Giáo án Khối 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Soạn theo chương trình giảm tải)

Giáo án Khối 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Soạn theo chương trình giảm tải)

I. Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục; phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.

- Hiểu ND: ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh về kinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Soạn theo chương trình giảm tải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13:
 Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc:
Tiết 25: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); biết đọc với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục; phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
- Hiểu ND: ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về kinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Yêu cầu đọc bài vẽ trứng?
- HS đọc bài trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện đọc:
- Yêu cầu đọc nối tiếp đoạn.
- Đ1: 4 dòng đầu; Đ2: 7 dòng tiếp.
 Đ3: 6 dòng tiếp; Đ4: phần còn lại.
- Đọc tiếp nối, kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ ( chú giải).
- HS đọc nối tiếp, chú ý đọc đúng tên riêng, câu hỏi.
- Yêu cầu đọc nhóm 2.
- HS đọc nhóm.
- Gọi h/s đọc bài.
- 1 h/s đọc.
- GV đọc toàn bài.
3.Tìm hiểu bài:
- Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
- Mơ ước được bay lên bầu trời.
- Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?
- Ông sống kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm...
- Nguyên nhân chính giúp ông thành công?
- Ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện mơ ước.
- Em hãy đặt tên khác cho truyện?
- Lần lượt nhiều h/s đặt: Người chinh phục các vì sao; Mơ ước bay lên bầu trời; Ông tổ của ngành vũ trụ...
- Nội dung bài?
- HS nêu nội dung.
4. Đọc diễn cảm:
- Gọi h/s đọc tiếp nối.
- 4 h/s đọc nối tiếp.
- Yêu cầu nêu cách đọc bài?
- Toàn bài giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi khâm phục. Nhấn giọng những từ ngữ nói về ý chí, nghị lực, khao khát hiểu biết của Xi-ôn-cốp-xki: nhảy qua, gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm....
- Tổ chức cho h/s luyện đọc diễn cảm đoạn.
- Nêu cách đọc đoạn.
- Luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc.
- Cá nhân đọc, cặp đọc.
- GV cùng h/s nhận xét h/s đọc tốt.
C. Củng cố dặn dò:
- Em nhận xét gì về nhân vật Xi-ôn cốp-xki?
- Nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau.
___________________________________
Toán:
Tiết 61: GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I. Mục tiêu: 
- Giúp h/s biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.(BT1,3)
- Có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Muốn nhân với số có 2 chữ số ta làm thế nào? 
- 1 số h/s nêu.
- GV nhận xét ghi điểm.
 B. Bài mới.
1. Nhân nhẩm trường hợp tổng hai hai chữ số bé hơn 10.
- Đặt tính và tính: 2711
- Nhận xét kết quả 297 và 27 ?
- 1 HS lên bảng tính, cả lớp làm nháp.
- Số xen giữa hai chữ số của 27 là tổng của 2 và 7.
- Vận dụng tính: 2311=?
- HS tính và nêu miệng kết quả: 253.
2. Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10.
- Nhân nhẩm: 4811=?
- Em nhận xét gì về tổng 4+8?
- HS nhẩm theo cách trên ta thấy tổng 
4 + 8 không phải là số có 1 chữ số mà là số có 2 chữ số.
- Cả lớp đặt tính và tính?
- HS tính nêu kết quả: 528
- Cách nhân nhẩm ?
 4 + 8 = 12. Viết 2 xen giữa 2 chữ số của 
+ Chú ý : Trường hợp tổng hai chữ số bằng 10 làm giống hệt như trên.
- Muốn nhận số có hai chữ số với 11 ta làm thế nào?
48, được 428. Thêm 1 vào 4 của 428, được 528. 
3. Thực hành:
Bài 1*: Tính nhẩm:
- Gọi h/s nêu lại cách thực hiện.
- Yêu cầu h/s làm bài miệng.
- GV nhận xét .
- HS nêu cách tính.
- HS tự tính nhẩm và nêu miệng kết quả:
 a. 374; b. 1045; c. 902.
