Giáo án Khối 4 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Phương Anh

Giáo án Khối 4 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Phương Anh

Toán

GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11

I. MỤC TIÊU

- Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11

 - HS linh hoạt, sáng tạo, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế

* HS KKTHT: Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 (trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10)

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Bảng phụ ghi bài toán 4

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ

 - Tính bằng 2 cách:

 1345 x ( 2 + 8 - 3)

2. Dạy bài mới

 a. Giới thiệu bài

 b. Dạy bài mới

 Hoạt động 1: Hướng dẫn nhân nhẩm số có hai chữ số với 11

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 367Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Phương Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 
Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009
Giáo dục tập thể
Chào cờ
(Nội dung trường triển khai)
Tập đọc 
Người tìm đường lên các vì sao
I. Mục tiêu 
 - Biết đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki); đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện
 - Trả lời được các câu hỏi SGK và hiểu ND bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao
 - GD cho HS có ý thức cố gắng, vươn lên trong học tập, thích tìm hiểu khoa học
 * HS KKVHT: Đọc đúng các tiếng, từ có trong bài; trả lời được 1-2 câu hỏi SGK
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ 
- Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc diễn cảm
III. các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
	- 2 HS đọc đoạn 1, 2 bài Vẽ trứng
 - Nêu nội dung bài
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài
 - Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK, tranh minh hoạ chân dung Xi-ôn-cốp-xki, GV giới thiệu bài
b. Hướng dẫn luỵện đọc và tìm hiểu bài 
 Luyện đọc
- Gọi 1 HS K-G đọc mẫu toàn bài
- Giáo viên yêu cầu HS chia đoạn: 4 đoạn
Đoạn một : Bốn dòng đầu
Đoạn hai : Bảy dòng tiếp
Đoạn ba: Sáu dòng tiếp theo
Đoạn bốn: Ba dòng còn lại
- Gọi HS đọc đoạn nối tiếp:
+ Lần 1: 
- 4 HS TB: GV nhận xét giọng đọc, kết hợp sửa lỗi phát âm đúng tên riêng (Xi-ôn-cốp-xki), cách ngắt nghỉ
+ Lần 2:
- 4 HS TB: GV chỉnh sửa kết hợp giúp HS hiểu các từ khó
+ Lần 3:
- Đọc trong nhóm
- 1-2 HS TB-K đọc
* HS KKTHT: Đọc đúng các tiếng, từ có trong bài
- GV đọc diễn cảm cả bài
 Tìm hiểu bài và hướng dẫn đọc diễn cảm
* Yêu cầu HS đọc thầm SGK, thảo luận nhóm đôi các câu hỏi rồi đưa lần lượt các câu hỏi, HS trả lời nối tiếp:
- HS TB-Y: Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì? 
- HS TB: Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào? 
- HS K-G: Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì? 
*GV giới thiệu thêm về Xi-ôn-cốp-xki 
- HS TB-K: Em hãy đặt tên khác cho truyện?
- GV hướng dẫn cả lớp thảo luận, đặt tên khác cho truyện. Có thể dùng hình thức bỏ phiếu : (VD: Người chinh phục các vì sao/ Quyết tâm chinh phục các vì sao/ Từ mơ ước bay lên bầu trời/ Từ mơ ước biết bay như chim/ )
- Nội dung bài là gì?
- GV chốt
 Luyện đọc diễn cảm
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn. GV gợi ý giúp các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm
- GV đưa bảng phụ, hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn
- Nhận xét, tuyên dương
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo rồi chia đoạn
- 4 HS đọc tiếp nối đoạn, nêu cách ngắt, nghỉ những câu dài, đọc từ khó 
- 4 HS tiếp nối đọc theo đoạn, lớp đọc thầm, phát âm đúng, giải nghĩa từ khó
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 - 2 HS đọc cả bài
- HS lắng nghe
- HS dựa vào SGK, nêu 
- HS dựa vào SGK, nêu 
- HS nêu theo ý hiểu
- HS từng nhóm đặt tên cho truyện, viết vào một mảnh giấy nhỏ. Nhóm trưởng thu phiếu, đọc nội dung từng phiếu.
- HS khá- giỏi nêu
- 4 HS trung bình tiếp nối đọc toàn bài
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp, trước lớp
- Bình xét bạn đọc hay 
3. Củng cố, dặn dò
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
- Chuẩn bị bài Văn hay chữ tốt
Toán
Giới thiệu NHÂN nhẩm số có hai chữ số với 11
I. Mục tiêu
- Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
 - HS linh hoạt, sáng tạo, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
* HS KKTHT: Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 (trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10)
ii. đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ ghi bài toán 4
iII. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ 
 - Tính bằng 2 cách:
 1345 x ( 2 + 8 - 3) 
2. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài 
 b. Dạy bài mới 
 Hoạt động 1: Hướng dẫn nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
* Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn10
- GV đưa ra phép tính 27 x11 và nêu kết quả phép nhân trên bằng 297
- Yêu cầu HS đặt tính và tính xem kết quả có đúng như vậy không
- Hướng dẫn cách nhẩm: Để có 297 ta đã viết số 9 
( là tổng của 7 và 2) xen giữa hai chữ số của 27
- Yêu cầu HS nhận xét kết quả 297 với thừa số 27 để rút ra kết luận
- GV cho cả lớp làm thêm một số ví dụ
* Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10
- Cho HS thử nhân nhẩm 48 x 11 theo cách trên. Vì tông 4 + 8 không là số có một chữ số mà là số có hai chữ số, nên cho HS đề xuất cách làm tiếp
- GV hướng dẫn thêm trường hợp tổng của hai chữ số lớn hơn 9
- Cho HS đặt tính và tính 48 x 11. Từ đó rút ra cách làm đúng. GV chốt lại cách làm
 Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: 
- Yêu cầu HS tự làm cả bài. Gọi 3 HS TB làm bảng
- Cho HS nhận xét và chữa bài. HS nêu cách nhẩm
 * Củng cố cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
Bài 2 : Hướng dẫn HS K-G, khuyến khích HS TB
- Yêu cầu HS nêu cách làm, tự làm rồi chữa bài
- Lưu ý cho HS: Khi tìm x nên nhân nhẩm với 11
Bài 3: Gọi 2 HS đọc bài và tóm tắt bài toán
- Cho HS tự giải bài toán vào vở. Gọi một em lên bảng làm bài
- GV chấm một số bài và cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- Lưu ý HS có thể giải bằng hai cách khác nhau. GV khuyến khích HS giải cách còn lại vào vở ở nhà
Bài 4: Hướng dẫn HS K-G, khuyến khích HS TB
 - Gọi HS đọc đề bài
 - Cho HS thảo luận nhóm đôi để rút ra kết luận câu b. là câu đúng
HS quan sát
Đặt tính, tính kết quả
- HS nhẩm cùng GV
Nhận xét, nêu cách nhẩm
Tìm VD và tính
Nhẩm tương tự, suy nghĩ 
Đặt tính và tính
Nêu cách nhẩm
HS làm cá nhân, làm bảng
Nhận xét, nhắc lại cách nhân nhẩm vừa học
HS nêu cách làm, làm cá nhân rồi nêu
HS làm vở, 1 HS làm bảng
Đối chiếu bài trên bảng
1 HS đọc đề
Thảo luận nhóm đôi rồi trình bày 
3. Củng cố, dặn dò 
- Gọi HS nhắc lại cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 
- Chuẩn bị bài: Nhân với số có ba chữ số
Khoa học
Nước bị ô nhiễm
I. Mục tiêu
- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
+ Nước sạch: Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hòa tan có hại cho sức khỏe con người
+ Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường nước
* HS KKTHT: Nêu được 2-3 đặc điểm của nước sạch và nước bị ô nhiễm
II. Đồ dùng dạy - học
- Hình trang 52, 53 SGK
 - HS chuẩn bị theo nhóm: Một chai nước sông, hồ hay ao, một chai nước giếng hoặc nước máy, hai chai không, hai phễu để lọc nước, bông để lọc nước, một kính lúp 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
 - Nước có vai trò thế nào đối với đời sống của thực vật và động vật?
 - Nêu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp?
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Dạy bài mới
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số đặc điểm của nước trong tự nhiên
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm đọc mục Quan sát và Thực hành trang 52 để biết cách làm
Bước 2: Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu các nhóm quan sát hai chai nước sông và nước giếng ( nước máy ) để nhận biết chai nào là nước sông (hồ, ao) chai nào là nước giếng (nước máy)
Bước 3: Đánh giá
- Yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi? Tại sao nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi lại đục hơn nước máy?
Kết luận: GV đưa ra kết luận 
 Hoạt động 2: Xác định tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV thảo luận và đưa ra các tiêu chuẩn về nước sạch và nước bị ô nhiễm theo chủ quan của các em
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Bước 3: Trình bày và đánh giá
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 53 ra đối chiếu. Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình xem làm đúng hay sai
- GV nhận xét xem nhóm nào làm đúng
Kết luận: GV đưa ra kết luận, nội dung cần ghi nhớ
- Các nhóm thảo luận để đưa ra giải thích 
- Đại diện hai bạn sẽ dùng phễu và bông lọc nước vào hai chai không đã chuẩn bị. 
- Cả nhóm cùng quan sát hai miếng bông vừa lọc. Cả nhóm rút ra kết luận nước sông đục hơn nước giếng. Như vậy giả thiết ban đầu khi quan sát là đúng.
- HS suy nghĩ, trả lời
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo hướng dẫn của GV. Kết quả thảo luận được thư kí ghi lại 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả trước lớp
- Tự đánh giá, nhận xét
- 2-3 HS nhắc lại
3. Củng cố, dặn dò
- Nhấn mạnh nội dung bài
 - Nhắc HS chuẩn bị bài sau: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
Chính tả
nghe - viết: người tìm đường lên các vì sao
I. Mục tiêu
- Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn
- Làm đúng BT 2 a
- Rèn chữ đẹp, giữ vở sạch
* HS KKTHT: Viết được bài chính tả không mắc quá 10 lỗi trong bài
II. Đồ dùng dạy - học
 - Bút dạ và 4 tờ phiếu khổ to in sẵn nội dung BT 2 a 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
 - Yêu cầu HS viết các các từ ngữ: châu báu, trâu bò, chân thành, trân trọng 
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Dạy bài mới
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe - viết 
- GV đọc bài chính tả
- Nội dung bài là gì? 
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả, yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm 
+ Xi-ôn-cốp-xki; nhảy, rủi ro, non nớt
+ Cách viết câu hỏi nảy sinh trong đầu óc non nớt của Xi-ôn-cốp-xki thuở nhỏ
- HS nêu cách trình bày bài. GV chốt lại
- Đọc cho HS viết bài
- Đọc toàn bài cho HS soát lỗi
- Thu chấm 9-10 bài
- Nhận xét bài viết của HS
* HS KKTHT: Viết, không mắc quá 10 lỗi trong bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2/a: Nêu yêu cầu
- Phát bút dạ và phiếu cho các nhóm
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc (tìm được đúng / nhiều từ)
- Chốt: Một số tính từ bắt đầu bằng l/n 
+ Có hai tiếng đều bắt đầu từ l: lỏng lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ lửng, lấp lửng, lập lờ, lặng lẽ, lững lờ, lọ lem, lộng lẫy, lớn lao, lố lăng, lộ liễu
+ Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n: nóng nảy, nặng nề, não nùng, năng nổ, non nớt, nõn nà, nông nổi, no nê, nô nức, náo nức
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS trả lời
- HS tìm, gạch chân
- 2 HS lên bảng viết rồi đọc lại
 Lớp viết vào nháp
- HS lưu ý
- Nghe, viết bài
- HS soát lỗi
- Đổi chéo bài soát lỗi
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm VBT, 4 HS làm bảng phụ 
- Chữa bài, nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
- Tuyên dương HS viết cẩn thận, trình bày sạch đẹp
- Nhắc nhở HS ghi nhớ để sử dụng (đọc, viết) chính xác
- Nhắc HS về nhà luyện viết cho đẹp hơn
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: ý CHí – NGHị LựC
I. Mục tiêu
- Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu tìm từ (BT 1), đặt câu ... 
 - GV giúp HS hiểu và nắm được các ý chính về đặc điểm của nhà ở và làng xóm của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ, vài nguyên nhân dẫn đến các đặc điểm đó
 Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
 - Hãy mô tả về trang phục truyền thống của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ.
 - Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì?
 - Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
- HS các nhóm lần lượt trình bày kết quả từng câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. GV giúp HS chuẩn xác kiến thức
- GV giới thiệu về một số trang phục của người dân đồng bằng Bắc Bộ mà HS chưa biết đến. GV kể thêm một số lễ hội của người dân ở đây (Nêu rõ tên lễ hội, địa điểm, thời gian, các hoạt động trong lễ hội) 
- 2 HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi 
- HS dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ, kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi
- Hết thời gian thảo luận, HS lên bảng trình bày kết quả làm việc – nhận xét, bổ sung
- HS dựa vào tranh, ảnh, kênh chữ trong SGK và vốn hiểu Biết của bản thân thảo luận theo câu hỏi gợi ý
3. Củng cố, dặn dò 
- Nêu tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
- Chuẩn bị bài Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
Luyện từ và câu
Câu hỏi và dấu chấm hỏi
I. Mục tiêu
- Hiểu được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng (ND Ghi nhớ)
- Xác định được câu hỏi trong một văn bản (BT 1. III), bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước (BT 2, 3)
+ HS K-G: Đặt được câu hỏi để tự hỏi mình theo 2, 3 nội dung khác nhau
- HS có ý thức dùng từ phù hợp hoàn cảnh nói, viết
 * HS KTHN: Tìm được một số tính từ, đặt được 1-2 câu có sử dụng tính từ
II. Đồ dùng dạy - học
Bảng phụ kẻ các cột: Câu hỏi – Của ai - Hỏi ai – Dấu hiệu theo nội dung bài tập 1, 2, 3 ( phần Nhận xét )
Ba bảng nhóm, bút dạ kẻ bảng nội dung bài tập 1 ( phần Luyện tập )
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
 - 2 HS đọc lại đoạn văn bài tập 3 tiết trước
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài 
b. Dạy bài mới
 Hoạt động 1: Tìm hiểu bài 
* Phần Nhận xét
- GV đưa bảng phụ gồm các cột: Câu hỏi – Của ai – Hỏi ai – Dấu hiệu, lần lượt HS lên điền nội dung vào từng cột khi HS thực hiện các bài tập 1, 2, 3
Bài tập 1:
- HS nêu yêu cầu của bài 
- Cả lớp đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao, suy nghĩ, phát biểu ý kiến
- GV chép các câu hỏi trong truyện vào cột câu hỏi
- Cho HS đọc lại các câu hỏi đó
Bài tập 2,3: 
- Hai HS đọc yêu cầu của bài tập 2,3 
- Cả lớp đọc thầm lại bài suy nghĩ làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến.
- GV ghi kết quả trả lời vào bảng. Sau đó mời một HS đọc bảng kết quả
- GV đưa ra kết luận
* Phần Ghi nhớ
Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK
* Phần Luyện tập
Bài tập 1: 
Gọi một HS đọc nội dung của bài tập 1
Cả lớp đọc thầm văn Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay, làm bài vào vở bài tập
GV phát bảng nhóm cho 3 em. Những bài làm trên bảng nhóm trình bày kết quả, GV và HS nhận xét, rút ra lời giải đúng
Bài tập 2:
HS đọc yêu cầu của đề 
GV mời 1 cặp HS làm mẫu. GV viết lên bảng 1 câu văn
Hai HS suy nghĩ, sau đó thực hành hỏi đáp trước lớp
Từng cặp HS đọc thầm bài văn: Văn hay chữ tốt, chọn 3, 4 câu trong bài, viết các câu hỏi liên quan đến nội dung các câu văn đó, thực hành hỏi - đáp
Một số cặp thi hỏi - đáp. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cặp hỏi - đáp thành thạo, tự nhiên đúng ngữ điệu
Bài tập 3:
HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, tự đặt 1 câu hỏi để tự hỏi mình
GV gợi ý các tình huống cho HS
Gọi 2-3 HS lần lượt đọc các câu hỏi mình đã đặt. GV nhận xét
- HS làm VBT và bảng phụ
- 1 HS nêu, lớp đọc thầm bài và trả lời
- 2 HS đọc lại
- 2 HS nêu yêu cầu
- Làm bài cá nhân rồi nêu miệng
- 1 HS đọc lại
- 2 HS đọc Ghi nhớ
- 1 HS đọc
- Lớp đọc thầm, làm VBT
3 HS làm bảng – nhận xét
1 HS nêu
1 HS làm mẫu
HS thực hành hỏi đáp mẫu
HS làm bài theo cặp rồi thể hiện
HS thể hiện trước lớp, HS nhận xét
1 HS nêu, đặt câu hỏi
- HS đọc các câu hỏi mình đã đặt
HS khác nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhấn mạnh nội dung bài
- Chuẩn bị bài: Luyện tập về câu hỏi
Luyện chữ
Rừng cọ quê tôi
I. Mục tiêu
- HS viết đúng, đủ số chữ trong bài Rừng cọ quê tôi theo kiểu chữ đứng. HS viết đúng chiều cao, độ rộng các chữ; khoảng cách giữa các con chữ, giữa các tiếng; viết đúng các chữ viết hoa: R, C, L và các chữ có nét khuyết có trong bài
- Rèn kĩ năng viết chữ đúng, đẹp
- HS có ý thức giữ vở sạch, rèn chữ đẹp
* HS KT nhìn – chép bài văn, sai không quá 10 lỗi
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
 - 2 HS viết bảng chữ hoa Đ, t
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Dạy bài mới
 Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa
- Cho 1 HS K-G đọc bài Rừng cọ quê tôi
- GV tổ chức thảo luận về nội dung bài và dấu hiệu chính tả của bài
+ Bài nói về điều gì? 
+ Trong bài có những chữ nào cần viết hoa?
Nêu cấu tạo và cách viết các chữ hoa đã luyện ở các tiết trước
Yêu cầu HS luyện viết, GV bao quát
Nêu cấu tạo và cách viết các chữ hoa mới
GV chốt và hướng dẫn cách viết - bao quát
 Hoạt động 2: Viết bài
- Gọi HS đọc bài viết và nêu cách trình bày bài viết
- GV chốt và lưu ý: Trình bày bài viết đúng mẫu, chữ đúng độ cao, khoảng cách, nét nối và các từ khó viết
- Yêu cầu HS nhìn – chép
- GV bao quát, giúp đỡ HS
- GV chấm và nhận xét
- 1-2 HS đọc bài, lớp đọc thầm
- Thảo luận cả lớp, nêu
- HS nêu nối tiếp: t
- HS luyện viết
- HS nêu nối tiếp: R, C, L
- HS nghe, nhắc lại – luyện viết
- HS đọc, nêu nối tiếp
- HS lưu ý
- HS nhìn chép và tự soát lỗi
* HS KT nhìn – chép đúng bài chính tả, sai không quá 10 lỗi
3. Củng cố, dặn dò
- Nhắc nhở HS những điểm còn thiếu sót, dặn dò HS thường xuyên luyện viết những chữ cho đẹp, cho đúng
Tập làm văn
TRả BàI VĂN Kể CHUYệN
I. Mục tiêu
- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV
+ HS K-G: Biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay
 - Giáo dục HS lòng yêu thích môn học
 * HS KKTHT: Bước đầu biết kể lại một câu chuyện
II. Đồ Dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Dạy bài mới
* Nhận xét chung bài làm của HS 
- Gọi 1-2 HS đọc lại các đề bài, phát biểu yêu cầu của từng đề
- GV nhận xét chung:
- GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, đại từ nhân xưng, cách trình bày bài văn, chính tả
- Viết trên bảng phụ các lỗi phổi biến. Yêu cầu HS thảo luận phát hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi
- GV trả bài cho từng HS, nhận xét
+ Ưu điểm 
. HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề như thế nào?
. Dùng đại từ nhân xưng trong bài có nhất quán không + Diễn đạt câu, ý?
. Sự việc, cốt chuyện, liên kết giữa các phần?
. Thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật?
. Chính tả, hình thức trình bày bài văn?
- GV nêu tên những HS viết bài đúng yêu cầu; lời kể hấp dẫn, sinh động; có sự liên 
kết giữa các phần; mở bài, kết bài hay 
 + Khuyết điểm: 
Chữa các lỗi phổ biến về: ý, về dùng từ, đặt câu, đại từ nhân xưng, cách trình bày bài văn, chính tả
* Hướng dẫn HS chữa bài, học tập những đoạn văn, bài văn hay 
- GV đọc một vài đoạn hoặc bài làm tốt của HS
* HS chọn viết lại một đoạn trong bài làm của mình
- Đoạn có nhiều lỗi, viết lại đúng chính tả
- Đoạn viết sai câu, diễn đạt rắc rối, viết lại cho trong sáng
- Đoạn dùng không nhất quán đại từ nhân xưng, viết lại cho nhất quán
- Đoạn viết đơn giản, viết lại cho hấp dẫn, sinh động
- Mở bài trực tiếp viết lại thành mở bài gián tiếp
- GV đọc so sánh hai đoạn văn của một vài HS: Đoạn viết cũ với đoạn mới viết lại giúp HS hiểu các em có thể viết bài tốt hơn
- HS đọc, nêu
- HS đọc bài và phát hiện, sửa lỗi
- HS đọc thầm lại bài viết của mình, đọc kỹ lời phê của cô giáo rồi tự sửa lỗi
+ HS đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi
- HS lắng nghe, trao đổi, tìm ra cái hay, cái tốt của đoạn hoặc bài văn được cô giáo (thầy giáo)
- HS chọn viết một đoạn trong bài cho hay hơn
3. Củng cố, dặn dò 
- Yêu cầu riêng một vài HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để có điểm số tốt hơn
- Chuẩn bị bài: Thế nào là miêu tả
Giáo dục tập thể
Sinh hoạt: kiểm điểm học tập
I . mục đích 
HS tự kiểm điểm tình hình trong tuần về các mặt thi đua; đánh giá, xếp loại
Từ đó có phương hướng phấn đấu cho tuần 14
Tiếp tục rèn nền nếp, nội quy của học sinh
Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức tự quản của HS
II. Nội dung 
 1. Lớp trưởng điều khiển 
- Lớp trưởng ổn định tổ chức lớp
- Quản ca cho cả lớp hát một bài.
- Đánh giá các hoạt động tuần 13 
- Các tổ sinh hoạt thông qua bảng theo dõi thi đua
- Các tổ trưởng đọc bảng tổng kết thi đua
- Lớp cho ý kiến bổ sung
- Nhận xét của lớp trưởng về thi đua của lớp. 
 2. GV chủ nhiệm nhận xét, dặn dò
a. Ưu điểm 
- Nhìn chung cả lớp học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Trong lớp tập trung nghe giảng, hăng hái phát biểu. Tự giác làm bài, trình bày cẩn thận.
- Truy bài có chất lượng. Lớp có phong trào giúp đỡ nhau trong học tập.
- Thực hiện đồng phục, TD ca múa hát nghiêm túc.
b. Nhược điểm 
- Một số bạn còn chưa chuẩn bị bài, còn thiếu đồ dùng hay SGK khi đến lớp
- Trong lớp còn làm việc riêng 
+ Tuyên dương những HS chăm ngoan, tự giác, thực hiện tốt nhiệm vụ của người HS, có cố gắng vươn lên trong học tập:
......................................................................................................................................
+ Phê bình, nhắc nhở những HS chưa ngoan, chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của người HS: 
......................................................................................................................................
b) Văn nghệ
- Quản ca điều khiển một số tiết mục văn nghệ.
c) Phương hướng tuần 14
- Phát huy vai trò của Ban chỉ huy chi Đội, các Tổ trưởng
- Tiếp tục thực hiện tốt mọi nề nếp của Đội: Chào cờ, TD ca múa, đồng phục, nói lời hay, ...
- Hưởng ứng phong trào nói lời hay, cử chỉ đẹp, học tập tốt chào mừng ngày 22/12
- Thi đua học tập, rèn luyện 
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được. Tiếp tục duy trì các nề nếp tốt
- Giữ vệ sinh trường lớp và vệ sinh cá nhân phòng dịch cúm
- Thực hiện tốt mọi nề nếp của Đội: Chào cờ, TD ca múa, đồng phục, nói lời hay, ...
- Khắc phục những mặt còn tồn tại

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13 lop 4(2).doc