Giáo án Khối 3 - Tuần 17 (Bản tổng hợp các môn)

Giáo án Khối 3 - Tuần 17 (Bản tổng hợp các môn)

TOÁN

Tiết 81 : TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (TT).

I / MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

 - Biết tính giá trị của biểu thức có dấu () và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.

II/ CHUẨNBỊ :

Bảng phụ viết bài tập 1.

Bảng con.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 43 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 172Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 3 - Tuần 17 (Bản tổng hợp các môn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
Tiết 65 –66	MỒ CÔI XỬ KIỆN 
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
A/ Tập Đọc :
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
-Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tiếng khó, âm vần khó đọc : vùng quê nọ, công đường, vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương thơm, giãy nảy, trả tiền, lạch cạch, .. 
-Đọc phân biệt lời dẫn truyện với lời các nhân vật (chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi), đọc đúng lời đối thoại giữa ba nhân vật. 
2 . Rèn kĩ năng đọc hiểu 
 - Hiểu nghĩa từ ngữ khó được chú giải cuối bài (công trường, bồi thường) 
Hiểu nội dung của câu chuyện : Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng. 
B . Kể chuyện 
1. Rèn kĩ năng nó i: Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện 
 – kể tự nhiên, phân biệt lời các nhân vật. 
2 . Rèn kĩ năng nghe: 
 - Tập trung theo dõi bạn dựng lại câu chuyện.
 - Biết nhận xét, đánh giá cách kể của bạn. 
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK (tranh phóng to).
Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
 III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TẬP ĐỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Kiểm tra bài cũ : Bài ba điều ước 
-Nhận xét ghi điểm.
- HS1 đọc bài : Nếu có ba điều ước em sẽ ước gì ? 
- HS2 : Vì sao ba điều ước được thực hiện ? 
B/ Dạy bài mới: 
1/ GTB – Ghi tựa: Truyện cổ tích của người dân tộc Nùng. Qua câu chuyện này, các em sẽ thấy chàng nông dân có tên là Mồ Côi xử kiện rất thông minh, làm cho mọi người có mặt trong phiên xử phải ngạc nhiên, bất ngờ như thế nào ? – ghi tựa. 
-Giới thiệu nội dung tranh. 
- Nhắc lại tựa bài. 
- Quan sát nói nội dung tranh. 
2/ Luyện đọc:
a/ GV đọc toàn bài (lưu ý giọng phận biệt lời các nhân vật, : Giọng Mồ Côi nhẹ nhàng thản nhiên; lời bác nông dân phân trần, thật thà. 
b/ GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu: 
- Chỉ định HS bắt đầu từ đầu bàn (đầu dãy) đọc 
- GV theo dõi HD đọc đúng nhứng tiếng khó HS thường vấp phải : vùng quê nọ, công đường, vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương thơm, giãy nảy, trả tiền, lạch cạch, .. 
* Đọc từng đoạn trước lớp : 3 đoạn. 
- GV nhắc nhở ngắt nghỉ đúng, giọng đọc phân biệt lời các nhân vật, nghỉ hơi rõ, rành rẽ sau dấu hai chấm, dấu chấm xuống dòng. 
-Giải nghĩa các từ mới ở cuối bài và từ mà HS chưa hiểu. Giải nghĩa từ : mồ côi (người mất cha, (mất mẹ) hoặc cả cha khi còn bé. Chàng trai trong truyêïn mồ côi cả cha lẫn mẹ nên đặt tên là Mồ Côi. Tên này thành tên riêng của chàng nên viết hoa. 
Đặt câu có từ bồi thường ? 
 * Đọc từng đoạn trong nhóm : chia nhóm ba. 
GV theo dõi HD các nhóm đọc đúng 
* Các nhóm đọc từng trước lớp: Các nhóm nối tiếp nhau đọc từng đoạn đồng thanh.
- HS mở sách theo dõivà nói tổng số câu. 
* Đọc từng câu trước lớp, mỗi em một câu nối tiếp nhau (hai lượt). 
- Đọc lại những tiếng khó. 
* HS tiếp nối nhau đọc mỗi em một đoạn (2 lượt)
-Theo dõi những từ chú giải cuối bài:công trường, bồi thường. 
* Từng nhóm đọc : em này đọc em còn lại 
nghe góp ý và ngược lại. 
 * Các nhóm nối tiếp đọc đồng thanh 3 đoạn. 
- Một em đọc lại cả bài.
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Câu chuyện có những nhận vật nào ? 
- Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ? 
GV : Vụ án thật khó phân xử, phải xử sao cho công bằng, bảo vệ được bác nông dân bị oan, làm cho chủ quán bẽ mặt mà vẫn phải tâm phục, khẩu phục. 
Chuyển ý 
-Bác nông dân đã dùng lời lẽ gì để biện minh cho việc bác bị người chủ quán vu oan cho mình ? 
- Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi oan thế nào ? 
- Thái độ của bàc nông dân thế nào khi nghe lời phán xử ? 
 * Chuyển ý : đọc đoạn 3. 
- Mồ côi bảo bác nông dân làm gì ?
-Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần ? 
- Cuối cùng Mồ Côi đã nói gì để kết thúc phiên tòa ? 
GV : Mồ Côi xử trí thật tài tình, công bằng đến bất ngờ làm cho chủ quán tham lam không thể cãi vào đâu được và bác nông dân chắc là rất sung sướng, thở phào nhẹ nhõm. 
- Em hãy đặt lại tên cho câu chuyện ? 
* Kq : Câu chyện ca ngợi sự thông minh của những con người nông dân thật thà và phê phán những kẻ tham lam. 
Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
Đọc thầm đoạn 1 :
- Chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi. 
- Về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không tiền . 
- Tự làm tự nuôi sống mình, không phải nhờ vả vào bố mẹ. 
Đọc đoạn 2:Một em đọc cả lớp đọc thầm. 
-Bác nói rằng : Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả. 
- Bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng để quan tòa phân xử. 
- Bác giãy nảy lên : Tôi có đụng chạm gì vào thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền ? 
* Đọc thầm đoạn 3 : 
 - Bảo bác đưa tiền để anh phân xử, sau đó nói bác xóc đồng xu cho đủ 10 lần. 
- Xóc 2 đồng bạc 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng.
- Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền : Một bên :hít mùi thịt”, một bên : “nghe tiếng bạc”. Thế là công bằng. 
- HS nêu : Vị quan tòa thông minh; Aên hơi trả tiếng. 
4/ Luyện đọc lại :
- GV đọc mẫu đoạn 3. 
- HD HS đọc đoạn : chia lớp thành hai nhóm, đọc phân vai. 
-GV nhận xét -tuyên dương. 
- Một HS khá giỏi đọc lại đoạn 3. 
- Các nhóm thảo luận cử ra mỗi nhóm 4 bạn lên đọc. (vai người dẫn truyện, chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi.)
 - Lớp theo dõi - bình chọn
KỂ CHUYỆN
1/ GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại toàn bộ câu chuyện. 
- Đọc yêu cầu của phần kể chuyện. 
2/ HD kể chuyện : 
- HD quan sát 4 tranh kể lại nội dung 3 đoạn. 
- GV nhận xét, lưu ý kể đầy đủ nội dung chính, ngắn gọn sát tranh minh họa, có thể kể sáng tạo thêm nhiều câu chữ cho câu chuyện trở nên hấp dẫn. 
GV nhận xét , sửa cho HS. 
- Nhìn tranh kể lại từng đoạn. 
- Kể lại cả câu chuyện một hai lần. 
 GV nhận xét: Bình chọn em nào kể hay- tuyên dương.
5/ Củng cố dặn dò:
- Nội dung câu chuyện này nói lên điều gì ? 
- Dặn dò về nhà đọc lại bài, tập kể lại chuyện cho người thân nghe. Xem bài mới: Anh đom đóm. 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em kể hay. 
-HS khá giỏi kể lại mẫu một đoạn. 
-Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. 
- Nhìn tranh kể lại từng đoạn. 
- Năm em kể nối tiếp lại 3 đoạn của câu chuyện. 
-Lớp theo dõi nhận xét. 
- Hai em kể lại toàn câu cuyện. 
 Nhận xét bình chọn kể hay. 
TOÁN
Tiết 81 :	TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (TT). 
I / MỤC TIÊU : Giúp học sinh:
 - Biết tính giá trị của biểu thức có dấu () và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này. 
II/ CHUẨNBỊ : 
Bảng phụ viết bài tập 1.
Bảng con. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
A/ Kiểm tra bài cũ : 
- Làm lại bài 2.Ba em lên làm. 
- Nhận xét ghi điểm, nhận xét chung. 
B/ Bài mới :
- Giới thiệu bài –ghi tựa. 
1) Quy tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc : 
- Từ bài cũ biểu thức 375 – 10 x3 , trong biểu thức không có dấu ngoặc ta thực hiện như thế nào ? 
- GV ghi ví dụ thứ hai : 30 +5 :5= 30 +1 
 = 31. 
Đối vơi biểu thức này ta muốn thực hiện :
 30 +5 trước thì ta phải kí hiệu thế nào ? 
- Muốn thực hiện phép tính 30 +5 trước rồi mới chia sau, người ta viết thêm và kí hiệu là dấu ngoặc ( ) vào như sau : 
 (30 + 5) : 5. Nếu biểu thức có dấu ngoặc thì ta phải thực hiện phép tính trong ngoặc trước.
- GV ghi bảng : (30 +5) : 5 = 35 : 5 
 = 7 
- Nêu lại cách thực hiện ? 
* Viết ví dụ 2 : 3 x (20 – 10) = 
GV ghi bảng : 3 x (20 – 10)= 3 x 10 
 = 30 
-Từ hai ví dụ em nào cho biết nếu khi thực hiện biểu thức mà trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện như thế nào ? 
- Ghi bảng quy tắc. 
2) Thực hành : 
Bài 1 : bài yêu cầu làm gì ? 
GV treo bảng phụ, HD học sinh nêu cách làm. 
Yêu cầu làm vào vở, chấm chữa bài.
Qua bài này ta củng cố cách thực hiện biểu thức có dấu ngoặc. 
Bài 2 : Cách làm tương tự bài 1, yêu cầu làm cá nhân vào vở. 
Chấm bài, sửa. 
a) (65 +15) x2 = 80 x2 ;
 = 160 
48 : (6 :3) = 48 : 2
 = 24
- GV lấy một vài biểu thức làm ví dụ bỏ ngoặc ra : 65 +15 x2= 65 + 30 
 = 95 
Bài 3 : bài toán cho biết gì ? yêu cầu tìm gì?
- Thảo luận tìm cách giải : chia lớp thành bốn nhóm. 
- Nhận xét, sửa. Em nào có cch1 giải khác ? 
- Có nhiều cách làm : 
Cách 1 : Số sách xếp trong mỗi tủ là :
240 : 2 = 120 (quyển)
Số sách xếp trong mỗi ngăn là :
120 : 4 = 30 (quyển).
Đáp số : 30 quyển.
4) Củng cố : 
- Hôm nay học toán bài gì ? 
- Nhắc lại quy tắc thực hiện biểu thức nhiều lần. 
- Về nhà xem lại bài, xem bài mới : “Luyện tập”. 
- HS lên bảng làm, mỗi em một cột. 
- Nhận xét bạn. 
- HS nêu cách thực hiện : thuực hiện tính nhân trước (10x3=30), phép trừ sau (375- 30 = 345). 
- Tương tự trên ta làm phép tính chia trước, cộïng sau. 
- Ta có thể khoanh tròn, đóng khung, gạch chân, 
- Theo dõi nêu miệng phép tính : 30 cộïng với 5 bằng 35, 35 chia 5 bằng 7. 
- Ta thực hiện trong ngoặc trước. (cho nhiều em nhắc lại cách làm). 
- Một em nêu miệng cách làm. 
- Nhắc lại quy tắc trong SGK , nhiều lần. 
 Mở sách giáo khoa: 
- Đọc đề bài 1: Tính giá trị của biểu thức. 
- Nêu cách làm với từng biểu  ...  GV nhắc HS làm khoảng 10 câu hoặc dài hơn; trình bày đúng theo mẫu lá thư, nội dung hợp lí. 
