Giáo án Khối 4 - Tuần 16 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 4 - Tuần 16 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)

CHÍNH TẢ ( NGHE VIẾT )

KÉO CO

PHÂN BIỆT R/D/GI, ẤT/ ẤC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Nghe - viết lại chính xác , trình bày đúng một đoạn trích trong baì Kéo co.

2. Kĩ năng : Tìm đúng , viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi( hoặc có vần ất / ấc ) để điền vào chỗ trống , hợp với nghĩa đã cho .

3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

- VBT Tiếng Việt Tập 1

- Bảng phụghi nội dung bài 2a.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. KTBC : GV gọi 2 HS lên làm bài tập 3 .

B. DẠY BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.

2. Hướng dẫn HS nghe-viết

- GV đọc 1 đoạn văn cần nghe - viết trong bài Kéo co.

- HS đọc thầm lại đoạn văn .

- HS nêu cách trình bày đoạn văn.

- GV đọc từng câu hoặc một bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV đọc cho HS soát lại bài .

- GV chấm 7-10 bài . Nhận xét chung .

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 185Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 16 (Bản tích hợp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 16
Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2005
tập đọc
kéo co
i. mục đích yêu cầu 
1. Kĩ năng : 
 - Đọc trôi chảy , trơn tru toàn bài . Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi , hào hứng .
2.Kiến thức .
 - Hiểu ý nghĩa của bài : Bài nói về tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau . Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc. 
3. Thái độ : Yêu thích những trò chơi giân gian .
ii. đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC: Gọi 2 HS đọc bài “ Tuổi ngựa “, trả lời câu hỏi trong SGK 
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Giới thiệu trực tiếp . 
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn văn 2-3 lượt .
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài khó.
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
-HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: 
? Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì?
? Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ?
 Học sinh nêu ý chính của đoạn .
 - Học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi :
? Đoạn 2 giới thiệu điều gì ?
Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trập .
 Học sinh nêu ý chính đoạn 2 .
 - Học sinh đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi :
? Cách chơikéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?
 HS nêu ý chính đoạn 3
? Nội dung chính của bài tập đọc là gì ?
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Năm HS nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài . GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn “ Hội làng ....của người xem hội “
-Tổ chức cho học sinh đọc đoạn văn và toàn bài văn .
3. Củng cố , dặn dò 
? Trò chơi kéo co có gì vui?
 GV nhận xét tiết học .
- GV dặn HS về nhà học bài , tổ chức chơi kéo co cùng các bạn .
Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2005
chính tả ( nghe viết )
kéo co
phân biệt r/d/gi, ất/ ấc
i. mục tiêu 
1. Kiến thức : Nghe - viết lại chính xác , trình bày đúng một đoạn trích trong baì Kéo co.
2. Kĩ năng : Tìm đúng , viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi( hoặc có vần ất / ấc ) để điền vào chỗ trống , hợp với nghĩa đã cho .
3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.
ii. đồ dùng học tập 
- VBT Tiếng Việt Tập 1 
- Bảng phụghi nội dung bài 2a.
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC : GV gọi 2 HS lên làm bài tập 3 .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích yêu cầu của giờ học cần đạt.
2. Hướng dẫn HS nghe-viết 
- GV đọc 1 đoạn văn cần nghe - viết trong bài Kéo co.
- HS đọc thầm lại đoạn văn .
- HS nêu cách trình bày đoạn văn.
- GV đọc từng câu hoặc một bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV đọc cho HS soát lại bài .
- GV chấm 7-10 bài . Nhận xét chung .
3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả .
Bài tập 2 ( lựa chọn ) 
- GV nêu yêu cầu của bài tập , HS làm phần a .
- HS đọc thầm câu văn rồi làm vào vở .
- GV cho HS chơi thi tiếp sức .
- Đại diện từng nhóm đọc lại những từ nhóm mình vừa tìm được .
- GV cùng cả lớp nhận xét . Tuyên dương nhóm thắng cuộc .
4. Củng cố , dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS vè nhà xem kại bài tập 2b, ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết .
Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2005
luyện từ và câu
mở rộng vốn từ : đồ chơi , trò chơi
i. mục đích yêu cầu 
1. Kĩ năng 
- Nắm được một số trò chơi rèn luyện với sức mạnh , sự khéo léo , trí tuệ của con người .
2. Kiến thức 
Hiểu nghĩa một số thành ngữ , tục ngữ liên quan đến chủ điểm . Biết sử dụng những thành ngữ , tục ngữ đó trong những tình huống cụ thể .
3. Thái độ : Học sinh có ý thức tìm hiểu từ ngữ , thành ngữ , tục ngữ thuộc chủ đề .
ii. đồ dùng dạy học 
Phiếu học tập HS làm bài tập 1,2.
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC : Gọi một HS lên bảng làm bài 1 , một HS lênh bảng làm bài 2 .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
2. Dạy bài mới 
a, Phần nhận xét
*Bài 1
 HS đọc yêu cầu của bài. 
 Giáo viên phát giấy và bút dạ cho từng nhóm .
 Yêu cầu hs thảo luận trong nhóm .
 Đại diện các nhóm báo cáo kết quả .
 Nhận xét , kết luận lới giải đúng .
*Bài 2:
 - HS đọc yêu cầu của bài.
 - Giáo viên phát phiếu học tập , Học sinh thảo luận và làm phiếu .
 - Học sinh báo cáo kết quả .
 -GV đưa ra kết luận.
*Bài 3: 
HS đọc yêu cầu bài .
HS thảo luận cặp đôi nội dung bài 
HS trình bày kết quả .
Lớp nhận xét , giáo viên đánh giá .
3. Củng cố , dặn dò 
Nhận xét tiết học .
Dặn học sinh về nhà sưu tầm các câu tục ngữ , thành ngữ theo nội dung bài 3.
kể chuyện
Kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức : Hiểu ý nghĩa truyện các bạn kể .
2. Kĩ năng : 
+ Rèn kĩ năng nói : HS chọn được câu chuyện kể về đồ chơi của mình hoặc của các bạn xung quanh . Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện . Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện .
 HS kể tự nhiên , chân thực , có thể kết hợp lời nói điệu bộ .
+ Rèn kĩ năng nghe : Chăn chú nghe bạn kể chuyện . Nhận xét đúng lời kể của bạn .
3. Thái độ : Yêu thích đồ chơi và biết giữ gìn đồ chơi. 
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ ghi 3 cách xây dựng cốt truyện .
iii. các hoạt động dạy học 
KTBC: Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc có những con vật gần gũi với trẻ em .
-Nhận xét , đánh giá .
b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp 
2. Hướng dẫn học sinh phân tích đề .
HS đọc đề bài trong sách giáo khoa .
- GV viết đề bài lên bảng , gạch chân dưới nhừng từ ngữ quan trọng , HS xác định yêu cầu đề .
3. Gợi ý kể chuyện 
3HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý .
GV nhắc HS chú ý lựa chọn 1 trong 3 hướng , khi kể nên xưng hô : tôi, mình , tớ 
Một số HS nối tiếp nói về hướng xây dựng cốt truyện của mình .
4. Thực hành kể chuyện , trao đổi về nội dung , ý nghĩa câu chuyện 
a. Kể chuyện theo cặp 
Từng cặp kể cho nhau nghe câu chuyện về đồ chơi .
GV đến từng nhóm , nghe HS kể , hướng dẫn , góp ý .
b. Thi kể chuyện trước lớp 
-HS nối tiếp nhau kể các câu chuyện của mình trước lớp trước lớp .
 - Mỗi em kể xong , nói ý nghĩa câu chuyện , trả lời câu hỏi của thầy cô , bạn bè 
- Cả lớp bình chọn cá nhân kể chuyện hay nhất , câu chuyện hay nhất .
4. Củng cố , dặn dò .
- GV nhận xét tiết học.
Dăn HS xem trước nội dung bài kể chuyện “ Một phát minh nho nhỏ “
tập đọc
trong quán ăn “ ba cá bống “
I. Mục đích, yêu cầu
1.Kĩ năng : 
- Biết đọc trôi chảy , rõ ràng . Đọc lưu loát không vấp váp tân riêng người nước ngoài : Bu – ra – ti –nô , Toóc – ti –la , Ba – ra – ba , Đu –rê- ma , A –li –xa , A – di- li-ô
- Biết đọc diễn cảm truỵên – giọng đọc gây tình huống bất ngờ , hấp dẫn , đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
2. Kiến thức: 
Hiểu ý nghĩa của truyện : Chú bé người gỗ B u-ra – ti –nô thông minh đã biết dùng mưu moi được bí mật về chiếc chìa khoá vàng ở những kẻ độc ác đang tìm mọi cách bắt chú .
3.Thái độ: ý thức học tập tốt để trở thành ngững người công dân có ích cho XH .
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo khoa.
- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học
A - Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Kéo co trả lời câu hỏi 3, 4 trong SGK.
B - Dạy bài mới
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a.Luyện đọc 
- Một học sinh đọc phần giới thiệu truyện. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2-3 lượt .
- GV kết hợp giúp HS đọc những tên riêng người nước ngoài ,hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu dài.
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
HS đọc thầm phần giới thiệu truyện và trả lời câu hỏi:
 ? Bu- ra- ti –nô cần moi bí mật gì ở lão Ba- ra –ba ?
 HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
?Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba – ra –ba phải nói ra điều bí mật ?
 HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi :
? Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào ?
?Tìm những chi tiết trong bài mà em cho là ngộ nghĩnh và lí thú .
? Truyện nói lên điều gì ? 
 c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
 -HS đọc phân vai 
-GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn : “ Cáo lễ phép ngả .....nhanh như mũi tên “
HS luyện đọc .
Lớp nhận xét , giáo viên đánh giá .
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS đọc lại bai và chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2005
tập làm văn
luyện tập giới thiệu địa phương 
i. mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
 Biết giới thiệu tập quán kéo co của hai địa phương Hữu Trấp ( Quế Võ , Bắc Ninh ) và Tích Sơn ( Vĩnh Yên , Vĩnh Phúc ) dựa vào bài đọc Kéo co 
2.Kĩ năng:
 HS biết giới thiệu một trò chơi hoặc một lẽ hội ở quê em – giới thiệu rỗ ràng , ai cũng hiểu được .
3. Thái độ : Yêu quê hương mình và có ý thức tìm hiểu những trò chơi dân gian , lễ hội của quê hương , đất nước mình .
ii. đồ dùng dạy học 
 Tranh minh hoạ trò chơi , lễ hội trong SGK.
Dàn ý lời giới thiệu trò chơi, lễ hội .
iii. các hoạt động dạy học 
KTBC : 
Gọi 2 HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ tiết Quan sát đồ vật 
 b. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trong các tiết học trước các con đã trao đổi ý kiến với người thân rất tốt .Vậy hôm nay cô muốn các con trở thành những hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu cho thầy cô và các bạn bè nghe về các trò chơi , lễ hội của quê hương mình . 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1 
Một HS đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc lướt bài kéo co , thực hiện các yêu cầu của bài tập .
HS thi thuật lại các trò chơi .
 Lớp nhận xét , giáo viên sửa lỗi dùng từ , diễn đạt .
Bài tập 2 
a. Tìm hiểu đề 
GV nêu yêu cầu của đề bài . 
 HS quan sát tranh minh hoạ và nói tên những trò chơi , lễ hội được giới thiệu trong tranh .
 Giáo viên treo bảng phụ gợi ý học sinh biết dàn ý chính .
HS nối tiếp phát biểu – giới thiệu quê mình , trò chơi hoặc lễ hội mình muốn giới thiệu .
b. Thực hành giới thiệu 
 - Từng cặp HS thực hành giới thiệu trò chơi , lễ hội của mình .	
HS thi giới thiệu về trò chơi , lễ hội trước lớp .
Lớp trao đổi để tìm hiểu thêm về trò chơi , lễ hội mà bạn vừa giới thiệu .
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về  ... GV giúp HS tập ước lượng tìm thương cho mỗi lần chia .
Chẳng hạn : 415 :195 =? Có thể lấy 400 chia cho 200 được 2
 253:195 =?có thể lấy 300 chia cho 200 được 1 . 
 585 : 195 = Có có thể lấy 600 chia cho 200được 3
 3.Trường hợp chia có dư 
 80120 : 245 = 
 Làm tương tự như trên 
 4. Thực hành 
Bài 1 :
- HS nêu yêu cầu 
Gọi 4 HS lên bảng làm bài.
- Cho HS chữa bài trên bảng.
 Bài 2 : 
- Cho HS nêu yêu cầu bài .
-HS tự làm bài vào vở theo yêu cầu .
-GV chấm và chữa bài .
Bài :3 
HS đọc đề bài, HS nêu cách giải bài toán .
GV gọi một HS lên bảng giải . 
 - Cho HS chữa bài trên bảng.
 5. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau 
khoa học
bài 31 : không khí có những chất gì ?
i.Mục tiêu
1 Kiến thức :
- HS nêu được một số tính chất của không khí 
2. Kĩ năng : 
 HS nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất cuat không khí trong cuộc sống .
 3. Thái độ :
 HS ham tìm hiểu thế giới và nghiên cứu khoa học 
ii. Đồ dùng dạy học
Hình trang64, 65 SGK
Chuẩn bị theo nhóm : 8 – 10 quả bong bay có hình dạng khác nhau, bơm tiêm.
iii. Các Hoạt động dạy – học 
 a. ktbc:
 -? Khí quyển là gì ?
- HS trả lời ,GV đánh giá cho điểm.	
b . Dạy bài mới 
1.Hoạt động 1 :Phát hiện màu , mùi , vị của không khí 
* Mục tiêu:Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu , không mùi , không vị của không khí . 
* Cách tiến hành:
 Giáo viên nêu câu hỏi : 
 ? Em có nhìn thấy không khí không ? Tại sao?
? Dùng lưỡi nếm , dùng mũi ngửi, em nhận thấy không khí có mùi gì? Có vị gì ?
 ? Đôi khi em ngửi thấy trong không khí có mùi thơm hoặc mùi khó chịu , đó có phải là mùi của không khí không ? Cho ví dụ .
Kết luận
 Không khí trong suốt , không màu , không mùi , không vị .
Hoạt động 2: chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí 
*Mục tiêu:
 Phát hiện không khí không có hình dạng nhất định 
* Cách thức tiến hành:
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia nhóm và yêu cầu nhóm trưởng báo cáo về số bóng chuẩn bị .
GV phổ biến luật chơi .
HS đem bóng ra thổi .
- Bước 2: Thảo luận 
+ Các nhóm mô tả hình dạng của các quả bóng vừa thổi được .
 GV lần lượt đưa ra các câu hỏi : 
? Cái gì chứa trong quả bóng và làm chúng có hình dạng như vậy ?
?Qua đó rút ra , không khí có hình dạng nhất định không ?
 Kết luận:
 Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng trống trong vật chứa nó .
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí 
*Mục tiêu : - Biết không khí có thể bị nén và giãn ra .
Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong cuộc sống .
*Cách tiến hành : 
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn .
Bước 2: Làm việc theo nhóm . 
 HS quan sát hình vẽ và mô tả hiện tượng xảy ra ở hình 2 a và 2b
Bước 3 : Làm việc cả lớp .
GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả .
HS trả lời hai câu hỏi trong SGK 
Kết luận : Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra .
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Bài 16
Thứ bẩy ngày 24tháng 12 năm 2005 
Khoa học
Bài 32 :không khí gồm có những thành phần nào ?
i.Mục tiêu
 HS biết làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí ô xi duy trì sự cháy và ni tơ không duy trì sự cháy .
 Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác .
ii.Đồ dùng dạy - học
Hình trang 66,67 SGK
 Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm :
Lọ thuỷ tinh , nến , chậu thuỷ tinh , vật liệu dùng làm đế kê lọ.
Nước vôi trong .
iii. các Hoạt động dạy - học
a. KTBC:
 ? Nêu tính chất cơ bản của không khí ?
b. dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí 
* Mục tiêu: Làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là khí ô xi duy trì sự cháy và khí ni tơ không duy trì sự cháy .
* Cách tiến hành:
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn .
Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh báo cáo về việc chuẩn bị .
HS đọc mục thực hành .
 Bước 2 : Làm việc theo nhóm
Bước 3: Trình bày trước lớp 
Kết luận : ( Mục bạn cần biết ).
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí 
* Mục tiêu: Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác .
* Cách thức tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn .
GV yêu cầu HS quan sát nước vôi trong .
HS bơm không khí vào lọ nước vôi và quan sát xem nước vôi có còn trong nữa không .
Bước 2: HS thực hiện hướng dẫn của GV 
Bước 3: HS trình bày kết quả .
 HS trình bày kết quả , các HS khác bổ xung.
Bước 4: Thảo luận cả lớp .
HS quan sát hình 4,5 SGK kể tên những thành phần khác của không khí .
? Không khí gồm những thành phần nào ?
Kết luận : Không khí gồm có hai thành phần chính là ô xi và ni tơ . Ngoài ra còn chứa khí các -bô -nic , hơi nước , bụi , vi khuẩn ...
5. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Bài 33. 
Địa lý
 THủ đô hà nội 
I- Mục tiêu
 Học xong bài này , HS biết :
Xác định được vị trí của Thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam .
Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội .
Một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ , là trung tâm chính trị , kinh tế , văn hoá , khoa học .
Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội . 
II- Đồ dùng dạy – học
Bản đồ hành chính Việt Nam.
III- Các hoạt động dạy- học
A. KTBC: ? Trình bày những hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ ?
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài : trực tiếp 
2. Hà Nội – Là thành phố lớn ở trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ :
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp 
 GV giới thiệu Hà Nội là thành phố lớn nhất của Miền Bắc .
HS quan sát bản đồ hành chính Việt Nam :
+ Chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội .
+ Trả lời câu hỏi mục 1 SGK.
+ Cho biết từ tỉnh em ở có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào ?
3. Thành phố cổ đang ngày càng phát triển .
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
Các nhóm dựa vào kênh chữ và hình 2 trong SGK v oà vào hiểu biết của mình thảo luận : 
-Thủ đô Hà Nội còn có tên gọi nào khác ? Tới nay hà Nội được bao nhiêu tuổi ?
Khu phố cổ có đặc điểm gì ?
Khu phố mới có đặc điểm gì ?
Kể tên những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử ở Hà Nội .
 4. Hà Nội – Trung tâm chính trị , văn hoá , khoa học và kinh tế của cả nước 
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm 
Bước 1:
Các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK , các tranh ảnh và hiểu biết của bản thân để thảo luận :
? Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là trung tâm chính trị , văn hoá , kinh tế , khoa học lớn nhất của cả nước .
Bước 2:
 HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp .
 HS tự nhận xét , bbổ sung . GV hoàn thiện câu trả lời . 
5. Củng cố dặn dò 
 - Nhận xét tiết học .
Kĩ thuật
Vật liệu và dụng cụ trồng rau ,hoa
i. mục tiêu
HS biết đặc điểm , tác dụng của các vật liệu , dụng cụ thường dùng để gieo trồng , chăm sóc rau , hoa.
Biết sử dụng một số dụng cụ lao động trồng rau , hoa đơn giản .
Có ý thức giữ gìn , bảo quản và đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gieo trồng rau , hoa.
ii. Đồ dùng dạy họC
Mẫu : hạt giống , một số loại phân hoá học , phân vi sinh , cuốc ,cào , vồ đập đất , bình có vòi hoa sen , bình xịt nước .
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 1.Hướng dẫn HS tìm hiểu những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi trồng rau , hoa.
HS đọc nội dung 1 SGK.
? Nêu tác dụng của những vật liệu cần thiết thường được sử dụng khi trồng rau , hoa. 
- GV nhận xét tiết học 
- HS chưa hoàn thành sản phẩm yêu cầu các em hoàn thành nốt ở tiết học sau.
- HS trả lời , HS khác bổ sung .
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV kết luận nội dung 1 theo các ý chính .
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các dụng cụ reo trồng , chăm sóc rau , hoa.
- HS đọc mục 2 SGK.
? Nêu dặc điểm , hình dạng , cấu tạo , cách sử dụng một sôd dụng cụ thường dùng để gieo trồng , chăm sóc rau , hoa.
HS trả lời , bổ sung .
GV giới thiệu từng dụng cụ ( có thể cho HS tự giới thiệu )
GV tóm tắt nội dung của bài .
3.Nhận xét , dặn dò .
GV nhận xét về sự chuẩn bị , tinh thần học tập của HS.
- HS đọc trước bài “điều kiện ngoại cảnh của rau , hoa”Kĩ thuật
Điều kiện ngoại cảnh của rau, hoa.
i. Mục tiêu 
-HS biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau , hoa.
- Có ý thức chăm sóc cây rau , hoa đúng kĩ thuật.
ii. đồ dùng dạy học 
Hình trong sách giáo khoa.
iii. các hoạt động dạy học 
A. KTBC
B. dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
 2. Hoạt động 1: HS tìm hiểu các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sing trưởng và phát triển của cây rau , hoa.
Giáo viên treo tranh , HS quan sát tranh, hình trong SGK trả lời câu hỏi :
 ? Cây rau ,hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào ?
HS nhận xét , bổ sung .GV kết luận : Các điều kiện ngoại cảnh cần cho cây rau , hoa là: nhiệt độ , nước , ánh sáng , chất dinh dưỡng , không khí .
3.Hoạt động 2: HS tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau , hoa.
 a. Nhiệt độ : 
 GV hỏi : Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu ?
 Nhiệt độ của các mùa trong năm có giống nhau không ? 
 Hãy nêu tên các loại rau , hoa trồng ở các mùa khác nhau.
 HS trả lời , nhận xét , bổ sung .
 GV nhận xét , kết luận : 
 b. Nước :
 GV hỏi : Cây rau , hoa lấy nước ở đâu? 
 Nước có tác dụng như thế nào đối với cây ?
 Cây có hiện tượng gì khi thiếu hoặc thừa nước ?
 HS tả lời , nhận xét , bổ sung .
 GV tóm tắt lại kiến thức . 	
 c. ánh sáng :
 GV hỏi : Cây nhận ánh sáng từ đâu ?
 ánh sáng có tác dụng như thế nào đối với cây rau , hoa?
 Quan sát những cây trồng trong bóng râm em thấy có hiện tượng gì ?
 Muốn có đủ ánh sáng cho cây ta phải làm như thế nào ?
 HS trả lời , nhận xét , bổ sung .
 GV lưu ý về nhu cầu ánh sáng đối với từng loại cây.
 d. Chất dinh dưỡng 
 GV hỏi: Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây là gì?
 Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây là gì?
 Cây hấp thụ chất dinh dưỡng nhờ bộ phận nào ?
 HS trả lời , bổ sung 
 GV hỏi: Khi cây bị thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng thì cây sẽ như thế nào ?
 GV nhận xét , tóm tắt nội dung :
 e. Không khí :
 HS quan sát tranh và cho biết nguồn cung cấp không khí cho cây .
 Nêu tác dụng của không khí đối với cây?
 Làm thế nào để đảm bảo đủ không khí 	cho cây ?
 GV nhận xét , kết luận :
 HS đọc phần ghi nhớ 
4. Nhận xét - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học , tinh thần thái độ học tập của HS.
- Hướng dẫn HS đọc trước bài mới .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_16_ban_tich_hop_chuan_kien_thuc.doc