Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Hồng Vân

Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Hồng Vân

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

 - Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

 2. Kĩ năng:

 - Chỉ vào sơ đồ nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên.

 - Vẽ được sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

 3. Thái độ:

 - GDHS thích khám phá thế giới tự nhiên

II. Phương pháp dạy học:

 - Phương pháp quan sát.

 - Phương pháp giảng giải- minh họa.

 - Phương pháp gợi mở vấn đáp.

 - Phương pháp thảo luận.

III. Đồ dùng dạy học:

 1. Giáo viên: - Các hình minh họa trong sgk.

 - Sgk, sgv khoa học 4.

 2. Học sinh: - Sgk khoa học 4.

 - Giấy A4 và bút màu.

IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 1. Ổn định lớp :(1’)

 2. Kiểm tra bài cũ : (3’)

GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi :

- Mây được hình thành như thế nào?

- GV nhận xét, ghi điểm cho HS

- GV nhận xét chung bài cũa của lớp.

 3. Dạy bài mới : (30’)

 3.1 Giới thiệu bài mới:(1’)

 Các em đã biết được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Vậy để giúp các em hiểu rõ hơn vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên cũng như biết biểu diễn vòng tuần hoàn của nước dưới dạng sơ đồ. Hôm nay chúng ta học bài ‘Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

- GV ghi bảng, gọi HS nhắc lại.

 

doc 58 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1055Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Hồng Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12.
Ngày soạn: 22/11/2010.
Bài 23: SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
 Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
	- Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
	- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 2. Kĩ năng:
	- Chỉ vào sơ đồ nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
	- Vẽ được sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
 3. Thái độ:
	- GDHS thích khám phá thế giới tự nhiên
 Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp giảng giải- minh họa.
 - Phương pháp gợi mở vấn đáp.
 - Phương pháp thảo luận.
 Đồ dùng dạy học:
 1. Giáo viên: - Các hình minh họa trong sgk.
	- Sgk, sgv khoa học 4.
 2. Học sinh: - Sgk khoa học 4.
	- Giấy A4 và bút màu.
 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp :(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ : (3’)
GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi :
- Mây được hình thành như thế nào?
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS
- GV nhận xét chung bài cũa của lớp.
 3. Dạy bài mới : (30’)
	3.1 Giới thiệu bài mới:(1’)
 Các em đã biết được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Vậy để giúp các em hiểu rõ hơn vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên cũng như biết biểu diễn vòng tuần hoàn của nước dưới dạng sơ đồ. Hôm nay chúng ta học bài ‘Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- GV ghi bảng, gọi HS nhắc lại.
	3.2	Dạy bài mới :
Tg
Hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15’
10’
5’
 3.2.1 Hoạt động 1: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
a. Mục tiêu: Biết chỉ vào sơ đồ nói về sự bay hơi và sự ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
b. Cách tiến hành:
- GV tiến hành cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Những hình nào được vẽ trong sơ đồ
+ Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì?
+ Hãy mô tả hiện tượng đó?
- GV nhận xét, giới thiệu các chi tiết có trong sơ dồ: 
 + Các đám mây: Đám mây trắng và đám mây đen.
 + Giọt mưa từ các đám mây đen rơi xuống.
 + Dãy núi từ một quả núi có một dòng suối nhỏ chảy ra sông, sông chảy ra biển.
- GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được phóng to lên bảng và giảng: Mũi tên chỉ nước bay hơi lên là hình vẽ tượng trưng, không có nghĩa là chỉ hơi nước ở biển bay hơi lên. Trên thực tế, hơi nước thường xuyên bay hơi lên từ bất cứ vật nào chứa nước nhưng biển và đại dương cung cấp nhiều hơi nước nhất vì chúng chiếm một diện tích lớn trên bề mặt trái đất.
- GV vừa nói vừa vẽ lên bảng sơ đồ: Sơ đồ trang 48 có thể được hiểu đơn giản như sau:
Mây
Mây
Hơi nước
Mưa
Nước
- Gọi 1HS lên bảng chỉ và nói về sự bay hơi và sự ngưng tụ của nước trong tự nhiên
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và nhắc lại vừa nói vừa chỉ vào sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: Nước đọng ở ao hồ sông biển  không ngừng bay hơi tạo thành hơi nước. Hơi nước lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ tạo thành các đám mây. Các giọt nước trong các đám mây rơi xuống tạo thành mưa.
- Gọi 1-2HS nhắc lại.
 3.2.2. Hoạt động 2 : Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
a. Mục tiêu: HS biết vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
b. Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi : Vẽ sơ đồ vào giấy A4
- GV quan sát, nhận xét và giúp đỡ những em yếu.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày tranh vẽ của nhóm mình.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm vẽ đẹp, trình bày tốt.
 3.2.3. Hoạt động 3: Trò chơi : Đóng vai
- GV đưa ra các tình huống, hướng dẫn các nhóm đóng vai theo tình huống.
- Gv gọi đại diện các nhóm lên thực hiện.
- Gv nhận xét, tuyên dương...
- GV tổng kết toàn bài và rút ra bài học.
- HS trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Trong sơ đồ vẽ các hình:
+ Dòng sông nhỏ chảy ra sông lớn.
+ Hai bên bờ sông có làng mạc, cánh đồng
+ Các đám mây đen và mây trắng.
+ Những giọt mưa từ dám mây đen rơi xuống đỉnh núi và chân núi.. Nước từ đó chảy ra sông, suối, biển
+ Các mũi tên.
- Mô tả hiện tượng bay hơi, ngưng tụ, mưa của nước