Bài 3: 
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- HS đọc đầu bài.
- HS phát biểu.
- Ta thực hiện thế nào?
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV theo dõi gợi ý.
- GV thu chấm 1 số bài, nhận xét.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 h/s lên chữa bài: Bài giải:
Số học sinh của khối lớp Bốn có là:
11 17 = 187 ( học sinh )
Số học sinh của khối lớp Năm có là:
11 15 = 165 ( học sinh )
Số học sinh của cả khối lớp có là:
187 + 165 = 352 ( học sinh )
 ĐS: 352 học sinh.
Bài 4 : Đọc yêu cầu.
- Yêu cầu h/s làm bài miệng.
- Nhận xét đánh giá.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11?
- Nhận xét tiết học dặn h/s chuẩn bị bài cho tiết sau. 
 - HS đọc, trao đổi, rút ra kết luận đúng :
 - Câu b.
___________________________________
Đạo đức:
 Tiết 13: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ ( TIẾT 2)
I. Mục tiêu: 
- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.( Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.)
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
B. Bài mới.
1. Hoạt động 1. Đánh giá việc làm đúng sai.
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Quan sát tranh SGK đặt tên cho tranh?
+ Vì sao đặt tên như vậy ?
- VD: Tranh 1: Cậu bé chưa ngoan.
- Hành động của cậu bé chưa ngoan vì cậu bé chưa hiếu thảo và quan tâm tới ông bà cha mẹ.
- Tranh 2. Một tấm gương tốt.
Cô bé biết chăm sóc bà khi bà ốm, động viên bà. Việc làm của cô bé chúng ta học tập.
- Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
- Luôn quan tâm chăm sóc giúp đỡ ông bà cha mẹ.
2. Hoạt động 2: Kể chuyện tấm gương hiếu thảo.
- HS làm việc theo nhóm.
GV nêu VD : 
- Về công lao của cha mẹ? 
Chim trời ai dễ nhổ lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.
- Về lòng hiếu thảo? 
Chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo để con
- HS theo dõi. 
- Yêu cầu kể các tám gương hiếu thảo.
- GV nhận xét.
- Lần lượt h/s kể.
3. Hoạt động 3: Em sẽ làm gì?
- Yêu cầu h/s nêu ý kiến trước lớp về dự định của bản thân về những việc định làm thể hiện hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
- HS ghi những điều dự định sẽ làm để quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ.
- HS dán bài lên lần lượt nêu các ý kiến.
- GV nhận xét, nhắc các em làm đúng các điều dự định.
- Lớp nhận xét trao đổi, bổ sung.
4. Hoạt động 4: Đóng vai xử lý tình huống.
- GV ra tình huống.
- HS đóng tình huống theo nhóm.
- GV cùng h/s nhận xét, trao đổi theo các tình huống.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu các việc em đã làm thể hiện hiếu thảo với ông bà cha mẹ?
- Nhận xét tiết học.
- Một số nhóm thể hiện.
- Lớp nhận xét bổ sung.
________________________________________________
BUỔI 2: 
Thể dục:
 ( Thầy Đăng soạn giảng)
___________________________________ 
Kĩ thuật:
Tiết 13: THÊU MÓC XÍCH
I. Mục tiêu:
- Biết cách thêu móc xích.
- Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm.( Không bắt buộc HS nam thực hành thêu để tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành khâu.)
-** Với HS khéo tay:
+ Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích và đường thêu ít bị dúm.
+ Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh quy trình thêu móc xích. Mẫu thêu bằng tranh trên bài.
HS : Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
+ Cho HS quan sát mẫu.
- Nêu đặc điểm của đường thêu móc xích?
- HS quan sát cả 2 mặt của đường thêu.
+ Mặt phải là những vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp với nhau giống như chuỗi mắt xích (của sợi dây chuyền)
- Thế nào là thêu móc xích? 
+ Mặt trái là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp với nhau giống các mũi khâu đột mau.
- Là các mũi thêu để tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như 
chuỗi mắt xích.
- Ứng dụng của thuê móc xích? 
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
- Dùng trong trang trí hoa, lá, cảnh vật, con giống lên cổ áo, ngực áo. 
+ GV cho h/s quan sát quy trình thêu.
- Cho h/s so sánh cách vạch dấu đường khâu, đường thêu móc xích và đường thêu lướt vặn.
+ HS quan sát hình 2 (SGK).
- Số thứ tự đường thêu móc xích ngược lại với đường thêu lướt vặn.
- Cho h/s quan Sát hình SGK.
+ HS quan sát hình 3a, 3b, 3c.
- Hướng dẫn học sinh thêu.
- HS quan sát.
+ Thêu từ phải sang trái.
+ Mỗi mũi thêu được bắt đầu bằng cách tạo đường chỉ qua đường dấu .
- Gọi h/s đọc ghi nhớ. 
- Cho HS thực hành trên giấy.
- GV theo dõi nhắc nhở.
- HS đọc ghi nhớ. 
- Học sinh tập thêu móc xích.
4. Dặn dò:
- Thế nào là thêu móc xích?
 - Chuẩn bị giờ sau thực hành têu trên vải.
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 8 tháng 11 năm 2011
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 62: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết cách nhân với số có ba chữ số.
- Tính được giá trị của biểu thức.( Bài 1, bài 3)
II. Các hoạt động dạy học :	
A. Kiểm tra:
- Nhân nhẩm: 45 11; 29 11; 
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD nhân cới số có 3 chữ số:
a. VD: 164 123 =
- HS tính miệng.
- HD h/s thực hiện.
164 123 = 164 (100 + 20 + 3 )
 = 164100 + 164 20 + 164 3
 = 16 400 + 1640 + 492
 = 20 172
b. HD đặt tính:
- Để tính được phép tính nhân trên ta phải 
- HS theo dõi tính.Nhận xét.
- 3 phép tính nhân, 1 phép tính cộng. 
thực hiện mấy phép tính nhân?
- Do đó ta có cách đặt tính cho gọn như sau: GV vừa nói vừa viết.
- HS theo dõi.
- Nhận xét cách viết các tích riêng. 
+ Lưu ý: tích riêng thứ hai lùi sang trái 1 cột so với tích riêng thứ nhất,...
3. Thực hành.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu h/s đặt tính và làm bài.
- GV tới các bàn hướng dẫn những em còn lúng túng.
- GV cùng h/s nhận xét, chữa bài.
- HS thực hiện nháp, 3 h/s lên bảng chữa bài.
- KQ: 248 321 = 79 608
 1163 125 = 145 375
 3 124 213 = 665 412
Bài 2: GV kẻ lên bảng.
- Gọi 3 h/s lên bảng, lớp làm bài nháp.
- GV theo dõi gợi ý.
- GV cùng h/s nhận xét chữa bài.
- HS làm nháp, 3 h/s lên điền bảng.
- KQ: 262 130 = 34 060
 262 131 = 34 322
 263 131 = 34 453
Bài 3**:
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Nêu cách tính diện tích hình vuông?
- Yêu cầu h/s làm bài.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách nhân với số có 3 chữ số?
- Nhận xét tiết học, dặn h/s về xem bài sau.
- HS đọc đề, tự tóm tắt.
- HS giải bài vào vở, 1 h/s chữa bài.
 Bài giải:
 Diện tích hình vuông là:
 125 125 = 15 625 ( m2)
 Đáp  ... hi điểm. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD luyện tập:
Bài 1*: (BT1-73)
- Gọi h/s lên bảng làm mẫu nói rõ cách làm.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV theo dõi gợi ý h/s yếu.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 2: (BT2-72VBT)
- HD mẫu.
- Yêu cầu h/s nháp và điền kết quả.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 3: (Bài ngoài)
- Để điền vào chỗ trống ta làm thế nào?
- GV tổ chức cho h/s làm bài.
- Theo dõi nhắc nhở h/s.
- Nhận xét đánh giá. 
Bài 4**:(BT3-73VBT) 
- HD h/s khá làm bài.
- Nhận xét chữa bài. 
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách nhân với số có 3 chữ số?
- Nhận xét đánh giá.
- HS nêu ý kiến. Đổi 2dm2=...cm2 
- Nêu yêu cầu.
- HS khá làm mẫu.
 - HS làm bài vào VBT.
KQ: 235 213=50055; 
 307 653=200471
- Nêu yêu cầu.
- Theo dõi mẫu.
- HS làm bài.
a
123
321 
321 
b
314
141
142
a b
38622
45261
45582
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài
2dm2= ...cm2 ; 2000cm2= ...dm2
2m250dm2=.. dm2; 24 m2 2dm2=... dm2 
252m221dm2=...dm2;124m220dm2=..dm2 
23 m2 4dm2= ..dm2 ; 17m24dm2=... dm2 
 - Nêu yêu cầu bài.
 - HS làm bài. 
2
4
1
3
3
2
4
_____________________________________
Anh văn:
( Cô Chinh soạn giảng) 
_____________________________________
Tiếng Việt:
Tiết 13: ÔN TẬP: Ý CHÍ NGHỊ LỰC
 ÔN TẬP: VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
- Ôn tập mở rộng vốn từ : ý chí – nghị lực. 
- Biết sử dụng các từ ngữ thuộc chủ đề ý chí – nghị lực để đặt câu viết thành một đoạn văn hoặc dung để nói ,viết ,....thông qua hình thức làm bài tập 
- Ôn tập củng cố về văn kể chuyện. 
II. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Nêu các từ thể hiện ý chí nghị lực?
- GV cùng h/s nhận xét chữa bài, ghi điểm. B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HD luyện tập:
Bài 1(88-VBT):
- HD mẫu. a. quyết chí;..
 b. khó khăn;..
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV theo dõi nhắc nhở.
Bài 2: Chọn một từ trong các từ sau để điền vào chỗ trống :
ý chí , quyết chí, chí hướng, chí thân. 
a. Nam là người bạn..của tôi. 
b. Hai người thanh niên yêu nước ấy cùng theo đuổi một .....
c....của Bác Hồ cũng là ..của toàn thể nhân dân Việt Nam .
 Không có việc gì khó 
Chỉ sợ lòng không bền 
Đào núi và lấp biển 
.......ắt làm nên.
Bài 4: GV hướng dẫn h/s làm bài tập làm văn kể chyện chọn một trong 2 đề sau (86-VBT)
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV theo dõi nhắc nhở.
- Yêu cầu h/s đọc bài.
- HD nhận xét.
C. Củng cố dặn dò:
- Em cần có tinh thần thế nào trong học tập?
- Nhận xét chung giớ học, dặn h/s ôn bài chuẩn bị bài sau.
 - Nêu yêu cầu.
- HS làm bài dựa vào mẫu.
a. Quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên nghị, kiên tâm.
b. Khó khăn, gian khổ, gian khó, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai...
- Nêu yêu cầu bài.
- HS làm bài.
chí thân
chí hướng
ý chí ; ý chí
 Quyết chí
- HS đọc các đề bài.
- HS lựa chọn đề và làm bài.
- Đọc bài viết.
____________________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2011
Toán:
Tiết 65: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng; diện tích (cm2, dm2, m2).
- Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh.( Bài 1, bài 2 (dòng 1), bài 3)
II. Các hoạt động dạy học :	
A. Kiểm tra:
- Đặt tính rồi tính: 324 32=? 
- GV cùng h/s nhận xét chữa bài, ghi điểm. B. Bài mới:
- HS lên bảng chữa bài.
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1 : 
- 1, 2 h/s đọc.
- HD thực hiện.
- Làm dòng đầu của 3 câu: a,b,c.
- Cả lớp tự làm bài vào nháp, 3 h/s lên bảng chữa bài.
- GV cùng h/s nhận xét, chữa bài.
a, 10 kg = 1 yến 100 kg = 1 tạ
b, 1000 kg = 1 tấn 10 tạ = 1 tấn
c, 100 cm2 = 1 dm2 100 dm2 = 1 m2
Bài 2:
- GV yêu cầu h/s làm câu a, ý 2 câu b. 
- GV theo dõi gợi ý h/s yếu.
- Nhận xét chữa bài.
- Nêu yêu cầu bài.
- HS tự làm bài vào vở, 3 h/s lên bảng chữa bài. Lớp đổi chéo vở kiểm tra.
a. 62980 ; 81000; 
b. 63963; 
Bài 3: Bài yêu cầu làm gì?
- Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Gọi h/s nêu cách tính.
- HS nêu miệng cách tính.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Làm bài vào vở 3 h/s lên bảng.
- GV chấm 1 số bài.
- GV cùng h/s nhận xét chữa bài và giải thích tại sao đó là cách thuận tiện nhất.
a. 2 39 5 = (25) 39
 = 1039 
 = 390
b. 30216 + 3024 = 302 (16 + 4)
 = 302 20 
 = 302 2 10 
 = 604 10 = 6040
c.769 85 - 769 75 = 769 (85 - 75)
 = 769 10 
 = 7690.
Bài4**: 
- HS đọc bài.
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Yêu cầu h/s tự làm vào vở.
- Cả lớp làm bài, 1 h/s lên bảng chữa bài.
- GV chấm 1 số bài.
(Giải bài toán bằng 2 cách được phép giảm)
 Bài giải:
 1 giờ 15 phút = 75 phút
Số lít nước cả hai vòi chảy được vào bể trong 1 phút là:
 25 + 15 = 40 ( l )
Sau 1 giờ 15 phút hay 75 phút cả hai vòi nước chảy vào bể được là:
 40 75 = 3000 ( l )
 Đáp số: 3000 l nước
Bài 5**. GV vẽ hình lên bảng.
- Nêu bằng lời cách tính diện tích hình vuông? 
- HS đọc yêu cầu.
- 1 h/s lên viết công thức tính diện tích của hình vuông, nhắc lại quy tắc.
 S = a a
- Áp dụng công thức, tự làm phần b.
- GV nhận xét chữa bài.
- Lớp làm bài vào vở, 1 h/s lên bảng làm.
 Với a = 25 m thì: 
 S = 25 25 = 625 (m2)
 C. Củng cố dặn dò: 
 - Nêu cách tính diện tích hình vuông?
 - Nhận xét giờ học, dặn h/s về ôn bài chuẩn bị bài sau.
______________________________________
Chính tả:
Tiết 13: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu:
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BT (3) a/b, BTCT phương ngữ do GV soạn.
- Rèn ý thức viết chữ đẹp đúng.
II. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra:
- GV đọc cho h/s viết: Châu báu, trâu bò, chân thành,...
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn nghe viết:
- HS viết bảng.
- GV đọc bài viết.
- 1 h/s đọc lại đoạn viết.
- Đoạn văn viết về ai?
- Xi-ôn-cốp-xki nhà bác học người Nga.
- Em biết gì về nhà bác học?
- HS nêu ý kiến.
- Từ nào khó dễ lẫn? 
- Yêu cầu viết từ khó.
- HS tìm và viết bảng con.
- GV nhận xét.
- Đọc bài cho h/s viết.
- Theo dõi nhắc nhở h/s yếu.
- HS viết bài.
- Đọc soát lỗi.
- HS chữa lỗi.
- Thu chấm 1 số bài, nhận xét.
3. Luyện tập:
Bài 2(a).
- HD mẫu: lỏng lẻo, nóng nảy,..
- Yêu cầu h/s làm bài.
- GV cùng lớp chữa bài. 
- 2 h/s đọc nội dung bài.
- Cả lớp làm bài tập vào vở, nêu miệng.
+ Bắt đầu bằng l: lỏng lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ lửng, lập lờ,
+ nóng nảy, nặng nề, não nùng, năng nổ, non nớt, lộ liễu, nõn nà, nông nổi,...
Bài 3 (a).
- HS đọc yêu cầu bài, trao đổi theo cặp.
- Yêu cầu h/s trao đổi làm bài. 
- Gọi h/s nêu kết quả.
- GV cùng h/s nhận xét.
- Lần lượt h/s nêu, lớp trao đổi, nhận xét.
nản chí (nản lòng); lí tưởng.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu cách viết tên riêng người nước ngoài ?
- Nhận xét giờ học, dặn h/s ghi nhớ các từ có l/n khi viết.
______________________________________
Khoa học:
Tiết 26: NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước:
+ Xả rác, phân, nước thải bừa bãi,
+ Sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu.
+ Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ,
+ Vỡ đường ống dẫn dầu,
- Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người: lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
II. Đồ dùng dạy học.
- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
 III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
- Em hiểu thế nào là nước bị ô nhiễm? Thế nào là nước sạch?
- GV nhận xét đánh giá. 
B. Bài mới:
 1. Hoạt động 1: Một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
+ Mục tiêu: - Phân tích các nguyên nhânh làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển,... bị ô nhiễm. Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
+ Cách tiến hành: 
- Quan sát từ hình 1- đến hình 8. Trao đổi trong nhóm 2.
- 2 h/s trả lời, lớp nhận xét.
- Các nhóm tự đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình.
- GV gợi ý:
 + Hình nào cho biết nước sông/ hồ/ kênh rạch bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H1,4 )
 + Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H2 )
 + Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H3 )
 + Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H7,8 )
 + Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm bẩn được mô tả trong hình đó là gì? ( H5,6,8 )
- Yêu cầu trình bày kết quả thảo luận.
 + Kết luận: - Mục bạn cần biết ( trang 55 ).
- GV giới thiệu cho h/s một vài thông tin về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước đã sưu tầm.
2. Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nước.
+ Mục tiêu: Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người.
+ Cách tiến hành: 
- Các nhóm lần lượt lên trao đổi trước lớp về 1 nội dung.
- Liên hệ nguyên nhân làm ô nhiễm nước ở địa phương.
- Tổ chức cho h/s thảo luận nhóm 2 theo câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm?
- Quan sát các hình, mục bạn cần biêt, thông tin sưu tầm được để trao đổi.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- GV nhận xét kết luận.
C. Củng cố dặn dò:
- Em và gia đình cần làm gì để nguồn nước không bị ô nhiễm?
- Nhận xét tiết học, dặn h/s học thuộc bài, xem trước bài 27.
- Đại diện các cặp trả lời, nhóm khác trao đổi, bổ sung.
_____________________________________
Sinh hoạt:
SƠ KẾT TUẦN 13
I. Mục tiêu:
- HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 13.
- Biết phát huy những ưu điểm đã đạt được và khắc phục những tồn tại còn mắc phải trong tuần 13.
- Hoạt động tập thể: Tham gia múa hát hoặc chơi trò chơi.
II. Các hoạt động chính:
1. Sinh hoạt lớp:
- GV tổ chức cho các tổ trưởng nêu ý kiến nhận xét chung các mặt học tập và các hoạt động trong tổ ở tuần 13. Nêu ý kiến phấn đấu tuần 14.
- Lớp trưởng nêu ý kiến nhận xét chung tình hình học tập và các hoạt động của lớp. Nêu phương hướng phấn đấu của tuần học mới.
- HS trong lớp nêu bổ sung ý kiến bổ sung.
- GV nhận xét chung, bổ sung cho phương hướng của lớp tuần 14. Tuyên dương các em chăm học đi học đều, có tiến bộ. Rút kinh nghiệm cho h/s còn chậm tiến bộ. 
 2. Hoạt động tập thể:
- Tổ chức cho h/s hát các bài hát về chủ đề thầy cô và trường học.
- GV theo dõi nhắc nhở tổ chức cho h/s tham gia nhiệt tình.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_13_nam_hoc_2011_2012_soan_theo_chuong_tr.doc