- GV theo dõi HD học sinh yếu. 
-Gọi HS đọc bài viết. Nhận xét ghi điểm.
3/ Củng cố dặn dò : 
- GV nhận xét tuyên dương những em viết hay. 
- Nhắc những em có bạn thật về nhà viết lại. 
- Nhận xét tiết học. Dặn dò xem trước bài mới ôn bài tập đọc và HTL để tiết sau kiểm tra. 
- Hai em đọc lại nội dung câu chuyện vui : Kéo cây lúa lên. 
- Một em kể những điều mình biết về nông thôn (hoặc thành thị). 
* Nhắc lại tựa bài. 
* Cả lớp mở SGK quan sát đọc lại câu hỏi và mẫu của lá thư trang 83 SGK . 
- Một em làm mẫu lại phần đầu của lá thư. 
Lớp theo dõi nhận xét về thể thức viết lá thư. 
- Cả lớp viết bài. 
- Một số em đọc bài viết của mình. 
TNXH
Tiết 34 	 ÔN TẬP 
I/ MỤC TIÊU: 
Sau bài học HS có khả năng: 
 - Kể tên các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể. 
 - Nêu chức năng của một trong các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. 
- Nêu một số việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên. 
- Nêu một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc. 
- Vẽ sơ đồ và giới thiệu về các thành viên trong gia đình. 
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh do HS sưu tầm. 
- Hình các cơ quan : hô hấp, tuần hòan, bài tiết nước tiểu, thần kinh. 
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Giới thiệu bài – ghi tựa. 
* Hoạt động 1: Chơi trò chơi ai nhanh ? ai đúng ? 
 Mục tiêu : Thông qua trò chơi, HS có thể kể được tên và cgức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể. 
+ Cách tiến hành: 
Bước 1: 
- GV chia lớp thành hai nhóm, treo tranh vẽ các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh (sơ đồ câm) và các thẻ ghi tên các cơ quan. 
Bước 2:
- Cho các nhóm chơi trò chơi Tiếp sức lên gắn tên các cơ quan vào hình. 
- Nhận xét bổ sung, chốt lại những đội gắn đúng và sửa những đội sai. 
*Hoạt động 2: quan sát hình theo nhóm . 
Mục tiêu : HS kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc. 
Cách tiến hành : 
Bước 1: Chia lớp thành nhóm đôi. 
Nói cho bạn nghe về nội dung các tranh 1, 2, 3, 4, trang 67: Cho biết các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc có trong hình ? 
Em hãy kể lại cho bạn nghe những hoạt động nông nghiệp nơi em đang sinh sống. 
Bước 2 : Gọi một số cặp trình bày trước lớp. 
 - Nhận xét nhắc nhở. 
- Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc.
- Chấm nhận xét TD. 
* Hoạt động 3 : làm việc cá nhân. 
Yêu cầu làm cá nhân : Hãy vẽ lại sơ đồ gia đình em ? 
Sau đó giới thiệu về gia đình của mình theo sơ đồ ?
GV quan sát nhận xét xem HS nói có đúng theo sơ đồ. –ghi điểm. 
 * Củng cố dặn dò:
- Kể tên các hoạt động nông nghiệp ? 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài mới bài 31. 
- Nhận xét tuyên dương.
Nhắc lại tựa bài. 
- Các nhóm quan sát tranh. Thảo luận cử ra các bạn tham gia trò chơi. 
- Đại diện các nhóm tham gia trò chơi. Các nhóm khác theo dõi nhận xét. 
* Quan sát và đọc câu hỏi gợi ý SGK . 
- Thảo luận theo nhóm đôi, nói cho nhau nghe về các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc có trong hình SGK . 
- Một số cặp đứng lên trình bày trước lớp. 
* Các nhóm mang tranh ảnh sưu tầm, dán lên giấy sau đó dán lên bảng. 
- Chia lớp thành bốn nhóm, phát giấy khổ lớn cho các nhóm dán tranh ảnh sưu tầm vào đó. 
- Các nhóm quan sát bình chọn chéo về tranh của từng nhóm. 
* Cả lớp cùng vẽ sơ đồ vào giấy nháp, sau đó giới thiệu theo giấy vẽ. 
 Lớp cùng theo dõi xem bạn giới thiệu có đúng không. 
TOÁN 
Tiết 85:	 HÌNH VUÔNG 
I/ MĐYC: Giúp học sinh: 
- Nhận biết hình vuông qua đặc điểm về cạnh và góc của nó. 
II/ CHUẨN BỊ: 
Mô hình về hình vuông, ê ke, thước kẻ (GV và HS). 
Vở BT , bảng con 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
2 / Bài cũ : 
Nêu cách nhận biết hình chữ nhật. 
Nhận xét ghi điểm. 
3/ Bài mới : GTB- ghi tựa
* Giới thiệu về hình vuông : 
GV vẽ lên bảng hình vuông : đây là hình vuông ABCD. 
- Có bao nhiêu góc vuông ? độ dài các cạnh ntn ? 
- GV dùng ê ke kiểm tra lại góc vuông, và dùng thước kẻ đo kiểm tra lại độ dài các cạnh. 
* Ghi nhận xét : hình vuông ABCD có 4 góc đỉnh A, B, C, D đều là các góc vuông ; Có 4 cạnh có độ dài bằng nhau (AB = BC = CD =DA). 
Vậy hình vuông góc 4 góc và 4 cạnh bằng nhau. 
Đưa một số mô hình (viết sẵn) cho quan sát và phân biệt hình vuông và hình khác không phải hình vuông. 
Bài 1 : Mở SGK quan sát hình vẽ nêu miệng. 
- Gọi HS lên làm nêu miệng. . 
- Nhận xét TD, giải thích thêm là hình vuông vì có 4 cạnh bằng nhau, vá 4 góc vuông ; còn các hình còn lại không vuông vì : hình ABCD là hình chữ nhật, cò hình MNPQ có bốn cạnh bằng nhau nhưng 4 góc không vuông. 
 Bài 2 : Yêu cầu HS đọc đề bài, cho làm cá nhân vào vở. 
Gọi một số em nêu kết quả. Nhận xét sửa. 
- Chúng ta vừa luyện tập gì ? 
Bài 3 : GV treo hình vẽ lên bảng. 
Yêu cầu HS lên kẻ, lớp làm vào vở. 
Nhận xét. 
Bài 4 : Chia lớp thành hia nhóm, cho các em chơi vẽ đúng, vẽ nhanh. 
Khi có hiệu lệnh hai nhóm lên chơi. 
 Nhận xét chốt lại : hình tứ giác ở trong hình vuông cũng là hình vuông, dùng ê ke kiểm tra lại 4 góc vuông và đo độ dài của các đoạn. 
* Củng cố : Hôm nay học toán bài gì ? 
- Nêu đặc điểm nhận biết hình vuông? 
- Ta vừa luyện tập những dạng toán gì ? 
- Về nhà ôn lại, xem bài mới “ chu vi hình chữ nhật”. 
- Nhận xét tiết học. 
- Hai HS nêu miệng. 
- Nhắc lại tựa bài. 
- Quan sát hình vuông. 
- Có 4 góc vuông, độ dài các cạnh bằng nhau. 
- SH quan sát. 
- Đọc lại ghi nhớ nhiều lần. 
- Cho HS quan sát và nêu. 
* Đọc đề bài : Trong những hình dưới đây hình nào là hình vuông. 
- HS quan sát vào hình nêu miệng, các em khác nhận xét, bổ sung. (hình EGHI là hình vuông, hình ABCD, MNPQ không phải là hình vuông). 
* Một em đọc đề bài, dùng thước kẻ đo xem độ dài các cạnh của hình vuông là bao nhiêu? 
- Cả lớp làm vào vở, sau đó đọc lên. (Độ dài cạnh của hình vuông ABCD là 3cm; Hình vuông MNPQ cạnh là là 4 cm). 
- Chúng ta củng cố lại cách đo độ dài đoạn thẳng. 
* Đọc yêu cầu của bài. 
- Một em lên bảng làm, lớp làm vào vở. 
- Nhận xét, sửa bài. 
* Đọc yêu cầu của bài 4. 
- Các nhóm cử đại diện ra tham gia chơi. 
- Dưới lớp kẻ bằng bút chì vào vở. Nhận xét chéo. 
THỦ CÔNG 
Tiết 17:	CẮT DÁN CHỮ VUI VẺ (tiết 1)
 I/ MỤC TIÊU : 
 - HS biết vận dụng kĩ năng kẻ, cắt, dán chữ đã học ở các bài trước để cắt, dán chữ VUI VẺ. 
- Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ đúng quy trình kĩ thuật. 
- HS hứng thú cắt dán chữ. 
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV : 
- Mẫu chữ VUI VẺ . 
- Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ. 
- Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/ Ổn định tổ chức lớp (1 phút).
2/ Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ học tập của HS (theo yêu cầu dặn dò từ tiết trước )(1 phút ).
3/ Bài mới:
Thời gian
Nội dung 
cơ bản
Hoạt đông của GV
Hoạt động của HS 
2phút
7 phút
14-15 
4-6 phút 
2-3phút
Giới thiệu bài 
* HĐ1: HD HS quan sát nhận xét.
*HĐ2: GVHD mẫu. 
* HĐ 3: thực hành. 
* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét 
 - Giới thiệu chữ VUI VẺ. 
- Em thấy chữ VUI VẺ gồm có những chữ cái nào ? 
- Khoảng cách khi dán giữa các con chữ ntn ? 
* HD làm mẫu : 
bước 1 : Kẻ, cắt chữ VUI VẺ và dấu hỏi. 
- Kích thước, kẻ, cắt các chữ V, U, I, E như tiết trước đã kẻ. 
- Cắt dấu hỏi : kẻ dấu hỏi trong một ô vuông như hình 2a.(mẫu tranh quy trình). Cắt theo đường kẻ, lật mặt sau được dấu hỏi. 
Bước 2: dán thành chữ VUI VẺ 
- Kẻ một đường thẳng sắp các chữ lên đường kẻ, bôi hồ và dán avò các vị trí đã định sẵn (sao cho các khoảng cách cho đúng : Giữa các chữ trong tiếng ta cách 1 ô, còn cách này tiếng này với tiếng kia ta cách hai ô, dấu hỏi dán trên đầu chữ E. 
* GV tổ chức cho HS thực hành cắt dấu hỏi. 
- Quan sát uốn nắn những em còn lúng túng. 
- Nhận xét, chấm đánh giá sản phẩm. 
* Nhận xét, dặn dò : đánh giá sự chuẩn bị cùa HS. 
- Dặn tiết sau cắt dán chữ VUI VẺ (tt). 
Quan sát
-Có 5 chữ cái. 
- Khoảng cách các con chữ : Giữa các chữ trong tiếng ta cách 1 ô, còn cách này tiếng này với tiếng kia ta cách hai ô. 
* Thực hành cắt dấu hỏi. 
- Thu gom giấy vụn. 
SINH HOẠT LỚP
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
 Nội dung : 
1.Lớp trưởng :Nhận xét các HĐ của lớp trong tuần qua về các mặt :
1.Học tập :
2.Lao động :
3.Vệ sinh :
4.Nề nếp :
5.Các hoạt động khác :
Tuyên dương các tổ, nhóm, cả nhân tham gia tốt.
Nhắc nhở các tổ, nhóm các nhân thực hiện chưa tốt.
2. Giáo viên : Nhận xét thêm TD khuyến khích và nhắc nhở. 
3.Kế hoạch tuần tới :
-Thực hiện LBG tuần 18 
-Thi đua học tốt, thực hiện tốt nội qui của lớp của trường.
- Ôn tập chuẩn bị thi hết kì , ôn cả 8 môn. 
-Phân công trực nhật.
-Chú ý : Viết chữ đúng mẫu, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Nhắc nhở giữ gìn vệ sinh thân thể, áo quần sạch sẽ. Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập cẩn thận.
- Lưu ý : Trước khi đi học xem lại TKB để mang đúng, đủ sách vở, đồ dùng học tập các môn học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_3_tuan_17_ban_tong_hop_cac_mon.doc