I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS biết:
- Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Hình trang 74,75 SGK, hộp đối lưu, nến, diêm, vài nén hương.
- HS : Chong chóng (đủ dùng cho mỗi học sinh)
Khoa học Tại sao có gió ? I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió. - Giải thích được nguyên nhân gây ra gió. II. Đồ dùng dạy học - GV: Hình trang 74,75 SGK, hộp đối lưu, nến, diêm, vài nén hương. - HS : Chong chóng (đủ dùng cho mỗi học sinh) III. Các hoạt động dạy học A.Kiểm tra bài cũ : - Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với con người? - HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm. B. Dạy bài mới : HĐ1. Mở bài: GV nêu vấn đề: Nhờ đâu mà cây lay động, diều bay. HĐ2. Thí nghiệm.: Chơi chong chóng Cách tiến hành - Yêu cầu tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị chong chóng của các bạn, chong chóng có quay được không? - GV giao nhiệm vụ cho HS - GV tổ chức cho HS chơi ngoài sân (theo nhóm 6 HS) - Nhóm trưởng điều khiển các bạn chơi ( GV đến từng nhóm nhắc các em thực hiện nhiệm vụ cô đã giao trước khi chơi) - Tổ trưởng đọc từng câu hỏi để mỗi thành viên trong tổ suy nghĩ trả lời : +Khi nào chong chóng quay? Khi nào quay ít? Khi nào quay nhiều? +Khi đứng yên chong chóng có quay không? +Muốn chonh chóng quay ta phải làm gì? - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. GVKL: Khi ta chạy không khí xung quanh ta chuyển động tạo ra gió.Gió thổi làm chong chóng quay. HĐ3. Nguyên nhân gây ra gió. Cách tiến hành: - YC 1 HS đọc thành tiếng mục thực hành trang74 SGK, cả lớp đọc thầm. - GV làm thí nghiệm, HS quan sát các hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi trong SGK - GV kết luận nguyên nhân gây ra gió: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch của nhiệt độ không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió. HĐ4. Sự chuyển động của không khí trong tự nhiên. Cách tiến hành: - HS làm theo nhóm đôi, quan sát tranh 6, 7 trong SGK trả lời câu hỏi: + Hình vẽ, khoảng thời gian nào trong ngày? Mô tả hướng gió được minh họa trong hình?( HS TB trả lời) - Tại sao ban ngày có gió thổi từ biển vào đất liền. Ban đêm có gió từ đất liền thổi ra biển?( HS khá, giỏi trả lời) - Lớp nhận xét, GV chốt câu trả lời đúng: Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa đêm và ngày. IV. Củng cố, dặn dò. -Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà sưu tầm các tranh ảnh về tác hại do bão gây .
Tài liệu đính kèm: