I/ Mục tiêu:
- Tính tổng của ba số,vận dụng một số tính chất để tính tổng ba số bằng cách thuận tiện nhất.
- Bài tập cần làm: bài 1 (b ), bài 2 ( dòng 1,2 ), bài 4 ( a ).
II/ Các hoạt động dạy - học:
Tuần 8 Tiết 36 LUYỆN TẬP Môn dạy : TOÁN I/ Mục tiêu: - Tính tổng của ba số,vận dụng một số tính chất để tính tổng ba số bằng cách thuận tiện nhất. - Bài tập cần làm: bài 1 (b ), bài 2 ( dòng 1,2 ), bài 4 ( a ). II/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập - Kiểm tra bài tập ở nhà của một số HS - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu 2.2 Hướng dẫn luyện tập Bài 1: - GV hỏi: BT y/c chúng ta làm gì? - Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì? - Y/c HS làm - GV y/c HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 2814 3925 26389 54293 1429 618 14075 61934 3046 535 9210 7652 7289 5078 49672 123879 + + + - Bài 1(a) Dành cho HS khá giỏi Bài 2: - Hãy nêu y/c của BT ? - GV hướng dẫn cách tính * Làm mẫu 1 biểu thức 1 biểu thức sau đó y/c HS làm bài - Bài 2(dòng 3 ) Dành cho HS khá giỏi - GV nhận xét và cho điểm HS Bài 3: Dành cho HS khá giỏi - GV gọi HS nêu y/c của BT - Y/c HS tự làm bài - GV nhận xét và cho điểm HS Bài 4: - Y/c HS đọc đề bài - Y/c HS tự làm bài Bài 5: Dành cho HS khá giỏi. - Ôn lại cách tính chu vi hình chữ nhật - Nếu có chiều dài hình chữ nhật là a, chiều rộng hình chữ nhật là b thì chu vi HCN là gì? - Gọi chu vi HCN là P, ta có: P = (a+b) x 2 Đây là cônh thức tổng quát để tính chu vi HCN - GV y/c HS làm bài 3. Củng cố dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 3 HS lên bảng làm bài, dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn 3215 + 2135 + 7897 + 2103 = 10000 + 5350 = 15350 - HS nghe giới thiệu bài - Đặt tính rồi tính tổng các số - Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau - 4 HS lên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét bài làm của bạn cả về đặt tính và kết quả tính + - Tính bằng cách thuận tiện - HS nghe giảng, sau đó 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở 96 + 78 + 4 = ( 96 + 4 ) + 78 = 100 +78 =178 789 + 285 + 15 = 789 + ( 285 + 15 ) = 789 + 300 = 1089 - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. a) x – 306 = 504 b) x + 254 = 680 x = 540 + 306 x = 680 – 254 x = 810 x = 426 - HS đọc đề bài SGK - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở Bài giải Số dân tăng thêm sau 2 năm là 79 + 71 = 150 (người) Số dân của xã sau 2 năm là 5256 + 150 = 5406 (người) ĐS: 150 người, 5406 người - Chu vi HCN là: (a+ b) x 2 - Gọi chu vi HCN là P, ta có: P = (a+b) x 2 a) P = (16 + 12) x 2 = 56 cm b) P = (45 + 15) x 2 = 120 cm Tuần 8 Tiết 37 Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó Môn dạy : TOÁN I. Mục tiêu: - Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Bước đầu giải toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2 . II. Đồ dùng dạy học: Bảng con. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Bài cũ: + Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn của tiết 36, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác. + Gv chữa bài, nhận xét và ghi điểm. Hoạt động 2: Bài mới: Gt 1.Hướng dẫn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. a.Giới thiệu bài toán: -GV gọi HS đọc bài toán ví dụ trong SGK -GV hỏi: Bài toán cho biết gì? -Bài toán hỏi gì? Hướng dẫn vẽ sơ đồ bài toán. GV vẽ đoạn thẳng biểu diễn số bé, sau đó yêu cầu HS lên bảng biểu diễn tổng và hiệu của 2 số trên sơ đồ. b.Hướng dẫn giải bài toán (cách1) GV yêu cầu HS quan sát kỹ sơ đồ bài toán và suy nghĩ cách tìm hai lần của số bé. + Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của 2 số? + Khi biết hơn phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi như thế nào? + Tổng mới là bao nhiêu? + Tổng mới lại chính là hai lần của số bé, vậy ta có hai lần số bé là bao nhiêu? + Hãy tìm số bé? + Hãy tìm số lớn. -Yêu cầu HS trình bày bài giải của bài toán. - HS ghi công thức tính số bé . -Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. c.Hướng dẫn giải bài toán( cách2) -Yêu cầu HS quan sát kỹ sơ đồ bài toán và suy nghĩ cách tìm hai lần của số lớn (tương tự cách 1). -Viết cách tìm số lớn lên bảng và yêu cầu HS đọc ghi nhớ. -GV kết luận về cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. 2.Luyện tập, thực hành. Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài bài toán - Phân tích đề. -Yêu cầu HS làm bài -GV nhận xét, cho điểm Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu của bài. -Bài toán thuộc dạng toán gì? -Yêu cầu HS làm bài. -GV nhận xét ghi điểm Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi -Yêu cầu HS tự nhẩm và nêu 2 số mình tìm được. -Một số khi cộng với 0 cho kết quả là gì? -Một số khi trừ đi 0 cho kết quả là gì? -Vậy áp dụng điều gì, bạn nào tìm được 2 số mà tổng của chúng bằng hiệu của chúng và bằng 123? Hoạt động nối tiếp: -Yêu cầu HS nêu cách tìm hai số khi bíêt tổng và hiệu của 2 số đó. -Tổng kết bài học, dặn dò. 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét. 2 HS lần lượt đọc trước lớp: Tổng của 2 số là 70. Hoệu của hai số là 10. Tìm hai số đó. Bài toán cho biết tổng của 2 số là 70, hiệu của 2 số là 10. Bài toán yêu cầu tìm hai số đó. HS vẽ sơ đồ. 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu HS suy nghĩ sau đó suy nghĩ ý kiến. Là hiệu của hai số. Tổng của chúng giảm đi đúng bằng phần hơn của số lớn so với số bé. Tổng mới là 70 - 10 = 60 Hai lần số bé là 70 - 10 = 60 Số bé là 60 : 2 = 30 Số lớn là 30 + 10 = 40 (hoặc 70 - 30 = 40) 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. Số bé = ( Tổng - Hiệu ) : 2 HS đọc ghi nhớ -HS đọc thầm lời giải và nêu: Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 HS đọc và tóm tắt - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm mỗi cách, HS lớp làm vào vở bài tập HS lớp nhận xét. Bài giải Số tuổi của con là : ( 58 – 38 ) : 2 = 10 ( tuổi ) Số tuổi của bố là : 38 + 10 = 48 ( tuổi ) Đáp số : bố : 48 tuổi ; con : 10 tuổi HS đọc Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cách, HS lớp làm vào vở bài tập Bài giải Số cây của của lớp 4A trồng được là : ( 600 – 50 ) : 2 = 275 ( cây ) Số cây của của lớp 4B trồng được là : 275 + 50 = 325 ( cây ) Đáp số : lớp 4A : 275 cây lớp 4B : 325 cây Số 8 và số 0 Số nào cộng với số 0 cũng cho kết quả là số đó. - Số nào trừ đi số 0 cũng cho kết quả là số đó. Đó là số 123 và số 0 Tuần 8 Tiết 38 Luyện tập Môn dạy : TOÁN I.Mục tiêu: - Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Bài tập cần làm: bài 1 ( a, b ), bài 2, bài 4. II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Bài cũ: HS1: Muốn tìm số bé em làm thế nào? Muốn tìm số lớn em làm thế nào? HS2: Tìm hai số khi biết tổng bằng 60 và hiệu bằng 20. HS3: Tìm hai số khi biết tổng bằng 325 và hiệu bằng 55. GV nhận xét là ghi điểm Hoạt động 2: Bài mới: gt®ghi đề bài lên bảng Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: yêu cầu HS đọc đề và làm vào vở toán . - Bài 1c : Dành cho HS khá, giỏi Bài 2: yêu cầu 2 HS đọc đề ® phân tích đề Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi Bài 4 : - Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Bài toán thuộc dạng toán gì ? Bài 5 : Dành cho HS khá, giỏi Hoạt động nối tiếp: - Hướng dẫn sửa bài - Củng cố - Nhận xét - Dặn dò bài sau: “ Luyện tập chung ” HS trả lời, lớp nhận xét HS trả lời, lớp nhận xét HS trả lời, lớp nhận xét HS lắng nghe HS làm vào vở. a)Số lớn là : ( 24 + 6 ) : 2 = 15 Số bé là : 15 – 6 = 9 b) Số lớm là : ( 60 + 12 ) : 2 = 36 Số bé là : 36 – 12 = 24 - HS làm vào vở toán . - Nhóm 1 và 2 giải cách 1 Nhóm 3 và 4 giải cách 2 (Có tóm tắt đề) Bài giải Số tuổi của chị là: ( 36 + 8 ) : 2 = 22 ( tuổi ) Số tuổi của em là: 22 - 8 = 14 ( tuổi ) Đáp số: chị 22 tuổi; em: 14 tuổi - HS đoc đề Hai phân xưởng làm : 1200 sản phẩm Phân xưởng 1 làm ít hơn phân xưởng 2 : 120 sản phẩm. Dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Bài giải: Số sản phẩm của phân xưởng 1 làm được là: ( 1200 – 120) : 2 = 540 (sản phẩm) Số sản phẩm của phân xưởng 2 làm được là: 540 + 120 = 660 ( sản phẩm ) Đáp số: phân xưởng 1: 540 sản phẩm Phân xưởng 2: 660 sản phẩm Tuần 8 Tiết 39 Luyện tập chung Môn dạy : TOÁN I.Mục tiêu: - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ; vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị của biểu thức số. - Giải được bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Bài tập cần làm: bài 1 (a ), bài 2 ( dòmg 1 ), bài 3, bài 4 . II. Đồ dùng dạy học: Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Bài cũ: Gọi 1 số HS đứng tại chỗ nêu cách giải dạng bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ( theo 2 cách) GV nhận xét và ghi điểm. Hoạt động 2: Bài mới: gt® ghi đề bài lên bảng Hoạt động 3: Luyện tập: Bài 1: - Muốn biết một phép tính cộng làm đúng hay sai, chúng ta làm thế nào ? - Muốn biết một phép tính trừ làm đúng hay sai, chúng ta làm thế nào ? Yêu cầu HS làm vào bảng con - Bài 1b: Dành cho HS khá giỏi Bài 2 -Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu HS làm bài - Bài 2: ( dòng 2 ): Dành cho HS khá giỏi Bài 3: Nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài Bài 4: -Bài toán thuộc dạng toán gì ? - Yêu cầu HS làm bài Bài 5: Dành cho HS khá giỏi Hoạt động nối tiếp: - Củng cố - Nhận xét - Dặn dò bài sau: “ Góc nhọn, góc tù, góc bẹt ” 1 HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung - Chúng ta lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu kết quả là số hạng còn lại thì phép cộng đó đúng. - Lấy hiệu cộng với số trừ, nếu kết quả là số bị trừ thì phép tính đó đúng HS lên bảng đặt tính và tính - HS lớp làm vào bảng con - Tính giá trị của biểu thức. - HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức trong bài toán có dấu tính nhân, chia,cộng,trừ,có cả dấu ngoặc. HS làm vào vở a) 570 - 225 – 167 + 67 = 345 – 167 + 67 = 178 + 67 = 245 b) 468 : 6 + 61 x 2 = 78 + 122 = 200 - Tinh bằng cách thuận tiện nhất. a) 98 + 3 + 97 + 2 = ( 98 + 2 ) + ( 97 + 3 ) = 100 + 100 = 200 56 + 399 + 1 + 4 = ( 56 + 4 ) + ( 399 + 1 ) = 60 + 400 = 460 b) 364 + 136 + 219 + 181 = ( 364 + 136 ) + ( 219 +181 ) = 500 + 400 = 900 - HS đọc đề bài - Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Bài giải Số lít nước chứa trong thùng bé là : ( 600 – 120 ): 2 = 240 ( l ) Số lít nước chứa trong thùng to là : 240 + 120 = 360 ( l ) Đáp số : 360 lít; 240lít. Tuần 8 Tiết 40 Góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Môn dạy : TOÁN I. Mục tiêu: - Nhận biết được góc vuông, góc nhọn,góc tù, góc bẹt ( bằng trực giác hoặc bằng êke ) - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2 ( chọn 1 trong 3 ý ) II. Đồ dùng dạy học: Ê ke, bảng phụ vẽ các góc, góc nhọn, góc bẹt, góc tù đã được kẽ sẵn trên giấy nháp ép. III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Bài cũ: Gọi HS sửa bài tập tiết 40 - GV nhận xét và ghi điểm Hoạt động 2: Bài mới: gt® ghi đề bài lên bảng1.Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Bước 1: Giới thiệu góc nhọn và dùng ê ke kiểm tra góc nhọn. GV đính bìa đã vẽ góc nhọn lên bảng (phần bài giảng) và nói: “ Đây là góc nhọn”. Đọc là: “góc nhọn đỉnh O; cạnh OA; OB” A O B Yêu cầu HS lên bảng dùng ê ke kiểm tra so sánh với góc vuông và đưa ra kết luận. Để khắc sâu kiến thức GV lấy giấy hướng dẫn HS giấp góc nhọn. Đây là góc gì? Làm thế nào em biết đây là góc nhọn? GV đính bìa vẽ góc được kiểm tra lên bảng A O B phần chốt kiến thức và ghi bảng: Góc nhọn đỉnh O, cạnh OA; OB; góc nhọn < góc vuông. Yêu cầu HS tìm các đồ vật có yếu tố góc nhọn Bước 2: giới thiệu góc tù và dùng ê ke kiểm tra góc tù: Các bước tiến hành giống phần giới thiệu góc nhọn M M O N O N GV ghi bảng góc tù đỉnh O cạnh OM; ON - Góc tù > góc vuông. Yêu cầu HS tìm các đồ vật có yếu tố góc tù. Bước 3 : giới thiệu góc bẹt và dùng ê ke kiểm tra góc bẹt: GV hướng dẫn HS dùng giấy gấp 2 lần để có 1 góc vuông và hướng dẫn HS mở nếp gấp góc vuông để có 1 góc bẹt - Hướng dẫn dùng ê ke kiểm tra. GV đính góc bẹt vẽ sẵn. C O D yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra (GVHD) - yêu cầu HS lên chỉ góc, đỉnh, cạnh. C O D GV tiếp tục đính hình vẽ. Em có nhận xét gì về 2 cạnh của góc bẹt? (GV ghi bảng) Yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung bài học Hoạt động 3: Luyện tập Bài tập 1/49: yêu cầu HS nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt. (Sinh hoạt nhóm 5) GV đính 6 góc lên bảng - gọi đại diện nhóm lên bảng dùng ê ke đo Bài 2/49: phát phiếu học tập - sinh hoạt nhóm đôi. GV gọi 3 HS đại diện 3 nhóm nêu kết quả- thu 10 phiếu học tập Hoạt động nối tiếp: Nhận xét tiết học Củng cố, dặn dò: Hai đường thẳng vuông góc HS lên bảng sửa bài HS lên bảng dùng ê ke kiểm tra - góc nhọn < góc vuông Hs lấy giấy gấp - Đây là góc nhọn vì giống góc trên bảng và dùng ê ke kiểm tra. 2 HS nhắc lại HS tìm HS gấp và dùng ê ke kiểm tra. HS lên chỉ và dùng ê ke kiểm tra và kết luận: Góc bẹt = 2 góc vuông 2 cạnh của góc bẹt thẳng hàng. HS dùng ê ke (thảo luận nhóm 5). Kiểm tra các góc - đại diện lên bảng - HS nhận xét. HS thảo luận nhóm đôi cả 3 hình và ghi kết quả vào phiếu học tập.
Tài liệu đính kèm: