Giáo án Khoa học Lớp 5 - Chương trình cả năm

Giáo án Khoa học Lớp 5 - Chương trình cả năm

Bài 2 - 3: Nam hay nữ

I. mục tiêu

Giúp HS:

ã Phân biệt được nam và nữ dựa vào các đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội.

ã Hiểu được sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về nam và nữ.

ã Luôn có ý thức tôn trọng mọi người cùng giới hoặc khác giới. Đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi người, bạn bè, không phân biệt nam hay nữ.

II. Đồ dùng dạy học

ã Các hình minh hoạ trang 6 -7 SGK, hình 3 - 4 phóng to (nếu có điều kiện).

ã Giấy khổ A4, bút dạ.

ã Phiếu học tập kẻ sẵn nội dung ba cột: | Nam | Cả nam và nữ | Nữ | cho trò chơi "Ai nhanh, ai đúng?" theo cột.

ã HS chuẩn bị hình vẽ (đã giao từ tiết trước).

ã Mô hình người nam và nữ.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

 

doc 179 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/02/2022 Lượt xem 222Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 5 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
con người và sức khoẻ
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Thứ 
Bài 1: Sự sinh sản 
I. Mục Tiêu
Giúp HS:
Nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ mình.
 Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
II. Đồ dùng dạy - học
Các hình minh hoạ trang 4 - 5 SGK (SGK)
Bộ đồ dùng để thực hiện trò chơi "Bé là con ai ?" (Đủ dùng theo nhóm) gồm 5 -7 hình bố, mẹ; 5 -7 hình bé có đặc điểm giống bố, mẹ; một tờ phiếu to để dán ảnh có kẻ sẵn bảng:
Em bé 
Bố (mẹ)
III. Các hoạt Động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
- Giới thiệu chương trình học:
+ GV yêu cầu 1 HS đọc tên SGK
+ Giới thiệu: ở lớp 4, các em đã được học môn Khoa học. Lớp 5 các em sẽ tiếp tục tìm hiểu những điều mới mẻ về khoa học. Mỗi bài học sẽ cung cấp những kiến thức quý báu cho cuộc sống của chúng ta.
+ Yêu cầu: Em hãy mở mục lục và đọc tên các các chủ đề của sách.
Hỏi: Em có nhận xét gì về sách Khoa học 4 và Khoa học 5?
+ Giới thiệu bài: ở bất kì một lĩnh vực khoa học nào, con người và sức khoẻ của con người cũng luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Bài học đầu tiên mà các em học có tên là: "Sự sinh sản". Bài học sẽ giúp các em hiểu ý nghĩa của của sự sinh sản đối với loài người.
+ 1 HS đọc: Khoa học 5
+ 1 HS đọc tên các chủ đề thành tiếng trước lớp.
Con người và sức khoẻ; Vật chất và năng lượng; Thực vật và động vật; Môi trượng và tài nguyên thiên nhiên.
+ So với sách Khoa học 4 sách Khoa học 5 có thêm chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Hoạt động 1
trò chơi: "bé là con ai?"
- GV nêu tên trò chơi; giơ các hình vẽ (tranh, ảnh) và phổ biến cách chơi: Đây là hình vẽ các em bé và bố (mẹ) của các em, dựa vào đặc điểm của mỗi người các em hãy tìm bố mẹ cho từng em bé, sau đó dán hình và phiếu cho đúng cặp.
- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát đồ dùng phục vụ cho từng nhóm.
- Đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi đại diện 2 nhóm dán phiếu lên bảng. GV cùng HS cả lớp quan sát.
- Yêu cầu đại diện của 2 nhóm khác lên kiểm tra và hỏi bạn: Tại sao bạn lại cho rằng đây là hai bố con (mẹ con)?
Nếu HS trả lời đúng, GV cùng học sinh cả lớp vỗ tay hoan nghênh .
- Nhận xét, khen ngợi các nhóm đã tìm đúng bố mẹ cho em bé. Nhắc nhóm nào làm sai, ghép lại cho đúng.
- GV hỏi để tổng kết trò chơi:
+ Nhờ đâu các em tìm được bố (mẹ ) cho từng em bé?
+ Qua trò chơi, em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?
- Kết luận: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ravà có những đặc điểm giống với bố mẹ mình. Nhờ đó mà nhìn vào đặc điểm bên ngoài chúng ta cũng có thể nhận ra bố mẹ của em bé.
- Lắng nghe
- Nhận đồ dùng học tập và hoạt động trong nhóm. HS thảo luận, tìm bố mẹ cho từng em bé và dán ảnh vào phiếu sao cho ảnh của bố mẹ cùng hàng với ảnh của em bé.
- Đại diện 2 nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- HS hỏi - trả lời
Ví dụ:
+ Đây là hai mẹ con vì họ cùng có tóc xoăn giống nhau.
 + Đây là hai bố con vì họ cùng có nước da trắng giống nhau. 
+ Đây là gia đình của em bé vì em bé co mũi cao, nước da trắng giống bố mẹ.
+ Đây là bố mẹ của em bé vì em có đôi mắt to, tròn giống bố mẹ.
+ Đây là bố mẹ của em bé vì em bé có nước da đen và hàm răng trắng giống bố mẹ.
+ Đây là bố mẹ em bé vì em bé có mái tóc vàng và nước da trắng giống bố mẹ...
- Trao đổi theo cặp và trả lời:
+ Nhờ em bé có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
+ Trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra. Trẻ em có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
- Lắng nghe
Hoạt động 2
ý nghĩa của sự sinh sản ở người
- GV yêu cầu HS quan sát các minh hoạ trang 4, 5 SGK và hoạt động theo cặp với hướng dẫn như sau:
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh
- HS làm việc theo cặp như hướng dẫn của giáo viên .
- Các câu trả lời đúng:
+ Hình vẽ gia đình bạn Liên. Lúc đầu gia đình bạn Liên có hai người. Đó là bố mẹ bạn Liên .
+ HS 1 đọc từng câu hỏi về nội dung tranh cho HS 2 trả lời.
+ Khi HS 2 trả lời HS 1 phải khẳng định được bạn nêu đúng hay sai.
- Treo các tranh minh hoạ (không có lời nói của nhân vật). Yêu cầu HS lên giới thiệu về các thành viên trong gia đình bạn Liên.
- Nhận xét, khen ngợi HS giới thiệu đầy đủ, lời văn hay, nói to rõ ràng. 
- GV hỏi HS cả lớp:
+ Gia đình bạn Liên có mấy thế hệ?
+ Nhờ đâu mà có các thế hệ trong mỗi gia đình.
- Kết Luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ được duy trì kế tiếp nhau. Do vậy, loài người được tiếp tục từ thế hệ này đến thế hệ okhác. Lúc đầu gia đình nào cũng bắt đầu từ bố mẹ rồi sinh con, có cháu chắt......tạo thành dòng họ.
+ Hiện nay gia đình ban Liên có ba người. Đó là bố, mẹ ban Liên và bạn Liên.
+ Sắp tới gia đình bạn Liên sẽ có bốn người, mẹ ban Liên sắp sinh em bé . Mẹ bạn Liên đang có thai.
- 2 HS (cùng cặp) nối tiếp nhau giới thiệu.
Ví dụ: Đây là ảnh cưới của bố mẹ bạn Liên. Sau đó bố mẹ bạn Liên sinh ra bạn Liên và sắp tới mẹ bạn Liên sẽ sinh em bé. Trước khi ra đời, em bé sống ở trong bụng mẹ.
- 2 HS ngồi cùng bàn có thể trao đổi, thảo luận để cùng tìm ra câu trả lời. Sau đó, một HS phát biểu ý kiến trước lớp.
+ Gia đình bạn Liên có hai thế hệ: Bố mẹ bạn Liên và bạn Liên.
+ Nhờ có sự sinh sản mà có các thế hệ trong mỗi gia đình.
- Lắng nghe.
Hoạt động 3:
liên hệ thực tế gia đình của em
- GV nêu yêu cầu: Các em đã tìm hiểu về gia đình bạn Liên, bây giờ các em hãy giới thiệu cho các bạn về gia đình của mình bằng cách vẽ một bức tranh về gia đình mình và giới thiệu với mọi người.
- Hướng dẫn, giúp đỡ các em gặp khó khăn.
Gợi ý: Gia đình em nào sống chung cùng ông bà thì chúng ta vẽ ảnh về ông bà. Sau đó ông bà sinh ra bố (hoặc mẹ)và cô, chú (hoặc cậu, dì), bố mẹ lấy nhau sinh ra em (hoặc em bé) hoặc sinh ra anh chị rồi đến em. Cô (chú), cậu (dì) lấy chồng (vợ) cũng sinh em bé (anh, chị).
Các em nên vẽ hình theo kiểu phim hoạt hình (bằng các nét cơ bản) nhưng vẫn phải thể hiện rõ được những đặc điểm giống nhau của các thành viên trong gia đình.
- Yêu cầu HS lên giới thiệu về gia đình mình.
- Lắng nghe và làm theo yêu cầu.
- Vẽ hình vào giấy khổ A4
- 3 đến 5 HS dán (hoặc giơ) hình minh hoạ, kết hợp giới thiệu về gia đình.
- Nhận xét, khen ngợi những HS vẽ đẹp, có lời giới thiệu hay.
Ví dụ: Đây là gia đình em. Lúc đầu ồng bà em lấy nhau, rồi sinh ra bác Nga, bác Minh và bố em. Các bác xây dựng gia đình và ra ở riêng. Bố em lấy mẹ em rồi sinh ra em và bé Bi. Em có mái tóc xoăn giống bố, nước da trắng giống mẹ, còn bé Bi thì giống hệt mẹ ở đôi mắt to, tròn.
hoạt động kết thúc
- GV hỏi và yêu cầu học sinh trả lời nhanh:
+ Tại sao chúng ta nhận ra được em bé và bố mẹ của các em?
+Nhờ đâu mà các thế hệ trong gia đình, dòng họ được kế tiếp nhau?
+ Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- Kết luận: Sự sinh sản ở người có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự sống trên Trái Đất. Nhờ có khả năng sinh sản của con người mà cuộc sống của mỗi gia đình, dòng họ và cả loài người được duy trì, kế tiếp nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.
+ Vì trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, có đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
+ Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong gia đình, dòng họ được kế tiếp nhau.
+ Nếu con người không có khả năng sinh sản thì loài người sẽ bị diệt vong, không có sự phát triển của xã hội.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS, nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài và thuộc bài tại lớp.
- Dặn HS về nhà ghi vào vở và học thuộc mục Bạn cần biết; vẽ bức tranh có 1 bạn trai, 1 bạn gái vào cùng một tờ giấy A4.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 2 - 3: Nam hay nữ
I. mục tiêu
Giúp HS:
Phân biệt được nam và nữ dựa vào các đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội.
Hiểu được sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về nam và nữ.
Luôn có ý thức tôn trọng mọi người cùng giới hoặc khác giới. Đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi người, bạn bè, không phân biệt nam hay nữ.
II. Đồ dùng dạy học
Các hình minh hoạ trang 6 -7 SGK, hình 3 - 4 phóng to (nếu có điều kiện).
Giấy khổ A4, bút dạ.
Phiếu học tập kẻ sẵn nội dung ba cột: | Nam | Cả nam và nữ | Nữ | cho trò chơi "Ai nhanh, ai đúng?" theo cột.
HS chuẩn bị hình vẽ (đã giao từ tiết trước).
Mô hình người nam và nữ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ theo các câu hỏi:
- HS trả lời các câu hỏi theo các yêu cầu của giáo viên.
+ Em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?
+ Sự sinh sản ở người có ý nghĩa như thế nào?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- Nhận xét câu trả lời và cho điểm từng học sinh.
- Giới thiệu bài mới:
- GV hỏi: Con người có những giới tính nào?
+ Giới thiệu: Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về những điểm giống và khác nhau giữa nam và nữ.
+ Con người có hai giới: nam và nữ
Hoạt động 1
Sự khác nhau giữa nam và nữ về đặc điểm sinh học
- GV tổ chức cho HS thỏ luận theo cặp với hướng dẫn như sau:
+ Cho bạn xem tranh em vẽ bạn nam và bạn nữ, sau đó nói cho bạn biết vì sao em vẽ bạn nam và bạn nữ?
+ Trao đổi với nhau để tìm một số điểm giống và khác nhau giữa bạn nam và bạn nữ.
+ Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái?
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
GV nghe và ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng.
- GV nhận xét các ý kiến của HS, sau gạch chân các đặc điểm khác biệt về mặt sinh học mà HS nêu được, rồi đưa ra kết luận
- 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành 1 cặp cùng làm việc theo hướng dẫn. Ví dụ vẽ kết quả làm việc:
+ Vẽ bạn nam và bạn nữ khác nhau vì giữa nam và nữ có nhiều điểm khác nhau.
+Giữa nam và nữ có nhiều điểm giống nhau như có các bộ phận trong cơ thể giống nhau, cùng có thể học, chơi, thể hiện tình cảm, ... nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau như nam thì thường cắt tóc ngắn, nữ lại để tóc dài, nam mạnh mẽ, nữ lại dịu dàng...
+ Khi một em bé mới sinh ra người ta dựa vào bộ phận sinh dục để biết đó là bé trai hay bé gái.
- 1 cặp HS báo cáo, các cặp khác nêu bổ sung các ý kiến không trùng lặp.
Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển làm cho cơ thể nam và nữ có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học. Ví dụ:
+ Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng.
+ Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng,. Nếu trứng gặp tinh trùng thì ngư ... Hoạt động 3: Chia sẻ thông tin
- HS đọc các bài báo , tranh ảnh nói về nạn phá rừng và hậu quả của việc phá rừng 
- HS đọc lại mục bạn cần biết 
* Hoạt động kết thúc: 
- ? Nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá?
? Việc phá rừng gây nên những hậu quả gì? 
- Nhận xét giờ học 
- Dặn học về nhà học thuộc bạn cần biết .
- 3 HS lần lượt trả lời 
- HS thảo luận nhóm 
- hình 1: Con người khai thác gỗ và phá rừng để lấy đất canh tác , trồng các cây lương thực , các cây ăn quả và cây công nghiệp .
Hình 2: Con người phá rừng khai thác gôc để lấy củi làm chất đốt than mang bán 
Hình 3: Con người phá rừng khai thác gỗ làm nhà , đóng các đồ dùng trong nhà 
Hình 4: Con người phá rừng làm nương rẫy
- Rừng bị tàn phá do : 
Con người khai thác
Cháy rừng
Hậu quả của việc phá rừng : 
+ Lớp màu bị tàn phá , rửa trôi 
+ Khí hậu thay đổi 
+ Thường xuyên có lũ lụt , hạn hán xảy ra 
+ Đất bị xói mòn , bạc màu.
+ Động vật mất nơi sinh sống nên hung dữ và thường xuyên tấn công con người 
- Hs đọc và quan sát tranh ảnh sưu tầm được nếu có 
- hS trả lời 
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ..ngày...tháng....năm....
Bài 66: tác động của con người đến môi trường đất
I. Mục tiêu 
HS nêu được những nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá
- Phân tích những nguyên nhân dẫn đến môi trường đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá 
II. Đồ dùng dạy học 
- GV và HS sưu tầm tranh ảnh bài báo nói về tác động của con người đến môi trường đất và hậu quả của nó 
III. Phương pháp: 
IV. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 5'
? Những nguiyên nhân nào dẫn đến việc rừng bị tàn phá?
? Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả nào? 
- GV nhận xét ghi điểm 
B. bài mới: 30'
1. Giới thiệu bài: ghi bảng 
2. Nội dung bài 
* Hoạt động 1: Nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 136 trong SGK 
- Gọi HS trả lời 
? ở địa phương em , nhu cầu về sử dụng đất thay đổi như thế nào?
? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó? 
KL: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đếnm đất trồng ngày càng bị thu hẹp . Nhưng nguyên nhân chính vẫn là do dân số gia tăng , con người cần nhiều diện tích để ở , ngoài ra ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật đời sống con người được nâng cao cũng cần diện tích đất vào những việc khác như thành lập các khu công nghiệp, khu vui chơi,..
* Hoạt động 2: Nguyên nhân dẫn đến môi rường đất ngày càng bị suy thoái 
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 3, 4 trang 137 SGK 
? Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học thuốc trừ sâu .... đối với môi trường đất .
? Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất ? 
? Em còn biết những nguyên nhân nào làm cho môi trường bị suy thoái ? 
- Yêu cầu đọc mục bạn cần biết 
* Hoạt động 3: Chia sẻ thông tin
- GV tiến hành cho HS thảo luận xem tranh ảnh, bài báo đã sưu tầm được 
-* Hoạt động kết thúc 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau 
- 2 HS trả lời
- HS quan sát và nêu 
+ hình 1 và 2: là trên cùng một địa điểm . Trước kia con người sử dụng đất để trồng trọt. Xung quanh có rất nhiều cây cối . hiện nay , diện tích đất trồng trọt hai bên sông ngày đã được sử dụng làm đất ở , khu công nghiệp , chợ...
+ Nguyên nhân dẫn đến thay đổi nhu cầu sử dụng đó là dân số ngày càng gia tăng , đô thị hoá ngày càng mở rộng nên nhu cầu về nhà ở tăng lên , do vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp 
- Nhu cầu về sử dụng đất do :
+ Thêm nhiều hộ dân mới
+ XD các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất
+ XD các khu vui chơi giải trí
+ Mở rộng đường 
- Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó là do dân cư tăng, nhu cầu về đô thị hoá tăng ..
- HS quan sát và thảo luận
- Việc sử dụng phân bón hoá học , thuốc trừ sâu làm cho môi trường đất bị suy thoái , đất trồng bị ô nhiễm và không còn tơi xốp màu mỡ như sử dụng phân bắc, phân xanh
- Rác thải làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, bị suy thoái 
- Chất thải CN của nhà máy , xí nghiệp làm suy thoái
- Rác thải của nhà máy ...
- HS đọc CN
- HS xem tranh 
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ..ngày...tháng....năm....
Tuần 34:
Bài 67: Tác động của con người đến môi trường 
không khí và nước
I. Mục tiêu
HS kể được nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm
Hiểu được tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước 
Biết những nguyên nhgân gây ô nhiễm môi trường không khí và nước ở địa phương 
II. Đồ dùng dạy học 
- Các hình minh hoạ trang 138, 139
III. Phương pháp: 
IV. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 5'
? Nguyên nhân nào dẫn đến môi trường đất bị thu hẹp?
? Nguyên nhân nào dẫn đến môi trường đất bị suy thoái? 
- GV nhận xét ghi điểm 
B. bài mới: 
1. Giới thiệu bài: ghi bảng 
2. Nội dung bài: 
* Hoạt động 1: Nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và nước 
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 
Yêu cầu quan sát hình minh hoạ trang 138 
? Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường nước? 
? Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí?
? Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những pống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ
 ? Tại sao một số cây trong hình bị trụi lá ? 
? Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước ? 
- GV nhận xét 
KL: Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và nước . Trong đó phải kể đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất 
* Hoạt động 2: Tác hại của ô nhiễm không khí và nước 
? Ô nhiễm nước và không khí có tác hại gì?
? ở địa phương em , người dân đã làm gì để môi trường không khí , nước bị ô nhiễm ? Việc làm đó sẽ gây ra những tác hại gì? 
- Nhận xét kết luận về tác hại của những việc làm mà HS đã nêu .
* Hoạt động kết thúc: 
- Nhận xét tiết học 
- Học thuộc mục bạn cần biết 
- 2 HS trả lời 
- Nguyên nhận: 
+ Nước thải từ các thành phố, nhà máy thải trực tiếp xuống hồ sông...
+ Nước thải sinh hoạt của con người ....
+ Nước trên đồng ruộng bị nhiễm thuốc trừ sâu , chịu ảnh hưởng của những thuốc trừ sâu và phân bón hoá học 
+ Rác thải sinh hoạt của con người .....
+ Khí thải của các loại tàu, thuyền đi lại trên sông . biển 
+ Đắm tàu
+ rò rỉ ống dẫn dầu.
- Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí: 
+ Khí thải của nhà máy và các phương tiện tham gia giao thông 
+ Tiếng ồn do sự hoạt động của các nhà máy và phương tiện giao thông 
+ Do cháy rừng
- Nếu tàu biển bị đắm hoặc những ống dẫn dầu bị rò rỉ sẽ làm cho môi trường biển bị ô nhiễm , động thực vật sống ở biể sẽ chết ...
- Cây bị trụi lá do khí thải của nhà máy CN gần dó có lẫn trong không khí nên khi mưa xuống các khí thải độc hại đó làm cho ô nhiễm nước và không khí 
- Không khí bị ô nhiễm , các chất độc hại chứa nhiều trong không khí , khi trời mưa xuống cuốn theo những chất độc hại đó xuống làm cho môi trường đất và không khí bị ô nhiễm 
- Làm suy thoái đất 
Làm chết thực vật
Làm chết động vật 
ảnh hưởng đến sức khoẻ con người 
Gây nhiều căn bệnh hiểm nghèo cho con người như ung thư
- đun than tổ ong, đốt gạch, vứt rác bừa bãi
khói của các nhà máy......chất thải của nhà matý , bệnh viện...
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ..ngày...tháng....năm....
Bài 68 : Một số biện pháp bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu
Giúp HS hiểu được một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia , cộng đồng, gia đình
 Trình bày được các biện pháp bảo vệ môi trường
Có ý thức thực hiện nếp sống vệ sinh , văn minh , góp phần giữ vệ sinh môi trường thường xuyên và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện 
II. Đồ dùng dạy học 
- GV và HS sưu tầm một số hình ảnh thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường
- HS chuẩn bị giấy vẽ , bút màu
III. Phương pháp: 
IV. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 5'
? Nguyên nhân nào làm ô nhiễm môi trường nước và không khí 
? Không khí , nước bị ô nhiễm gây ra những tác hại gì?
? ở địa phương em người ta đã làm gì có thể gây ô nhiễm môi trường nước và không khí
- Gv nhận xét ghi điểm 
B. bài mới: 30'
1. Giới thiệu bài: ghi bảng
2. Nội dung bài 
* Hoạt động 1: Một số biện pháp bảo vệ môi trường
- Gọi HS đọc mục quan sát và trả lời
- HS tự làm bài
- Gọi HS đọc bài làm của mình
Nhận xét KL: 
- 3 HS trả lời 
- HS đọc và làm bài cá nhân 
- HS nêu bài làm của mình 
 KL: Hình 1: b: Mọi người trong đó có chúng ta phải phải luôn có ý thức giữ vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường sạch sẽ
Hình 2 a: Ngày nay ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có nước ta đã có luật bảo vệ rừng, khuyến khích trồng cây gây rừng , phủ xanh đồi trọc 
Hình 3 e: Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện nghiêm ngặt việc sử lí nước thải bằng cách để nước thải chảy vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận sử lí nước thải 
Hình 4 c: Để chống việc mưa lớn có thể rửa trôi đất ở những sườn núi dốc, người ta làm ruộng bậc thang .
Hình 5 d: Bọ rùa ăn các loại rệp cây , việc sử dụng bọ rùa để tiêu diệt các loại rệp phá hoại mùa màng là góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ cân bằng hệ sinh thái trên đồng ruộng
? Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh môi trường là việc của ai?
? TRồng cây gây rừng , phủ xanh đồi troc là việc làm của ai?
? Đưa nước thải vào hệ thống cống thoát nước rồi đưa vào bộ phận sử lí nước thải là việc của ai?
? Làm ruộng bậc thang chống xói mòn là việc làm của ai?
? Việc tiêu diệt các loại rệp phá hoại mùa màng bằng bọ rùa là việc của ai? 
? Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
KL: THam khảo SGV
* Hoạt động 2: Tuyên truyền hoạt động bảo vệ môi trường 
- GV tổ chức cho HS vẽ tranh tuyên truyền về bảo vệ môi trường 
* Hoạt động kết thúc 
- hận xét tiết học
- Dặn HS đọc thuộc mục bạn cần biết 
- Việc của mọi cá nhân , mọi gia đình , cộng đồng
- Việc của cá nhân, cộng đồng, gia đình, quốc gia 
- Việc của gia đình , cá nhân, cộng đồng , quốc gia 
- Việc của gia đình cộng đồng 
- Việc của gia đình, cộng đồng
- Không vứt rác bừa bãi; thường xuyên dọn vệ sinh môi trường,...; nhắc nhở mọi người cùng thực hiện 
Tuần 35: 
Ngày soạn: Ngày dạy: thứ..ngày...tháng....năm....
Bài 69: Ôn tập : môi trường và tài nguyên thiên nhiên
I. Mục tiêu 
- Biết mô0tj số từ ngữ liên quan đến môi trường 
- Củng cố kiến thức về các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường 
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng lớp kẻ sẵn ô chữ
- Phiếu học tập cá nhân
III. Phương pháp: 
IV. Các hoạt động dạy học 
v

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_5_chuong_trinh_ca_nam.doc