7 phút GV gọi 2 đến 3 HS trình bày ý kiến của nhóm mình.
 -GV nhận xét từng nhóm.
 § Bước 2: GV yêu cầu HS đọc phần thứ nhất của mục Bạn cần biết.
 * GV kết luận: Trong chất béo động vật như mỡ, bơ có chứa nhiều a-xít béo no. Trong chất béo thực vật như dầu vừng, dầu lạc, đậu tương có nhiều a-xít béo không no. Vì vậy sử dụng cả mỡ và dầu ăn để khẩu phần ăn có đủ loại a-xít. Ngoài thịt mỡ, trong óc và phủ tạng động vật có chứa nhiều chất làm tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch nên cần hạn chế ăn những thức ăn này.
 * Hoạt động 3: Tại sao nên sử dụng muối i-ốt và không nên ăn mặn ?
 ªMục tiêu:
 -Nói về ích lợi của muối i-ốt.
 -Nêu tác hại của thói quen ăn mặn.
ªCách tiến hành:
 § Bước 1: GV yêu cầu HS giới thiệu những tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i-ốt đã yêu cầu từ tiết trước.
 -GV yêu cầu các em quan sát hình minh hoạ và trả lời câu hỏi: Muối i-ốt có lợi ích gì cho con người ?
 -Gọi 3 đến 5 HS trình bày ý kiến của mình. GV ghi những ý kiến không trùng lặp lên bảng.
 -Gọi HS đọc phần thứ hai của mục Bạn cần biết.
§ Bước 2: GV hỏi: Muối i-ốt rất quan trọng nhưng nếu ăn mặn thì có tác hại gì ?
 -GV ghi nhanh những ý kiến không trùng lặp lên bảng.
 -GV kết luận: Chúng ta cần hạn chế ăn mặn để tránh bị bệnh áp huyết cao.
 3.Củng cố- dặn dò:
 -Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS hăng hái tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những em còn chưa chú ý.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, ăn uống hợp lý, không nên ăn mặn và cần ăn muối i-ốt.
 -Dặn HS về nhà tìm hiểu về việc giữ vệ sinh ở một số nơi bán: thịt, cá, rau,  ở gần nhà và mỗi HS mang theo môt loại rau và một đồ hộp cho tiết sau.
-HS trả lời.
-Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn.
-HS lắng nghe.
-HS chia đội và cử trọng tài của đội mình.
-HS lên bảng viết tên các món ăn.
-5 HS trả lời.
-HS thực hiện theo định hướng của GV.
-HS trả lời:
+Thịt rán, tôm rán, cá rán, thịt bò xào, 
+Vì trong chất béo động vật có chứa a-xít béo no, khó tiêu, trong chất béo thực vật có chứa nhiều 
a-xít béo không no, dễ tiêu. Vậy ta nên ăn phối hợp chúng để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh được các bệnh về tim mạch.
-2 đến 3 HS trình bày.
-2 HS đọc to trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
-HS trình bày những tranh ảnh đã sưu tầm.
-HS thảo luận cặp đôi.
-Trình bày ý kiến.
+Muối i-ốt dùng để nấu ăn hằng ngày.
+Ăn muối i-ốt để tránh bệnh bướu cổ.
+Ăn muối i-ốt để phát triển cả về thị lực và trí lực.
-2 HS lần lượt đọc to trước lớp, HS cả lớp theo dõi.
-HS trả lời:
+Ăn mặn rất khát nước.
+Ăn mặn sẽ bị áp huyết cao.
-HS lắng nghe.
Bài 10
ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN
SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Nêu được ích lợi của việc ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
 -Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn.
 -Biết các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
 -Có ý thức thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ ở trang 22, 23 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Một số rau còn tươi, 1 bó rau bị héo, 1 hộp sữa mới và 1 hộp sữa để lâu đã bị gỉ.
 -5 tờ phiếu có ghi sẵn các câu hỏi.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng hỏi:
 1) Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ?
 2) Vì sao phải ăn muối i-ốt và không nên ăn 
mặn ?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 -Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS mà GV yêu cầu ở tiết trước.
 -GV yêu cầu 1 HS đọc tên bài 10.
 -GV giới thiệu: Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về thực phẩm sạch và an toàn và các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, ích lợi của việc ăn nhiều rau và quả chín.
 * Hoạt động 1: Ích lợi của việc ăn rau và quả chín hàng ngày.
 ªMục tiêu: HS biết giải thích vì sao phải ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
ªCách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi với các câu hỏi:
 1) Em cảm thấy thế nào nếu vài ngày không ăn rau ?
 2) Ăn rau và quả chín hàng ngày có lợi ích gì ?
 -Gọi các HS trình bày và bổ sung ý kiến.
 -GV nhận xét, tuyên dương HS thảo luận tốt.
 * Kết luận: Ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để có đủ vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón. Vì vậy hàng ngày chúng ta nên chú ý ăn nhiều rau và hoa quả.
 * Hoạt động 2: Trò chơi: Đi chợ mua hàng.
 ªMục tiêu: HS biết chọn thực phẩm sạch và an toàn.
ªCách tiến hành:
 -GV yêu cầu cả lớp chia thành 4 tổ, sử dụng các loại rau, đồ hộp mình mang đến lớp để tiến hành trò chơi.
 -Các đội hãy cùng đi chợ, mua những thứ thực phẩm mà mình cho là sạch và an toàn.
 -Sau đó giải thích tại sao đội mình chọn mua thứ này mà không mua thứ kia.
 -Sau 5 phút GV sẽ gọi các đội mang hàng lên và giải thích.
 -GV nhận xét, tuyên dương các nhóm biết mua hàng và trình bày lưu loát.
 * GV kết luận: Những thực phẩm sạch và an toàn phải giữ được chất dinh dưỡng, được chế biến vệ sinh, không ôi thiu, không nhiễm hoá chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại cho người sử dụng.
 * Hoạt động 3: Các cách thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
 ªMục tiêu: Kể ra các cách thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
ªCách tiến hành: 
 -GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
 -Chia lớp thành 8 nhóm, phát phiếu có ghi sẵn câu hỏi cho mỗi nhóm.
 -Sau 10 phút GV gọi các nhóm lên trình bày.
 -Tuyên dương các nhóm có ý kiến đúng và trình bày rõ ràng, dễ hiểu.
 Nội dung phiếu:
PHIẾU 1
 1) Hãy nêu cách chọn thức ăn tươi, sạch.
 2) Làm thế nào để nhận ra rau, thịt đã ôi ?
PHIẾU 2
 1) Khi mua đồ hộp em cần chú ý điều gì ?
 2) Vì sao không nên dùng thực phẩm có màu sắc và có mùi lạ ?
PHIẾU 3
 1) Tại sao phải sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm và dụng cụ nấu ăn ?
 2) Nấu chín thức ăn có lợi gì ?
PHIẾU 4
 1) Tại sao phải ăn ngay thức ăn sau khi nấu 
xong ?
 2) Bảo quản thức ăn chưa dùng hết trong tủ lạnh có lợi gì ?
 3.Củng cố- dặn dò:
 -Gọi HS đọc lại mục Bạn cần biết.
 -Yêu cầu HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà tìm hiểu xem gia đình mình làm cách nào để bảo quản thức ăn.
-2 HS trả lời.
-Các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của tổ mình.
-Ăn nhiều rau và quả chín sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
-Thảo luận cùng bạn.
+Em thấy người mệt mỏi, khó tiêu, không đi vệ sinh được.
+Chống táo bón, đủ các chất khoáng và vi-ta-min cần thiết, đẹp da, ngon miệng.
-HS lắng nghe.
-HS chia tổ và để gọn những thứ mình có vào 1 chỗ.
-Các đội cùng đi mua hàng.
-Mỗi đội cử 2 HS tham gia. Giới thiệu về các thức ăn đội đã mua.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
-HS thảo luận nhóm.
-Chia nhóm và nhận phiếu câu hỏi.(2 nhóm chung 1 phiếu)
-Các nhóm lên trình bày và nhận xét, bổ sung cho nhau.
PHIẾU 1
1) Thức ăn tươi, sạch là thức ăn có giá trị dinh dưỡng, không bị ôi, thiu, héo, úa, mốc, 
2) Rau mềm nhũn, có màu hơi vàng là rau bị úa, thịt thâm có mùi lạ, không dính là thịt đã bị ôi.
PHIẾU 2
1) Khi mua đồ hộp cần chú ý đến hạn sử dụng, không dùng những loại hộp bị thủng, phồng, han gỉ.
2) Thực phẩm có màu sắc, có mùi lạ có thể đã bị nhiễm hoá chất của phẩm màu, dễ gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ con người.
PHIẾU 3
1) Vì như vậy mới đảm bảo thức ăn và dụng cụ nấu ăn đã được rửa sạch sẽ.
2) Nấu chín thức ăn giúp ta ăn ngon miệng, không bị đau bụng, không bị ngộ độc, đảm bảo vệ sinh.
PHIẾU 4
1) Ăn thức ăn ngay khi nấu xong để đảm bảo nóng sốt, ngon miệng, không bị ruồi, muỗi hay các vi khuẩn khác bay vào.
2) Thức ăn thừa phải bảo quản trong tủ lạnh cho lần sau dùng, tránh lãng phí và tránh bị ruồi, bọ đậu vào.
Bài 11
MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 -Nêu được các cách bảo quản thức ăn.
 -Nêu được bảo quản một số loại thức ăn hàng ngày.
 -Biết và thực hiện những điều cần chú ý khi lựa chọn thức ăn dùng để bảo quản, cách sử dụng thức ăn đã được bảo quản.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 -Các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Một vài loại rau thật như: Rau mu ... ăn trong đó có con người.
-Trong khi 2 HS viết trên bảng, gọi HS dưới lớp giải thích sơ đồ chuỗi thức ăn trong đó có người.
-Trên thực tế thức ăn của con người rất phong phú. Để đảm bảo đủ thức ăn cung cấp cho nhu cầu sống, làm việc và phát triển, con người phải tăng gia sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên, một số nơi, một số người đã ăn thịt thú rừng hoặc sử dụng chúng vào các việc khác đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các loài sinh vật và môi trường sống của chúng thức ăn.
+Con người có phải là một mắc xích trong chuỗi thức ăn không ? Vì sao ?
 +Viêc săn bắt thú rừng, pha rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì ?
 +Điều gì sẽ xảy ra, nếu một mắc xích trong chuỗi thức ăn bị đứt ? Cho ví dụ ?
 +Thực vật có vai trò gì đối với đời sống trên Trái Đất ?
 +Con người phải làm gì để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên ?
-Kết luận: Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Hoạt động của con người làm thay đổi mạnh mẽ môi trường, thậm chí có thể làm thay đổi hẳn môi trường và sinh giới ở nhiều nơi. Con người có thể làm cho môi trường phong phú, giàu có hơn nhưng cũng rất dễ làm cho chúng bị suy thoái đi. Một khi môi trường bị suy thoái sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới các sinh vật khác, đồng thời đe doạ cuộc sống của chính con người. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên, bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật, đặc biệt là bảo vệ rừng. Vì thực vật đóng vai trò cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất được bắt đầu từ thực vật.
 ØHoạt động 3: Thực hành: Vẽ lưới thức ăn
 Cách tiến hành
-GV cho HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm có 4 HS.
-Yêu cầu HS xây dựng các lưới thức ăn trong đó có con người.
-Gọi 1 vài HS lên bảng giải thích lưới thức ăn của mình.
-Nhận xét về sơ đồ lưới thức ăn của từng nhóm.
 4.Củng cố
-Hỏi: Lưới thức ăn là gì ?
5.Dặn dò
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài ôn tập.
Hát
-HS lên bảng làm việc theo yêu cầu của GV.
-HS trả lời.
-Lắng nghe.
-Quan sát các hình minh họa.
-Tiếp nối nhau trả lời.
+Cú mèo: thức ăn của cú mèo là chuột.
+Rắn hổ mang: thức ăn của rắn hổ mang là gà, chuột, ếch, nhái. Rắn cũng là thức ăn của con người.
+Gà: thức ăn của gà là thóc, sâu bọ, côn trùng, cây rau non và gà cũng là thức ăn của đại bàng, rắn hổ mang.
-Mối quan hệ của các sinh vật trên bắt đầu từ cây lúa.
-Từng nhóm 4 HS nhận đồ dùng và hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
-Nhóm trưởng điều khiển để lần lượt từng thành viên giải thích sơ đồ.
-Đại diện của 2 nhóm dán sơ đồ lên bảng và trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
-Lắng nghe.
-Quan sát và trả lời.
+Nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã gồm nhiều sinh vật với nhiều chuỗi thức ăn hơn.
-HS giải thích sơ đồ đã hoàn thành.
 Gà Đại bàng .
 Cây lúa Rắn hổ mang .
 Chuột đồng Cú mèo .
-2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi và nói cho nhau nghe.
+Hình 7: Cả gia đình đang ăn cơm. Bữa cơm có cơm, rau, thức ăn.
+Hình 8: Bò ăn cỏ.
+Hình 9: Sơ đồ các loài tảo à cá à cá hộp (thức ăn của người).
+Bò ăn cỏ, người ăn thị bò.
+Các loài tảo là thức ăn của cá, cá bé là thức ăn của cá lớn, cá lớn đóng hộp là thức ăn của người.
-2 HS lên bảng viết.
Cỏ à Bò à Người.
Các loài tảo à Cá à Người.
-Lắng nghe.
-Thảo luận cặp đôi và trả lời.
+Con người là một mắt xích trong chuỗi thức ăn. Con người sử dụng thực vật, động vật làm thức ăn, các chất thải của con người trong quá trình trao đổi chất lại là nguồn thức ăn cho các sinh vật khác.
+Việc săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt các loài động vật, môi trường sống của động vật, thực vật bị tàn phá.
+Nếu một mắc xích trong chuỗi thức ăn bị đứt sẽ ảnh hưởng đến sự sống của toàn bộ sinh vật trong chuỗi thức ăn. Nếu không có cỏ thì bò sẽ chết, con người cũng không có thức ăn. Nếu không có cá thì các loài tảo, vi khuẩn trong nước sẽ phát triển mạnh làm ô nhiễm môi trường nước và chính bản thân con người cũng không có thức ăn.
+Thực vật rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Thực vật là sinh vật hấp thụ các yếu tố vô sinh để tạo ra các yếu tố hữu sinh. Hầu hết các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật.
+Con người phải bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật và động vật.
-Lắng nghe.
-Các nhóm tham gia 
Bài 69-70
	ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
I.Mục tiêu 
 Giúp HS củng cố và mở rộng kiến thức về:
 -Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.
 -Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất.
 -Khả năng phán đoán, giải thích một số hiện tượng về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
 -Thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
 -Vai trò của không khí, nước trong đời sống.
II.Đồ dùng dạy học 
 -Hình minh họa trang 138 SGK và câu hỏi 23, phô tô cho từng nhóm HS.
 -Giấy A4.
 -Thẻ có ghi sẵn một số chất dinh dưỡng và loại thức ăn.
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Ổn định
 2. KTBC
-Gọi 2 HS lên bảng vẽ chuỗi thức ăn trong tự nhiên, trong đó có con người và giải thích.
-Gọi 2 HS dưới lớp trả lời câu hỏi.
 +Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt ?
 +Thực vật có vai trò gì đối với sự sống trên Trái Đất ?
-Nhận xét sơ đồ, câu trả lời của HS và cho điểm.
 3.Bài mới
 *Giới thiệu bài:
-Để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra cuối năm và chúng thức ăn có thêm những kiến thức khoa học trong cuộc sống, bài học hôm nay sẽ giúp các em ôn tập về nội dung vật chất và năng lượng, thực vật và động vật.
 ØHoạt động 1: Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng
-Tổ chức cho HS thi trong từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.
-Phát phiếu cho từng nhóm.
-Yêu cầu nhóm trưởng đọc nội dung câu hỏi, các thành viên trong nhóm xung phong trả lời, nhận xét, thư ký ghi lại câu trả lời của các bạn.
-Gọi các nhóm HS lên thi.
-1 HS trong lớp đọc câu hỏi, nhóm nào lắc chuông trước, nhóm đó được quyền trả lời. Trả lời đúng, được bốc thăm một phần thưởng.
-GV thu phiếu thảo luận của từng nhóm.
-Nhận xét, đánh giá câu trả lời của từng nhóm.
-Tuyên dương nhóm trả lời nhanh, đúng.
-Kết luận về câu trả lời đúng.
 ØHoạt động 2: Ôn tập về nước, không khí, ánh sáng, sự truyền nhiệt
-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.
-Yêu cầu: Nhóm trưởng đọc câu hỏi, các thành viên trong nhóm cùng lựa chọn phương án trả lời và giải thích tại sao.
GV đi giúp đỡ từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
-Gọi HS trình bày, các nhóm khác bổ sung.
-Nhận xét, kết luận về câu trả lời đúng.
1 – b. Vì xung quanh mọi vật đều có không khí. Trong không khí có chứa hơi nước sẽ làm cho nước lạnh đi ngay. Hơi nước trong không khí ở chỗ thành cốc gặp lạnh nên ngưng tụ lại tạo thành nước. Do đó khi thức ăn sờ vào ngoài thành cốc thấy ướt.
-Đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để cốc nước nóng nguội đi nhanh ?
-Gọi HS nêu phương án, GV ghi nhanh lên bảng.
-Kết luận: Các phương án mà các em nêu ra đều đúng, nhưng trong mọi nơi, mọi lúc thì phương án đặt cốc nước nóng vào chậu nước lạnh là tối ưu nhất vì nếu nơi không có tủ lạnh thì làm sao chúng ta có đá hoặc để cốc nước vào được. Khi đặt cốc nước nóng vào chậu nước lạnh, cốc nước đã truyền nhiệt sang cho chậu nước. Cốc nước tỏa nhiệt nên nguội đi rất nhanh.
 ØHoạt động 3: Trò chơi: Chiếc thẻ dinh dưỡng
 Cách tiến hành:
-GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 thành viên tham gia thi.
-Trên bảng GV dán sẵn 4 nhóm Vitamin A, D, B, C và các tấm thẻ rời có ghi tên các loại thức ăn. Trong vòng 1 phút các đội tham gia chơi hãy ghép tên của thức ăn vào tấm thẻ ghi chất dinh dưỡng có trong thức ăn đó. Cứ 1 thành viên cầm thẻ chạy đi ghép xong chạy về chỗ thì thành viên khác mới được xuất phát. Mỗi lần ghép chỉ được ghép một tấm thẻ. Mỗi miếng ghép đúng tính 10 điểm.
-Nhận xét, tổng kết trò chơi.
Thức ăn
Vi-ta-min
Nhóm
Tên
A
D
Nhóm B
C
Sữa và các sản phẩm của sữa
Sữa
X
X
Bơ
X
Pho – mát
X
X
Sữa chua
X
Thịt và cá
Thịt gà
X
Trứng (lòng đỏ)
X
X
X
Gan
X
X
X
Cá
X
Dầu cá thu
X
X
Lương thực
Gạo có cám
X
Bánh mì trắng
X
Các loại rau quả
Cà rốt
X
X
Cà chua
X
X
Gấc
X
Đu đủ chín
X
Đậu Hà Lan
X
X
X
Cải sen
X
X
X
Các loại rau quả
Chanh, cam, bưởi
X
Chuối
X
Cải bắp
X
 ØHoạt động 4: Thi nói về: Vai trò của nước, không khí trong đời sống
 Cách tiến hành:
-GV cho HS tham gia chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 HS.
-Luật chơi: Bốc thăm đội hỏi trước. Đội này hỏi, đội kia trả lời. Câu trả lời đúng tính 5 điểm. Khi trả lời đúng mới có quyền hỏi lại.
-GV gợi ý HS hỏi về: Vai trò của nước, không khí đối với đời sống của con người, động vật, thực vật.
-Nhận xét, tổng kết trò chơi.
-Gọi 2 HS trình bày lại vai trò của nước và không khí trong đời sống.
-Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
 4.Củng cố
 5.Dặn dò
-Dặn HS về nhà học lại bài và chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra cuối năm.
-Nhận xét tiết học.
Hát
-HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-HS trả lời.
-4 HS làm việc trong nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng và GV.
-Đại diện của 3 nhóm lên thi.
-Câu trả lời đúng là:
1) Trong quá trình trao đổi chất thực vật lấy vào khí các-bô-níc, nước, các chất khoáng từ môi trường và thải ra môi trường khí ô-xi, hơi nước, các chất khoáng khác.
2) Trong quá trình trao đổi chất của cây. Rễ làm nhiệm vụ hút nước và các chất khoáng hòa tan trong đất để nuôi cây.
Thân làm nhiệm vụ vận chuyển nước, các chất khoáng từ rễ lân các bộ phận của cây.
Lá làm nhiệm vụ dùng năng lượng ánh sáng Mặt Trời hấp thụ khí các-bô-níc để tạo thành các chất hữu cơ để nuôi cây.
3) Thực vật là cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái Đất được bắt đầu từ thực vật. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thự vật.
-Hoạt động trong nhóm dưới sự hướng dẫn của GV, điều khiển của nhóm trưởng.
-Đại diện của 2 nhóm lên trình bày.
Câu trả lời đúng là:
2 –b. Vì trong không khí có chứa ô-xi cần cho sự cháy, khi cây nến cháy sẽ tiêu hao một lượng khí ô-xi, khi thức ăn úp cốc lên cây nến đang cháy, cây nến sẽ cháy yếu dần và đến khi lượng khí ô-xi trong cốc hết đi thì cây nến tắt hẳn. Khi úp cốc vào ngọn nến, không khí không được lưu thông, khí ô-xi không được cung cấp nên nến tắt.
-Trao đổi theo cặp và tiếp nối nhau nêu ý tưởng làm cho cốc nước nguội nhanh.
-Các ý tưởng:
+Đặt cốc nước nóng vào chậu nước lạnh.
+Thổi cho nước nguội.
+Rót nước vào cốc to hơn để nước bốc hơi nhanh hơn.
+Để cốc nước ra trước gió.
+Cho thêm đá vào cốc nước.
-Hs tham gia chơi
-Hs tham gia chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 mon khoa hoc ca nam.doc