Giáo án Khoa - Sử - Địa 4 học kì II - Trường Tiểu hoc Hải Vĩnh

Giáo án Khoa - Sử - Địa 4 học kì II - Trường Tiểu hoc Hải Vĩnh

KHOA HỌC:

 TẠI SAO CÓ GIÓ

I. Mục tiêu :

 - Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.

 - Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.

II. Đồ dùng dạy học :

 - HS chuẩn bị chong chóng.

 - Đồ dùng thí nghiệm: Hộp đối lưu, nến, diêm, vài nén hương (nếu không có thì dùng hình minh hoạ để mô tả).

 - Tranh minh hoạ trang 74, 75 SGK phóng to.

 

doc 101 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 909Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa - Sử - Địa 4 học kì II - Trường Tiểu hoc Hải Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ ba, ngày 12 tháng 01 năm 2010
	KHOA HỌC:	
 TẠI SAO CÓ GIÓ
I. Mục tiêu :
	- Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió. 
	- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
II. Đồ dùng dạy học :
 - HS chuẩn bị chong chóng.
 - Đồ dùng thí nghiệm: Hộp đối lưu, nến, diêm, vài nén hương (nếu không có thì dùng hình minh hoạ để mô tả).
 - Tranh minh hoạ trang 74, 75 SGK phóng to.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt độngcủa giáo viên
Hoạt động của HS
 1. Ổn định
 2. KTBC:
GV gọi HS lên hỏi:
? Không khí cần cho sự thở của người, động vật, thực vật như thế nào ?
? Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở ?
? Cho VD chứng tỏ không khí cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật.
- GV nhận xét và ghi điểm.
 3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hoạt động 1: Trò chơi: chơi chong chóng.
- Kiểm tra việc chuẩn bị chong chóng của HS.
- Yêu cầu HS dùng tay quay cánh xem chong chóng có quay không.
 + Theo em, tại sao chong chóng quay ?
 + Tại sao khi bạn chạy nhanh thì chong chóng của bạn lại quay nhanh ?
 + Nếu trời không có gió, làm thế nào để chóng quay nhanh ?
 + Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm ?
- Kết luận: (Xem SGV)
c) Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ra gió
- GV yêu cầu HS đọc và làm thí nghiệm theo hướng dẫn của SGK.
+ Phần nào của hộp có không khí nóng? Tại sao?
+ Phần nào của hộp không có không khí lạnh ?
 + Khói bay qua ống nào ?
- Gọi các nhóm trình bày kết quả các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 + Khói bay từ mẩu hương đi ra ống A mà chúng ta nhìn thấy là do có gì tác động ?
- GV nêu: (Như STKế)
 + Vì sao có sự chuyển động của không khí ?
 + Không khí chuyển động theo chiều như thế nào ?
+ Sự chuyển động của không khí tạo ra gì ?
c) Hoạt động 3: Sự chuyển động của không khí trong tự nhiên
- GV treo tranh minh hoạ 6, 7 SGK.
 + Hình vẽ khoảng thời gian nào trong ngày?
 + Mô tả hướng gió được minh hoạ trong hình.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi: 
+ Tại sao ban ngày có gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm có gió từ đất liền thổi ra biển ?
- Gọi nhóm xung phong trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: (Xem Sách Thiết Kế)
- Gọi HS chỉ vào tranh vẽ và giải thích chiều gió thổi.
- Nhận xét , tuyên dương HS hiểu bài.
 4. Củng cố:
- Tại sao có gió ?
- GV cho HS trả lời và nhận xét, ghi điểm.
 5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và sưu tầm tranh, ảnh về tác hại do bão gây ra.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS lần lượt lên trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
+ Chong chóng quay là do gió thổi.Vì bạn chạy nhanh.
 + Vì khi bạn chạy nhanh thì tạo ra gió. Gió làm quay chong chóng.
 + Muốn chong chóng quay nhanh khi trời không có gió thì ta phải chạy.
 + Chong chóng quay nhanh khi có gió thổi mạnh, quay chậm khi có gió thổi yếu.
- HS lắng nghe.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Phần hộp bên ống A không khí nóng lên là do 1 ngọn nến đang cháy đặt dưới ống A.
 + Phần hộp bên ống B có không khí lạnh.
 + Khói từ mẩu hương cháy bay vào ống A và bay lên.
 + Khói từ mẩu hương đi ra ống A mà mắt ta nhìn thấy là do không khí chuyển động từ B sang A.
- HS nghe.
+ Sự chênh lệch nhiệt độ trong không khí làm cho không khí chuyển động.
+ Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng.
 + Sự chuyển động của không khí tạo ra gió.
- Vài HS lên bảng chỉ và trình bày.
+ H.6 vẽ ban ngày và hướng gió thổi từ biển vào đất liền.
 + H.7 vẽ ban đêm và hướng gió thổi từ đất liền ra biển.
- HS thảo luận theo nhóm 4 trao đổi và giải thích hiện tượng.
+ Hướng dẫn HS trả lời như SGV.
- Lắng nghe và quan sát hình trên bảng.
- HS lên bảng trình bày.
- HS trả lời.
 -------------------- ------------------ 
Thứ tư, ngày 13 tháng 01 năm 2010
LỊCH SỬ
NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I. Mục tiêu: 
	- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
	+ Vua quan ăn chơi sa đọa; trong triều đình một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
	+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
	- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ: Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly – một đai thần của vua nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu. 	
II. Chuẩn bị: 
- 	PHT của HS; Tranh minh hoạ như SGK nếu có. 
III. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định: 
 Cho HS hát. 
 2. KTBC: 
- Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược quân Mông- Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào? 
- Khi giặc Mông –Nguyên vào Thăng Long vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc? 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
 3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Phát triển bài: 
 * Hoạt động nhóm: 
- GV phát PHT cho các nhóm. Nội dung của phiếu: Vào giữa thế kỉ XIV: 
+ Vua quan nhà Trần sống như thế nào? 
+ Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao? 
+ Cuộc sống của nhân dân như thế nào? 
+ Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao? 
+ Nguy cơ ngoại xâm như thế nào? 
- GV nhận xét, kết luận. 
- GV cho 1 HS nêu khái quát tình hình của đất nước ta cuối thời Trần. 
* Hoạt động cả lớp: 
- GV tổ chức cho HS thảo luận 3 câu hỏi: 
+ Hồ Quý Ly là người như thế nào? 
+ Ông đã làm gì? 
+ Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không? Vì sao? 
GV cho HS dựa vào SGK để trả lời.
 HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
 HS khác nhận xét, bổ sung.
 4. Củng cố: 
- GV cho HS đọc phần bài học trong SGK. 
- Trình bày những biểu hiện suy tàn của nhà Trần? 
- Triều Hồ thay triều Trần có hợp lịch sử không? Vì sao? 
 5. Tổng kết- Dặn dò: 
 - Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài: “Chiến thắng Chi Lăng”. 
- Nhận xét tiết học. 
- Cả lớp hát. 
- HS trả lời câu hỏi. 
- HS nhận xét. 
- HS các nhóm thảo luận và cử người trình bày kết quả. 
+ Ăn chơi sa đoạ. 
+ Ngang nhiên vơ vét của nhân dân để làm giàu. 
+ Vô cùng cực khổ. 
+ Bát bình, phẫn nộ trước thói xa hoa, sự bóc lột của vua quan, nông dân và nô tì đã nổi dậy đấu tranh. 
+ Giặc ngoại xâm lăm le bờ cõi. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- 1 HS nêu. 
+ Là quan đại thần của nhà Trần. 
+ Ông đã thay thế các quan cao cấp của nhà Trần bằng những người thực sự có tàiNhững năm có nạn đói, nhà giàu buộc phải bán thóc và tổ chức nơi chữa bệnh cho nhân dân. 
+ Hành động truất quyền vua là hợp lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa, làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi. 
- 3 HS đọc bài học. 
- HS trả lời câu hỏi. 
- HS cả lớp. 
 -------------------- ------------------ 
Thứ năm, ngày 14 tháng 01 năm 2010
KHOA HỌC
GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH –PHÒNG CHỐNG BÃO
I. Mục tiêu :
	- Nêu được một số tác hại của bão: thiệt hại về người và của.
- Nêu cách phòng chống:
+ Theo dõi bản tin thời tiết.
+ Cắt điện. Tàu, thuyền không ra khơii.
+ Đến nơI trú ẩn an toàn.
 - Giáo dục HS luôn có ý thức không ra khỏi nhà khi trời có dông, bão, lũ.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Hình minh hoạ 1, 2, 3, 4 / 76 SGK phóng to.
 - Các băng giấy ghi: cấp 2: gió nhẹ, cấp 5: gió khá mạnh, cấp 7: gió to, cấp 9: gió dữ và các băng giấy ghi 4 thông tin về 4 cấp gió trên như SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
 1. Ổn định
 2. KTBC:
? Mô tả thí nghiệm giải thích tại sao có gió ?
? Dùng tranh minh hoạ giải thích hiện tượng ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
- GV nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Hoạt động 1: Một số cấp độ của gió
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 76 SGK.
 + Em thường nghe thấy nói đến các cấp độ của gió khi nào ?
- Yếu cầu HS quan sát hình vẽ và đọc thông tin trong SGK / 76. GV phát PHT cho các nhóm.
STT
Cấp gió
Tác động của cấp gió
a
Khi có gió này, mây bay, cây cỏ đu đưa, sóng nước trong hồ dập dờn.
b
Khi có gió này, bầu trời đầy những đám mây đen, cây lớn gãy cành, mái nhà có thể bị tốc.
c
Lúc này khói bay thẳng lên trời, cây cỏ đứng im.
d
Khi có gió này, bầu trời thường sáng sủa, bạn có thể thấy gió trên da mặt, nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được làn khói bay.
đ
Khi có gió này, trời có thể tối và có bão. Cây lớn đu đưa, người đi bộ ở ngoài trời sẽ rất khó khăn vì phải chống lại sức gió.
e
Gió mạnh liên tiếp, kèm theo mưa to có gió xoáy, có thể cuốn bay người, nhà cửa, làm gãy, đổ cây cối
- Gọi HS trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- GV kết luận: Gió có khi thổi mạnh, có khi thổi yếu. Gió càng lớn càng gây tác hại cho con người.
 c) Hoạt động 2: Thiệt hại do bão gây ra và cách phóng chống bão
 + Em hãy nêu những dấu hiệu khi trời có dông?
+ Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão ?
- Tổ chức cho HS hoạt đông trong nhóm.
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 77 SGK, sử dụng tranh, ảnh sưu tầm nói về :
 + Tác hại do bão gây ra.
 + Một số cách phòng chống bão mà em biết.
- Gọi đại diện nhóm trình bày .
- Nhận xét về sự chuẩn bị của HS, khả năng trình bày.
- Kết luận: (Xem sách thiết kế)
 d) Hoạt động 3: Trò chơi ghép chữ vào hình và thuyết minh
- Cách tiến hành:
- GV phổ biến cách chơi.
- Gọi HS tham gia trò chơi.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
 4. Củng cố:
 + Từ cấp gió nào trở lên sẽ gây hại cho người và của ?
 + Nêu một số cách phòng chống bão mà em biết.
- GV nhận xét, ghi điểm và giáo dục HS luôn có ý thức không ra khỏi nhà khi trời có dông, bão, lũ.
 5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài tiết sau.
- Nhận xét tiết học
Hát
- HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
- HS đọc.
+ Em thường nghe thấy nói đến các cấp độ gió trong chương trình dự báo thời tiết.
- HS các nhóm quan sát hình vẽ, mỗi HS đọc 1 thông tin, trao đổi và hoàn thành phiếu.
- Trình bày và nhận xét câu trả lời của nhóm bạn
a) Cấp 5: Gió khá mạnh.
b) Cấp 9: Gió dữ.
c) Cấp 0: Không có gió.
d) Cấp 2: Gió nhẹ.
đ) Cấp 7: Gió to.
e) Cấp 12: Bão lớn.
- HS nghe.
+ Khi có gió mạnh kèm mưa to là dấu hiệu của trời có dông.
 + Gió mạnh liên tiếp kèm theo mưa to, bầu trời đầy mây đen, đôi khi có gió xoáy.
- HS hoạt động nhóm 4. Trao đổi, thảo luận, ghi ý chính, trình bày trong nhóm.
- HS đọc và tìm hiểu.
- HS các nhóm đại diện trình bày (vừa nói vừa chỉ tranh, ảnh)
- HS nghe.
- HS nghe GV phổ biến cách chơi.
- 4 HS tham gia trò chơi. Khi  ... rong khung.
 - Cho HS lên chỉ vị trí TP ĐN trên bản đồ và nhắc lại vị trí này.
 - Giải thích lí do ĐN vừa là TP cảng, vừa là TP du lịch.
 - Nhận xét tiết học.
 - Về xem lại bài và chuẩn bị bài: “Biển, Đảo và Quần đảo”
- HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp quan sát, trả lời.
- HS quan sát và trả lời.
 + Ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh ĐN.
 + Đà Nẵng có cảng biển Sa Tiên, cảng sông Hàn gần nhau.
- HS quan sát và nêu.
- HS cả lớp.
- Vài HS.
- HS liên hệ bài 25.
- HS tìm.
- HS đọc.
- HS đọc.
- HS tìm và trả lời.
- Cả lớp.
 ----------------------------------------------- ------------------------------------------------
TUẦN 32
Thứ ba, ngày 27 tháng 4 năm 2010
KHOA HỌC:
ĐỘNG VẬT ĂN GÌ ĐỂ SỐNG?
Mục tiêu:
- Kể tên một số động vật và thức ăn của chúng.
- GD HS biết bảo vệ các động vật có ích.
Đồ dùng dạy học:
Hình trang 126,127 
 - HS sưu tầm tranh (ảnh) về các loài động vật ăn các loại thức ăn khác nhau.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
KTBC
+ Muốn biết động vật cần gì để sống, chúng ta làm thí nghiệm như thế nào ?
 + Động vật cần gì để sống ?
- Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
Bài mới
Giới thiệu bài:
ØHoạt động 1: Thức ăn của động vật
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- Yêu cầu: Mỗi thành viên trong nhóm hãy nói nhanh tên con vật mà mình sưu tầm và loại thức ăn của nó. Sau đó cả nhóm cùng trao đổi, thảo luận để chia các con vật đã sưu tầm được thành các nhóm theo thức ăn của chúng.
GV hướng dẫn các HS dán tranh theo nhóm.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét, khen ngợi các nhóm. 
- Yêu cầu: Hãy nói tên, loại thức ăn của từng con vật trong các hình minh họa trong SGK.
+ Mỗi con vật có một nhu cầu về thức ăn khác nhau. Theo em, tại sao người ta lại gọi một số loài động vật là động vật ăn tạp ?
 + Em biết những loài động vật nào ăn tạp ?
- Giảng: Phần lớn thời gian sống của động vật giành cho việc kiếm ăn. Các loài động vật khác nhau có nhu cầu về thức ăn khác nhau. Có loài ăn thực vật, có loài ăn thịt, có loài ăn sâu bọ, có loài ăn tạp.
 ØHoạt động 2: Tìm thức ăn cho động vật 
 * Cách tiến hành
- GV chia lớp thành 2 đội.
- 2 đội lần lượt đưa ra tên con vật, sau đó đội kia phải tìm thức ăn cho nó.
- Tổng kết trò chơi.
 ØHoạt động 3: Trò chơi: Đố bạn con gì ?
- GV phổ biến cách chơi:
- Cho HS chơi thử:
- Cho HS chơi theo nhóm.
- Cho HS xung phong chới trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi các em đã nhớ những đặc điểm của con vật, thức ăn của chúng.
Củng cố - Dặn dò
- Hỏi: Động vật ăn gì để sống ?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Tổ trưởng điều khiển hoạt động của nhóm dưới sự chỉ đạo của GV.
- Đại diện các nhóm lên trình bày: Kể tên các con vật mà nhóm mình đã sưu tầm được theo nhóm thức ăn của nó.
- Lắng nghe.
- Người ta gọi một số loài là động vật ăn tạp vì thức ăn của chúng gồm rất nhiều loại cả động vật lẫn thực vật.
+ Gà, mèo, lợn, cá, chuột, 
- Lắng nghe.
- HS tham gia chơi
- HS tham gia chơi
- HS trả lời
 -------------------- ------------------
 Thứ tư, ngày 28 tháng 4 năm 2010
LỊCH SỬ:
KINH THÀNH HUẾ
Mục tiêu :
 	+ Mô tả được đôi nét về kinh thành Huế:
	+ Với công sức của hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng và tu bổ, kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương, đây là tòa thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó.
	+ Sơ lược về cấu trúc của kinh thành: thành có 10 cửa chính ra, vào, nằm giữa kinh thành là Hoàng thành; các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Năm 1993, Huế được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
Đồ dung dạy học:
 	- Hình trong SGK phóng to (nếu có điều kiện).
 	- Một số hình ảnh về kinh thành và lăng tẩm ở Huế.
 	- PHT của HS .
Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
KTBC :
 - Trình bày hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn? 
 - Những điều gì cho thấy vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình ?
 - GV nhận xét và ghi điểm.
Bài mới :
 a. Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b. Phát triển bài :
 *GV trình bày quá trình ra đời của nhà kinh đô Huế : Thời Trịnh –Nguyễn phân tranh, Phú Xuân đã từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn . Nguyễn Anh là con cháu của chúa Nguyễn ,vì vậy nhà Nguyễn đã chọn Phú Xuân làm kinh đô .
 *Hoạt động cả lớp:
 - GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn:“Nhà Nguyễn...các công trình kiến trúc” và yêu cầu một vài em mô tả lại sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế.
 - GV tổng kết ý kiến của HS.
 *Hoạt động nhóm:
 GV phát cho mỗi nhóm một ảnh (chụp trong những công trình ở kinh thành Huế).
 +Nhóm 1 : Anh Lăng Tẩm.
 +Nhóm 2 : Anh Cửa Ngọ Môn.
 +Nhóm 3 : Anh Chùa Thiên Mụ.
 +Nhóm 4 : Anh Điện Thái Hòa.
 Sau đó, GV yêu cầu các nhóm nhận xét và thảo luận đóng vai là hướng dẫn viên du lịch để gới thiệu về những nét đẹp của công trình đó(tham khảo SGK)
 - GV gọi đại diện các nhóm HS trình bày lại kết quả làm việc.
 GV hệ thống lại để HS nhận thức được sự đồ sộ và vẻ đẹp của các cung điện, lăng tẩm ở kinh thành Huế.
 - GV kết luận: Kinh thành Huế là một công trình sáng tạo của nhân dân ta .Ngày nay thế giới đã công nhận Huế là một Di sản văn hóa thế giới.
Củng cố - Dặn dò:
 - GV cho HS đọc bài học.
 - Kinh đô Huế được xây dựng năm nào ?
 - Hãy mô tả những nét kiến trúc của kinh đô Huế?
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Tổng kết”.
 - Nhận xét tiết học.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe.
- 2 HS đọc.
- Vài HS mô tả.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm thảo luận.
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét.
- 3 HS đọc.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS cả lớp
 -------------------- ------------------
 Thứ năm, ngày 29 tháng 4 năm 2010
KHOA HỌC :
TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT
Mục tiêu: 
	- Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môI trường: động vật thường xuyên phảI lấy từ môI trường thức ăn, nước, khí ô- xi và thảI ra các chất căn bã, khí các- bô- níc, nước tiểu, 
	- Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với môI trường bằng sơ đồ.
- GD HS biết bảo vệ các động vật có ích.
Đồ dùng dạy học
- Hình 128, 129 SGK
- Giấy Ao, bút vẽ đủ dùng cho các nhóm.
Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiểm tra: 
Động vật ăn gì để sống?
Bài mới
HĐ1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật.
* Cách tiến hành : 
B1: Làm việc theo cặp
GV nêu yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 128 SGK:
- Kể tên những gì được vẽ trong tranh?
- Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật có trong hình?
- Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ xung?
B2: Hoạt động cả lớp.
- Kể tên những yếu tố mà động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống?
- Quá trình trên trên được gọi là gì?
HĐ2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở đông vật.
* Cách tiến hành
B1: Tổ chức hướng dẫn.
- Chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
B2: Làm việc theo nhóm.
- Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật.
B3: Trình bày sản phẩm.
Hoạt động nối tiếp : 
- Nêu quá trình trao đổi chất ở động vật?
- Nhận xét giờ học.
- Vài HS.
- HS kể.
- Yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật:ánh sáng, nước, thức ăn.
- Yếu tố còn thiếu: không khí.
- Lấy từ môi trường: thức ăn, nước uống, khí ô- xi. Thải ra các chất cặn bã, khí các- bo-níc, nước tiểu.
- Quá trình đó gọi là quá trình trao đổi chất.
- Cử tổ trưởng, thư ký.
- Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật.
- Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ xung.
 -------------------- ------------------
 Thứ sáu, ngày 30 tháng 4 năm 2010
(Ngày dạy: / / 2010)
ĐỊA LÍ:
BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO
Mục tiêu :
	- Nhận biết được ví trí của Biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ (lược đồ): vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
	- Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta: Vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo.
	- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo.
	+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối.
	+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
Đồ dùng dạy học:
	 - BĐ Địa lí tự nhiên VN.
	 - Tranh, ảnh về biển, đảo VN.
Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
KTBC : 
 - Em hãy nêu tên một số ngành sản xuất của ĐN.
 - Vì sao ĐN lại thu hút nhiều khách du lịch?
 - GV nhận xét, ghi điểm.
Bài mới :
 a. Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b. Phát triển bài : 
Vùng biển Việt Nam:
 *Hoạt động cá nhân hoặc từng cặp:
 GV cho HS quan sát hình 1, trả lời câu hỏi trong mục 1, SGK:
 + Cho biết Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta ?
 + Chỉ vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên lược đồ.
 + Tìm trên lược đồ nơi có các mỏ dầu của nước ta .
 Cho HS dựa vào kênh chữ trong SGK, bản đồ trả lời các câu hỏi sau:
 + Vùng biển nước ta có đặc điểm gì?
 + Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta?
 - GV cho HS trình bày kết quả. 
 - GV mô tả, cho HS xem tranh, ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của Biển Đông đối với nước ta.
Đảo và quần đảo :
 * Hoạt động cả lớp: 
 - GV chỉ các đảo, quần đảo trên Biển Đông và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
 + Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo?
 + Biển của nước ta có nhiều đảo, quần đảo không?
 + Nơi nào trên nước ta có nhiều đảo nhất?
 - GV nhận xét phần trả lời của HS.
 * Hoạt động nhóm: 
 Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK, thảo luận các câu hỏi sau:
 - Nêu đặc điểm của các đảo ở Vịnh Bắc Bộ.
 - Các đảo, quần đảo ở miền Trung và biển phía nam nước ta có những đảo lớn nào?
 - Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì?
Củng cố - Dặn dò:
 - Cho HS đọc bài học trong SGK.
 - Nêu vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta.
 - Chỉ bản đồ và mô tả về vùng biển của nước ta.
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài ở nhà: “Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển VN”.
- HS trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát và trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Vài HS
- HS thực hiện
- Vài HS
- HS thực hiện
- HS trả lời
- HS đọc bài học.
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS lắng nghe.
 ------------------------------------------------- ---------------------------------------------
TUẦN 33

Tài liệu đính kèm:

  • docKHOASUDIA L4 CKTKN.doc