I. MỤC TIÊU:
- Biết được một số loại tiếng ồn.
- Hiểu được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp phòng chống.
- Có ý thức thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. Vận động mọi người cùng thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Tranh ảnh về các loại tiếng ồn.
- Các tình huống ghi sẵn vào giấy.
Khoa học Âm thanh trong cuộc sống (tiếp theo). I. Mục tiêu: - Biết được một số loại tiếng ồn. - Hiểu được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp phòng chống. - Có ý thức thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. Vận động mọi người cùng thực hiện. II. đồ dùng dạy – học: Tranh ảnh về các loại tiếng ồn. Các tình huống ghi sẵn vào giấy. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy học Hoạt động học Hoạt động khởi động * Kiểm tra bài cũ Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài học trước. 2 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi Nhận xét - cho điểm * Giới thiệu bài (tiếp). Hoạt động 1 Các loại tiếng ồn và nguồn gây tiếng ồn. Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS HS trao đổi, thảo luận nhóm 4, ghi lại kết quả thảo luận ra giấy. Yêu cầu: quan sát các hình minh hoạ trong SGK và trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi: âm thanh nào được gọi là tiếng ồn? Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu? Nơi em ở còn có những loại tiếng ồn nào? GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. Gọi đại diện các nhóm trình bày. HS trình bày - các HS khác theo dõi - bổ sung GV hỏi: Theo em, hầu hết các loại tiếng ồn là do tự nhiên hay con người gây ra? GV kết luận HS trả lời HS lắng nghe Hoạt động 2 Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4. Yêu cầu HS quan sát tranh (ảnh) về các loại tiếng ồn và việc phòng chống tiếng ồn. Trao đổi, thảo luận đẻ trả lời câu hỏi HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV Tiếng ồn có tác hại gì? Cần có những biện pháp nào để phòng chống tiếng ồn? HS các nhóm trả lời - nhận xét - bổ sung Gọi HS trình bày. Vài HS trình bày ý kiến - nhận xét : Tiếng ồn có tác hại: gây chói tai, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, ảnh hưởng đến tai. Các biện pháp phòng chống tiếng ồn: có những qui định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng, sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai, trồng nhiều cây xanh. Nhận xét - khen ngợi những nhóm hoạt động tích cực, hiểu bài và tìm được các biện pháp phòng chống hay, đạt hiệu quả. GV kết luận. Lắng nghe Hoạt động 3 Nên và không nên làm gì để góp phần chống tiếng ồn Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận. 1 HS ghi kết quả thảo luận ra giấy. Yêu cầu : em hãy nêu các việc nên làm và không nên làm để góp phần phòng chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. HS nêu việc nên làm và không nên làm. Hoạt động kết thúc Trò chơi: “Sắm vai” Cách tiến hành: Tình huống: Chiều chủ nhật, Hoàng cùng bố mẹ sang nhà Minh chơi. Khi bố mẹ đang ngồi nói chuyện, hai bạn rủ nhau vào phòng chơi điện tử. Hoàng bào Minh: “Chơi trò chơi phải bật nhạc to mới hay cậu ạ!”. Nếu là Minh, em sẽ nói gì với Hoàng khi đó? Cho HS suy nghĩ 1 phút, sau đó gọi 2 HS xung phong tham gia đóng vai. HS nào có ý kiến khác thì GV cho HS đó diễn lại Cả lớp nhận xét - tuyên dương bạn. Nhận xét tiết học Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và luôn có ý thức phòng chống nhiễm tiếng ồn bằng các biện pháp đơn giản, hữu hiệu.
Tài liệu đính kèm: