Giáo án Khối 4 - Tuần 16 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 16 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Tiết 3: Tập đọc

KÉO CO

I. Mục tiêu:

1. Đọc trơn cả bài:

- Đọc đúng các tiếng, từ và câu.

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

2. Hiểu từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung bài: Tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau; kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ và phát huy.

- Hs trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II. Đồ dùng dạy-học:

- Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 16 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
 Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
*Buổi sáng
Tiết 1: Chào cờ
Sinh hoạt tập thể
_______________________________
Tiết 2: Toán
Luyện tập (Trang 84)
1.Mục tiêu: Giúp Hs:
- Giúp học sinh rèn kỹ năng thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số ( trừ nhẩm )
- Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.
- Hs ham mê môn học.
II. Hoạt động dạy- học :
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng đặt tính và tính.KK Hs trừ nhẩm trong khi chia.
37371 : 52 = ?
34290 : 16 = ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu tiết học - ghi bảng tên bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- Gv nêu lại yêu cầu và khuyến khích HS thực hiện 2 dòng phép tính(1, 2) thật nhanh. 
- KK hs K-G hoàn thành cả 6 phép tính.
- GV tổng hợp, nhận xét và thống nhất kết quả đúng 
Bài 2: 
- Gv và hs cùng phân tích yêu cầu đề bài. 
- Gv yêu cầu hs tóm tắt bài toán.
Tóm tắt:
 25 viên gạch : 1m
 1015 viên gạch :....m ?
- Gv yêu cầu hs nêu cách làm và tự làm vào vở.
- Cả lớp và Gv chữa, chốt kết quả, lời giải đúng.
Bài giải:
Số mét vuông nền nhà lát được là:
1050 : 25 = 42( m2)
Đ/S : 42 m2
- GV nhận xét và ghi điểm HS .
Bài 3: GV hướng dẫn đoc và tìm hiểu bài.
- Gv yêu cầu hs tóm tắt bài toán.
- Muốn tính trung bình cộng của nhiều số ta làm thế nào?
- GV tổng hợp, nhận xét và thống nhất kết quả đúng. 
Bài giải:
Trong 3 tháng đội đó làm được số sản phẩm là:
855 + 920 + 1350 = 3125( s/p)
Trung bình mỗi người làm được số sản phẩm là:
3125 : 25 = 125( s/p)
Đ/S : 125 sản phẩm.
Bài 4: 
- Gv ghi bảng phép chia 12345 : 67 và yêu cầu Hs thực hiện phép chia.
- Gv yêu cầu hs so sánh và tự tìm ra phép chia trong SGK sai ở đâu?
- Cả lớp và Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
-GV hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau. 
- 2 HS lên bảng. KK hs Tb – Y.
- Cả lớp thực hiện vào giấy nháp
- 2 HS đọc chữa - HS nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Học sinh tự làm bài.
- Kk HS K- G làm thêm 2 phép tính cuối.
- 6 HS lên bảng chữa.
- Hs khác nhận xét, chữa bài.
- 1 hs đọc đề bài, cả lớp theo dõi.
- Hs tóm tắt bài toán ra nháp.
- 1 Hs lên bảng tóm tắt.
- Hs nêu cách làm. KK hs TB- Y
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét kết qủa và cách trình bày bài trên bảng.
- 1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi.
- Hs K- G tóm tắt ra nháp.
- Hs K-G nêu cách tính trung bình cộng của nhiều số.
- HS K-G tự giải bài toán vào vở. Hs TB- Y theo dõi và tự hoàn thành.
- 1 Hs lên bảng trình bày lời giải.
- HS đối chiếu kết quả và nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Học sinh K- g thực hiện phép chia ra nháp. 
- HS nhận xét và tìm ra điểm sai của hai phép chia trong SGK.
__________________________________
Tiết 3: Tập đọc
kéo co
I. Mục tiêu:
1. Đọc trơn cả bài:
- Đọc đúng các tiếng, từ và câu.
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
2. Hiểu từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau; kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ và phát huy. 
- Hs trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa nội dung bài học trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
III. Hoạt động dạy-học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi 4, 5 trong SGK.
- GV đánh giá, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu về trò chơi Kéo co qua tranh minh hoạ và nêu mục đích, yêu cầu bài đọc.
2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Gv hướng dẫn chia đoạn: Có thể chia bài làm 3 đoạn. Mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- Gv kết hợp hướng dẫn Hs nghỉ hơi đúng (nhanh, tự nhiên) trong câu sau: Hội làng Hữu Trấp / thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm/ bên nữ thắng.
- Gv giúp hs hiểu các từ mới: thượng võ, giáp, keo, ...
- Gv đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài
* Đoạn 1: Từ đầu đến “ ... bên ấy thắng”
- Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
- GV chốt lại và ghi bảng.
* ý 1: Cách chơi kéo co.
* Đoạn 2: Hội làng Hữu Trấp....của người xem hội.
- Trò chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt?
- GV chốt lại và ghi bảng.
* ý 2: Trò chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
* Đoạn 3: Còn lại
- Trò chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
- GV chốt lại và ghi bảng.
*ý 3: Trò chơi kéo co ở làng Tích Sơn
- Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui? 
- Ngoài trò chơi kéo co, em còn biết những trò chơi nào khác thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta?
- GV chốt lại và ghi bảng.
 * Đại ý: Tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau; kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
c. Đọc diễn cảm:
- GV đọc mẫu cả bài.
- Giọng đọc vui, hào hứng. 
- Chú ý ngắt nhịp, nhấn giọng đúng khi đọc các câu văn sau:
 Hội làng Hữu Trấp / thuộc huyện Quế Võ, / tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. // Có năm bên nam thắng, / có năm bên nữ thắng. // Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc vui cũng rất là vui. // Vui ở sự ganh đua, / vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội. //
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại nội dung bài học 
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài“Tuổi Ngựa” và trả lời câu hỏi 4, 5 trong SGK.
- HS nhận xét.
- HS nối nhau đọc từng đoạn (2- 3 lượt). 
- Hs luyện đọc câu dài. 
- HS nêu từ ngữ khó đọc: thượng võ, Hữu Trấp, ganh đua, ... 
- HS luyện đọc cá nhân.
- HS đọc đồng thanh từ khó.
- HS đọc thầm chú giải các từ mới sau bài đọc.
- Hs luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 Hs đọc cả bài.
- HS đọc thầm đoạn 1 bài văn, trả lời các câu hỏi.
- HS nêu ý đoạn 1.
- 1 HS đọc to đoạn 2, cả lớp trả lời câu hỏi.
- HS nêu ý đoạn 2- 
- 1 HS đọc to đoạn 3, cả lớp trả lời câu hỏi.
- HS nêu ý đoạn 3.
- 1 HS đọc cả bài và trả lời câu hỏi: 
(Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vì những tiếng hò reo khích lệ của người xem hội).
- Hs trả lời: đá cầu, đấu vật, đu dây...
- HS nêu đại ý
- HS nêu cách đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc. Thi đọc diễn cảm, đọc cá nhân.
- Cả lớp và Gv bình chọn bạn đọc hay nhất lớp.
- Hs lắng nghe.
_________________________________
Tiết 4: Kể chuyện
kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu:
- Học sinh được rõ ràng, tự nhiên câu chuyện về đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh.
- Hs biết lắng nghe và nhận xét được bạn kể chuyện. Trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ, trên đó viết sẵn một số nội dung cần gợi ý trong SGK.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại câu chuyện mà em đã nghe hoặc đã đọc có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. 
- GV đánh giá, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- GV gạch những chữ quan trọng trong đề bài.
Đề bài: Kể lại câu chuyện về đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh.
* Gợi ý: 
- GV giúp HS tìm những VD khác với SGK.
- Kể vì sao em có thứ đồ chơi em thích.
- Kể về việc giữ gìn đồ chơi.
- Kể về việc em tặng đồ chơi cho các bạn nghèo
- Ngoài ra, HS có thể kể những đề tài khác như: Kể vì sao đồ chơi đó làm em thích...
b. HS thực hành kể chuyện.
- HS kể chuyện trong nhóm.
- Cả nhóm nhận xét, góp ý.
c. HS thi kể chuyện trước lớp.
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện.
- Mỗi HS kể xong phải trả lời câu hỏi của các bạn về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
- GV khuyến khích để những HS nhút nhát được kể trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài 
- Cả lớp và Gv nhận xét, tuyên dương bạn có câu chuyện và giọng kể hay.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
- KK Hs về nhà kể cho mọi người cùng nghe
- 2 HS lên bảng kể chuyện.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc đề bài.
- Cả lớp đọc thầm đề bài.
- 3 HS đọc gợi ý.
- HS đọc thầm lại phần gợi ý, suy nghĩ để chọn đề tài câu chuyện cho mình, đặt tên cho chuyện.
- 1 HS khá giỏi kể mẫu.
- Cả lớp theo dõi.
- HS kể chuyện theo nhóm. Sau mỗi câu chuyện, các em trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Mỗi nhóm cử một đại diện thi kể.
- HS cả lớp nhận xét về nội dung câu chuyện, cách diễn đạt, giọng kể và ý nghĩa câu chuyện.
- Trọng tài và cả lớp tính điểm thi đua.
- Hs lắng nghe.
______________________________________
* Buổi chiều
Tiết 1: Lịch sử
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mông nguyên
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: 
- Dưới thời nhà Trần, ba lần quân Mông Nguyên sang xâm lược nước ta . 
- Quân dân nhà Trần : nam nữ, trẻ già đều đồng lòng đánh giặc giữ nước .
- Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung, quân dân nhà Trần nói riêng.
- Hs ham mê tìm hiểu lịch sử dân tộc.
II. Đồ dùng dạy - học :
- Phiếu học tập của HS .
- Hình trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra bài cũ :
- Gv nêu câu hỏi KTBC:
+ Nhà Trần đã quan tâm đến việc đắp đê như thế nào ?
+ Việc đắp đê của nhà Trần đã có những kết quả và ý nghĩa như thế nào ? 
- GV nhận xét, ghi điểm HS.
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 
2.Hướng dãn tìm hiểu bài 
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu Tinh thần quyết tâm đánh giặc của nhà Trần .
- GV phát phiếu học tập cho HS với nội dung sau : 
 Điền vào chỗ () cho đúng câu nói và câu viết của một số nhân vật thời nhà Trần đã trình bày trong SGK.
 + Trần Thủ Độ khảng khái trả lời : “Đầu thần đừng lo ”
 + Điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão : “”
 + Trong bài Hịch tướng sĩ có câu : “phơi ngoài nội cỏ gói trong da ngựa , ta cũng cam lòng ”.
 + Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “”
- Gv tổng kết, kết luận các đáp án đúng, tuyên dương hs làm tốt.
- Gv chuyển HĐ 2.
b. Hoạt động 2: Nhà Trần đã đánh tan quân Nguyên Mông như thế nào ?
- GV tổ chức cho HS thảo luận:
+ Việc quân dân nhà Trần rút khỏi Thăng Long là đúng hay sai ? Vì sao ?
+ Khi quân giặc đến thành Thăng Long chúng đã phản ứng ra sao ?
- GV cho HS kể về gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản .
- Gv kết luận.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau . 
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- HS nghe và nhận  ... cầu bài học.
2. Thực hành.
* Hs thực hành làm phiếu học tập.
Câu 1: Khoanh vào chữ đặt câu trả lời đúng.
 Tính chất nào sau đây là của không khí?
A. Trong suốt.
B. Không vị.
C. Có mùi thơm dễ chịu.
D. Không có hình dạng nhất định.
 Câu 2: Hiện tượng/ ứng dụng nào sau đây chứng tỏ không khí có thể bị nén, giãn?
A. Bơm xe.
B. Bịt mũi ta thấy khó chịu.
C. Khi úp cốc vào ngọn nến đang cháy thì nến sẽ tắt.
 Câu 3: Khoanh vào chữ đặt câu trả lời đúng.
A. Trong không khí chỉ có khí ô-xi và khí ni – tơ.
B. Trong không khí chỉ có khí ô-xi và khí ni – tơ là hai thành phần chính, ngoài ra còn có các thành phần khác.
C. Trong không khí chỉ có khí ô- xi, khí ni- tơ và khí các – bô - níc.
Câu 4: Nối ô chữ ở cột A với ô chữ cột B cho phù hợp.
A 	B
Hiện tượng / ứng dụng Tính chất của không khí
1. Mắt ta không thể nhìn thấy không khí.
a. Có thể bị nén lại, giãn ra.
2. Ta có thể vặn quả bóng baylàm cho nó biến dạng
b. Trong suốt
3. Dùng mũi ngửi ta không thể phát hiện sự có mặt của không khí.
c. Không mùi.
4. úp một cái cốc (miệng ở dưới) thẳng xuống nước, ta thấy có nước dang vào cốc.
d. Không có hình dạng nhất định.
Câu 5: Khoanh vào chữ đặt câu trả lời đúng.	
Lấy một cốc nước lạnh từ tủ lạnh ra, lau khô bên ngoài. Một lát sau ta tháy thành ngoài của cốc ướt. Kết quả này cho thấy:
A. Nước lạnh có thể thấm qua cốc thuỷ tinh.
B. Nước trong cốc có thể bay hơi ra ngoài thành cốc.
C. Cốc đưa từ trong tủ lạnh ra ngoài bị nóng chảy.
D. Trong không khí có nước.
- Gv tổ chức cho H s phát biểu ý kiến.
- Gv nhận xét, kết luận những ý đúng, tuyên dương Hs có tiến bộ. 
? Trong cuộc sống, em đã ứng dụng những tính chất nào của không khí? 
- Gv kết luận:
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn Hs về xem lại bài cũ và chuẩn bị bào mới.
- Hs trình bày kết quả bài làm và giải thích cho lựa chọn đó.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs trả lời cá nhân.
- HS lắng nghe.
____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009
* Buổi sáng
Tiết 1: Toán
chia cho số có ba chữ số (tiếp)
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Giúp học sinh biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số.
- Hs thực hành làm được các bài tập có liên quan.
- Hs ham mê môn học.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy - học :
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Đặt tính rồi tính: 
 1987 : 124 = ?
+ Tính bằng hai cách:
 2205 : ( 35 x 7) 3332 : ( 4 x 49 )
- GV chữa bài, chốt kết quả đúng, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Trường hợp chia hết:
- Gv ghi phép tính 41535 : 195 lên bảng.
- Yêu cầu HS đặt tính và tính.
- Gọi HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng và chia lại.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
?Phép chia trên là phép chia hết hay còn dư?
2. Trường hợp chia có dư:
- Gv ghi phép tính 80120 : 245 lên bảng.
- Gv yêu cầu Hs thực hành nhanh.
- Cả lớp và Gv chữa bài, chốt kết quả đúng.
? Phép chia trên là phép chia hết hay còn dư ?
3. Luyện tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- Gv yêu cầu hs tự làm bài vào vở.
- Gv gọi 2 hs lên bảng.
- Cả lớp và gv chữa bài, chốt kết quả đúng.
Bài 2: Tìm X:
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu của bài tập 
-Gv yêu cầu hs nêu quy tắc tìm thừa số chưa biết, tìm số chia.
- Gv yêu cầu hs tự làm bài phần b vào vở, KK Hs K-g làm thêm phần a.
- Cả lớp và gv chữa bài, chốt kết quả đúng.
Bài 3: 
- Gv yêu cầu Hs tự đọc đề bài, tóm tắt và tự làm vào vở.
- Cả lớp và Gv chữa, chốt kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại nội dung bài học .
- Dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới. 
- 3 HS lên bảng làm bài.
- HS làm bài vào nháp, đọc chữa sau khi các bạn đã hoàn thành bài trên bảng.
- HS lấy giấy nháp đặt tính rồi tính. 
- 1 HS lên bảng làm.
- 1 HS đứng tại chỗ thực hiện phép chia.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- Hs trả lời: Phép chia hết.
- Hs thực hành đặt tình và tính ra nháp.
- 1 Hs lên bảng.
- Hs khác nhận xét.
- HS trả lời: Phép chia có dư.
- 2 HS làm bài trên bảng.
- Cả lớp làm bài.
- Nhận xét, tự chữa bài.
- HS nhắc lại quy tắc tìm một thừa số chưa biết; tìm số chia chưa biết.
- 2 HS làm bài trên bảng.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Hs khác nhận xét, chữa, chốt kết quả đúng.
- HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi.
- Hs K-G nêu hướng làm.
- HS K-G làm bài vào vở, 1 hs lên bảng.
- Chữa bài.
.
- Hs lắng nghe.
_________________________________
Tiết 2: Thể dục
thể dục rèn luyện tư thế cân bằng
Trò chơi: lò cò tiếp sức 
I. Mục tiêu:
 - Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
 - Trò chơi: Lò cò tiếp sức: Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
 II. Địa điểm và phương tiện:
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập.
 - Phương tiện: Còi, phấn
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của thầy
Định lượng
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu.
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút.
- Chạy chậm một hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Đứng tại chỗ làm động tác xoay, khởi động các khớp.
* Trò chơi Chẵn- lẻ: 
2. Phần cơ bản.
a. Bài tập RLTTCB
- Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay dang ngang.
- GV quan sát, sửa lỗi sai cho HS.
- Thi đua giữa các nhóm. Tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
b. Trò chơi vận động 
- Trò chơi : Lò cò tiếp sức
 - GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nhắc lại tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. GV cho cả lớp ôn lại cách chơi, rồi cho cả lớp thi đua chơi 2 - 3 lần. GV quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi đúng luật nhiệt tình. 
3. Phần kết thúc .
- GV cùng học sinh hệ thống bài: 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
- Gv giao bài tập về nhà ôn luyện RLTTCB đã học ở lớp 3.
6-10phút
2 - 3 phút.
18 - 22phút
5-6 phút
4 - 6 phút
- Hs tập hợp 3 hàng ngang.
- Hs chạy theo hàng dọc.
- Đứng tại chỗ khởi động theo sự điều khiển của cán sự.
- Gv điều khiển học sinh chơi.
- Gv điều khiển cho hs đội hình 2- 3 hàng dọc.
- HS tập cả lớp, chia tổ tập luyện.
- Hs thi đua theo tổ.
- Gv nêu tên trò chơi, cho hs chơi thử và tổ chức thiđua giữa các nhóm.
- Gv điều khiển lớp chơi thi đua.
- Hs tập hợp 3 hàng dọc.
- Làm động tác thả lỏng .
_______________________________
Tiết 3: Tập làm văn
 luyện tập miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Dựa vào dàn ý đã lập trong tiết Tập làm văn kết thúc tuần 15, học sinh viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận.
- Hs ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ viết sẵn 1 dàn ý bất kỳ bài văn tả đồ chơi hoặc 1 trò chơi.
III. Hoạt động dạy- học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em (đã viết vào vở ở nhà).
- Đọc dàn ý tả đồ chơi của em.
- GV đánh giá, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 Trong tiết Tập làm văn kết thúc tuần 15, các em đã tập quan sát một đồ chơi, ghi lại những điều quan sát được, lập dàn ý tả đồ chơi đó. Tiết luyện tập miêu tả đồ vật các em học hôm nay, yêu cầu các em chuyển dàn ý đã lập được trong tiết học trước thành một bài viết hoàn chỉnh với 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
2. Hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài:
- Gv yêu cầu hs đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK.
- GV hướng dẫn HS trình bày 3 phần của một bài văn.
a. Chọn cách mở bài:
VD về mở bài:
- Em có rất nhiều đồ chơi đẹp nhưng em thích nhất con gấu bông.
- Những đồ chơi làm bằng bông mềm mại, ấm áp là thứ đồ chơi mà con gái thường thích. Em có một chú gấu bông, đó là người bạn thân thiết nhất của em suốt năm nay.
b) Viết từng đoạn thân bài (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)
- Gv nêu một vài VD về thân bài:
c) Chọn cách kết bài:
VD về kết bài:
- Ôm chú gấu như một cục bông lớn vào lòng, em thấy rất dễ chịu.
3. HS viết bài: 
- GV tạo không khí nghiêm túc, yên tĩnh cho HS viết bài. 
- Gv gọi 1 vài hs đọc bài mẫu.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chữa bài.
- GV thu bài, yêu cầu những HS nào chưa hài lòng với bài viết của mình có thể về nhà viết lại
4. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học và nhắc HS chuẩn bị bài mới. 
- 2 HS lên bảng, mỗi HS thực hiện một yêu cầu.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc yêu cầu đề bài. 
- Cả lớp đọc thầm phần gợi ý trong SGK (các mục 2, 3, 4).
- 1 HS đọc mục a và b trong SGK.
- 1 HS trình bày mẫu cách mở đầu bài viết của mình theo cách trực tiếp.
- 1 HS trình bày mẫu cách mở đầu bài viết của mình theo cách gián tiếp.
- 1 HS đọc mẫu trong SGK.
- Hs lắng nghe.
- 1 HS trình bày mẫu thân bài của mình.
- 1 HS trình bày mẫu cách kết bài tự nhiên.
- 1 HS trình bày mẫu cách kết bài mở rộng.
* HS viết bài
- 1 vài hs đọc nội dung bài viết trước lớp.
- Hs khácnhận xét, chữa lỗi diễn đạt, dùng câu, từ của bạn.
- HS nào chưa hài lòng với bài viết của mình có thể về nhà viết lại
- Hs lắngnghe.
___________________________________
Tiết 4: Sinh hoạt
Tổng kết tuần 16. Kế hoạch tuần 17.
I. Mục tiêu:
- Kiểm điểm hoạt động nề nếp tuần 16.
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 17.
II. Nội dung nhân xét, đánh giá tuần 16.
1- Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình.
2- Giáo viên nhận xét chung.
- GV đánh giá nhận xét chung nề nếp, ý thức của HS.
- Kiểm điểm những hành vi đạo đức chưa tốt của HS.
- Biểu dương những em có ý thức tốt, hành vi cư xử đúng mực.
- Nhắc nhở những việc nên làm và không nên làm trong quá trình học tập rèn luyện của HS. 
- Nhận xét về việc hưởng ứng của hs trong hoạt động làm báo ảnh chào mừng ngày 22.12
3. Văn nghệ:
- Gv tổ chức trình diễn một số tiết mục văn nghệ tạo bầu không khí vui vẻ
III- Phương hướng hoạt động tuần 17.
- Dạy và học theo đúng chương trình, kế hoạch dạy học.
- Tích cực học tập rèn luyện tu dưỡng bản thân.
- Ban cán sự làm tốt hơn nữa công tác truy bài đầu giờ, tự quản, ...
- Bồi dưỡng hs Giỏi, phụ đạo, giúp đỡ bạn yếu vươn lên trong học tập.
- Học thuộc các bài múa, hát mới.
* Bổ sung:
..
.
________________________________
* Buổi chiều 
Tiết 1: Ngoại ngữ
Gv chuyên soạn giảng
_______________________________
Tiết 2+ 3: Toán + HĐNK
Dạy bù chương trình sáng thứ ba ngày 22/12/2009
Giáo án đã soạn theo kế hoạch thứ 3.
********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_16_ban_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc