Giáo án Khối 4 - Tuần 12 - Nguyễn Thị Hồng Thắm

Giáo án Khối 4 - Tuần 12 - Nguyễn Thị Hồng Thắm

I - Mục tiêu: Giúp học sinh.

- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, một tổng với một số.

-Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.

-HS yêu thích môn học

II - Đồ dùng dạy - học:

- Kẻ bảng phụ bài tập 1 (SGK).

III - Hoạt động dạy - học:

A - Kiểm tra bài cũ:(5) 2HS làm bài 1(65)

- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm.

B - Bài mới:(35)

1 - Giới thiệu bài: (1)Dựa vào kết quả kiểm tra bài cũ để giới thiệu bài.

 

doc 26 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 12 - Nguyễn Thị Hồng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12:
Sáng Thứ hai, ngày 20 tháng 11 năm 2006
Toán
 Tiết 1: Nhân một số với một tổng
I - Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, một tổng với một số. 
-Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
-HS yêu thích môn học
II - Đồ dùng dạy - học:
- Kẻ bảng phụ bài tập 1 (SGK).
III - Hoạt động dạy - học:
A - Kiểm tra bài cũ:(5’) 2HS làm bài 1(65)
- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm.
B - Bài mới:(35’)
1 - Giới thiệu bài: (1’)Dựa vào kết quả kiểm tra bài cũ để giới thiệu bài.
2 - Hướng dẫn nhân một số với một tổng:
- Yêu cầu học sinh tính và so sánh giá trị của hai biểu thức.
4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5.
- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kết quả để rút ra NX.
?Khi nhân 1 số với 1 tổng ta có thể làm ntn?
- Giáo viên giúp học sinh viết dưới dạng tổng quát.
a x (b + c) = a x b + a x c.
3 - Thực hành
Bài 1: Giáo viên treo bảng phụ, nói cấu tạo bảng, hướng dẫn học sinh cách làm.
-GVNX, chữa bài
Bài 2: - Y/c học sinh làm theo 2 cách ?giáo viên hỏi cách nào thuận tiện hơn
-GV NX, chốt kq
Bài 3: Nêu y/c
-Yêu cầu học sinh từ kết quả của bài tập khái quát thành t/c một tổng nhân một số.
Bài 4: 
-GVHD mẫu
-Yêu cầu học sinh áp dụng các tính chất đã học để tính nhanh
-HS tính và so sánh
-HS nêu
-Vài HS nhắc lại t/c
-HS tự làm
-3 HS lên bảng
-2 HS lên làm theo 2 cách
-HS tự làm phần b,chữa bài
-2HS làm
-3 HS nêu
-HS áp dụng làm phần a
-2 HS làm
-NX, chữa bài
4 - Củng cố, dặn dò:(3’)
?Nhắc lại t/c 1 số nhân với 1 tổng
- Nhận xét giờ học, nhắc học sinh xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 Đạo đức
Bài 6: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 1)
I -Mục tiêu: Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
- Biết thực hiện những hành vi những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
- Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II - Tài liệu và phương tiện:
- Bài hát "Cho con" - Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu.
- SGK, SBT Đạo đức lớp 4.
- Tiểu phẩm "Phần thưởng".
III - Hoạt động dạy - học:
A-KTBC (3’): Nêu tên các bài đạo đức đã học
B-Bài mới: (27’)
Khởi động: Cả lớp hát bài "Cho con" - Giáo viên nêu vấn đề: Bài hát nói về điều gì? Em có cảm nghĩ về tình thương yêu, che chở của cha mẹ đối với mình?...
Hoạt động 1: Thảo luận tiểu phẩm "Phần thưởng"
- Giáo viên nêu nhiệm vụ.
- Phỏng vấn "diễn viên"
- Giáo viên kết luận.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (bài tập 1 - SGK).
 - Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
 - Gọi đại diện trình bày.
 - Giáo viên kết luận.
Hoạt động 3: thảo luận nhóm (bài tập 2 - SGK)
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Giáo viên nhận xét.
- Kết luạn về nội dung các bức tranh
1 - Xem tiểu phẩm.
2 - Thảo luận, nhận xét về cách ứng xử.
- Học sinh trao đổi trong nhóm đôi.
- Đại diện nhóm TL
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- Các nhóm khác trao đổi.
- Gọi 1 - 2 học sinh đọc phần Ghi nhớ trong SGK
3.Củng cố ,dặn dò:(2’)
-Nhắc lại ND bài.
- NX tiết học. Chuẩn bị bài tập 5, 6 SGK.
Tuần 12 Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2007
 Chào cờ
 Học sinh tập chung dưới cờ 
 Tập đọc 
I - Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
- Giáo dục học sinh có nghị lực và ý chí vươn lên.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.Bảng phụ
III - Hoạt động dạy - học:
A - Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Giáo viên kiểm tra 2-3 đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ của bài trước - nhận xét, cho điểm.
B - Dạy bài mới:(35’)
1 - Giới thiệu bài (1’) - ghi bảng.
2 - Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:( 10’)
- Giáo viên kết hợp giúp học sinh hiểu các từ mới trong phần chú thích , sửa lỗi đọc sai.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:(10’)
- Giáo viên giúp đỡ học sinh hoàn thiện câu trả lời và ghi một số từ ngữ quan trọng.
- Chốt nội dung bài.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:(12’)
- Gọi 4 học sinh tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn “Bưởi mồ côi cha...không nản chí”.
-NX, bình chọn
3 - Củng cố, dặn dò:(3’)
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của truyện.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1,2 học sinh đọc cả bài.
- Học sinh lắng nghe.
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt từng đoạn, cả bài và trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi.
- Một số HS trình bày trước lớp
- Học sinh liên hệ.
-Học sinh đọc và tìm giọng đọc phù hợp.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
-Nhắc lại ND bài.
- Nhận xét giờ học, nhắc học sinh về nhà luyện đọc.CB bài sau.
 ________________________________________
 Chính tả( nghe- viết)
Nghe viết: Người chiến sĩ giàu nghị lực
I- Mục tiêu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn: Người chiến sĩ giàu nghị lực.
- Luyện viết đúng những tiếng có âm vần dễ lần: tr/ ch, ươm/ ương.
-HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ chép bài tập 2a, 2 bút dạ.
III - Hoạt động dạy - học;
A - Kiểm tra bài cũ:(5’) - Giáo viên gọi 2 học sinh viết lại lên bảng những câu thơ, văn ở bài tập 3 tiết trước theo trí nhớ.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
B - Bài mới(35’)
1 - Giới thiệu bài(1’) - Ghi bảng.
2 - Hướng dẫn học sinh nghe - viết:
- Giáo viên đọc bài chính tả.
?Đoạn văn viết về ai?
- Giáo viên nhắc học sinh chú ý những từ dễ viết sai, các tên riêng cần viết hoa, cách viết các chữ số, cách trình bày.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
- Giáo viên chấm một sốbài, nhận xét.
- Học sinh nghe.
- Đọc thầm lại bài CT.
- Học sinh tập viết từ khó.
-Học sinh viết - soát lại bài.
3 - Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập 2a: GV treo bảng phụ
- Giáo viên chấm, nhận xét.
- Học sinh đọc thầm đoạn văn, suy nghĩa làm bài vào vở.
- Một số học sinh chữa bài
4 - Củng cố, dặn dò:(3’)
- Nhận xét giờ học, nhắc học sinh về nhà xem và viết lại những từ viết sai.
 ____________________________________
Luyện toán
 Luyện đổi đơn vị đo ,,;một số nhân với 1 tổng
I-Mục tiêu:
-Củng cố cho HS cách đổi đơn vị đo diện tích và t/c một số nhân với 1 tổng
-Rèn kĩ năng tính toán.
-GD HS tính chính xác, khoa học.
II-Đồ dùng:Bảng phụ
III- Hoạt động dạy học:
A.KTBC (5’):Nhắc lại các đợn vị đo diện tích đã học. Mối liên hệ giữa các đơn vị đó?
B.Bài mới (35’)
1.GT bài(1’)
2.HDHS làm các bài tập (31’)
Bài 1:Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a,5= ... 
518= ...
300 = ... 
b, 6100 =...
 3= ...
25 = ...
-GVNX, chốt kq
Bài 2:Tính bằng 2 cách:
a, 27x(4+5) b,835x(3+6) 
-GVNX, chốt kq
Bài 3:Một HCN có chu vi là 26m, chiều dài hơn chiều rộng 3m.Tính diện tích của HCN đó. 
-GV phân tích đề bài
-Gọi HS nêu cách làm
-Chấm, chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò(3’)
-Nhắc lại nd bài
-NX tiết học. CB bài sau.
-HS đọc y/c
- HS tự làm bài
- 2HS chữa bài ,nhận xét
-HS nhắc lại cách làm
-HS nhắc lại t/c nhân 1 số với 1 tổng
-HS làm bài, 2 HS chữa bài
-NX bài
-HS đọc bài, tìm hiểu y/c bài
-HS nhắc lại cách tính chu vi, diện tích HCN
-HS làm bài, chữa
 ______________________________________
 Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2007
Tiết 3: Luyện Tiếng Việt
 Luyện tập làm văn:Mở bài trong bài văn kể chuyện
I-Mục tiêu:
-Củng cố cho HS 2 cách mở bài trong bài văn kể chuyện
-Rèn kĩ năng viết văn cho HS.
-GD lòng say mê văn học.
II-Đồ dùng:Bảng phụ
III-Hoạt động dạy học:
A.KTBC (5’): ? Có mấy cách mở bài trong bài văn kể chuyện? đó là những cách nào?
B.Bài mới( 35’):
1.GT bài(1’)
2.HDHS ôn luyện:(31’)
Bài 1:Em hãy đọc các đoạn mở bài dưới đây và cho biết mở bài đó thuộc cách nào?Tại sao em lại cho là như vậy?
a,Đã bao giờ trong giấc mơ, bạn thấy mình biến thành một con vật do mắc phải lỗi lầm nào đó chưa? Vậy mà chuyện ấy xảy ra với tôi rồi đấy.Có một lần, vì dối mẹ, tôi đã bị buộc phải trở thành một con chó suốt ba ngày đêm liền.Biết bao rắc rối xảy ra trong mấy ngày ấy.Giờ nghĩ lại, tôi vẫn thấy xấu hổ, nhưng xin kể để các bạn cùng rõ.Chuyện là như thế này.
b,Đã một lần tôi mơ thấy mình biến thành một con vật. Tôi xin kể lại để các bạn 3cùng biết giấc mơ ấy của tôi.
-GV NX, chốt
Bài 2: Em hãy viết đoạn mở bài kể lại câu chuyện” Ông Trạng thả diều” trong SGK(Trang 104) theo 2 cách:
a,Mở bài trực tiếp.
b,Mở bài gián tiếp.
-GVNX, cho điểm
3.Củng cố, dặn dò(3’)
-? Thế nào là mở bài trực tiếp, gián tiếp?
-NX tiết học. CB bài sau.
-HS đọc y/c bài
-HS làm bài, chữa bài
-HS nêu y/c
-HS làm bài
-Vài HS đọc bài làm của mình
-NX, đánh giá
 ___________________________________________________________
 Mỹ thuật
 vẽ tranh đề tài sinh hoạt 
 giáo viên chuyên dạy
: Toán
 Nhân một số với một hiệu
I - Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, 1 hiệu với một số.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
-GDHS tính cẩn thận, chính xác
II - Đồ dùng dạy - học:
- Kẻ bảng phụ bài tập 1 (SGK).
III - Các hoạt động dạy - học:
A - Kiểm tra bài cũ:( 5’)
- Học sinh 1: Làm lại bài tập 4.
- học sinh 2: Phát biểu TC nhân một số với 1 tổng, 1 tổng với một số.
- Nhận xét, chữa bài - ghi điểm.
B - Bài mới:(35’)
1 - Giới thiệu bài(1’) - ghi bảng.
2 - Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
- Giáo viên ghi lên bảng 2 biểu thức:
3 x (7 - 5) và 3 x 7 =3 x 5
- Kết luận: 3 x (5-) = 3 x 7 - 3 x5
3 - Nhân một số với một hiệu:
- Từ kết quả bài tập trên, yêu cầu rút ra TC.
- Viết dưới dạng tổng quát.
a x (b - c) = a x b - a x c
4 - Thực hành:
Bài 1: Giáo viên treo bảng phụ, hướng dẫn.
- Chốt kết quả.
Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Nhận xét, chữa bài.
- Thống nhất kết quả.
- Lưu ý cách tính nhẩm kết quả.
Bài 3: 
?Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
-GV chốt kq
Bài 4:
?Nêu cách nhân 1 hiệu với 1 số
- Học sinh tính giá trị của biểu thức rồi so sánh kết quả.
- Học sinh nêu.
- Học sinh phát biểu TC thành lời (SGK).
- Học sinh đọc.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- Nhận xét, chữa bài.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu, 1 HSG làm mẫu.
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập. - -- Chữa bài, nhận xét.
-HS đọc y/c
-HS làm bài, chữa bài
-NX, chữa
-HS tính và so sánh
.5 - Củng cố, dặn dò:(3’)
-Nhắc lại t/c một số nhân với 1hiệu.
- Nhận xét giờ học, nhắc học sinh xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
 __________________________________ 
Khoa học
 Sơ đồ vòng tu ...  trong bài văn kể chuyện
I - Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu được thế nào là kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng trong văn kể chuyện.
- Biết viết đoạn kết bài một bài văn kể chuyển theo hướng mở rộng và không mở rộng.
+ Kết bài một cách tự nhiên, lời văn sinh động, dùng từ hay.
-HS thích môn học, đọc nhiều sách.
II - Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ.
III - Các hoạt động dạy - học:
A - KTBC:(5’) - Kiểm tra 2 học sinh đọc thuộc phần ghi nhớ, 2 học sinh đọc bài làm bài tập 3 - Nhận xét.
B - Bài mới:(35’)
1 - Giới thiệu bài- ghi bảng.(1’)
2 - Phần nhận xét:
Bài 1,2: Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau -2 học sinh đọc nối tiếp
đọc truyện "Ông Trạng thả diều"
- GV nhận xét, chốt lại lời giải.
Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 4: Giáo viên treo bảng phụ và giao việc cho nhóm.
? So sánh 2 cách kết bài
- Giáo viên kết luận.
3 - Phần ghi nhớ.
4 - Luyện tập:
Bài1: Giáo viên nêu yêu cầu.
-NX ,chốt kq
Bài 2:Nêu y/c
-NX, chốt kq
Bài 3: Cho học sinh làm bài vào vở.
- Giáo viên chấm một số bài nhật xét
- Cả lớp đọc thầm, trao đổivà tìm đoạn kết truyện.
- học sinh đọc, trao đổi nhóm để có lời đánh giá hay.
- học sinh trao đổi, phát bêỉu ý kiến.
-HS trao đổi nhóm đôi
-HS so sánh
- Nhận xét.
- 3 học sinh đọc SGK.
- học sinh trao đổi và trả lời.
-HS tìm
-Vài HS TL
- học sinh làm bài vào vở.
-Vài HS đọc bài của mình.
5 - Củng cố, dặn dò: (3’)
-Nhận xét giờ học, dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
 ____________________________________
Luyện Tiếng Việt
 Luyện :Tính từ
I-Mục tiêu:
-Củng cố cho HS về tính từ trong TV
-HS tìm được các TT trong các BT.
-GD HS yêu mến tiếng mẹ đẻ.
II-Đồ dùng : Bảng phụ
III-Hoạt động dạy học:
A.KTBC (5’) :? Thế nào là TT? Cho VD? Đặt câu có dùng TT.
B.Bài mới(35’)
1.GT bài (1’)
2.HD HS làm bài tập(31’)
Bài 1:(Bài 1 tr 63-BT trắc nghiệm TV)
-GV treo bảng phụ
-GVNX, chốt kq
Bài 2:(Bài 2 tr 63- BT trắc nghiệm TV)
-GV nêu y/c
-GVNX, chữa bài
Bài 3:Viết 1 đoạn văn ( từ 3 đến 5 câu) miêu tả cái bút của em, trong đó có sử dụng TT .
-GV NX , cho điểm
3.Củng cố, dặn dò (3’)
-Nhắc lại ND bài
-NX tiết học.CB bài sau. 
-HS đọc y/c bài
-HS làm bài cá nhân
-Vài HS chữa bài
-NX
-HS đọc bài
-HS trao đổi nhóm đôi
-3 đại diện lên chữa bài
-NX bài
-HS đọc y/c
-HS làm bài
-Vài HS đọc bài viết của mình
-NX, chữa
________________________________________________________________
Toán
Luyện tập
I - Mục tiêu: Giúp học sinh
- Rèn kĩ năng nhân với số có hai chữ số, giải toán có phép nhân với số có hai chữ số.
-Rèn kĩ năng trình bày bài
-GD HS yêu thích môn toán
II-Đồ dùng: Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy - học
A- Kiểm tra bài cũ.(5’) 2 HS chữa BT1 (Tr 69)	
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
B- Bài mới:(35’)
1- Giới thiệu bài - ghi bảng.(1’)
2- Hướng dẫn học sinh luyện tập.(31’)
Bài 1: Cho học sinh làm vào nháp.
- Giáo viên chốt kq.
Bài 2: Cho học sinh tính ra ngoài nháp rồi viết kết quả vào ô trống.
 - Yêu cầu 1 số hs nêu miệng kết quả.
- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3:
?Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
-Nêu cách giải bài toán
-Y/c học sinh tự làm vào vở
-GV chấm chữa bài.
Bài 4: 
-Yêu cầu học sinh tự làm 
-Nhận xét chữa bài.
-HS tự làm
- 3 học sinh lên bảng chữa.
-NX
- học sinh làm vào vở nháp.
-Vài HS lên điền
- Nhận xét chữa bài.
- Học sinh nêu lại cách làm: VD:Nếu m = 3 thì m x 78 = 3 x 78 = 234, vậy phải viết 234 vào ô trống.
- Học sinh nêu
-HS làm bài, chữa bài
- Nhận xét.
-HS đọc y/c
-HS tóm tắt rồi giải
-1 HS chữa bài
3- Củng cố, dặn dò.(3’)
- Hệ thống bài, nhận xét giờ học.CB bài sau.
 _______________________________________
Tiết 2: Địa lý
Đồng bằng Bắc Bộ
I- Mục tiêu
- Học sinh biết chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ (hình dạng, sự hình thành, địa hình, sông ngòi), vai trò của hệ thống đê ven sông.
- Dựa vào bản đồ, tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
II- Đồ dùng dạy - học - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, ven đê sông.
III- Các hoạt động dạy - học
A- Kiểm tra bài cũ.(5’) - Nhắc lại mục ghi nhớ bài trước.
B- Bài mới (35’)
1- Giới thiệu bài - ghi bảng.(1’)
2-Bài giảng(31’)
** Đồng bằng lớn ở miền Bắc.
*Hoạt động 1: - Làm việc cả lớp
- Giáo viên chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên ĐB ĐLTNVN.
- Giáo viên giải thích hình dạng ĐBBB.
HĐ2:- Làm việc theo cặp.
- Giáo viên nêu một số câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời.
- Giáo viên tổng hợp ý kiến và yêu cầu chỉ bản đồ.
- Giáo viên nhận xét.
- Kết luận chung.
*Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ.
Hoạt động3:- Làm việc cả lớp: 
-Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi của mục 2 và chỉ bản đồ.
- Yêu cầu học sinh liên hệ thực tiễn
- Giáo viên giải thích về sông Hồng và sông Thái Bình.
? Khi mưa nhiều, nước sông ngòi ao hồ thường như thế nào.
- Giáo viên giải thích về hiện tượng lũ lụt.
HĐ4:- Thảo luận nhóm:
-Giáo viên giao nhiệm vụ và câu hỏi thảo luận cho các nhóm (HĐ4-SGV-82)
- Giáo viên chốt ý
-GV nói thêm về t/d của đê.
- học sinh tìm vị trí của ĐBBB trên lược đồ SGK..
- học sinh theo dõi và quan sát bản đồ.
- học sinh trao đổi theo cặp rồi trả lời.
- 1 vài học sinh vừa chỉ vào bản đồ vừa giải thích về vị trí, giới hạn, hình dạng... của ĐBBB.
-QS H1
-Chỉ 1 số sông ở ĐBBB trên bản đồ ĐLTNVN
-HSTL
- học sinh nói những hiểu biết về sông Hồng.
- học sinh lắng nghe
- học sinh trả lời và tìm hiểu về mực nước của các sông về mùa mưa.
-HS thảo luận nhóm bàn
- học sinh dựa vào SGK và vốn hiểu biết để thảo luận.
- đại diện nhóm trình bày.
-NX, bổ xung
3.Củng cố ,dặn dò(3’): - Giáo viên tổng kết nội dung kiến thức vừa học.
	 - Nhận xét giờ học, VN ôn bài.Chuẩn bị bài sau.
 Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2007
Tập làm văn
Kể chuyện (Kiểm tra viết)
I - Mục tiêu:
- Học sinh thực hành viết một bài văn kể chuyện.
Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có nhận vật, sự việc, cốt truyện.
- Lời kể tự nhiên, chân thật, dùng từ hay, giàu trí tưởng tượng và sáng tạo.
-HS có ý thức viết câu đủ ý, đúng ngữ pháp. 
II - Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ viết vắn tắt dàn ý của bài văn kể chuyện.
III - Hoạt động dạy - học:
1 - Giới thiệu bài, ghi bảng:(1’)- Nêu mục đích yêu cầu của giờ học.
- Kiểm tra giấy bút của học sinh.
2 - Nội dung kiểm tra: Giáo viên viết đề KT lên bảng
 Đề bài: Kể 1 câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.
-GV cho HS nêu tên 1 số c.c thuộc chủ điểm :Thương người như thể thương thân.
-Nhắc nhở HS trước khi làm bài. 
- Gv treo dàn bài văn kể chuyện cho hs quan sát và nhớ lại nội dung truyện.
- Học sinh làm bài - Giáo viên theo dõi chung.
3 - Thu, chấm bài, nhận xét - nhận xét giờ học.CB bài sau.
Kỹ thuật
 Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột( tiết 2)
I-Mục tiêu: như tiết 1
II-Đồ dùng: Một mảnh vải trắng 20 cm x 30cm , chỉ khác màu.
-Kim khâu, kéo, thước...
III-Hoạt động dạy học:
A.KTBC (3’):HS đọc nghi nhớ; thực hiện thao tác gấp mép vải.
B.Bài mới(26’):
1.GT bài(1’)
2.Bài giảng(22’)
*HĐ3:HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải.
-GV NX ,củng cố cách khâu viền đường gấp mép vải theo 2 bước:
+B1: Gấp mép vải
-+B2:Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột 
-KT vật liệu, dụng cụ thực hành của HS, nêu y/c, thời gian hoàn thành sp
-GV q/s, uốn nắn thao tác cho HS
*HĐ4: NX,Đánh giá 
-GV tổ chức cho HS trưng bày sp
-Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sp
-GVNX, đánh giá
3.Củng cố, dặn dò(3’)
-NX tiết học
-VN tập khâu lại nhiều lần.CB tiết sau.
-1 HS nhắc lại ghi nhớ và thực hiện thao tác gấp mép vải.
-HS thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
-HS trưng bày sp
-HS dựa vào các tiêu chuẩn để tự đánh giá sp
 ____________________________________________
Luyện toán
 Luyện 1 số nhân với 1 hiệu, nhân với số có 2 
 chữ số, giải toán có lời văn.
I-Mục tiêu:
-Củng cố cho HS t/c 1 số nhân với 1 hiệu, nhân với số có 2 chữ số, giải toán có lời văn
-Rèn kĩ năng tính toán
-GDHS tính cẩn thận , ham học hỏi.
II-Đồ dùng: Bảng phụ
III-Hoạt động dạy học:
A.KTBC:(5’) 2 HS lên bảng:Tính 36 x 56 24 x35
B.Bài mới(35’)
1.GT bài(1’)
2.HD HS làm bài tập(31’)
Bài 1:Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a,2051 x(15 – 9)
b, 289 x47 – 289 x 17
c, 2912 x 94 – 2912 x 44
-GVNX, chốt kq
? Em đã vận dụng t/c nào để làm?
Bài 2:Đặt tính rồi tính
a, 72 x28 b, 941 x 39
 326 x 54 437 x 52 
-GV chốt kq
Bài 3:Hai đoàn xe ô tô chở dưa hấu ra thành phố, đoàn xe thứ nhất có 5 xe, đoàn xe thứ hai có 8 xe, mỗi xe chở 1250kg dưa hấu .Hỏi cả hai đoàn xe chở tất cả bao nhiêu kg dưa hấu?
?Nêu cách giải bài toán
-GV chấm 1 số bài
-NX ,chữa
? Nêu cách giải khác của bài toán?
3.Củng cố, dặn dò(3’)
-Nhắc lại ND luyện tập
-NX tiết học .CBbài sau.
-HS đọc y/c
-HS tự làm bài
-3HS chữa bài
-NX
-HSTL và nêu lại t/c 1 ssố nhân với 1 hiệu.
-HS làm bài, chữa bài
-NX bài
-HS đọc bài
-Phân tích bài toán
-Nêu cách giải
-Lớp làm vở, 1 HS chữa bài
-NX
-HS nêu
-NX
 ________________________________________
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
 Giáo dục an toàn giao thông(Bài 2 –Tiết 1)
I-Mục tiêu:
-HS nắm được vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn là chỉ dẫn trên đường nhằm góp phần đảm bảo ATGT.
- HS thực hiện đúng các qui định khi đi ra đường.
- GD HS luôn chấp hành đúng luật ATGT.
II-Đồ dùng: Tranh ,ảnh trong SGK
III-Hoạt động dạy học:
A.KTBC(4’):Nói tên 1 số biển báo giao thông đã học trong bài 1 
B.Bài mới(30’)
1.GT bài(1’)
2.Bài giảng(26’)
 GV nói: Vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ và hàng rào chắn là những tín hiệu trong hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ.
**Vạch kẻ đường:
-Vạch kẻ đường gồm các vạch kẻ, mũi tên và chữ viết để HD ,điều khiển giao thông nhằm bảo đảm an toàn cho người và xe đi lại
-Vạch kẻ đường có 2 loại:
*Vạch kẻ trên mặt đường.
+Cụm vạch kẻ đường sát ngã tư gồm vạch đi bộ qua đường, vạch dừng xe có chữ “Dừng xe”
+Vạch dọc liền để phân làn, xe không được vượt qua.
+Vạch sọc ngang liền nhau, báo hiệu ô tô, xe máy đi chậm lại.
*Cụm mũi tên chỉ các hướng đi.
-GV cho HS q/s các tranh ảnh về vạch kẻ đường trong SGKvà giảng theo ND của từng tranh
3.Củng cố, dặn dò(3’)
-Nhắc HS thực hiện đúng luật GT khi đi ra đường.
__________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_12_nguyen_thi_hong_tham.doc