I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước.
2. Kĩ năng: Nêu được một số điều cần thiết khi đi bơi hoặc tập bơi Nêu được tác hại của sông nước.
3. Thái độ: Luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Câu hỏi thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp
Khoa học Phòng tránh tai nạn đuối nước I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước. 2. Kĩ năng: Nêu được một số điều cần thiết khi đi bơi hoặc tập bơi Nêu được tác hại của sông nước. 3. Thái độ: Luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động các bạn cùng thực hiện. II. Đồ dùng dạy – Học Câu hỏi thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy học Hoạt động học Hoạt động khởi động 1. Kiểm tả bài cũ Gọi 2 học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi 2 học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi sau: ) Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bênh ăn uống như thế nào? 2) Khi người thân bị tiêu chảy en sẽ chăm sóc như thế nào? Nhận xét câu trả lời của học sinh và cho điểm 2. Giới thiệu bài Lắng nghe Hoạt động 1. Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước Tổ chức cho học sinh thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi sau: Tiến hành thảo luận, sau đó 4 cặp đôi đại diện trình bày. 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1, 2, 3. Theo em việc nào nên làm và không nên làm? Vì sao? Câu trả lời đúng 1) Hình 1: Các bạn nhỏ đang chơi ở gần ao. Đây là việc không nên làm vì chơi gần ao có thể bị ngã xuống ao Hình 2: Vẽ một cái giếng. Thành giếng được xây cao và có nắp đậy rất san toàn đối với trẻ em. Việc làm này nên làm để phòng tránh tai nạn cho trẻ em Hình 3: Nhìn vào hình vẽ, em thấy các học sinh đang nghịch nước khi ngồi trên thuyền. Việc làm này không nên vì rất dễ ngã xuống sông và bị chết đuối 2) Theo em chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước 2) Chúng em phải vâng lời người lớn khi tham gia giao thông trên sông nước. Trẻ em không nên chơi đùa gần ao hồ. Giếng phải được xây thành cao và có nắp đậy Nhận xét các ý kiến của học sinh Các cặp khác lắng nghe, nhận xét bổ sung 2 học sinh nối tiếp nhau đọc to trước lớp Hoạt động 2. Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm Tiến hành thảo luận nhóm Yêu cầu học sinh các nhóm quan sát hình 4, 5 trang 37 SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận Câu trả lời đúng là: 1) Hình minh hoạ cho em biết điều gì? 1) Hình 4 minh hoạ các bạn đang bơi ở bể bơi đông người. Hình 5 minh hoạ các bạn nhỏ đang bơi ở biển 2) Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu? 2) Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở bể bơi nơi có người và phương tiện cứu hộ 3) Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì? 3) trước khi bơi cần vận động , tập các bài tập để không bị cảm lạnh hay “chuột rút” Nhận xét các ý kiến của học sinh Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung Kết luận Lắng nghe Hoạt động 3. Bày tỏ thái độ, ý kiến Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm Tiến hành thảo luận nhóm và nhận phiếu Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì? Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình Hoạt động kết thúc Nhận xét tiết học Dặn học sinh về nhà học thuộc mục Bạn cần biết Dặn học sinh luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động bạn bè người thân cùng thực hiện Dặn học sinh chuẩn bị mối học sinh 2 mô hình (rau, quả, con giống) bằng nhựa hoặc vật thật
Tài liệu đính kèm: