I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK )
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
§ Bước 1: GV yêu cầu HS luyện đọc lần lượt từng câu tục ngữ
- Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
- Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
§ Bước 2: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bộ 7 câu tục ngữ
§ Bước 3: GV đọc diễn cảm cả bài:Chú ý nhấn giọng một số từ ngữ: quyết / hành, tròn vành, chí, chớ thấy, mẹ.
TUẦN 11. T2/ 2/ 11/ 2009 Tập đọc Tiết 21: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU I. MỤC TIÊU: - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. ( trả lời được câu hỏi trong SGK ) II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt) GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp- GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc. Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài: nhấn giọng từ ngữ nói về tính cách, sự thông minh Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2 Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đó, trí nhớ lạ thường: có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. Bước 2: GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 Nguyễn Hiền ham học hỏi & chịu khó như thế nào? Nhà nghèo, Nguyễn Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ; đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Vì sao chú bé Hiền được gọi là “ Ông Trạng thả diều”? Vì Hiền đỗ Trạng nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là một cậu bé ham thích chơi diều. GV nhận xét & chốt ý Bước 3: GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 4. GV nhận xét & chốt ý . Ghi nội dung bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài. GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn (GV có thể hỏi cả lớp bạn đọc như thế có đúng chưa, cần đọc đoạn văn đó, lời những nhân vật đó với giọng như thế nào?) từ đó giúp HS hiểu: Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Thầy phải kinh ngạc vỏ trứng thả đom đóm vào trong) GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng) GV sửa lỗi cho các em. Giáo dục tư tưởng. Củng cố Truyện này giúp em hiểu ra điều gì? Nguyễn Hiền là tấm gương sáng cho chúng em noi theo. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Có chí thì nên Nhận xét tiết học. Tập đọc Tiết 22: CÓ CHÍ THÌ NÊN I. MỤC TIÊU: - Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. - Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ) II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc Bước 1: GV yêu cầu HS luyện đọc lần lượt từng câu tục ngữ Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc Bước 2: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bộ 7 câu tục ngữ Bước 3: GV đọc diễn cảm cả bài:Chú ý nhấn giọng một số từ ngữ: quyết / hành, tròn vành, chí, chớ thấy, mẹ. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài Bước 1: GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 1 GV phát riêng phiếu cho vài cặp HS, nhắc các em để viết cho nhanh chỉ cần viết 1 dòng đối với câu tục ngữ có 2 dòng. GV nhận xét & chốt lại lời giải đúng Bước 2: GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 2 GV nhận xét & chốt ý: Cách diễn đạt của tục ngữ có những đặc điểm sau khiến người ta dễ nhớ, dễ hiểu: + Ngắn gọn, ít chữ (chỉ bằng 1 câu) + Có vần, có nhịp, cân đối. + Có hình ảnh (ví dụ: người kiên nhẫn mài sắt mà nên kim ) Bước 3: GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 3 GV nhận xét & chốt ý: các em là HS phải rèn luyện ý chí vượt khó, vượt sự lười biếng của bản thân, khắc phục những thói quen xấu. Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm & HTL GV mời HS đọc tiếp nối nhau GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho HS Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài: “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi . - Nhận xét tiết học. Chính tả Tiết 11: NHỚ- VIẾT : NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I. MỤC TIÊU: - Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ. - Làm đúng BT3 ( viết lại chữ sai CT trong các câu đã cho) ; làm được BT 2a/ b. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhớ - viết chính tả Yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết. GV nhắc HS cách trình bày đoạn thơ, chú ý những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả. Yêu cầu HS viết tập. GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. GV nhận xét chung. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2a: HS đọc yêu cầu của bài tập 2a. GV dán 4 tờ phiếu đã viết nội dung truyện lên bảng, mời HS lên bảng làm thi. GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài tập 3. GV dán 4 tờ phiếu đã viết nội dung lên bảng, mời HS lên bảng làm thi . GV lần lượt giải thích nghĩa của từng câu (hoặc có thể mời HS giải nghĩa một số câu) + Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: nước sơn là vẻ ngoài. Nước sơn đẹp mà gỗ xấu đồ vật chóng hỏng. Con người tâm tính tốt còn hơn chỉ đẹp mã vẻ ngoài. + Xấu người đẹp nết: Người vẻ ngoài xấu nhưng tính nết tốt. + Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể: Mùa hè cá sống ở sông thì ngon. Mùa đông ăn cá sống ở biển thì ngon. + Trăng mờ còn tỏ hơn sao / Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi: Người ở địa vị cao, giỏi giang hay giàu có dù sa sút thế nào cũng còn hơn những người khác (Quan niệm này không hoàn toàn đúng đắn) Củng cố - Dặn dò: Chuẩn bị bài: Người chiến sĩ giàu nghị lực Nhận xét tiết học. Kể chuyện Tiết 11: BÀN CHÂN KÌ DIỆU I. MỤC TIÊU: - Nghe,, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện “Bàn chân kì diệu”. - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động1: Giới thiệu bài Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ được nghe kể câu chuyện về tấm gương Nguyễn Ngọc Ký – một người nổi tiếng về nghị lực vượt khó ở nước ta. Bị liệt cả hai tay, bằng ý chí vươn lên, Nguyễn Ngọc Ký đã đạt được những điều mình mơ ước. Hoạt động 2: HS nghe kể chuyện Bước 1: GV kể lần 1 GV kết hợp vừa kể vừa giải nghĩa từ Giọng kể thong thả, chậm rãi. Chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả về hình ảnh, hành động, quyết tâm của Nguyễn Ngọc Ký (thập thò, mềm nhũn, buông thõng, bất động, nhoè ướt, quay ngoắt, co quắp) Bước 2: GV kể lần 2 GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa. Bước 3: GV kể lần 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện Bước 1: Hướng dẫn HS kể chuyện GV mời HS đọc yêu cầu của từng bài tập. Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm. b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp. Bước 2: Trao đổi ý nghĩa câu chuyện Yêu cầu HS trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện . GV nhận xét, chốt lại . GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất Củng cố - Dặn dò: Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân. Chuẩn bị bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. Nhận xét tiết học. Luyện từ và câu Tiết 21: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ I. MỤC TIÊU: - Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ ( đã, đang, sắp). - Nhận biết và sử sử dụng được các từ đó qua các BT thực hành ( 1,2,3) trong SGK. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: + Từ sắp bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến. Nó cho biết sự việc sẽ diễn ra trong thời gian rất gần. + Từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút. Nó cho biết sự việc đã hoàn thành rồi. Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập. GV gợi ý làm BT2b: + Cần điền sao cho khớp, hợp nghĩa 3 từ (đã, đang, sắp) vào 3 ô trống trong đoạn thơ. + Chú ý chọn đúng từ điền vào ô trống đầu tiên. Nếu điền từ sắp thì 2 từ đã, đang điền vào 2 ô trống còn lại có hợp nghĩa không? GV nhận xét. Bài tập 3: GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. Yêu cầu HS về nhà xem lại BT2, 3; kể lại câu chuyện vui cho người thân nghe. Chuẩn bị bài: Tính từ Nhận xét tiết học. Luyện từ và câu Tiết 22: TÍNH TỪ I. MỤC TIÊU: - Hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái, ( ND ghi nhớ ). - Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn ( đoạn a/b , BT1, mục III), đặt được câu có dùng tính từ ( BT2). II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động: Hoạt động1: Hình thành khái niệm Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét Bài tập 1, 2 GV nhận xét. GV mời HS làm bài trên ... c đĩa ra. Quan sát mặt đĩa. Nhận xét, nói tên hiện tượng vừa xảy ra. Bước 3: Thực hiện - GV đi tới các nhóm theo dõi cách làm của HS & giúp đỡ . Bước 4: Làm việc cả lớp. GV ghi nhanh lên bảng báo cáo của các nhóm. GV lưu ý HS: + Hơi nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hơi nước là nước ở thể khí. + “Cái” mà ta nhìn thấy bốc lên từ nước sôi được giải thích như sau: Khi có rất nhiều hơi nước bốc lên từ nước sôi tập trung ở một chỗ, gặp phải không khí lạnh hơn, ngay lập tức, hơi nước đó ngưng tụ & tạo thành những giọt nước nhỏ li ti tiếp tục bay lên. Lớp nọ nối tiếp lớp kia như đám sương mù, vì vậy mà ta đã nhìn thấy. Khi ta hứng chiếc đĩa, những giọt nước nhỏ li ti gặp đĩa lạnh & ngưng tụ thành những giọt nước đọng trên đĩa GV yêu cầu HS quay lại để giải thích hiện tượng được nêu trong phần mở bài: Dùng khăn ướt lau mặt bảng, sau vài phút mặt bảng khô. Vậy nước trên mặt bảng đã đi đâu? (Liên hệ thực tế): yêu cầu HS + Nêu vài ví dụ chứng tỏ nước từ thể lỏng thường xuyên bay hơi vào không khí. + Giải thích hiện tượng nước đọng ở vung nồi cơm hoặc vung nồi canh. Kết luận: Nước ở thể lỏng thường xuyên bay hơi chuyển thành thể khí. Nước ở nhiệt độ cao biến thành hơi nước nhanh hơn nước ở nhiệt độ thấp. Hơi nước là nước ở thể khí. Hơi nước không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước ở thể lỏng. Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng nước chuyển thể từ thể lỏng chuyển thành thể rắn & ngược lại Mục tiêu: HS - Nêu cách thực hành chuyển nước từ thể lỏng sang thể rắn & ngược lại - Nêu ví dụ về nước ở thể rắn. Cách tiến hành: Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS (thực hiện ở phần dặn dò ngày hôm trước) Yêu cầu HS đặt vào ngăn làm đá của tủ lạnh 1 khay có nước. Bước 2: Tới tiết học, GV lấy khay nước đó ra để quan sát & trả lời câu hỏi: + Nước trong khay đã biến thành thế nào? + Nhận xét nước ở thể này? + Hiện tượng chuyển thể của nước trong khay được gọi là gì? Quan sát hiện tượng xảy ra khi để khay nước đá ở ngoài tủ lạnh xem điều gì đã xảy ra & nói tên hiện tượng đó. Nêu ví dụ về nước tồn tại ở thể rắn Bước 3: Làm việc cả lớp GV bổ sung (nếu cần) Kết luận: Khi để nước lâu ở chỗ có nhiệt độ 0oC hoặc dưới 0oC, ta có nước ở thể rắn. Hiện tượng nước từ thể lỏng biến thành thể rắn được gọi là sự đông đặc. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định. Nước đá bắt đầu nóng chảy thành nước ở thể lỏng khi nhiệt độ bằng 0oC. Hiện tượng nước từ thể rắn biến thành thể lỏng được gọi là sự nóng chảy Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ chuyển thể của nước Mục tiêu: HS Nói về 3 thể của nước. Vẽ và trình bày sơ đồ sự chuyển thể của nước. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp GV đặt câu hỏi: + Nước tồn tại ở những thể nào? + Nêu tính chất chung của nước ở các thể đó & tính chất riêng của từng thể Sau khi HS trả lời, GV tóm tắt lại ý chính Bước 2: Làm việc cá nhân & theo cặp GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước vào vở & trình bày sơ đồ với bạn ngồi bên cạnh. Bước 3: Gọi một số HS nói về sơ đồ sự chuyển thể của nước & điều kiện nhiệt độ của sự chuyển thể đó. Kết luận Củng cố – Dặn dò: Chuẩn bị bài: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? Nhận xét tiết học. Khoa học Tiết 22: MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA? I. MỤC TIÊU: - Trình bày mây được hình thành như thế nào ? - Giải thích được nước mưa từ đâu ra ? - Phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên Mục tiêu: HS Trình bày mây được hình thành như thế nào. Giải thích đượ nước mưa từ đâu ra. Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. GV yêu cầu HS làm việc theo cặp. Từng cá nhân HS nghiên cứu câu chuyện Cuộc phiêu lưu của giọt nước ở trang 46, 47 SGK, sau đó nhìn vào hình vẽ kể lại với bạn bên cạnh. Bước 2: Làm việc cá nhân. Bước 3: Làm việc theo cặp. Bước 4: Làm việc cả lớp. GV gọi 1 số HS trả lời câu hỏi: Mây được hình thành như thế nào? Nước mưa từ đâu ra? GV giảng: Hơi nươc bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại, tạo ra vòng tuần hoàn. Của nước trong tự nhiên. GV yêu cầu HS phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai Tôi là giọt nước Mục tiêu: HS củng cố những kiến thức đã học về sự hình thành mây và mưa Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS hội ý và phân vai theo: Giọt nước ;Hơi nước; Mây trắng; Mây đen; Giọt mưa. GV gợi ý cho HS có thể sử dụng thêm những kiến thức đã học của bài trước và kiến thức đã học về thời tiết ở lớp 1 để làm cho lời thoại thêm sinh động. Bước 2: Làm việc theo nhóm Lưu ý: lời thoại trên chỉ là gợi ý, GV có thể sử dụng để hướng dẫ các nhóm hoặc có thể không sử dụng Bước 3: Trình diễn và đánh giá GV lưu ý HS góp ý về khía cạnh khoa học xem các bạn có nói dđúng trạng thái của nước ở từng giai đoạn hay không GV và HS cùng đánh giá xem nhóm nào trình bày sáng tạo, đúng nội dung học tập Củng cố – Dặn dò: Chuẩn bị bài: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên - Nhận xét tiết học. Kĩ thuật Tiết 11: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA ( T2 ) I. MỤC TIÊU - HS biết cách gấp mép vải và khâ viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau. - Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình, đúng kĩ thuật. - Yêu thích sản phẩm mình làm được. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ 3: HS thực hành khâu đường viền gấp mép vải - GV gọi 1 HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác gấp mép vải. - GV nhận xét, củng cố cách khâu đường viền gấp mép vải theo các bước: + Bước 1: gấp mép vải. + Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột. - GV có thể nhắc lại và hướng dẫn thêm một số điểm lưu ý đã nêu ở tiết 1. - Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm. - HS thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột. GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. * Củng cố- dặn dò: - Chuẩn bị: Tiết 3. - Nhận xét tiết học. Lịch sử Tiết 11: NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG I.MỤC TIÊU: - Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đo từ Hoa Lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt. - Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: người sáng lập vương triều Lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động1: Làm việc cá nhân Hoàn cảnh ra đời của triều đại nhà Lý? Triều đình nhà Lê mục nát, lòng dân oán hận nên các quan trong triều đã đưa Lý Công Uẩn lên làm vua, lập nên nhà Lý. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm GV đưa bản đồ tự nhiên miền Bắc Việt Nam rồi yêu cầu HS xác định vị trí của kinh đô Hoa Lư & Đại La (Thăng Long) GV chia nhóm để các em thực hiện bảng so sánh GV chốt: Mùa thu 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La & đổi Đại La thành Thăng Long. Sau đó, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt. GV giải thích từ: + Thăng Long: rồng bay lên. + Đại Việt: nước Việt lớn mạnh. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp Tại sao Lý Thái Tổ lại có quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La? Cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no. Thăng Long dưới thời Lý đã được xây dựng như thế nào? Xây nhiều cung điện, lâu đài, đền chùa, hình thành một đô thị mới sầm uất, nhộn nhịp. Củng cố GV đọc cho HS nghe 1 đoạn chiếu dời đô. GV chốt: Việc chọn Thăng Long làm kinh đô là 1 quyết định sáng suốt tạo bước phát triển mạnh mẽ của đất nước ta trong những thế kỉ tiếp theo. Dặn dò: - Chuẩn bị: Chùa thời Lý. - Nhận xét tiết học. Địa lí Tiết 11: ƠN TẬP I. MỤC TIÊU: - HS biết hệ thống đuợc những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người & hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn & Tây Nguyên. - HS chỉ hoặc điền đúng vị trí miền núi & trung du, dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên & thành phố Đà Lạt trên bản đồ tự nhiên Việt Nam hoặc lược đồ Việt Nam II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động1: Hoạt động cá nhân GV phát phiếu học tập cho HS. HS tô màu da cam vào vị trí miền núi & trung du trên lược đồ. HS điền tên dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên & thành phố Đà Lạt. GV điều chỉnh lại phần làm việc của HS cho đúng. HS các nhóm thảo luận Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp. HS lên bảng điền đúng các kiến thức vào bảng thống kê. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm GV yêu cầu HS thảo luận & hoàn thành câu 4, 5. GV kẻ sẵn bảng thống kê để HS lên bảng điền. Dặn dò: Chuẩn bị bài: Đồng bằng Bắc Bộ. - Nhận xét tiết học
Tài liệu đính kèm: