TIẾT 31 KÉO CO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-Đọc lưu loát thành tiếng, đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
-Đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
-Hiểu nội dung bài: kéo co là một trò chơi thể hiện tính thượng võ. (Trả lời được các câu hỏi trong bài)
II.CHUẨN BỊ
*GV: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi ngựa và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới.
*Hoạt động 1: Luyện đọc
- HS kh đọc
- Bài văn được chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: kéo co đến bên ấy thắng.
+ Đoạn 2: Hội làng Hữu Trấp đến người xem hội.
+ Đoạn 3: Làng Tích Sơn đến thắng cuộc.
*Chú ý câu:
+Hội làng Hữu Trấp/thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm/bên nam thắng, có năm/bên nữ thắng.
+Làng tích Sơn/ thuộc thị xã Vĩnh Yên, / tỉnh Vĩnh Phúc/ lại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng
* Toàn bài đọc với giọng sôi nổi, hào hứng, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả.
*Hiểu nghĩa các từ ngữ: thượng võ, giáp,
-Gv đọc mẫu. Chú ý cách đọc.
* Toàn bài đọc với giọng sôi nổi, hào hứng.
* Nhấn giọng ở những từ ngữ: thượng võ, nam, nữ, đấu tài, đấu sức, rất là vui, ganh đua, hò reo, khuyến khích, chuyển bại thành thắng, nổi tiếng, không ngớt lời.
NGÀY SOẠN : 6 - 12 - 2009 NGÀY DẠY : 7 - 12 - 2009 Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009 TẬP ĐỌC TIẾT 31 KÉO CO I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU -Đọc lưu loát thành tiếng, đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. -Đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài. -Hiểu nội dung bài: kéo co là một trò chơi thể hiện tính thượng võ. (Trả lời được các câu hỏi trong bài) II.CHUẨN BỊ *GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ. - Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi ngựa và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Gọi HS nêu nội dung chính của bài. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới. *Hoạt động 1: Luyện đọc - HS khá đọc - Bài văn được chia làm 3 đoạn + Đoạn 1: kéo co đến bên ấy thắng. + Đoạn 2: Hội làng Hữu Trấp đến người xem hội. + Đoạn 3: Làng Tích Sơn đến thắng cuộc. *Chú ý câu: +Hội làng Hữu Trấp/thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm/bên nam thắng, có năm/bên nữ thắng. +Làng tích Sơn/ thuộc thị xã Vĩnh Yên, / tỉnh Vĩnh Phúc/ lại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng * Toàn bài đọc với giọng sôi nổi, hào hứng, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả. *Hiểu nghĩa các từ ngữ: thượng võ, giáp, -Gv đọc mẫu. Chú ý cách đọc. * Toàn bài đọc với giọng sôi nổi, hào hứng. * Nhấn giọng ở những từ ngữ: thượng võ, nam, nữ, đấu tài, đấu sức, rất là vui, ganh đua, hò reo, khuyến khích, chuyển bại thành thắng, nổi tiếng, không ngớt lời. *Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì? Phần đầu bài văn giới thiệu cách chơi kéo co. + Em hiểu cách chơi keo co như thế nào? *Các em dựa vào phần mở đầu bài văn và tranh minh hoạ để tìm hiểu cách chơi kéo co. *Cách chơi kéo co: Kéo co phải có hai đội, thường thì số người hai đội phải bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắt tay vào nhau, thành viên hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài, kéo co phải đủ ba keo. Mỗi đỗi kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách hai đội. Đội nào kéo tuột được đội kia ngã sang vùng đất của đội mình 2 trở lên là thắng. - Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Đoạn 2 giới thiệu điều gì? (giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.) + Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp. Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt so với cách thức thì thông thường, ở đây cuộc thi kéo co diễn ra giữa bên nam và bên nữ. Nam khoẻ hơn nữ rất nhiều. Thế mà có năm bên nữ thắng được bên nam đấy. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất vui. Vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vui vẻ, tiếng trống, tiếng reo hò, cổ vũ rất náo nhiệt của những người xem. - Gọi HS đọc đoạn 3, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt? Chơi kéo co ở làng Tích Sơn là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. + Em đã thi kéo co hay xem kéo co bao giờ chưa? Theo em, vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui? Trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui vì có rất đông người tham gia, không khí ganh đua rất sôi nổi, những tiếng hò reo kích lệ của rất nhiều người xem. + Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?. Những trò chơi dân gian: đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi, đánh goòng, chọi gà, Bài tập đọc giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam ta. *Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. - Gọi 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. - Treo bảng phụ đoạn văn 2 cần luyện đọc. +Hội làng Hữu Trấp/thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm/bên nam thắng, có năm/bên nữ thắng. Hội làng Hữu Trấp/ thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm/ bên nam thắng, có năm/ bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội. 3. Củng cố - dặn dò. Hỏi: + Trò chơi kéo co có gì vui? Dặn HS về nhà học bài, kể lại cách chơi kéo co cho người thân. Chuẩn bị bài: Trong quán ăn:” ba cá bống” KĨ THUẬT Giáo viên chuyên dạy. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - TỐN TIẾT 74 LUYỆN TẬP I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU -Thực hiện phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số. II. CHUẨN BỊ: *GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ. - Gv gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 73, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác. - Gv chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới. *Hoạt động 1: Bài 1 - Gv: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Đặt tính rồi tính. - 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một con tính, HS cả lớp làm bài vào bảng con. - Gv yêu cầu HS tự làm bài. - Gv yêu cầu HS vừa lên bảng nêu cách thực hiệntính của mình. - Gv nhận xét và cho điểm HS. *Hoạt động 2: Bài 2b - Gv hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Bài tập yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức. - GV hỏi: Khi thực hiện tính giá trị của các biểu thức có cả các dấu tính nhân, chia, cộng, trừ chúng ta làm theo tứ tự nào?Chúng ta thực hiện các phép tính nhân chi trước, thực hiện các phép tính cộng trừ sau. - Gv yêu cầu HS làm bài vào tập b) 46857 + 3444 : 28 = 46857 + 123 = 46980 601759 – 1988 : 14 = 601759 – 142 = 601617 *Hoạt động 3: Bài 3 (dành cho HS khá giỏi) -Gv gọi HS đọc đề bài toán. -GV có thể hướng dẫn các em giải bài toán như sau. + Mỗi chiếc xe đạp có mấy bánh? + Vậy để lắp được một chiếc xe đạp thì cần bao nhiêu chiếc nan hoa? + Muốn biết 5260 chiếc nan hoa lắp được nhiều nhất bao nhiêu xe đạp và thừa ra mấy nan hoa chúng ta phải thực hiện phép tính gì? + GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán. Tóm tắt. 2 bánh: 1 xe. 36 nan hoa: 1 bánh xe. 5260 nan hoa: xe thừa nan hoa? Bài giải. Số nan hoa cần để lắp một chiếc xe là: 36 x 2 = 72 (nan hoa). Ta có 5260 : 72 = 73 (dư 4). Vậy 5260 nan hoa lắp được nhiều nhất 73 chiếc xe đạp và thừa ra 4 nan hoa. Đáp số: 73 xe đạp. Thừa 4 nan hoa. 3. Củng cố- dặn dò: -Làm bài. -Chuẩn bị: Chia cho số có hai chữ số (tiếp theo) - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - ĐẠO ĐỨC TIẾT 16 YÊU LAO ĐỘNG (Tiết 1) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU -Nêu được ý nghĩa của lao động. -Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng của mình. -Không đồng tình với những bạn lười lao động. II.CHUẨN BỊ Nội dung bài “Làm việc thật là vui” –Sách Tiếng Việt – Lớp 2. Nội dung một số câu truyện về tấm gương lao động của Bác Hồ, của các anh hùng lao động và một số câu ca dao tục ngữ ca ngợi lao động. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: Nêu những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo? 2. Bài mới: *Hoạt động 1:Liên hệ bản thân - Hỏi: Ngày hôm qua, em đã làm được những công việc gì?Em đã làm được hết bài tập mà cô giáo giao về nhà; Em đã giúp mẹ lau nhà; Em đã cùng mẹ nấu cơm; Em dọn dẹp phòng của mình. *Kết luận: Như vậy, trong ngày hôm qua, nhiều bạn trong lớp ta đã làm được nhiều công việc khác nhau. Bạn Pê-chi-a của chúng ta cũng có một ngày của mình , nhưng chúng ta sẽ tìm hiểu xem bạn Pê-chi-a đã làm được những gì qua câu chuyện “Một ngày của Pê-chi-a” sau đây. - Nhận xét câu trả lời của HS. *Hoạt động 2: Phân tích truyện “một ngày của pê-chi-a” - Đọc lần 1 câu chuyện “Một ngày của Pê-chi-a”. - Chia HS thành 4 nhóm. +1 HS đọc lại câu chuyện lần 2. +Tiến hành thảo luận nhóm. +Đại diện các nhóm trình bày kết quả: - Yêu cầu thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi như trong SGK. 1. Hãy so sánh một ngày của Pê-chi-a với những người khác trong truyện. + Trong khi một người trong truyện hăng say làm việc (như người lái máy cày cày xới đất, mẹ Pê-chi-a hái quả chín đóng vào hòm, người công nhân lái máy liên hợp gặt lúa, người thợ xây đã xây được bức tường gạch, ) thì Pê-chi-a lại bỏ phí mất một ngày mà không làm gì cả. 2. Theo em, Pê-chi-a sẽ thay đổi như thế nào sau chuyện xảy ra? Pê-chi-a cảm thấy hối hận, nuối tiếc vì đã bỏ phí một ngày. Và có thể Pê-chi-a sẽ bắt tay vào làm việc một cách chăm chỉ sau đó. 3. Nếu em là Pê-chi-a, em có làm như bạn không? Vì sao? Nếu là Pê-chi-a, em sẽ không bỏ phí một ngày như bạn. Vì phải lao động thì mới làm ra của cải, cơm ăn, áo mặc để nuôi sống được bản thân và xã hội. **Kết luận: Lao động mới tạo ra được của cải, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh. Bởi vậy: mỗi người chúng ta cần phải biết yêu lao động. - Hỏi: Trong bài, em thấy mọi người làm việc như thế nào? -Tiểu kết: Trong cuộc sống và xã hội, mỗi người đều có công việc của mình, đều phải lao động. *Hoạt động 3:Bày tỏ ý kiến - Chia lớp thành 4 nhóm. - Yêu cầu thảo luận nhóm, bày ... ập miêu tả đồ vật - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - TỐN TIẾT 78 CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU -Biết thực hiện phép chia số cĩ bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết , chia cĩ dư) II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ. - Gv gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 77, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác. - Gv chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới. *Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia. * Mục tiêu:Biết thực hiện phép chia số cĩ bốn chữ số cho số có ba chữ số (chia hết , chia cĩ dư) a) Phép chia 1944 : 162 (Trường hợp chia hết). - Gv viết lên bảng phép chia trên và yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. - Gv theo dõi HS làm bài. Nếu thấy HS làm đúng GV cho HS nêu cách thực hiện của mình, nếu sai Gv hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không? - HS nêu cách tính của mình. - Gv hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. Chia theo thứ tự từ trái sang phải. 194 chia 162 được 1, viết 1; 1 nhân 2 bằng 2, viết 2; 1 nhân 6 bằng 6; 9 trừ 3 bằng 3, viết 3; 1 nhân 1 bằng 1; 1 trừ 1 bằng 0, viết 0. Hạ 4, được 324; 324 chia 162 được 2, viết 2; 2 nhân 2 bằng 4, 4 trừ 4 bằng 0, viết 0; 2 nhân 6 bằng 12; 12 trừ 12 bằng 0, viết 0 nhớ 1; 2 nhân 1 bằng 2, thêm 1 bằng 3; 3 trừ 3 bằng 0, viết 0. Vậy 1944 : 162 = 12. - GV hỏi: Phép chia 1944 : 162 là phép chia hết hay phép chia có số dư? - Là phép chia hết vì trong lần chia cuối cùng ta tìm được số dư là 0. - GV chú ý hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia. * 194 : 162 có thể ước lượng 1 : 1 = 1 hoặc 20 : 16 = 1 (dư 4) hoặc 200 : 160 = 1 (dư 40). * 324 : 162 có thể ước lượng 3 : 1 = 3 nhưng vì 162 x 3 = 486 mà 486 > 324 nên chỉ lấy 3 chia 1 được 2 hoặc 300 : 150 = 2. - Gv yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên. HS cả lớp làm bài, sau đó 1 HS trình bày rõ lại từng bước thực hiện chia. b) Phép chia 8469 : 241 (Trường hợp chia có dư). - Gv viết lên bảng phép chia trên và yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. - Gv theo dõi HS làm bài. Nếu thấy HS làm đúng GV cho HS nêu cách thực hiện của mình, nếu sai Gv hỏi các HS khác trong lớp có cách làm khác không? - HS nêu cách tính của mình. - Gv hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. - HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV. Chia theo thứ tự từ trái sang phải. 846 chia 241 được 3, viết 3; 3 nhân 1 bằng 3, 6 trừ 3 bằng 3; 3 nhân 4 bằng 12; 14 trừ 12 bằng 2, viết 2 nhớ 1; 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7; 8 trừ 7 bằng 1, viết 1. Hạ 9, được 1239; 1239 chia 241 được 5, viết 5; 5 nhân 1 bằng 5, 9 trừ 5 bằng 4, viết 4; 5 nhân 4 bằng 20; 23 trừ 20 bằng 3, viết 3, nhớ 2; 5 nhân 2 bằng 10, thêm 2 bằng 12; 12 trừ 12 bằng 0, viết 0. Vậy 8469 : 241 = 35 (dư 34). - GV hỏi: Phép chia 8469 : 241 là phép chia hết hay phép chia có số dư? - Là phép chia có số dư là 34. - GV chú ý hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia. * 846 : 241 có thể ước lượng 8 : 2 = 4 nhưng vì 241 x 4 = 964 mà 964 > 846 nên 8 chia 2 được 3; hoặc ước lượng 850 : 250 = 3 (dư 100). * 1239 : 241 có thể ước lượng 12 : 2 = 6 nhưng vì 241 x 6 = 1446 mà 1446 > 1239 nên chỉ lấy 12 chia 2 được 5 hoặc ước lượng 1000 : 200 = 5. - Gv yêu cầu HS thực hiện lại phép chia. - HS cả lớp làm bài, sau đó 1 HS trình bày rõ lại từng bước thực hiện chia. *Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành. * Mục tiêu: Áp dụng để tính giá trị của biểu thức số và giải bài toán về số trung bình cộng. Bài 1.a - GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính. - 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 con tính. HS cả lớp làm bài vào bảng con - Gv yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2.b - GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV: Khi thực hiện tính giá trị của các biểu thức có các dấu tính cộng, trừ, nhân, chia và không có dấu ngoặc ta thực hiện theo tứ tự nào? - Ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước thực hiện các phép tính cộng, trừ sau. - GV yêu cầu HS làm bài. - HS cả lớp làm bài vào vở a) 1995 x 253 + 8910 : 495 = 504735 + 18 = 504753. b) 8700 : 25 : 4 = 348 : 4 = 87. 3. Củng cố - dặn dò. - Gv tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập 1,2 và - Chuẩn bị bài :Luyện tập - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - LỊCH SỬ TIẾT 15 NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Nêu được vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp: Nhà Trần quan tâm đến việc đđắp đê, phòng lụt:lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đần nguồn các con sơng lớn cho đến cửa biển; khi cĩ lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê. II.CHUẨN BỊ Phiếu học tập cho HS. Bản đồ tự nhiên Việt Nam (loại khổ to). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1.Kiểm tra bài cũ - Gv gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài 12. - Gv nhận xét việc học bài ở nhà của HS. 2.Bài mới * Hoạt động 1:Điều kiện nước ta và truyền thống chống lụt của nhân dân ta - Gv yêu cầu HS đọc SGk và trả lời các câu hỏi. + Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là nghề gì? Dưới thời Trần, nhân dân ta làm nghề nông là chủ yếu. + Sông ngòi ở nước ta như thế nào? Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sông? Hệ thống sông ngòi nước ta chằng chịt, có nhiều sông như sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu, sông Mã, sông Cả, + Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân? Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cắp nước cho việc cấy trồng nhưng cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ah3 hưởng đến mùa màng sản xuất và cuộc sống của nhân dân. - Gv chỉ trên bản đồ và giới thiệu lại cho HS thấy sự chằng chịt của sông ngòi nước ta. - Gv hỏi: Em có biết câu chuyện chống thiên tai, đặc biệt là chuyện chống lụt lội không? Hãy kể câu lại chuyện đó. - Một vài HS kể trước lớp. - Gv kết luận: Từ thưở ban đầu dựng nước, cha ông ta đã phải hợp sức để chống lại thiên tai địch học. Trong kho tàng truyện cổ Việt Nam câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh cũng nói nên tinh thần đấu tranh kiên cường của cha ông ta trước nạn lụt lội. Đắp đê, phòng chống lũ lội đã là một truyền trống có từ ngàn đời của người Việt. * Hoạt động 2:Nhà trần tổ chức đắp đê chống lụt - Gv yêu cầu HS đọc SGk, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt như thế nào? - Gv yêu cầu 2 nhóm HS tiếp nối nhau lên bảng ghi lại những việc nhà Trần đã làm để đắp đê phòng chống lụt bão. - 2 Nhóm cùng viết trên bảng, mỗi thành viên chỉ viết 1 ý kiến, sau đó nhanh chống chuyển phấn cho bạn khác cùng nhóm. - Gv yêu cầu HS cả lớp nhận xét phần trình bày của 2 nhóm. - Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến nếu phát hiện việc mà hai nhóm trên chưa nêu. - Gv tổng kết và kết luận: Nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê phòng phòng lụt bão: + Đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê. + Đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê. + Hằng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia việc đắp đê. + Có lúc, các vua Trần cũng tự mình trông nom việc đắp đê. * Hoạt động 3:Kết quả công cuộc đắp đê của nhà trần - GV yêu cầu HS đọc SGK và hỏi: Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? - HS đọc SGK, sau đó xung phong phát biểu ý kiến: Hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. - GV: Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta? Hệ thống đê điều này đã góp phần làm cho nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, thiên tai lụt lội giảm nhẹ. - Gv kết luận: Dưới thời Trần, hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm ấm no, công cuộc đắp đê, trị thủy cũng làm cho nhân dân ta them đoàn kết. *Hoạt động 4:Liên hệ thực tế - Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Địa phương em có sông gì? Nhân dân địa phương đã cùng nhau đắp đê, bảo vệ đê như thế nào? - Một số HS trả lời trước lớp. - Gv tổng kết ý kiến của HS, sau đó hỏi tiếp: Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố, vậy theo em tại sao vẫn có lũ lụt xảy ra hàng năm? Muốn hạn chế lũ lụt xảy ra chúng ta phải làm gì? : Xảy ra lũ lụt là do sự phá hoại đê điều, phá hoại rừng đầu nguồn, . Muốn hạn chế lũ lụt cần cùng nhau bảo vệ môi trường tự nhiên. 3.Củng cố - dặn dò - GV: Giới thiệu cho HS một số tư liệu thêm về việc đắp đê của nhà Trần (nếu có). - Gv yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK, sau đó dặn dò HS về nhà học lại bài, làm các bài tập tự đánh giá (nếu có) -Chuẩn bị bài :Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mơng –Nguyên. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - THẾ DỤC Giáo viên chuyên dạy. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Tài liệu đính kèm: