I. MỤC TIÊU:
- Tìm được những ví dụ chứng tỏ trong tự nhiên nước tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng, khí. Nêu được sự khác nhau về tính chất của nước khi tồn tại ở 3 thể khác nhau
- Biết và thực hành cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại
- Hiểu, vẽ và trình bày được sơ đồ sự chuyển thể của nước
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.: Sơ đồ sự chuyển thể của nước viết hoặc dán sắn trên bảng lớp. Chuẩn bị theo nhóm: Cố thuỷ tinh, nến, nước đá, giẻ lau, nước nóng, đĩa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Khoa học Ba thể của nước I. Mục tiêu: - Tìm được những ví dụ chứng tỏ trong tự nhiên nước tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng, khí. Nêu được sự khác nhau về tính chất của nước khi tồn tại ở 3 thể khác nhau - Biết và thực hành cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể rắn và ngược lại - Hiểu, vẽ và trình bày được sơ đồ sự chuyển thể của nước II. Đồ dùng dạy – học.: Sơ đồ sự chuyển thể của nước viết hoặc dán sắn trên bảng lớp. Chuẩn bị theo nhóm: Cố thuỷ tinh, nến, nước đá, giẻ lau, nước nóng, đĩa III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy học Hoạt động học Hoạt động khởi động Kiểm tra bài cũ - Theo em nước tồn tại ở những dạng nào? Cho ví dụ Học sinh nối tiếp nhau trả lời Nhận xét và giới thiệu lắng nghe Hoạt động 1. Chuyển nước ở thể lỏng thành thể khí và ngược lại Giáo viên tiến hành hoạt động cả lớp Học sinh nối tiếp nhau trả lời 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ số 1 và số 2 HS mô tả 2) Hình vẽ số 1 và sô2 cho thấy nước ở thể nào? 2) Hình vẽ số 1 và số 2 cho thấy nước ở thể lỏng. 3) Hãy lấy một ví dụ về nước ở thể lỏng 3) Nước mưa, nước giếng, nước máy, nước sông, nước ao..... Gọi 1 học sinh lên bảng. Giáo viên dùng khăn ướt lau bảng, yêu cầu học sinh nhận xét Học sinh lau, nhận xét Giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo định hướng Tiến hành hoạt động trong nhóm - Qua hai hiện tượng trên em có nhận xét gì? Qua hai hiện tượng trên em thấy nước có thể chuyển từ thể lỏng sang thể hơi và từ thể hơi sang thể lỏng. Hoạt động 2 Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động trong nhóm theo định hướng Học sinh tiến hành hoạt động theo nhóm. Nước lúc đầu trong khay ở thể gì? Nước trong khay đẽ biến thành thể gì? Hiện tượng đó gọi là gì? Nêu nhận xét về hiện tượng này. ... Nước ở trong khay lúc đầu ở thể lòng. ... Nước trong khay đã thành cục (thể rắn) ... Hiện tượng đó gọi là đông đặc. Nước từ thẻ lỏng chuyển sang thể rắn ở nhiệt độ thấp. Nước có hình dạng như khuôn của khay làm đá. Nhận xét ý kiến bổ sung của các nhóm Các nhóm bổ sung ý kiến Giáo viên kết luận Lắng nghe. Hỏi: em còn thấy ví dụ nào chứng tỏ nước tồn tại ở thể rắn? Trả lời: Băng, tuyết. Giáo viên tiến hành tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm nước từ thể rắn sang thể lỏng hoặc tiếp tục cho học sinh quan sát hiện tượng theo hình minh hoạ. Tiến hành làm thí nghiệm hoặc quan sát hiện tượng theo hướng dẫn của giáo viên Giáo viên đưa các câu thảo luận: Giáo viên kết luận. Hoạt động 3 Sơ đồ sự chuyển thể của nước Giáo viên tiến hành hoạt động cả lớp Học sinh tiếp nối trả lời Nước tồn tại ở những thể nào Rắn, lỏng, khí Nước ở các thể đố có tính chất chung và riêng như thể nào: Chung: ở cả 3 thể đều trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Riêng: Nước ở thể rắn có hình dạng nhát định, còn 2 thể kia không có hình dạng nhất định. Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ chuyển thể của nước, trình bày sự chuyển thể ở những điều kiện nào? Học sinh thực hiện yêu cầu trên giấy nháp. các học sinh được gọi lên trình bày, học sinh khác bổ sung (nếu cần) Sơ đồ chuyển thể của nước Khí Bay hơi Ngưng tụ Lỏng Lỏng nóng chảy Đông đặc rắn Giáo viên nhận xét tuyên dương những học sinh có sự nghi nhớ tốt trình bày mạch lạc. Hoạt động kết thúc Gọi học sinh giải thích hiện tượng nước động ở vung nồi cơm hoặc nồi canh. Nhận xét - tuyên dương học sinh tiếp thu bài tốt.
Tài liệu đính kèm: