Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tiết 20: Nước có những tính chất gì?

Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tiết 20: Nước có những tính chất gì?

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Quan sát và tự phát hiện màu, mùi, vị của nước

2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm tự chứng minh được các tính chất của nước: không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà tan một số chất

3. Thái độ: Có khả năng tự làm thí nghiệm, khám phá các tri thức

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Học sinh và giáo viên cùng chuẩn bị: 2 cốc thuỷ tinh giống nhau.Nước lọc, sữa.Chai, cốc, hộp,

- Một tấm kính, khay đựng nước.Một miếng vải nhỏ (bông, giấy thấm, bọt biển .).Một ít đường, muối, cát.Thìa 3 cái.

- Bảng kê sẵn các cột để ghi kết quả thí nghiệm.

 

doc 2 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 27/01/2022 Lượt xem 315Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tiết 20: Nước có những tính chất gì?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học
Nước có những tính chất gì?
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Quan sát và tự phát hiện màu, mùi, vị của nước
2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm tự chứng minh được các tính chất của nước: không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà tan một số chất
3. Thái độ: Có khả năng tự làm thí nghiệm, khám phá các tri thức
II. Đồ dùng dạy Học.
- Học sinh và giáo viên cùng chuẩn bị: 2 cốc thuỷ tinh giống nhau.Nước lọc, sữa.Chai, cốc, hộp, 
- Một tấm kính, khay đựng nước.Một miếng vải nhỏ (bông, giấy thấm, bọt biển ...).Một ít đường, muối, cát.Thìa 3 cái.
- Bảng kê sẵn các cột để ghi kết quả thí nghiệm.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy học
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
Nhận xét về kiểm tra 
Lắng nghe
Giới thiệu bài
Học sinh nghe
Hoạt động 1:
Màu, mùi và vị của nước
Giáo viên tiến hành hoạt động trong nhóm theo định hướng
Tiến hành hoạt động nhóm
Yêu cầu các nhóm quan sát 2 chiếc cốc thuỷ tinh mà giáo viên vừa đổ nước lọc và sữa vào. Trao đổi và trả lời các câu hỏi:
Quan sát và thảo luận về tính chất của nước. Sau đó 1 nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ lên trình bày trước lớp vơi 2 chiếc cốc trên bàn giáo viên 
1) Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?
1) Chỉ trực tiếp
2) Làm thế nào, bạn biết điều đó
2) Trả lời, nhận xét
3) Em có nhận xét gí về màu, mùi vị của nước?
3) Nước không có màu, không có mùi, không có vị
Gọi các nhóm khác bổ sung nhận xét. Giáo viên ghi nhanh lên bảng những ý không trùng lặp về đặc điểm,tính chất của 2 cốc nước và sữa
Nhận xét bổ sung.
Nhận xét,tuyên dương những nhóm độc lập suy nghĩ và kết luận đúng 
Lắng nghe
Hoạt động 2
Nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm và tự phát hiện ra tính chất của nước.
Tiến hành làm thí nghiệm
Yêu cầu học sinh chuẩn bị : chai, lọ, hộp bằng thuỷ tinh, nước, tấm kính và khay đựng nước.
Làm thí nghiệm, quan sát và thảo luận
Yêu cầu các nhóm cử 1 học sinh đọc phần thí nghiệm 1,2 trang 43 sgk. 1hs thực hiện, các học sinh khác quan sát và trả lời các câu hỏi.
Nhóm làm thí nghiệm nhanh nhất sẽ cử đại diện lên làm thí nghiệm, trả lời câu hỏi và giải thích hiện tượng
Nhận xét ,bổ sung ý kiến của các nhóm.
Các nhóm nhận xét, bổ sung.
Hỏi: Vậy qua 2 thí nghiệm vừa làm.Các em có kết luận gì về tính chất của nước? Nước có hình dạng nhận định không ?
Trả lời có hình dạng nhất định, nó có thể tràn ra khắp mọi phía, chảy từ trên các xuống dưới
Hoạt động 3
Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất
Giáo viên tiến hành hoạt động cả lớp
1) Khi vô ý làm đổ mực, nước ra bàn em làm thế nào?
1) Em lấy giẻ, giấy thấm,khăn lau để thấm nước
Tại sao người ta lại dùng vải để lọc nước mà không lo nước thấm hết vào vải ?
Vì mảnh vải chỉ thấm hết một lượng nước nhất định
Làm thế nào để biết một chất có hoà tan hay không trong nước
Ta cho chất đó vào trong cốc có nước, dùng thìa khuấy đều lên sẽ biết được chất đó có tan trong nước hay không
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm 3,4 trang 43 sgk
Làm thí nghiệm
Yêu cầu 4 học sinh lên làm thí nghiệm trước lớp
1 học sinh rót nước vào khay 3hs lần lượt dùng vải, bông ,giấy thấm để thấm nước.
Hỏi: Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì?
E, thấy vải, bông, giấy là những vật có thể thấm nước
2) Qua hai thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất của nước?
Trả lời
Hoạt động kết thúc
Giáo viên có thể kiểm tra học sinh học thuộc tính chất của nước ngay ở lớp.
NHận xét giờ học, tuyên dương những học sinh, nhóm học sinh đã tích cực tham gia xây dựng bài
Dặn học sinh về nhà học thuộc mục Bạn cần biết
Dặn học sinh về nhà tìm hiểu các dạng nước

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tiet_20_nuoc_co_nhung_tinh_chat_gi.doc