- HS tự mô tả theo gợi y của GV.
- Các HS khác nhận xét
- HS lắng nghe
- HS quan sát và lắng nghe
- HS quan sát sơ đồ
- 1-2 HS chỉ vào sơ đồ nói về sự bay hơi và sự ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
- HS nhận xét.
- HS quan sát và lắng nghe.
- 1-2HS nhắc lại.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Các nhóm đóng vai theo từng tình huống.
- Các nhóm lần lượt lên thực hiện
4. Củng cố - Dặn dò:(1’)
- Yêu cầu HS nhắc lại bài học.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài học sau “ Nước cần cho sự sống”
 5. Nhận xét tiết học:
 Rút kinh nghiệm tiết dạy:
...............................
Bài 24: NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG
 Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
	- Nêu được vai trò của nước trong đời sống sản xuất và sinh hoạt:
 	+ Nước giúp cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần thiết khác cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa các chất độc hại.
	+ Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
 2. Kĩ năng:
	- Nêu được các ví dụ chứng minh nước cần cho sự sống.
 3. Thái độ:
	- GDHS biết tiết kiệm nước và không làm ô nhiễm nguồn nước.
 * Nội dung tích hợp: HS biết được nước cần cho sự sống của con người,động vật, thực vật như thế nào từ đó hình thành ý thức tiết kiệm nước.
 Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp gợi mở vấn đáp.
 - Phương pháp thảo luận nhóm.
 Đồ dùng dạy học:
 1. Giáo viên: - Sgv, sgk khoa học 4.
	- Tranh ảnh, tư liệu vai trò của nước.
 2. Học sinh: - Sgk khoa học 4.
	- Tranh ảnh tư liệu vai trò của nước.
 Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp:(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ:(3’)
- GV gọi HS lên bảng vẽ và giải thích sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét ghi điểm.
- GV nhận xét bài cũ của HS.
 3. Bài mới:
	3.1. Giới thiệu bài mới:(2’)
- GV hỏi: + Hằng ngày, gia đình em sử dụng nguồn nước để làm gì?
 + Em sử dụng nguồn nước để làm gì?
- Gọi HS trả lời.
- GV nhận xét, giới thiệu: Hằng ngày, gia đình chúng ta sử dụng nước để nấu ăn, uống, giặt giũ, tắm rửaVậy đẻ giúp các em hiểu rõ hơn nước có vai trò như thế nào trong đời sống cũng như đối với con người động vật và thực vật, trong sản xuất, trong hoạt động công nghiệp, nông nghiệp thì bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ điều đó: “ Nước cần cho sự sống”.
- GV ghi đề bài lên bảng, gọi HS nhắc lại đề bài.
	3.2. Dạy bài mới:(30’)
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
12’
10’
8’
 3.2.1. Hoạt động 1: Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.
a. Mục tiêu: Nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật.
b. Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm..
- Yêu cầu HS nộp các tư liệu tranh ảnh mà HS đã sưu tầm được
- GV chia lớp thành 6 nhóm: 2 nhóm 1 nội dung.
- Yêu cầu quan sát nội dung của nhóm mình, thảo luận trả lời câu hỏi theo các nội dung sau:
 + Nội dung 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc sống của con người nếu thiếu nước ?
 + Nội dung 2: Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cối thiếu nước ?
 + Nội dung 3: Nếu không có nước cuộc sống của động vật sẽ ra sao ?
- Gọi nhóm cùng nội dung bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận: Mục cần biết trang 50 sgk..
- Gọi 2HS đọc mục cần biết. 
 3.2.2. Hoạt động 2: Vai trò của nước trong một số hoạt động của con người.
a. Mục tiêu: Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiêp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
b. Cách tiến hành: 
- GV nêu câu hỏi: Trong cuộc sống hàng ngày con người còn cần nước ở những hoạt động gì ?
- GV gợi ý: + Trong hoạt động vui chơi giải trí?
 + Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động sản xuất công nghiệp.
- GV nhận xét và kết luận: Nước cần cho mọi hoạt động của con người và chia ra làm ba loại: Nước cần cho hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động công nghiệp và hoạt động nông nghiệp
- Yêu cầu đọc mục bạn cần biết.
 3.2.3 Hoạt động 3: Thi hùng biện: “Nếu em là nước”.
a. Mục tiêu: Biết được tầm quan trọng của nước từ đó hình thành cho HS ý thức tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
b. Cách tiến hành:
- GV đặt vấn đề: Nếu em là nước, em sẽ nói gì với mọi người?
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét hiểu biết về vai trò của nước đối với sự sống.
- GV liên hệ thực tế, giáo dục HS: Phải biết bảo vệ nguồn nước, không vứt rác bừa bãi, xác động vật chết xuống hồ ao.. Phải biết bảo vệ và tiết kiệm nước vì nước rất cần cho sự sống của con người động vật và thực vật, trong hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
- HS thực hiện các yêu cầu
- Lớp chia thành 6 nhóm.
- Hoạt động nhóm 
- Thảo luận, đại diện nhóm lên trình bày:
 + Nội dung 1: Thiếu nước con người sẽ không sống nổi. Con người sẽ chết vì khát. Cơ thể sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn.
 + Nội dung 2: Nếu thiếu nước, cây cối sẽ bị héo, chết, cây không lớn hay nảy mầm được.
 + Nội dung 3: Thiếu nước, động vật sẽ chết khát, một số loài sống ở môi trường nước như: Tôm, cua, cá sẽ tuyệt chủng.
- HS bổ sung, nhận xét. 
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc mục bạn cần biết trang 50 sách giáo khoa
- HS trả lời câu hỏi:
 + Uống, nấu cơm, nấu canh.
 + Tắm giặt, lau nhà, đi vệ sinh.
 + Đi bơi, tắm biển, tắm cho xúc vật, 
 + Trồng lúa, tưới rau, trồng cây non.
 + Chạy máy, ô-tô, chế biến hoa quả, thịt hộp, bánh kẹo.
 + Sản xuất xi măng, gạch men.
 + Tạo ra điện
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc
- HS suy nghĩ độc lập (4’)
- 3-5 HS tự do trình bày.
- HS lắng nghe.
 4. Củng cố- Dặn dò:(1’)
- Yêu cầu HS học bài và nêu một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật và trong hoạt động vui chơi giải trí, công nghiệp nông nghiệp.
- Chuẩn bị bài mới.
 5. Nhận xét tiết học.
 Rút kinh nghiệm tiết dạy:
.......
..
Tuần 13.
Ngày soạn:30/12/2010.
Bài 25: NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
 Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
	- Nêu được đặc điểm chính của nước sạch vfa nước bị ô nhiễm:
	 + Nước sạch: Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe của con người.
	 + Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.
 2. Kĩ năng:
	- Phân biệt được nước sạch và nước bị ô nhiễm.
 3. Thái độ:
	- GDHS biết bảo vệ nguồn nước không làm cho nguồn nước bị nhiễm bẩn.
 Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp gợi mở vấn đáp.
 - Phương pháp thảo luận nhó ... o.
a. Mục tiêu: Nói về những thiệt hại do dông bão gây ra và cách phòng chống bão.
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5,6 và nghiên cứu mục cần biết trang 77 sgk để trả lời các câu hỏi:
 + Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão.
 + Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách phòng chống bão. Liên hệ thực tế.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét bổ sung.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét bổ sung.
 3.2.3. Hoạt động 3: Trò chơi ghép hình
a. Mục tiêu: Củng cố hiểu biết của HS về cấp độ gió: gió nhẹ, gió mạnh, gió to, gió dữ.
b. Cách tiến hành:
- GV phô tô 4 hình minh họa các cấp độ của gió SGK/77.
- GV viết lời ghi chú vào các tấm phiếu rời.
- Yêu cầu các nhóm gắn chữ vào hình cho thích hợp.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét tuyên dương nhóm làm đúng
- HS đọc
- HS quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trong sgk
- HS thảo luận nhóm đôi và làm vào phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS quan sát hình và trả lời các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
HS thực hiện các yêu cầu
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS lắng nghe
4. Củng cố- Dặn dò: (4’)
- GV yêu cầu HS đọc mục cần biết trang 77
- Về nhà học bài và chẩn bị bài mới.
 5. Nhận xét tiết học:
 Rút kinh nghiệm tiết học:
.
Tuần 20.
Ngày soạn: 15/1/2011
 Bài 39: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
 Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm không khí: khói, khí dộc, các loại bụi, vi khuẩn
 2. Kĩ năng:
	- Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm không khí: khói, khí dộc, các loại bụi, vi khuẩn.	
 3. Thái độ:
	- GDHS biết bảo vệ bầu không khí.
 GDKNS: 
	- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khi.
	- Kĩ năng xác định giá trị bản thân qua đánh giá các hành động liên quan tới ô nhiễm không khí.
 Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp giảng giải minh họa.
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp thực hành luyện tập.
 Đồ dùng dạy học:
 1. Giáo viên:	- Sgv, sgk khoa học 4.
	- Hình trang 78,79 sgk.
	- Sưu tầm hình ảnh tranh vẽ.
 2. Học sinh:	- Sgk khoa học 4, vở bài tập khoa học 4	
 Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp:(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- GV hỏi: Nêu những tác hại do bão gây ra? Nhữn biện pháp để phòng chông bão?
- Gọi HS trả lời .
- GV nhận xét ghi điểm.
 3. Bài mới:
	3.1. Giới thiệu bài mới:(1’)
- GV hỏi: Thế nào là không khí sạch? Thế nào là không khí bị ô nhiễm?
Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về điều này qua bài: “Không khí bị ô nhiễm”
- GV ghi đề bài lên bảng, gọi HS nhắc lại.
	3.2. Dạy bài mới: 
Tg
Hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
15’
12’
 3.2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch
a. Mục tiêu: Phân biệt được không khí sạch (trong lành) và không khí bẩn (không khí bị ô nhiễm)
GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khi.
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS lần lượt quan sát các hình trang 78,79 SGK và chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong lành? Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm?
- Gọi một số HS trình bày kết quả làm việc.
- GV nhận xét, kết luận:
 + Hình 2: Cho biết nơi có không khí sạch, cây cối xanh tươi, không gian thoáng đãng.
 + Hình cho biết nơi không khí bị ô nhiễm là: Hình 1: Nhiều ống khói nhà máy đang nhả những ống khói đen trên bầu trời. Những lò phản ứng hạt nhân đang nhả khói. Hình 3: Cảnh ô nhiễm do đốt chát thải ở nông thôn. Hình 4: Cảnh đường phố đông đúc nhiều ô tô xe máy đi lại xả khí thải và tung bụi. Nhà cửa san sát. Phía xa nhà máy đang hoạt động nhả khói trên bầu trời.
- GV yêu cầu HS nhắc lại một số tính chất của không khí.
- Yêu cầu HS phân biệt không khí sạch và không khí bị ô nhiễm.
- GV nhận xét và kết luận:
 Không khí sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, chỉ chứa khói, bụi khí độc vi khuẩn với một tỉ lệ thấp không có hại cho sức khỏe của con người.
 Không khí bẩn là không khí chứa một trong các loại khí độc các loại bụi vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép có hại cho sức khỏe của con người và các sinh vật khác.
- Gọi HS nhắc lại.
 3.2.2. Hoạt động 2: Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
a. Mục tiêu: Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bàu không khí.
GDKNS: Kĩ năng xác định giá trị bản thân qua đánh giá các hành động liên quan tới ô nhiễm không khí.
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi: Tìm hiểu những nguyên nhân làm ô nhiễm không khí nói chung và nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm ở địa phương nói riêng.?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Yêu cầu HS nhận xét bổ sung 
- GV nhận xét bổ sung: Do khí thải của các nhà máy: khói khí độc bụi do các phương tiện ô tô thải ra , khí độc vi khuẩn do các rác thải sinh ra
- GV kết luận: Nguyên nhân làm ô nhiễm không khí :
 + Do bụi: Bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người (bụi nhà máy xe cộ, bụi phóng xạ, bụi than, bụi xi măng..)
 + Do khí độc: Sự lên men thối của xác sinh vật, rác thải sự cháy của than đá, dầu mỏ, khói tàu xe nhà máy, khói thuốc lá chất độc hóa học
- Gọi HS nêu lại những nguyên nhân làm ô nhiễm không khí..
- Gọi HS đọc lại mục cần biết trong SGK. 
- HS quan sát tranh và trả lời cau hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tính chất của không khí.
- HS phân biệt không khí sạch và không khí bị ô nhiễm.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm ra những nguyên nhân làm ô nhiễm không khí.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS nêu lại những nguyên nhân làm ô nhiễm không khí.
- HS đọc
 4. Củng cố- Dặn dò:(3’)
- GV hỏi: + Những nguyên nhân làm ô nhiễm không khí?
 + Phân biệt không khí sạch và không khí bị ô nhiễm?
- Dặn HS về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài mới.
 5. Nhận xét tiết học:
 Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Bài 40: BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH.
 Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
	- Nêu được một số biện pháp bảo vệ bầu không khí:
	+ Thu gom xử lí phân, rác hợp lí.
	+ Giảm khí thải
	+ Trồng cây xanh và bảo vệ rừng.
 2. Kĩ năng:
	- Thực hiện bảo vệ bầu không khí..
 3. Thái độ:
	- GDHS phải biết bảo vệ bầu không khí.
 * Nội dung tích hợp: HS biết những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí.
 * GDKNS:
	- Kĩ năng lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí.
	- Kĩ năng trình bày, tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch
 Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp vẽ tranh cổ động.
 Đồ dùng dạy học:
 1. Giáo viên: - Sgv, sgk khoa học 4
	 - Hình trang 80,81 sgk
 2. Học sinh: - Sgk khoa học 4.
	- Giấy Ao cho các nhóm
 Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp:(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ:(3’)
- GV hỏi: + Những nguyên nhân làm ô nhiễm không khí?
 + Phân biệt không khí sạch và không khí bị ô nhiễm?
- GV gọi 2HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét ghi điểm.
- GV nhận xét chung về bài cũ.
 3. Bài mới:(30’)
	3.1. Giới thiệu bài mới:(2’)
 Bầu không khí cảu chúng ta ngày càng ô nhiễm trầm trọng. Chúng ta phải làm gì để bảo vệ không khí? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó qua bài: “Bảo vệ bầu không khí trong sạch”
GV ghi đề bài lên bảng, gọi HS nhắc lại.
3.2. Dạy bài mới:(30’)
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
8’
7’
3.2.1.Hoạt động1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch.
a. Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch
 - Kĩ năng lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí.
b. Cách tiến hành:
- Thảo luận nhóm: Quan sát hình vẽ cứ một hình hai nhóm và trả lời câu hỏi sau:
 + Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ?
 +Theo em việc làm đó có nên làm không ? 
- GV nhận xét, bổ sung: Những việc nên làm thể hiện qua : Hình 1, 2, 3, 5, 6, 7.
 Những việc không nên làm thể hiện qua: Hình 4.
- GV hỏi: Tại sao chúng ta phải trồng cây gây rừng?
 + Tại sao chúng ta phải vứt rác vào thùng có nắp đậy?
- GV nhận xét, kết luận: Chống ô nhiễm không khí bằng cách:
 + Thu gom và xử lí rác phân hợi lí.
 + Giarm lượng khí độc của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu cảu nàh máy, giảm khói đun bếp.
 + Bảo vệ rừng trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành.
- Yêu cầu đọc mục bạn cần biết trang 81. 
 3.2.2.Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
a. Mục tiêu: Nêu một số biện pháp bảo vệ bầu không khí mà gia đình địa phương em làm.
b. Cách tiến hành:
- GV hỏi: Các em đã và sẽ làm gì để bảo vệ bảo vệ bầu không khí ? 
- GV nhận xét.
3.2.3. Hoạt động 3:Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi.
a. Mục tiêu: Bản thân em cam kết tham gia bảo vệ bầu không khí và tuyên truyền cổ động người khác tham gia bảo vệ bầu không khí.
 GDKNS: Kĩ năng trình bày, tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch
b. Cách tiến hành: 
- Tổ chức vẽ tranh theo nhóm 
- Yêu cầu vẽ với nội dung tuyên truyền cổ động bảo vệ bầu không khí. 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, đánh giá tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động.. 
. 
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- 2 nhóm một hình vẽ, quan sát và cử đại diện lên trình bày.
 + Hình 1: Các bạn đang làm vệ sinh trường học để tránh bụi.
 + Hình 2: Vứt rác vào thùng có nắp đậy để tránh bốc mùi hôi thối và khí độc.
 + Hình 3: Nấu ăn bằng bếp cải tiến có tiêt kiệm củi, khói và khí thải theo ống bay lên cao tránh cho người đun bếp hít phải
 + Hình 5: Trường học có nhà vệ sinh hợp qui cách giúp HS đi đại tiện và tiểu tiện đúng nơi quy định và xử lí phân tốt không gây ô nhiễm môi trường.
 + Hình 6: Cảnh thu gom rác ở thành phố làm đường phố sạch đẹp tránh ô nhiễm môi trường
 + Hình 7: Trồng cây gây rừng là biện pháp tôt nhất để giữ cho bầu không khí trong sạch
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc to. 
- HS trả lời:
 +Thường xuyên quét dọn sân vườn. 
 + Thu gom rác, không vứt rác bừa bãi.
 + Trồng nhiều cây xanh... 
- Vẽ tranh theo nhóm.
+ Thảo luận tìm đề tài.
- Vẽ tranh.
- Thảo luận về lời giới thiệu.
- Các nhóm trình bày giới thiệu ý tưởng của mình. 
 4. Củng cố- Dặn dò:(2’)
- Nêu một số biện pháp bảo vệ bầu không khí.
- Dặn về học mục bạn cần biết.
- Dặn HS có ý thức bảo vệ bầu không khí và có ý thức tuyên truyền mọi người làm theo. 
 5. Nhận xét tiết học:
 Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an khoa hoc.doc