Giáo án Khoa học - Tuần 14 đến tuần 18

Giáo án Khoa học - Tuần 14 đến tuần 18

TIẾT 27: GỐM XÂY DỰNG, GẠCH NGÓI

I. MỤC TIÊU.

Giúp HS:

- Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói.

- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.

- Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 + Hình minh hoạ trang 56, 57 SGK.

 +Một số lọ hoa bằng thuỷ tinh gốm.

 + Một vài miếng ngói khô, bát đựng nước ( đủ dùng theo nhóm)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

 

doc 21 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học - Tuần 14 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Khoa học
Thứ ngày tháng năm 2013
TIẾT 27: GỐM XÂY DỰNG, GẠCH NGÓI 
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS:
Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói.
Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	+ Hình minh hoạ trang 56, 57 SGK.
	+Một số lọ hoa bằng thuỷ tinh gốm.
	+ Một vài miếng ngói khô, bát đựng nước ( đủ dùng theo nhóm)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới.
- Đưa ra 2 lọ hoa ( 1 bằng thuỷ tinh, 1 bằng sứ) hỏi: Đây là gì? Chúng được làm từ vật liệu gì?
- GV giới thiệu: giơ chiếc lọ hoa sành (sứ, gốm) và nói: chiếc lọ hoa này thực chất làm bằng vật liệu gì? Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về gốm xây dựng, gạch, ngói.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời cac câu hỏi sau:
+ HS 1: Làm thế nào để biết được một hòn đá có phải là đá vôi hay không?
+ HS 2: Đá vôi có tính chất gì?
+ HS 3: Đá vôi có ích lợi gì?
- Quan sát trả lời.
+ Đây là lọ hoa
+ Chúng được làm bằng thuỷ tinh, sành, đất nung/ gốm.
Hoạt động 1.
MỘT SỐ ĐỒ GỐM.
- Cho HS xem đồ thật hoặc tranh ảnh và giới thiệu một số đồ vật được làm bằng đất sét nung không tráng men sành, men sứ và nêu: các đồ vật này đều được gọi là đồ gốm.
- GV yêu cầu: Hãy kể tên các đồ gốm mà em biết? Ghi nhanh tên các đồ gốm mà HS kể lên bảng.
+ Tất cả các loại đồ gốm đều được làm từ gì?
- GV kết luận.
- GV hỏi: Khi xây nhà chúng ta cần phải có những nguyên vật liệu gì.
- GV nêu: Gạch, ngói là những đồ gốm xây dựng. Chúng ta hãy tìm hiểu xem có những loại gạch, ngói nào? Cách làm gạch ngói như thế nào nhé.
- Lắng nghe.
- tiếp nối nhau kể tên.
+ Tất cả các loại đồ gốm đều được làm từ đất sét nung.
- HS trả lời theo hiểu biết của bản thân: Khi xây nhà cần có: xi măng, vôi, cát, gạch, ngói, sắt, thép
- Lắng nghe.
Hoạt động 2.
MỘT SỐ LOẠI GẠCH NGÓI VÀ CÁCH LÀM GẠCH NGÓI.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm như sau:
+ Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ trang 56, 57 trong SGK và trả lời các câu hỏi 
+ Loại gạch nào dùng để xây tường?
+ Loại gạch nào để lát sàn nhà, lát sân hoặc vỉa hè, ốp tường?
+ Loại ngói nào được dùng để lợp mái nhà trong hình 5?
- Gọi HS trình bày ý kiến trước lớp, yêu cầu các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Giảng cho HS nghe cách lợp ngói hài và ngói âm dương
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế: Trong khu nhà em có mái nhà nào được lợp bằng ngói không? Mái đó được lợp bằng loại ngói gì?
+ Trong lớp mình, bạn nào biết quy trình làm gạch, ngói như thế nào?
- GV kết luận.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, thảo luận.
- Mỗi nhóm cử 1 đại diện trình bày, mỗi HS chỉ nói về 1 hình. Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến.
- Lắng nghe.
- Tiếp nối nhau trả lời theo hiểu biết.
+ Gạch ngói được làm từ đất sét: đất được trộn với một ít nước, nhào thật kĩ, cho vào máy, ép khuôn, để khô rồi cho vào lò, nung ở nhiệt độ cao.
Hoạt động 3.
TÍNH CHẤT CỦA GẠCH, NGÓI.
- GV cầm 1 mảnh ngói trên tay và hỏi: Nếu cô buông tay khỏi mảnh ngói thì chuyện gì sẽ xảy ra? Tại sao lại như vậy?
- GV nêu yêu cầu của hoạt động: chúng ta cùng làm thí nghiệm để xem gạch, ngói còn có tính chất nào nữa.
- Chia HS thành nhóm mỗi nhóm 4 HS 
- Chia cho mỗi nhóm 1 mảnh gạch hoặc ngói khô, một bát nước.
- Hướng dẫn làm thí nghiệm: thả mảnh gạch hoặc ngói vào bát nước. Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích hiện tượng đó.
- Gọi 1 nhóm lên trình bày thí nghiệm, yêu cầu các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
- GV hỏi sau khi HS trình bày xong:
+ Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì?
+ Em có nhớ thí nghiệm này chúng ta đã làm ở bài học nào rồi?
+ Qua 2 thí nghiệm trên, em có nhận xét gì về tính chất của gạch, ngói?
- GV kết luận: Gạch ngói thường xốp, có nhiều lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ nên khi vận chuyển phải lưu ý.
- HS nêu câu trả lời 
Miếng ngói sẽ vỡ thành nhiều mảnh nhỏ. Vì ngói được làm từ đất sét đã được nung chín nên khô và rất giòn
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm. Làm thí nghiệm, quan sát, ghi lại hiện tượng.
- 1 nhóm HS trình bày thí nghiệm, các nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất.
+ Khi thả mảnh gạch, ngói vào bát nước ta thấy có nhiều bọt nhỏ từ mảnh gạch, ngói nổi lên trên mặt nước. Có hiện tượng đó là do đất sét không ép chặt, có nhiều lỗ nhỏ, nước tràn vào các lỗ nhỏ đẩy không khí trong đó ra tạo thành các bọt khí.
- HS trả lời:
+ Thí nghiệm này chứng tỏ trong gạch ngói có nhiều lỗ nhỏ li ti.
+ Thí nghiệm này đã làm ở bài không khí có ở quanh ta trong chương trình khoa học lớp 4.
+ Gạch, ngói xốp, giòn, dễ vỡ.
- Lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC.
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi:
+ Đồ gốm gồm những đồ dùng nào?
+ Gạch, ngói có tính chất gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết, ghi lại vào vở và tìm hiểu về xi măng.
Khoa học
Thứ ngày tháng năm 2013
TIẾT 28: XI MĂNG 
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS:
Nhận biết một số tính chất của xi măng.
Nêu được một số cách bảo quản xi măng.
Quan sát nhận biết xi măng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
A. Kiểm tra bài cũ.
GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét, cho điểm từng HS.
B. Bài mới.
- GV giới thiệu bài.
+ Cầm 1 vỏ bao xi măng và hỏi: Đây là gì?
+ Nêu : xi măng là một trong những nguyên vật liệu không thể thiếu trong xây dựng. Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em những kiến thức khoa học về xi măng.
+ HS 1: Kể tên những đồ gốm mà em biết?
+ HS 2: Hãy nêu tính chất của gạch, ngói và thí nghiệm chứng tỏ điều đó?
+ HS 3: Gạch, ngói được làm bằng cách nào?
- HS nêu: Đó là vỏ bao xi măng.
- Lắng nghe
Hoạt động 1.
CÔNG DỤNG CỦA XI MĂNG
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, trao đổi và trả lời câu hỏi
+ xi măng được dùng để làm gì?
+ Hãy kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta mà em biết?
- Cho HS quan sát hình minh hoạ 1, 2 trang 58 SGK và giới thiệu: ở nước ta có rất nhiều đá vôi. Những khu vực gần núi đá vôi thường được xây dựng nhà máy xi măng như ở Ninh Bình, Hà Giang, Hải Phòng, Hà Nam Đây là xi măng chưa được đóng bao ( chỉ hình 1b) và được đóng bao ( chỉ hình 1a). Xi măng được làm từ vật liệu gì? Chúng có tính chất gì? Các em cùng tìm hiểu.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi
- HS trả lời.
Hoạt động 2.
TÍNH CHẤT CỦA XI MĂNG CÔNG DỤNG CỦA BÊ TÔNG.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ tìm hiểu kiến thức khoa học”.
+ Mỗi tổ cử 1 đại diện làm ban giám khảo, lớp trưởng là người dẫn chương trình.
- Hoạt động theo tổ, dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
+ Mỗi nhóm cử 3 đại diện tham gia thi.
	1. Xi măng được làm từ những vật liệu nào?
	2. Xi măng có tính chất gì?
	3. Xi măng được dùng để làm gì?
	4. Vữa xi măng do nguyên vật liệu nào tạo thành?
	5. Vữa xi măng có tính chất gì?
	6. Vữa xi măng dùng để làm gì?
	7. Bê tông do các vật liệu nào tạo thành?
	8. Bê tông có ứng dụng gì?
	9. Bê tông cốt thép là gì?
	10. Bê tông cốt thép dùng để làm gì?
	11. Cần lưu ý điều gì khi sử dùng vữa xi măng?
	12. Cần phải bảo quản xi măng như thế nào? tại sao?
- Nhận xét, tổng kết cuộc thi.
- Trao giải cho nhóm đạt nhiều điểm nhất.
- Khen ngợi những HS có hiểu biết các kiến thức thực tế.
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC.
- GV kết luận.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các thông tin về xi măng và tìm hiểu về thuỷ tinh.
TUẦN 15
Khoa học
Thứ ngày tháng năm 2013
TIẾT 29: THỦY TINH 
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS:
Nhận biết một số tính chất của thuỷ tinh.
Nêu được công dụng của thuỷ tinh.
Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	+ Hình minh hoạ trang 60, 61 SGK.
	+ GV mang đến lớp một số cốc và lọ thí nghiệm hoặc bình hoa bằng thuỷ tinh ( đủ dùng theo nhóm)
	+ Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
A. Kiểm tra bài cũ.
GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
B. Bài mới.
- GV giới thiệu bài:
+ Đưa ra 1 chiếc lọ hoa đẹp và hỏi: lọ hoa này được làm từ vật liệu gì?
+ Nêu: đây là lọ hoa làm bằng thuỷ tinh. Có những loại thuỷ tinh nào? Chúng có tính chất gì? Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời.
+ HS 1: Em hãy nêu tính chất và cách bảo quản xi măng?
+ HS 2: Xi măng có những ích lợi gì trong đời sống?
- HS nêu ý kiến.
+ Lọ hoa bằng thuỷ tinh.
+ Lọ hoa băng pha lê.
Hoạt động 1.
NHỮNG ĐỒ DÙNG LÀM BẰNG THUỶ TINH
- GV nêu yêu cầu: trong số những đồ dùng của gia đình chúng ta có rất nhiều đồ dùng bằng thuỷ tinh. Hãy kể tên các đồ dùng bằng thuỷ tinh mà em biết?
- GV ghi nhanh tên các đồ dùng lên bảng.
- GV hỏi.
+ Dựa vào những kinh nghiệm thực tế đã sử dụng đồ thuỷ tinh, em thấy thuỷ tinh có tính chất gì?
+ Tay cầm một chiếc cốc thuỷ tinh và hỏi: Nếu cô thả chiếc cốc này xuống sàn nhà thì điều gì sẽ xảy ra ? Tại sao?
- GV kết luận
- Tiếp nối nhau kể: các đồ dùng bằng thuỷ tinh: mắt kính, bóng điện, ống đựng thuốc tiêm, chai, lọ, li, cốc, chén, bát, đĩa, nồi nấu, cửa sổ, cửa ra vào, lọ hoa, lọ đựng thuốc thí nghiệm, màn hình ti vi, các con thú nhỏ, vật lưu niệm..
- HS trả lời theo kinh nghiệm bản thân.
+ Thuỷ tinh trong suốt hoặc có màu, rất dễ vỡ, không bị gỉ.
+ Khi thả chiếc cốc xuống sàn nhà, chiếc cốc sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh. Vì chiếc cốc này bằng thuỷ tinh khi va chạm với nền nhà rắn sẽ bị vỡ.
Hoạt động 2.
CÁC LOẠI THUỶ TINH VÀ TÍNH CHẤT CỦA CHÚNG.
- Tổ chức cho HS hoạt động tang nhóm như sau:
+ Phát cho từng nhóm một số dụng cụ:
1 bóng đèn.
1 lọ hoa đẹp bằng thuỷ tinh chất lượng cao hoặc dụng cụ thí nghiệm.
Giấy khổ to, bút dạ.
+ Yêu cầu HS quan sát vật chất, đọc thông tin trong SGK trang 61. Sau đó xác định vật nào là thủy tinh thường, vật nào là thuỷ tinh chất lượng cao và nêu căn cứ xác định.
- Nhận xét, khen ngợi các nhóm ghi chép khoa học, trình bày rõ ràng, lưu loát.
- GV yêu cầu: hãy kể tên những đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh thường và thuỷ tinh chất lượng cao?
- GV kết luận
- GV hỏi tiếp: Em có biết người ta chế tạo đồ thuỷ ti ... ổi, thảo luận, nói với nhau về đặc điểm của các đồ dùng bằng nhựa.
- 5 – 7 HS đứng tại chỗ trình bày.
- HS nêu: Đồ dùng bằng nhựa có nhiều màu sắc, hình dáng, có loại mềm, có loại cứng nhưng đều không thấm nước, có tính cách nhiệt, cách điện tốt.
Hoạt động 2.
TÍNH CHẤT CỦA CHẤT DẺO.
- Tổ chức cho HS hoạt động tập thể dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
- Yêu cầu HS đọc kĩ bảng thông tin trang 65, trả lời từng câu hỏi ở trang này.
- GV chỉ là người định hướng, cung cấp câu hỏi cho người điều khiển và làm trọng tài khi cần.
1. Chất dẻo được là ra từ nguyên liệu nào?
2. Chất dẻo có tính chất gì?
3. Có mấy loại chất dẻo? Là những loại nào?
4. Khi sử dụng đồ dùng bằng chất dẻo cần lưu ý điều gì?
5. Ngày nay, chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao?
- Nhận xét, khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp.
- GV kết luận.
- HS có thể hoạt động theo cặp hoặc cá nhân để tìm hiểu các thông tin, sau đó tham gia hoạt động dưới sự điều khiển của bạn chủ toạ
+ Đọc bảng thông tin.
- Lớp trưởng đặt câu hỏi, các thành viên trong lớp xung phong phát biểu.
Hoạt động 3.
MỘT SỐ ĐỒ DÙNG LÀM BẰNG CHẤT DẺO.
- GV tổ chức chơi trò chơi “ thi kể tên các đồ dùng làm bằng chất dẻo”
- Cách tiến hành:
+ Chia nhóm HS theo tổ.
+ Phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm.
+ Yêu cầu HS ghi tất cả các đồ dùng bằng chất dẻo ra giấy.
+ Nhóm thắng cuộc là nhóm kể được đúng, nhiều tên đồ dùng.
- GV đi kiểm tra từng nhóm để đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
- Gọi các nhóm đọc tên đồ dùng mà nhóm mình tìm được, yêu cầu các nhóm khác đến đếm số đồ dùng.
- Tổng kết cuộc thi, khen thưởng nhóm thắng cuộc
- Hoạt động theo hướng dẫn của GV.
Ví dụ các đồ dùng: Những đồ dùng được làm bằng chất dẻo: chén, cốc, đĩa, khay đựng thức ăn, mắc áo, ca múc nước, lược, chậu, dao, dĩa, vỏ bọc ghế, áo mưa, chai lọ, đồ chơi, bàn chải, chuỗi hạt, vỏ bút, cúc áo, cặp tóc, thắt lưng, bàn, ghế, túi đựng hàng, dép, keo dán, bọc vở, dây dù, vải dù, thước kẻ
- Đọc tên đồ dùng, kiểm tra số đồ dùng của nhóm bạn
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc bảng thông tin về chất dẻo và mỗi HS chuẩn bị 1 miếng vải nhỏ
Khoa học
Thứ ngày tháng năm 2013
TIẾT 32: TƠ SỢI 
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS:
Nhận biết một số tính chất của tơ sợi.
Nêu một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi.
Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	+ HS chuẩn bị các mẫu vải.
	+ GV chuẩn bị bát đựng nước, diêm ( đủ dùng theo nhóm)
	+ Phiếu học tập ( đủ dùng theo nhóm ), 1 bút dạ, phiếu to
	+ Hình minh hoạ trang 66 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YÊU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
A. Kiểm tra bài cũ.
GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước sau đó nhận xét và cho điểm từng HS.
B. Bài mới.
- Yêu cầu HS kể tên một số loại vải dùng để may chăn, màn, quần, áo mà em đã mang đến lớp.
 - GV giới thiệu.
- 2 HS lần lượt lên bảng và trả lời câu hỏi sau:
+ HS 1: Chất dẻo được làm ra từ vật liệu nào? Nó có tính chất gì?
+ HS 2: Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao?
- 5 – 7 HS tiếp nối nhau giới thiệu
Hoạt động 1.
NGUỒN GỐC CỦA MỘT SỐ LOẠI SƠI TƠ.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp: Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 66 SGK và cho biết những hình nào liên quan đến việc làm ra sợi đay. Những hình nào liên quan đến làm ra tơ tằm, sợi bông.
- Gọi HS phát biểu ý kiến
- Giới thiệu.
+ Hình 1: phơi đay, đây là một trong những công đoạn để làm ra sợi đay. Người ta bóc lấy phần vỏ của cây đay, đem ngâm nước, rũ sạch lớp vỏ ngoài sẽ được sợi tơ đay trắng dùng để làm sợi đay.
+ Hình 2: cán bông, đây là một trong những công đoạn để làm ra sợi bông. Quả bông khi đã đến lúc thu hoạch, người ta lấy cho vào máy cán lấy bông.
+ Hình 3: Kéo tơ, đây là một trong những công đoạn để làm sợi tơ tằm. con tằm ăn lá dâu, nhả tơ thành kén. Người ta quay kén tằm thành tơ sợi.
- Hỏi: Sợi bông, sợi đay, tơ tằm, sợi lanh, loại nào có nguồn gốc từ thực vật, loại nào có nguồn gốc từ động vật?
- GV kết luận.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- 3 HS tiếp nối nhau nói về từng hình.
- Lắng nghe.
+ Sợi bông, sợi đay, sợi lanh, có nguồn gốc từ thực vật. Tơ tằm có nguồn gốc từ động vật.
Hoạt động 2.
TÍNH CHẤT CỦA TƠ SỢI.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo tổ như sau:
- Phát cho mỗi nhóm 1 bộ đồ dùng học tập bao gồm:
+ Phiếu học tập
+ Hai miếng vải nhỏ các loại: sợi bông (sợi đay, sợi len, tơ tằm): sợi ni lông.
+ Diêm.
+ Bát nước.
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
+ Thí nghiệm 1
Nhúng từng miếng vải vào bát nước. Quan sát hiện tượng, ghi lại kết quả khi nhấc miếng vải ra khỏi bát nước.
+ Thí nghiệm 2
Lần lượt đốt từng loại vải trên. Quan sát hiện tượng và ghi lại kết quả.
- Gọi 1 nhóm HS lên trình bày thí nghiệm, yêu cầu nhóm khác bổ sung ( nếu có)
- Nhận xét, khen ngợi HS trung thực khi làm thí nghiệm. Biết tổng hợp kiến thức và ghi chép khoa học.
- Nhận đồ dùng học tập, làm việc trong tổ, hướng dẫn của GV.
- 2 HS trực tiếp lam thí nghiệm, HS khác quan sát hiện tượng, nêu lên hiện tượng để thư kí ghi vào phiếu.
- 1 nhóm dán phiếu thảo luận lên bảng, 2 HS lên cùng trình bày kết quả thí nghiệm, cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất như sau:
PHIẾU HỌC TẬP.
Tiết : Tơ sợi
Tổ:
Loại tơ sợi
Thí nghiệm
Đặc điểm chính
Khi đốt lên
Khi nhúng nước
1. Tơ sợi tự nhiên
- Sợi bông
- Có mùi khét
- Tạo thành tàn tro
Thấm nước
Vải bông thấm nước, có thể rất mỏng,nhẹ như vải màn hoặc cũng có thể dày dùng để làm lều, bạt, buồm
- Sợi đay
- Có mùi khét.
- Tạo thành tàn tro
Thấm nước
Thấm nước, bền dùng để làm vải buồm, vải đệm ghế, vải lều bạt, có thể nén với giấy và chất dẻo làm ván ép
- Tơ tằm
- Có mùi khét.
- Tạo thành tàn tro
Thấm nước
Óng ả, nhẹ nhàng
2. Tơ sợi nhân tạo ( sợi ni lông)
- Không có mùi khét.
- Sợi sun lại
Không thấm nước
Không thấm nước, dai, mềm, không nhau. được dùng trong y tế, làm bài chải, dây câu cá, đai lưng an toàn, một số chi tiết của máy móc..
- Gọi HS đọc lại bảng thông tin trang 67 SGK.
- GV kết luận
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC.
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi sau:
+ Hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sói tự nhiên?
+ Hãy nêu đặc điểm và công dụng của tơ sợi nhân tạo?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà đọc kĩ phần thông tin về tơ sợi và chuẩn bị bài sau.
TUẦN 17
Khoa học
Thứ ngày tháng năm 2013
TIẾT 33 + 34: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS củng cố các kiến thức về:
Đặc điểm giới tính.
Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC
	+ Phiếu học tập theo nhóm.
	+ Hình minh hoạ trang 68 SGK.
	+ Bảng gài để chơi trò chơi “ ô chữ kì diệu”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
A. Kiểm tra bài cũ.
GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm từng HS.
B. Bài mới.
- GV giới thiệu 
- 2 HS lần lượt lên bảng và trả lời các câu hỏi sau:
+ HS 1: Em hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi tự nhiên?
+ HS 2: Nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi nhân tạo?
- Lắng nghe.
Hoạt động 1.
CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN MỘT SỐ BỆNH.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng đọc câu hỏi trang 68 SGK, trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi: 
Trong các bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS, bệnh nào lây qua cả đường sinh sản và đường máu?
- Gọi HS phát biểu . HS khác bổ sung ý kiến nếu có
- GV lần lượt nêu các câu hỏi sau cho HS trả lời.
+ Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua con đường nào
+ Bệnh sốt rét lây truyền qua con đường nào?
+ Bệnh viêm não lây truyền qua con đường nào?
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua con đường nào?
- GV kết luận.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
- 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS trả lời.
- Đáp án: bệnh AIDS.
- Tiếp nối nhau trả lời.
Hoạt động 2.
MỘT SỐ CÁCH PHÒNG BỆNH
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm như sau:
+ Yêu cầu HS : Quan sát hình minh hoạ và cho biết.
+ Hình minh hoạ chỉ dẫn điều gì?
+ Làm như vậy có tác dụng gì? vì sao?
- Gọi HS trình bày ý kiến, yêu cầu các HS khác bổ sung ý kiến ( nếu có)
- Nhận xét, khen ngợi những nhóm có kiến thức cơ bản về phòng bệnh. Trình bày lưu loát, dễ hiểu.
- Hỏi: Thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, ăn chín, uống sôi còn phòng tránh được một số bệnh nào nữa?
- GV kết luận.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm hoạt động theo sự điều khiển của nhóm trưởng và hướng dẫn của GV.
- Mỗi HS trình bày về 1 hình minh hoạ, các bạn khác theo dõi, bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất.
- HS tiếp nối nhau nêu ý kiến, mỗi em chỉ cần nêu tên 1 bệnh.
+ Thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiên, ăn chín uống sôi còn phòng tránh được các bệnh : giun sán, ỉa chảy, tả lị, thương hàn.
Hoạt động 3.
ĐẶC ĐIỂM, CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ VẬT LIỆU
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, yêu cầu HS trao đổi, thảo luận, làm phần thực hành trang 69 SGK vào phiếu.
- Gọi 1 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận, yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Nhận xét, kết luận phiếu đúng.
- GV có thể gọi những nhóm chọn vật liệu khác đọc kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV có thể hỏi lại kiến thức của HS bằng các câu hỏi:
1. Tại sao em lại cho rằng làm cầu bắc qua sông, làm đường ray tàu hoả lại phải sử dụng thép?
2. Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà lại sử dụng gạch?
3. Tại sao lại dùng tơ sợi để may quần áo, chăn, màn?
- HS hoạt động theo nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
+ Kể tên các vật liệu đã học.
+ Nhớ lại đặc điểm và công dụng của từng vật liệu.
+ Hoàn thành phiếu.
- Tiếp nối nhau đọc kết quả thảo luận.
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị bài tốt cho bài kiểm tra.
TUẦN 18
Khoa học
Thứ ngày tháng năm 2013
TIẾT 35 – 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Đề kiểm tra thống nhất chung toàn trường)
PHẦN KIỂM TRA KÍ DUYỆT
TỔ TRƯỞNG CM
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docKhoa hoc lop 5 Tuan 14 18(1).doc