Giáo án Khối 4 - Tuần 12 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 12 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

Tập đọc

Tiết 23: VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI

A/ Mục tiêu

 1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.

 2. Hiểu: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ nghị lực và ý chí vươn lên đã thành nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.

B/ Các hoạt động dạy học

 

doc 19 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 165Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 12 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ hai, ngày 7 tháng 11 năm 2011
Toán
Tiết 56: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
A/ Mục tiêu
 Giúp H: 
- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân số tổng với một số.
- Vận dụng tính nhanh, tính nhẩm.
B/ Hoạt động dạy học
Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động
I, Kiểm tra (5’)
 Bài : Mét vuông
II, Bài mới
1. Giới thiệu (2’)
2. Phát triển bài 
a,Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức(7’)
 4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
Ta có 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
b, Nhân 1 số với 1 tổng (5’)
* KL (SGK)
 a x (b +c) = a x b + a x c
3, Thực hành (20’)
Bài 1
 Tính giá trị của biểu thức
( theo mẫu )
 Bài 2
 Tính bằng 2 cách
 Cách 1: 38 x 6 + 38 x 4 
 = 228 + 152 = 380
Cách 2: 38 x 6 + 38 x 4
 = 38 x ( 6 + 4 )
 = 38 x 10 = 380
Bài 3
 Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức
 (3 + 5) x 4 = 8 x 4 = 32
 3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32
Vậy (3 + 5) x 4 = 3 x 4 + 5 x 4
* KL: Muốn nhân một tổng với một số ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó, rồi cộng các kết quả lại.
4,Củng cố dặn dò (1’)
- 1H chữa miệng cách 2 của BT4
- G nêu mục tiêu tiết học và giới thiệu bài
- G ghi lên bảng hai biểu thức, H tính giá trị hai biểu thức đó và nhận xét (bằng nhau)
- G gợi ý cho H biểu thức bên trái dấu “=” là nhân một số với 1 tổng, biểu thức bên phải là tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng để H tự rút ra KL
- H nêu yêu cầu bài tập
- H làm bài, 1 H làm trên bảng lớp
- H cùng G nhận xét, kết luận
- Phần (a) H tự suy nghĩ và làm vào vở
- Phần (b) giáo viên phân tích mẫu theo sách giáo khoa.
- H làm bài, 1H chữa trên bảng 
- H cùng G nhận xét, thống nhất kết quả.
- H thực hiện tính kết quả 2 biểu thức và nhận xét về 2 kết quả đó.
- Từ kết quả, nêu cách nhân 1 tổng với 1 số
- H khác nhận xét , G kết luận.
- 3 học sinh nhắc lại.
-Về nhà học thuộc 2 kết luận, công thức tổng quát; Xem lại các bài đã chữa và làm bài ở trong VBT
Tập đọc
Tiết 23: VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI
A/ Mục tiêu
 1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
 2. Hiểu: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ nghị lực và ý chí vươn lên đã thành nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.
B/ Các hoạt động dạy học
Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động
I/ Kiểm tra (5')
 Bài "Có chí thì nên"
II/ Bài mới
1. Giới thiệu (2')
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc (10')
Đ1: Từ đầu đến ăn học.
Đ2: Tiếp theo đến nản chí.
Đ3: Tiếp theo đến Trưng Nhị.
Đ4: Đoạn còn lại.
Từ dễ lẫn: diễn thuyết, quẩy, Hồng Bàng, thịnh vượng
b) Tìm hiểu bài (12')
 * Bạch Thái Bưởi rất có chí
Mồ côi từ nhỏ, làm con nuôi nhà họ Bạch. Anh làm thư ký, .
* Bạch Thái Bưởi trở thành "bậc anh hùng kinh tế"
Thời điểm không thuận lợi: Những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc
 c) Hướng dẫn đọc diễn cảm (8')
Đoạn luyện đọc: Bưởi mồ côi chakhông nản chí.
3. Củng cố, dặn dò (3')
- Gọi 2H đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ
Bài hôm nay giúp các em biết về nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi - một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.
- 1H đọc cả bài
- H đọc nối tiếp 4 đoạn lần 1 giáo viên kết hợp chọn từ dễ lẫn để H luyện đọc.
- H đọc nối tiếp lần2, G kết hợp giảng chú giải
- 2H đọc cả bài
- G đọc mẫu toàn bài.
- H đọc đoạn 1,2
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân ntn?
+ Bạch Thái Bưởi từng làm những nghề gì?
+ Chi tiết nào chứng tỏ anh rất có chí?
- H đọc đoạn 3,4
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào?
+ Ông đã thắng các chủ tầu nước ngoài ntn?
+ Em hiểu thế nào là "Một bậc anh hùng kinh tế"?
+ Nhờ đâu Bạch Thái Bưởi thành công? 
- H Rút ra nội dung bài
- 4H đọc nối tiếp 4 đoạn và tìm giọng đọc thể hiện nội dung bài
- G hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1,2
+ Giáo viên đọc mẫu
+ Học sinh tìm hiểu cách đọc diễn cảm đoạn 1,2
+ H luyện theo nhóm, thi đọc diễn cảm trước lớp
- Lớp bình chọn bạn đọc tốt nhất 
- G nhận xét tiết học.
	Chính tả
NGHE-VIẾT: NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ 
A/ Mục tiêu: 
 Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn "Người chiến sĩ giàu nghị lực".
 Luyện viết đúng những tiếng có vần dễ lẫn: ươn/ương
B/ Đồ dùng
 Bảng nhóm chép nội dung BT 2(b)
C/ Hoạt động dạy học
Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động
I) Kiểm tra (5')
Bài: Nếu chúng mình có phép lạ
II/ Bài mới
1. Giới thiệu (2')
2. Hướng dẫn H nghe viết (20')
 Quệt máu chảy từ đôi mắt bị thương vẽ một bức chân dung bác Hồ.
 Luyện viết: giàu, Sài Gòn,trân trọng
30 triển lãm tranh; 5 giải thưởng
3. Bài tập (10')
 Bài 2 (b)
 Điền vào chỗ trống tiếng có vần ươn hay ương?
b. Các từ cần điền: vươn lên, chán chường, thương trường, khai trương, đường thuỷ, thịnh vượng
4. Củng cố, dặn dò (3')
- 3H đọc thuộc lòng 4 câu thơ ở BT3 
- 1H viết bảng những câu đó
- G nêu mục tiêu tiết học và kết hợp giới thiệu bài
- G đọc bài chính tả. H theo dõi SGK
- 1H đọc lại
+ Tác phẩm nào của Lê Duy ứng gây xúc động?
- G cho luyện viết bảng con từ khó và dễ lẫn
- G cho H nhắc lại cách viết tên riêng, các chữ số
- G đọc, H viết bài
- G chấm 6 bài, nêu nhận xét bài viết của học sinh.
- H nêu yêu cầu bài tập
- H chọn từ cần điền viết vào vở, 1H làm trên bảng nhóm và dán trên bảng lớp
- Cả lớp nhận xét, G kết luận
- Một học sinh đọc lại toàn bài sau khi đã điền.
- G nhận xét tiết học
- Dặn H về chép lại BT2 vào vở
Thứ ba, ngày 8 tháng 11 năm 2011
Toán
Tiết 57: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU
A/ Mục tiêu
Giúp H:
 - Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số
 - Vận dụng tính nhanh, tính nhẩm
B/ Hoạt động dạy học
Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động
I, Kiểm tra (5’)
Bài: Nhân 1 tổng với 1 số
II, Bài mới:
1, Giới thiệu (2’)
2, Phát triển bài (10’)
a, Tính và so sánh giá trị của 2 BT 
 3 x (7 – 5) và 3 x 7 – 3 x 5
Nhận xét: 3 x (7 – 5) = 3 x 7 – 3 x 5
b, Nhân 1 số với 1 hiệu
* KL: (SGK) 
 Công thức tổng quát:
 a x (b - c) = a x b – a x c
3, Thực hành (20’)
Bài 1
Tính giá trị của biểu thức rồi viết giá trị vào ô trống
Bài 2
Áp dụng tính chất nhân 1 số với 1 hiệu để tính ( theo mẫu )
a. 47 x 9 = 47 x ( 10 – 1)
 = 47 x 10 – 47 x 1
 = 470 – 47 = 423
Bài 3
Đáp số: 5250 quả
* Có 2 cách giải 
Bài 4
Tính, so sánh kết quả và rút ra KL
 NX (7 – 5) x 3 = 7 x 3 – 5 x 3
* KL: Muốn nhân một hiệu với một số ta có thể lấy số bị trừ nhân với số đó, số trừ nhân với số đó rồi trừ kết quả cho nhau
3, Củng cố, dặn dò (3’)
- 2H đọc thuộc lòng kết luận và viết công thức tổng quát
- G nêu mục tiêu tiết học và giới thiệu bài
- G ghi bảng 2 biểu thức
- H tính và so sánh kết quả (bằng nhau)
- G chỉ cho H biểu thức bên trái dấu “=” là nhân 1 số với 1 hiệu, bên phải là hiệu giữa các tích của số đó với số bị trừ và số trừ, để H tự rút ra KL
- 3H đọc lại 
- H nêu cầu bài tập và quan sát mẫu (sgk)
- H làm bài, H chữa miệng
- H nhận xét, G kết luận
- H nêu yêu cầu của đề bài; G hướng dẫn phân tích mẫu
- H làm các phần còn lại 
- H chữa bài trên bảng lớp
- H khác nhận xét, G thống nhất kết quả
- H đọc đề bài và tự làm bài
- 1H đọc lời giải trước lớp
- Cả lớp nhận xét, G kết luận
- G ghi 2 phép tính, 2H làm trên bảng, H cả lớp làm trên vở
- H so sánh kết quả và rút ra kết luận
- Về nhà học thuộc 2 kết luận và công thức tổng quát; Làm bài ở VBT
Luyện từ và câu
TIẾT 23: MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ - NGHỊ LỰC 
A/ Mục tiêu
1. nắm được một số từ, một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.
2. Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên
B/ Hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động
I/ Kiểm tra (5’)
 Bài "Tính từ"
II/ Bài mới
1. Giới thiệu (2’)
2. Hướng dẫn làm bài tập (30’)
Bài 1
 Xếp các từ có tiếng “ chí” vào 2 nhóm
a) “Chí” có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất): chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công
b) “Chí” có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí
Bài 2
 Tìm dòng nêu đúng nghĩa của từ nghị lực
Dòng (b): Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn.
Bài 3
 Chọn từ để điền vào ô trốnầóCc từ cần điền: nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng
Bài 4
 Mỗi câu tục ngữ khuyên ta điều gì?
3. Củng cố, dặn dò (3’)
- 4H đọc thuộc lòng phần ghi nhớ
-1H nêu miệng BT2
- G nêu mục tiêu tiết học và kết hợp giới thiệu bài
- H nêu yêu cầu bài tập
- H làm bài theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- G chốt lại lời giải đúng
- H chép lời giải đúng vào vở
- H nêu yêu cầu của bài
- H làm việc cá nhân và chữa miệng
- H cùng G tìm kết quả cuối cùng
- G nêu yêu cầu BT
- H đọc thầm đoạn văn và làm bài
- 1H làm bài trên bảng nhóm và trình bày kết quả
- H cùng G chữa từng câu
- 1H đọc lại đoạn văn sau khi đã điền.
-1H đọc nội dung bài và các từ được chú thích 
- H đọc thầm từng câu và trao đổi suy nghĩ theo nhóm.
- H trả lời miệng, G giúp H hiểu đúng về nghĩa của từng câu
- G nhận xét tiết học
- Dặn H học thuộc 3 câu tục ngữ ở BT4
Lịch sử
CHÙA THỜI LÍ
A/ Mục tiêu: Sau bài H biết: 
Đến thời Lí, đạo phật phát triển thịnh đạt nhất.
B/ Đồ dùng: Ảnh về chùa Một Cột;chùa Láng; chùa Bút Tháp; tượng phật A-di-đà
C/ Hoạt động dạy học
 Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động
I/ Kiểm tra (5’)
Bài: Nhà Lí dời đô ra Thăng Long
II/ Bài mới
1. Giới thiệu (2’)
2. Phát triển bài (30’)
Đạo phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ , lối sống của dân ta
Vua và dân đều theo đạo Phật
Điền dấu x vào ô trống sau ý đúng:
- Chùa là nơi tu hành của các nhà sư 
- Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật 
- Chùa là trung tâm văn hoá của làng xã 
- Chùa là nơi tổ chức văn nghệ 
* Chùa Một Cột: Chùa được dựng trên một chiếc cột lớn nằm ở giữa hồ, tượng trưng cho một bông sen nở
* Chùa Keo: Gợi ý cho H quan sát phần mái của chùa
* Tượng phật A-di-đà: Sinh động , có những nét điêu khắc đặc sắc
3. Củng cố dặn dò (3’)
2 H trả lời:
+ Vì sao nhà Lí dời đô ra Thăng Long
Thời Lí, đạo phật phát triển rất thịnh đạt. Tại sao vậy?, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay để trả lời câu hỏi này.
- G giới thiệu thời gian đạo phật vào nước ta 
- H đọc sách giáo khoa và trả lời:
+ Tại sao dân ta nhiều người theo đạo phật?
+ Vì sao nói: Thời Lí, đạo phật trở nên rất phát triển?
- H trả lời, G kết luận
- G cho H làm bài tập:
+ G nêu yêu cầu bài tập
+ H làm bài, 1 H làm trên bảng
+ H nhậ ... nhận xét cùng G thống nhất kết quả
- H nêu yêu cầu bài tập
- H nêu cách tính và tính
- 1 H chữa trên bảng lớp
- Cả lớp nhận xét , thống nhất kết quả
- H đọc đề bài rồi tóm tắt bài toán
- H làm trên vở, 1H làm trên bảng
- Cả lớp nhận xét, G thống nhất ý kiến
- G nhận xét tiết học
Dặn H về nhà xem lại các bài đã chữa và làm bài ở VBT
Luyện từ và câu
TÍNH TỪ (tiếp)
A/ Mục tiêu
 - Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất
 - Biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất
B/ Đồ dùng
 - Từ điển TV.
C/ Hoạt động dạy học;
Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động
I/ Kiểm tra (5')
Bài: MRVT: ý chí, nghị lực
II/ Bài mới
1. Giới thiệu (2')
2. Nhận xét (10')
Yêu cầu 1
 Đặc điểm các sự vật được miêu tả trong các câu khác nhau ntn?
a) Mức độ TB: tính từ- trắng
b) '' thấp : từ láy- trắng trắng
c) " cao : từ ghép- trắng tinh
Yêu cầu 2. 
 Ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng những cách nà?
- Thêm rất vào trước tính từ trắng
- Tạo ra phép so sánh với các từ hơn, nhất
3. Ghi nhớ (SGK) (2')
4. Luyện tập (18')
 Bài 1 
 Tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất trong đoạn văn 
Các từ đó là: đậm và ngọt, rất, lắm, ngà ngọc, hơn
Bài 2
 Tìm từ ngữ miêu tả mức độ khác của các đặc điểm sau: đỏ, cao, vui
Bài 3
Đặt câu
5. Củng cố, dặn dò (3')
- 1H chữa BT4
- G nêu mục tiêu tiết học và giới thiệu bài.
- H nêu yêu cầu BT suy nghĩ và phát biểu
- H trả lời
- G nhận xét, chốt lời giải đúng
- G kết luận: Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép, từ láy từ tính từ đã cho
- H đọc đề, suy nghĩ, phát biểu
- G chốt lời giải đúng
- 3H đọc ghi nhớ
- 1H đọc đề bài
- H làm bài trên vở, 1H làm trên phiếu và trình bày
- H cùng G nhận xét, chốt lời giải đúng
- H đọc đề và làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- H nhận xét bổ sung
- H đặt câu và nối tiếp nhau đọc câu mình đặt
- Giáo viên cùng học sinh nhận sét câu của bạn mình.
- Giáo viên nhận xét tiết học
Về nhà viết 15 từ của BTIII.2 vào vở và học thuộc ghi nhớ
Kĩ thuật
KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (tiết 3)
A/ Mục tiêu
H gập được mép vải và khâu viền được bằng mũi khâu đột thưa theo đúng quy trình và đúng kĩ thuật 
Hình thành thói quen làm việc kiên trì , cẩn thận
B/ Đồ dùng
Tranh quy trình mũi khâu đột mau
Mẫu đường khâu đột mau
Bộ dụng cụ thực hành cắt, khâu, thêu
C/ Hoạt động dạy học
 Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động
I/ Kiểm tra (5’)
Bài: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (tiết 1)
II/ Bài mới
1.Giới thiệu (2’)
2.Phát triển bài (28’)
c. H thực hành khâu viền đường gấp mép vải
Khâu viền đường gấp mép vải gồm 2 bước:
- Gấp mép vải
- Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
d. Đánh giá kết quả học tập của H
Tiêu chuẩn đánh giá:
- Gấp được mép vải. Đường gấp thẳng, phẳng, đúng kĩ thuật
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột
- Đường khâu tương đối phẳng,đều, không bị co dúm
- Hoàn thành đúng thời gian quy định.
3. Củng cố dặn dò (3’)
2 H nêu phần ghi nhớ
- Phát hộp đồ dùng cho H
- G nêu mục tiêu tiết học và kết hợp giới thiệu bài
- H nhắc lại các thao tác khâu viền đường gấp mép vải dựa theo tranh quy trình
- G nhận xét và củng cố kĩ thuật khâu viền đường gấp mép vải theo từng bước.
- G nhắc nhở những điều cần lưu ý
- G nêu yêu cầu thực hành và thời gian quy định.
- H thực hành, G giúp đỡ H yếu
- G tổ chức cho H trưng bày sản phẩm thực hành
- G nêu các tiêu chuẩn đánh giá
- H tự đánh giá các sản phẩm của mình theo các tiểu chuẩn trên
- G nhận xét và đánh giá kết quả học tập của H.
- G nhận xét tiết học
- Về xem trước bài: Thêu móc xích.
Địa lí
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
A/ Mục tiêu
Sau bài H biết
Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ ĐLTNVN
Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng bắc bộ
Có ý thức tôn trọng, bảo vệ thành quả LĐ
B/ Đồ dùng: 
 - Bản đồ ĐLTNVN; Tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ
C/ Hoạt động dạy học
 Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động
I. Bài mới
1. Giới thiệu (2’)
2. Phát triển bài (34’)
a. Đồng bằng lớn ở miền Bắc
Có dạng hình tam giác, đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.
Phù sa sông Hồng bồi đắp nên đồng bằng, đây là đồng bằng lớn thứ hai của cả nước, địa hình bằng phẳng.
b. Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ
Sông Hồng có nhiều phù sa nên nước sông luôn đỏ, do đó sông có tên là sông Hồng.
Nước sông cuồn cuộn tràn về làm ngập lụt cả đồng ruộng. Người dân phải đắp đê ngăn lũ.
3. Củng cố dặn dò (3’)
Các em đã biết con người và hoạt động sx ở Tây Nguyên, hôm nay tìm hiểu về đồng bằng Bắc Bộ.
- G chỉ vị trí của ĐBBB trên bản đồ địa lí TNVN và tự H chỉ trên lược đồ
- H đọc sgk và trả lời câu hỏi:
+ Đồng bằng BB do phù sa sông nào bồi đắp nên?
+ Nó có diện tích lớn thứ mấy trong đồng bằng cả nước?
+ Địa hình có đặc điểm ntn?
- H trả lời
- G nhận xét , kết luận.
- G cho H chỉ trên bản đồ ĐLTNVN sông Hồng và sông Thái Bình
+ Tại sao sông có tên là sông Hồng?
- G mô tả sơ lược về sông Hồng.
+ Mùa mưa trùng với mùa nào trong năm?
+ Vào mùa mưa nước sông ở đây ntn?
+ Đê ở đồng bằng BB có đặc điểm gì?Người dân còn sử dụng nước đó để làm gì?
- H trả lời
- H khác nhận xét, G kết luận
- G nhận xét tiết học
Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị tiết sau.
Đạo đức
TIẾT 12: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ
A/ Mục tiêu
Học xong, H có khả năng:
1.Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
2.Bước đầu thực hiện những hành vi, việc làm thể hiện lòng hiếu thảo trong cuộc sống.
B/ Đồ dùng: Hình ảnh về hành vi, việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà,cha mẹ
C/ Hoạt động dạy học
 Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động
I/ Kiểm tra (5’)
Bài: Tiết kiệm thời giờ
II/ Bài mới
1.Giới thiệu (3’)
2.Phát triển bài (30’)
a.Thảo luận tiểu phẩm “Phần thưởng”
Hưng kính yêu bà, chăm sóc bà
Hưng là một đứa cháu hiếu thảo
b. Luyện tập
Bài 1
Cách ứng xử của các bạn là đúng hay sai? Vì sao?
b , d : Đúng
a , c : Sai
Bài 2
Hãy đặt tên cho mỗi tranh và nhận xét về việc làm của các bạn nhỏ
3. Củng cố dặn dò (2’)
2 H trả lời:
+ Thế nào là tiết kiệm thời giờ?
G cho H hát bài: Cho con
+ Bài hát nói về điều gì?
H trả lời, G kết hợp giới thiệu bài
- G kể truyện : Phần thưởng
- 1 H kể lại
+Vì sao Hưng mời bà ăn bánh được thưởng?
+ Bà cảm thấy ntn trước việc làm của cháu?
- H thảo luận về cách cư xử
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- G kết luận
- G nêu yêu cầu bài tập, treo tranh
- H trao đổi theo bàn
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
- G kết luận
- G chia nhóm giao nhiệm vụ, H thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
- G kết luận và khen các nhóm có ý kiến hay
- 2 H đọc ghi nhớ
- G nhận xét tiết học
- Về học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài 4,5
Thứ sáu, ngày 11 tháng 11 năm 2011
Toán
Tiết 60: LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu : Giúp H: 
 - Rèn kĩ năng nhân với số có hai chữ số 
 - Giải bài toán có phép nhân với số có 2 chữ số
B/ Hoạt động dạy học
Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động
I, Kiểm tra (5’)
Bài : Nhân với số có hai chữ số
II/ Bài mới
Giới thiệu (1’)
Luyện tập (33’)
Bài 1
Đặt tính rồi tính
a. 17 428
 x 86 x 39
 102 3852
 136 1284
 1462 16692
Bài 2
Viết giá trị của biểu thức vào ô trống
234 ; 2340 ; 1794 ; 17940
Bài 3
Tóm tắt:
 1 phút đập 75 lần
 24 giờ đập . lần ?
* Đổi 24 giờ = 1440 phút
24 giờ tim người đập số lần là:
 75 x 1440 = 108 000 (lần)
 Đáp số: 108 000 lần
Bài 4
1 kg: 5200 đ
13 kg:  đ?
1 kg: 5500 đ đồng?
18 kg:  đ?
* ĐS: 166600 đ
3. Củng cố dặn dò(3’)
- 1H chữa BT2 – VBT
- Cả lớp nhận xét
G nêu mục tiêu tiết học và giới thiệu bài
- H nêu yêu cầu bài tập 
- H thực hiện và chữa trên bảng lớp
- G cùng H thống nhất kết quả
- H nêu yêu cầu bài tập
- H thực hiện ra nháp và ghi kết quả vào ô trống
- H chữa miệng bài
- H cùng G thống nhất kết quả
- H đọc đề bài và tóm tắt bài toán
- H làm bài, 1 H chữa trên bảng lớp
- Cả lớp nhận xét cùng G thống nhất kết quả.
- H đọc đề bài , giáo viên phân tích đề
- H tóm tắt và giải trên vở
- 1 H chữa bài trên bảng lớp 
- H cùng G nhận xét thống nhất kết quả
- G nhận xét tiết học
- Về nhà làm bài tập trong VBT
Tập làm văn (kiểm tra viết)
KỂ TRUYỆN
A/ Mục tiêu
 H thực hành viết 1 bài văn KC đáp ứng với yêu cầu của đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc)
B/ Đề bài
 Kể 1 câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về 1 người có tấm lòng nhân hậu. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp
C/ Hoạt động dạy học
- 1 H đọc đề
- 1H nhắc lại vắn tắt dàn ý 1 bài văn kể chuyện
- H làm bài
- G thu bài chấm điểm 
Khoa học
NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG
A/ Mục tiêu
Sau bài H có thể:
Nêu một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật
Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất
B/ Hoạt động dạy học
 Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động
I/ Kiểm tra (5’)
Bài: Vòng tuần hoàn của nước trong
II/ Bài mới 
1. Giới thiệu (2’)
2. Phát triển bài (30’)
a. Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật, thực vật
- Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể
- Nước giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng, thải chất thừa, chất độc hại
- Nước là môi trường sống của nhiều động vật, thực vật.
b. Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, vui chơi
Ngành công nghiệp cần nước để sản xuất
Ngành trồng trọt cần rất nhiều nước để cây trồng phát triển 
3. Củng cố dặn dò (3’)
- 1 H vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và trình bày
Con người có thể nhịn ăn hàng tháng, nhưng không nhịn uống quá 7 ngày. Nội dung bài hôm nay sẽ cho các em biết vai trò của nước
- G chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
+ N1: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với cơ thể người
+ N2: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với động vật
+ N3: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với thực vật
- Các nhóm tham khảo và nghiên cứu mục bạn cần biết và các tư liệu để trình bày trên bảng nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- G kết luận
- H nghiên cứu sgk cùng những hiểu biết của bản thân để trả lời:
+ Con người còn sử dụng nước vào những việc gì khác?
- H trả lời, G yêu cầu H lấy thêm ví dụ minh hoạ
- G kết luận
- G nhận xét tiết học
- Về nhà học bài và sưu tầm tranh nói về nguồn nước bị ô nhiễm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_12_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc