Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 23 đến 26 (Bản 2 cột)

Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 23 đến 26 (Bản 2 cột)

I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

Sau bài học, HS có thể:

- Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng

- Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản

- Biết bóng của một vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Chuẩn bị chung: đèn bàn

- Chuẩn bị theo nhóm: đèn pin, tờ giấy to hoặc tấm vải; kéo, bìa, một số thanh tr (gỗ) nhỏ (để gắn các miếng bìa đã cắt làm “phim hoạt hình”), một số đồ chơi: ô tô, hộp (để dùng tạo bóng trên màn)

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 21 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 301Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 23 đến 26 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày:	Tuần: 23
Môn: Khoa học
BÀI 45: ÁNH SÁNG 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Sau bài học, HS có thể nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng:
+ Vật tự phát sáng: mặt trời, ngọn lửa
+ vật được chiếu sáng: mặt trăng, bàn ghế,
Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị theo nhóm: Hộp kín (có thể dùng tờ giấy báo, cuộn lại theo chiều dài để tạo thành hộp kín – chú ý miệng ống không quá rộng và ống không quá ngắn để khi chưa bật sáng đèn trong ống thì đáy tối), tấm kính, nhựa trong, tấm kính mờ, tấm ván 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động
Bài cũ: Aâm thanh trong cuộc sống 
Nêu tác hại của tiếng ồn?
Nêu vài biện pháp phòng chống tiếng ồn?
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng
Mục tiêu: HS phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu HS họp nhóm 4, quan sát hình 1, 2/90 và dựa vào kinh nghiệm đã có, thảo luận những vật nào tự phát sáng và những vật nào được chiếu sáng?
Bước 2:
GV nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng
Mục tiêu: HS nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ ánh sáng được truyền theo đường thẳng 
Cách tiến hành:
Bước 1: Trò chơi Dự đoán đường truyền của đường thẳng
Cho 3 – 4 HS đứng trước lớp ở các vị trí khác nhau. GV hoặc một HS hướng đèn tới một trong các HS đó (chưa bật, không hướng vào mắt)
Sau đó GV bật đèn
GV có thể yêu cầu HS đưa ra lời giải thích của mình
Bước 2:Làm thí nghiệm trang 90 SGK theo nhóm
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật
Mục tiêu: HS biết làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua và không cho ánh sáng truyền qua
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu HS làm thí nghiệm trang 91. Chú ý che tối phòng học trong khi tiến hành thí nghiệm
Bước 2:GV nhận xét
Sau đó có thể cho HS nêu các ví dụ ứng dụng liên quan 
Hoạt động 4: Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào
Mục tiêu: HS nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tời mắt
Cách tiến hành:
Bước 1: GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp: “Mắt nhìn thấy vật khi nào?”
Bước 2: GV nhận xét
Cho HS tìm các ví dụ khác về điều kiện nhìn thấy của mắt
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Bóng tối 
HS trả lời
HS nhận xét
HS thảo luận nhóm
Đại diện nhóm báo cáo
Hình 1: ban ngày
Vật tự phát sáng: Mặt Trời
Vật được chiếu sáng: gương, bàn ghế
Hình 2: ban đêm
Vật tự phát sáng: ngọn đèn điện (khi có ding điện chạy qua)
Vật được chiếu sáng: Mặt Trăng sáng là do được Mặt Trời chiếu sáng, cái gương, bàn ghế được đèn chiếu sáng và được cả ánh sáng phản chiếu từ mặt Trăng chiếu sáng
HS dự đoán ánh sáng sẽ đi tới đâu
Đại diện nhóm trình bày kết quả
Qua thí nghiệm cũng như trò chơi, HS rút ra nhận xét: ánh sáng truyền theo đường thẳng
HS làm thí nghiệm, điền kết quả vào bảng
Đại diện nhóm trình bày
HS nêu vài ví dụ: việc sử dụng cửa kính trong, kính mờ, cửa gỗ, nhìn thấy cá dưới nước
HS đưa ra các ý kiến khác nhau
Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm
HS tìm ví dụ: nhìn thấy các vật qua cửa kính nhưng không thể nhìn thấy qua cửa gỗ, trong phòng tối phải bật đèn mới thấy các vật
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 23
Môn: Khoa học
BÀI 46: BÓNG TỐI 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Sau bài học, HS có thể:
Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng
Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản
Biết bóng của một vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị chung: đèn bàn
Chuẩn bị theo nhóm: đèn pin, tờ giấy to hoặc tấm vải; kéo, bìa, một số thanh tr (gỗ) nhỏ (để gắn các miếng bìa đã cắt làm “phim hoạt hình”), một số đồ chơi: ô tô, hộp (để dùng tạo bóng trên màn)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động
Bài cũ: Aùnh sáng 
Đường truyền của ánh sáng như thế nào?
Mắt nhìn thấy vật khi nào?
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối
Mục tiêu: HS nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng. Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản. Biết bóng tối của một vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV gợi ý cho HS cách bố trí, thực hiện thí nghiệm trang 93. GV tổ chức cho HS dự đoán (cá nhân)
GV ghi lại các dự đoán này trên bảng (có thể yêu cầu HS giải thích)
Bước 2:
GV quan sát, hướng dẫn thêm
Bước 3:
GV ghi lại kết quả lên bảng
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trang 93 SGK: Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào
Sau đó GV cho HS làm thí nghiệm để trả lời cho các câu hỏi: làm thế nào để bóng của vật to hơn? Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa vật dịch lên trên vật gần chiếu? Bóng của vật thay đổi khi nào? 
Hoạt động 2: Trò chơi Hoạt hình
Mục tiêu: HS củng cố, vận dụng kiến thức đã học về bóng tối
Cách tiến hành:
GV chiếu bóng của vật lên tường. Yêu cầu HS chỉ được nhìn lên tường và đoán xem là vật gì? 
Với những vật như ô tô, hộp nếu HS khó đoán, GV có thể xoay vật ở vài tư thế khác nhau giúp HS đoán ra và trả lời câu hỏi: ở vị trí nào thì nhìn bóng giúp dễ đoán ra vật nhất?
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Aùnh sáng cần cho sự sống 
HS trả lời
HS nhận xét
HS dự đoán kết quả
HS trình bày dự đoán (có thể giải thích thêm)
HS dựa vào hướng dẫn và các câu hỏi trang 93, làm việc theo nhóm để tìm hiểu về bóng tối
Đại diện các nhóm trình bày kết quả TN
Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng
HS làm thí nghiệm để rút ra nhận xét
HS dự đoán vật được chiếu
HS trả lời
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 24
Môn: Khoa học
BÀI 47: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (Tiết 1) 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Sau bài học, HS biết:
Kể ra vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật
Nêu ví cụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng của kiến thức đó trong trồng trọt
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trang 94, 95
Phiếu học tập 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động
Bài cũ: Bóng tối 
Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào?
Có thể làm cho bóng của một vật thay đổi bằng cách nào?
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật
Mục tiêu: HS biết vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình và trả lời các câu hỏi trang 94, 95
Bước 2:
GV đi đến nhóm kiểm tra và giúp đỡ
Bước 3:
Kết luận của GV:
Như mục Bạn cần biết trang 95 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của thực vật 
Mục tiêu: HS biết liên hệ thực tế, nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và ứng dụng kiến thức đó trong trồng trọt 
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV đặt vấn đề: cây xanh không thể thiếu ánh sáng mặt trời nhưng có phải mọi loại cây đều cần một thời gian chiếu sáng như nhau và đều có nhu cầu được chiếu sáng mạnh hoặc yếu như nhau không?
Bước 2:
GV nêu câu hỏi cho nhóm thảo luận:
Tại sao có một số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồngđược chiếu sáng nhiều? Một số loài cây khác lại sống được ở trong rừng rậm, trong hang động?
Hãy kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng và một số cây cần ít ánh sáng
Nêu một số ứng dụng về nhu cầu ánh sáng của cây trong kĩ thuật trồng trọt 
Kết luận của GV:
Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng của mỗi loại cây, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp kĩ thuật trồng trọt để cây được chiếu sáng thích hợp sẽ cho thu hoạch cao
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Aùnh sáng cần cho sự sống (tt)
HS trả lời
HS nhận xét
Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát, thảo luận các câu hỏi
Các nhóm làm việc, thư kí ghi lại các ý kiến của nhóm
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình (mỗi nhóm chỉ trình bày một câu)
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS lắng nghe
HS thảo luận các câu hỏi
Mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng mạnh, yếu, nhiều, ít khác nhau. Vì vậy có những loài cây chỉ sống ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng thoáng đãng, đầy đủ ánh sáng, đó là những cây ưa sáng. Một số loài cây khác ưa sống ở nơi ít ánh sáng nên có thể sống được trong hang động. Một số loài cây không thích hợp với ánh sáng mạnh nên cần được che bớt nhờ bóng của cây khác
Những cây cho quả và hạt cần được chiếu ánh sáng nhiều. Khi trồng những loại cây đó, ngườ ... ò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Nóng, lạnh và nhiệt độ 
HS trả lời
HS nhận xét
HS hoạt động theo nhóm, dựa vào kinh nghiệm và hình trang 89, 99 để tìm hiểu về những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt. Các nhóm báo cáo và thảo luận chung cả lớp
HS hoạt động theo nhóm, dựa vào kinh nghiệm và hình cung cấp trong SGK để tìm hiểu về những việc nên và không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra. Các nhóm báo cáo và thảo luận chung cả lớp 
 HS trả lời và nêu lí do lựa chọn của mình
HS thảo luận chung
Có thể cho một số HS thực hành về vị trí chiếu sáng (ngồi đọc, viết sử dụng đèn bàn hoặc nến để chiếu sáng)
HS làm trên phiếu
HS trình bày, nhận xét, bổ sung
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 25
Môn: Khoa học
BÀI 50: NÓNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (Tiết 1)
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Sau bài học, HS có thể:
Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp
Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người; nhiệt độ của hơi nước đang sôi; nhiệt độ của nước đá đang tan
Biết sử dụng từ “nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng lạnh
Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị chung: một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, một ít nước đá
Chuẩn bị theo nhóm: nhiệt kế; ba chiếc cốc 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động
Bài cũ: Aùnh sáng và việc bảo vệ đôi mắt 
Aùnh sáng như thế nào sẽ có hại cho mắt và làm hỏng mắt?
Nêu một số việc nên và không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết 
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp. Biết sử dụng từ “nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng, lạnh 
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu HS kể tên một số vật nóng và vật lạnh thường gặp hằng ngày 
Bước 2:
GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trang 100
Bước 3:
GV cho HS biết người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng, lạnh của các vật. GV đề nghị HS tìm và nêu các ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau; vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia; vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật
Hoạt động 2: Thực hành sử dụng nhiệt kế 
Mục tiêu: HS biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong trường hợp đơn giản 
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV giới thiệu cho HS 2 loại nhiệt kế (đo nhiệt độ cơ thể, đo nhiệt độ không khí). GV mô tả sơ lược cấu tạo nhiệt kế và hướng dẫn cách đọc nhiệt kế.
 Gọi một vài HS lên thực hành đọc nhiệt kế 
Bước 2:
Kết luận của GV:
Mục Bạn cần biết
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Nóng, lạnh và nhiệt độ 
HS trả lời
HS nhận xét
HS làm việc cá nhân rồi trình bày trước lớp
Một vài HS trình bày
HS lắng nghe
HS lắng nghe và quan sát 2 loại nhiệt kế
Một vài HS lên thực hành đọc nhiệt kế. Khi đọc, cần nhìn mức chất lỏng trong ống theo phương vuông góc với ống nhiệt kế
HS thực hành đo nhiệt độ: sử dụng nhiệt kế (dùng loại nhiệt kế thí nghiệm có thể đo nhiệt độ tới 1000C) đo nhiệt độ của các cốc nước; sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể 
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 26
Môn: Khoa học
BÀI 51: NÓNG VÀ LẠNH. NHIỆT ĐỘ (Tiết 2)
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
HS nêu được ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi, về sự truyền nhiệt
HS giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị chung: phích nước sôi 
Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc chậu; 1 cốc; lọ có cắm ống thuỷ tinh 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động
Bài cũ: Nóng, lạnh và nhiệt độ
Để đo nhiệt độ của một vật, người ta sử dụng vật gì? Có mấy loại?
Cho biết nhiệt độ của nước đang sôi, nước đá đang tan và nhiệt độ của cơ thể người 
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt 
Mục tiêu: HS biết và nêu được ví dụ về vật có nhiệt độ cao truyền nhiệt cho vật có nhiệt độ thấp; các vật thu nhiệt sẽ nóng lên; các vật toả nhiệt sẽ lạnh đi 
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu HS làm thí nghiệm trang 102. trước khi thí nghiệm, GV yêu cầu HS nêu dự đoán 
Bước 2:
GV hướng dẫn HS giải thích như SGK
Bước 3:
GV giúp HS rút ra nhận xét: các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt sẽ lạnh đi 
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên 
Mục tiêu: HS biết được các chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế 
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm trang 103
Bước 2:
GV hướng dẫn HS quan sát nhiệt kế: quan sát cột chất lỏng trong ống; nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm để thấy cột chất lỏng dâng lên
Bước 3:
GV khuyến khích HS vận dụng sự nở vì nhiệt của chất lỏng để trả lời câu hỏi có tính thực tế: Tại sao khi đun nước không đổ đầy nước vào ấm?
GV nhận xét, kết luận
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt 
HS trả lời
HS nhận xét
HS dự đoán kết quả thí nghiệm
HS làm thí nghiệm theo nhóm. Sau khi làm xong, HS so sánh kết quả với dự đoán
Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm
HS làm việc cá nhân, mỗi em đưa ra 4 ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi và cho biết sự nóng lên và lạnh đi đó có ích hay không?
HS rút ra nhận xét
HS thực hành thí nghiệm theo nhóm
HS trình bày
HS quan sát nhiệt kế theo nhóm
HS trả lời câu hỏi trong SGK: khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng, lạnh khác nhau, chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác nhau nên mực chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng khác nhau. Vật càng nóng, mực chất lỏng trong ống nhiệt kế càng cao. Dựa vào mực chất lỏng này, ta có thể biết được nhiệt độ của vật 
HS nêu ý kiến
Các bạn khác bổ sung, nhận xét
Các ghi nhận, lưu ý:
Ngày:	Tuần: 26
Môn: Khoa học
BÀI 52: VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Sau bài học, HS có thể:
Biết được những vật dẫn nhiệt tốt (kim loại: đồng, nhôm) và những vật dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, len, bông)
Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu
Biết cách lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản, gần gũi 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị chung: phích nước nóng, xoong, nồi, giỏ ấm, cái lót tay
Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc cốc như nhau, thìa kim loại, thìa nhựa, thìa gỗ, một vài tờ giấy báo, dây chỉ len hoặc sợi, nhiệt kế 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động
Bài cũ: Nóng, lạnh và nhiệt độ 
Thế nào là sự truyền nhiệt?
Vì sao mức chất lỏng trong ống nhiệt kế lại thay đổi khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ khác nhau?
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém
Mục tiêu: HS biết được có những vật dẫn nhiệt tốt (lim loại: đồng, nhôm) và những vật dẫn nhiệt kém (gỗ, nhựa, len, bông) và đưa ra được ví dụ chứng tỏ điều này. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu 
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV yêu cầu HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn trang 104 
Bước 2:
GV giúp HS có nhận xét: các kim loại (đồng, nhôm) dẫn nhiệt tốt còn được gọi đơn giản là vật dẫn nhiệt; gỗ, nhựa dẫn nhiệt kém còn được gọi là vật cách nhiệt
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí 
Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về việc vận dụng tính cách nhiệt của không khí 
Cách tiến hành:
Bước 1:
Sau khi HS đọc, GV đặt vấn đề: chúng ta tiến hành thí nghiệm sau để tìm hiểu rõ hơn 
Bước 2:
Để đảm bảo an toàn, GV cho HS quấn giấy trước khi rĩt nước. GV giúp HS rĩt nước. Mỗi cốc có thể dùng một tay báo (1 tay có 4 trang) để quấn 
Bước 3:
GV hỏi thêm: vì sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau vào 2 cốc? Vì sao phải đo nhiệt độ 2 cốc cùng một lúc (hoặc gần như cùng một lúc)? 
Hoạt động 3: Thi kể tên và nêu công dụng của các vật cách nhiệt 
Mục tiêu: HS giải thích được việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và biết sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản, gần gũi 
Cách tiến hành:
Có thể chia lớp thành 4 nhóm. Sau đó các nhóm có thể kể tên (không được trùng lắp) đồng thời nêu chất liệu là vật dẫn nhiệt hay cách nhiệt; nêu công dụng, việc giữ gìn đồ vật 
Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Các nguồn nhiệt 
HS trả lời
HS nhận xét
HS dự đoán trước thí nghiệm
HS làm thí nghiệm theo nhóm 
HS thảo luận theo nhóm và nêu lên nhận xét 
HS đọc phần đối thoại của 2HS ở hình 3 trang 105
HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm
HS trình bày kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận 
Các nhóm lần lượt thi kể tên và nêu công dụng của các vật cách nhiệt
Các ghi nhận, lưu ý:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_23_den_26_ban_2_cot.doc