I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-Đọc rành mạch, trôi chảy;bước đầu biết đọc giọng kể nhẹ nhàng, chậm, rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện.
-Hiểu nội dung câu chuyện: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
II. CHUẨN BỊ
*GV: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bi cũ :
- Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc từng đoạn truyện và trả lời câu hỏi, nội dung bài.
- Nhận xét cách đọc, câu trả lời và cho điểm từng HS.
2. Bài mới
*Hoạt động 1: Luyện đọc
-Hiểu nghĩa các từ ngữ: Trẻ em rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nghĩ về đồ chơi như về các vật có thật trong cuộc sống. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn.
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: vằng vặc, cửa sửa, vầng trăng,
- HS kh đọc
- Bài văn được chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Nhà vua rất mừng đến bó tay.
+ Đoạn 2: Mặt trăng đến dây chuyền ở cổ.
+ Đoạn 3: Làm sao mặt trăng đến khỏi phòng.
NGÀY SOẠN : 20 - 12 - 2009 NGÀY DẠY : 21 - 12 - 2009 Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009 TẬP ĐỌC TIẾT 35 RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (Tiếp theo) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU -Đọc rành mạch, trôi chảy;bước đầu biết đọc giọng kể nhẹ nhàng, chậm, rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện. -Hiểu nội dung câu chuyện: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. II. CHUẨN BỊ *GV: Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ : - Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc từng đoạn truyện và trả lời câu hỏi, nội dung bài. - Nhận xét cách đọc, câu trả lời và cho điểm từng HS. 2. Bài mới *Hoạt động 1: Luyện đọc -Hiểu nghĩa các từ ngữ: Trẻ em rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nghĩ về đồ chơi như về các vật có thật trong cuộc sống. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người lớn. - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: vằng vặc, cửa sửa, vầng trăng, - HS khá đọc - Bài văn được chia làm 3 đoạn + Đoạn 1: Nhà vua rất mừng đến bó tay. + Đoạn 2: Mặt trăng đến dây chuyền ở cổ. + Đoạn 3: Làm sao mặt trăng đến khỏi phòng. Chú ý các câu sau: Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh, nhưng / ngài lập tức lo lắng vì đêm đó / mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời. Mắt trắng cũng vậy, mọi thứ đều như vậy // - giọng công chúa nhỏ dần nhỏ dần. * Toàn bài đọc với giọng: căng thẳng ở đoạn đầu khi các quan đại thần và các nhà khoa học đều bó tay, nhà vua lo lắng; nhẹ nhàng ở đoạn sau, khi chú hề tìm ra cách giải quyết. Lời người dẫn chuyện hồi hộp, lời chú hề nhẹ nhàng, khôn khéo. Lời công chúa hồn nhiên, tự tin, thông minh. * Nhấn giọng ở những từ ngữ: lo lắng, vằng vặc, chiếu sáng, mỉm cười, mọc ngay, mọc lên, rất mừng, mọc ra, thay thế, mặt trăng, thế chỗ, đều như vậy, nhỏ dần, nhỏ dần, - HS đọc đoạn nới tiếp. Khen HS đọc đúng , sửa lỡi về phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc. - HS đọc đoạn nới tiếp.Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó. - HS đọc đoạn nới tiếp trong nhóm -GV đọc mẫu *Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. - Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Nhà vua lo lắng về điều gì? Nhà vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại. + Vì sao một lần nữa các vị đại thần, các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua? Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không nhìn thấy được. - Các vị đại thần, các nhà khoa học một lần nữa lại bó tay trước yêu cầu của nhà vua vì họ cho rằng phải che giấu mặt trăng theo kiểu nghĩ của người lớn. Mà đúng là không thể giấu mặt trăng theo cách đó được. - Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì? Chú hề đặt câu hỏi như vậy để dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời và một mặt trăng đang nằm trên cổ cô. - Gọi 1 HS đọc câu hỏi 4 cho các bạn trả lời. - Câu trả lời của các em đều đúng. Nhưng sâu sắc hơn cả là câu chuyện muốn nói rằng: Cách nhìn của trẻ em rất khác người lớn. Đó cũng chính là nội dung chính của bài. * Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. - Yêu cầu 3 HS đọc phân vai (người dẫn chuyện, chú hề, công chúa). - Giới thiệu đoạn văn cần cần đọc. - Làm sao mặt trăng lại chiếu sáng trên trời trong khi nó đang nằm trên cổ công chúa nhỉ? Chú hề hỏi. - Công chúa nhìn chú hề, mỉm cười. - Khi ta mất một chiếc răng, chiếc mới sẽ mọc ngay ngay vào chỗ ấy. Khi ta cắt những bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên. Có đúng không nào? Chú hề vội tiếp lời: - Tất nhiên rồi. Khi con hưu mất sừng, cái sừng mới sẽ mọc ra. Sau khi đêm thay thế cho ngày, ngày lại thế chỗ của đêm. - Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều nhừ vậy, // - Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. Nàng đã ngủ. Chú hề đặt câu hỏi như vậy để dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời và một mặt trăng đang nằm trên cổ cô. 3. Củng cố - dặn dò. Hỏi: + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? + Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao? Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - KĨ THUẬT Giáo viên chuyên dạy. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - TỐN TIẾT 84 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU -Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2 -Biết số chẵn và số lẻ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm dấu hiệu chia hết cho 2. -Tổ chức HS thảo luận nhóm 4 tìm những số chia hết 2và những số không chia hết cho 2, viết vào giấy nháp. -GV viết bảng các số HS vừa nêu, sau khi đã nhận xét, viết thành hai cột: 10: 2= 5 11: 2= 5 (dư 1) 32: 2=16 33: 2=16(dư 1) 24:2= 12 16:2=8 8:2=4 -Tổ chức cho HS thảo luận: +Các số chia hết cho 2 có tận cùng là mấy? có tận cùng là 2,4,6,8,0. +Các số không chia hết cho 2 có tận cùng là mấy? có tận cùng là 1,3,5,7,9. HS tìm thêm ví dụ bất kì về số chia hết và số không chia hết cho 2. -GV kết luận: Muốn biết một số có chia hết cho 2 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó. * Hoạt động 2: Giới thiệu số chẵn và số lẻ. -GV nêu: Các số chia hết cho 2 gọi là số chẵn.Các số không chia hết cho 2 gọi là số lẻ. HS thảo luận , nhận biết số chẵn là các số có tận cùng là 0,2,4,6,8; các số lẻ có tận cùng là 1,3,5,7,9. HS tìm ví dụ về số chẵn và số lẻ. * Hoạt động 3: Thực hành Bài 1 Tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi, nêu miệng HS nêu yêu cầu, trao đổi nhóm đôi, nêu miệng a.Các số chia hết cho 2 là: 98; 1000; 7536; 5782; b.Các số không chia hết cho 2 là: 35; 89; 867; 84 683; 8401. HS giải thích từng trường hợp. GV nhận xét Bài 2 Tổ chức cho HS làm bài cá nhân HS làm bài vào bảng con; 2 HS lên bảng. HS làm bài vào vở; 1 HS lên bảng: 50; 24, 36, 90 365; 189 3.Củng cố-Dặn dị: -Tổ chức cho HS tham gia trò chơi : Ai nhanh, ai đúng? -Dặn về nhà làm bài 1, 2 vào vở. - Chuẩn bị bài: Dấu hiệu chia hết cho 5 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - ĐẠO ĐỨC TIẾT 18 THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Hệ thống hóa các kiến thức, thái độ ứng xử và hành vi; kĩ năng thực hiện các kiến thức đã học. II.CHUẨN BỊ: Các phiếu học tập viết sẵn các tình huống cần thực hiên về các nội dung cần ôn tập. Các câu hỏi, tình huống để tổ chức trò chơi chuyền phiếu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Hoạt động 1: Kể chuyện tấm gương hiếu thảo * Mục tiêu: Biết kể chuyện những tấm dương hiếu thảo - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm + Phát cho HS giấy bút. + Kể cho các bạn trong nhóm tấm gương hiếu thảo mà em biết (ví dụ bài thơ: Thương ông). + Yêu cầu trong nhóm kể cho nhau nghe tấm gương hiếu thảo nào mà em biết. + Liệt kê ra giấy những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao. - Yêu cầu các nhóm viết ra những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nói về công lao của ông bà, cha mẹ và sự hiếu thảo của con cháu. Chẳng hạn: * Về công lao cha mẹ: Chim trời ai dễ kể lông. Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày. Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo để con. Áo mẹ cơm cha. Ơn cha nặng lắm cha ơi. Nghĩa mẹ bằng trời chính tháng cưu mang. * Về lòng hiếu thảo. Mẹ cha ở chốn liều ranh. Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con. Cha sinh mẹ dưỡng. Đức cù lao lấy lượng nào đong Thờ cha mẹ ở hết lòng. Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường. Dù no dù đói cho tươi. Khoai ăn bớt ngủ mà nuôi mẹ già. Liệu mà thờ mẹ kính cha. Đừng tiếng nặng nhẹ người ta chê cười. + Giải thích cho HS một số câu khó hiểu. + Có thể kể cho HS câu truyện: “ Quạt nồng – ấp lạnh” (Phụ lục). * Hoạt động 2: Sắm vai xử lý tình huống * Mục tiêu: Biết đĩng vai và xử lý tình huống - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. + Đưa ra 2 tình huống (có thể có tranh minh hoạ). Tình huống 1: Em đang ngồi học bài. Em thấy bà có vẻ mệt mỏi, bà bảo “Bữa nay bà đau lưng quá”. Tình huống 2: Tùng đang chơi ngoài sân, ông Tùng nhờ bạn: Tùng ơi, lấy hộ ông cái khăn. + Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu cách xử lý tình huống và sắm vai thể hiện 1 trong 2 tình huống. - HS thảo luận chia vai diễn để sắm vai thể hiện cách xử lý tình huống. Chẳng hạn: Tình huống 1: Em sẽ nói mời bà ngồi nghỉ, lấy dầu xoa cho bà. Tình huống 2: Em sẽ không chơi, lấy khăn giúp ông. - Tổ chức cho HS làm việc cả lớp. + Yêu cầu đại diện 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác theo dõi. + Hỏi: Tại sao nhóm em chọn cách giải quyết đó? Làm thế thì có tác dụng gì? + Kết luận: Các em cần phải biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng cách quan tâm, giúp đỡ ông bà những việc vừa sức, chăm sóc ông bà cha mẹ. Và cũng cần phải nhắc nhở nhau cùng biết làm cho ông bà cha mẹ vui lòng. Như vậy gia đình chúng ta sẽ luông luôn vui vẻ, hòa thuận, hạnh phúc. + Kết thúc: Nhắc nhở HS về nhà thực hiện đúng những dự định sẽ làm để giúp đỡ ông bà cha mẹ. *Hoạt động 3:Bày tỏ ý kiến - Chia lớp thành 4 nhóm. - Yêu cầu thảo ... HS của lớp đó. +Ta đi tìm một số mà bé hơn 35 và lớn hơn 20 vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 3. -HS tìm được số HS của lớp đó là : 30 -GV cho HS thực hiện hoạt động nhóm. -Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn. -GV nhận xét và sửa sai. 3.Củng cố, dặn dò : -Nhận xét tiết học. -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - ĐỊA LÍ TIẾT 18 ÔN TẬP HỌC KÌ I I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU -Hệ thống lại những đặc điểm tiểu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu,sơng Ngịi, dân tộc,trang phục,và hoạt động sản xuất chính của Hồng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Bài mới: GV hệ thống kiến thức theo từng bài. GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời. *BÀI: DÃY HOÀNG LIÊN SƠN 1)Nêu đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn? Hoàng Liên Sơn là một trong những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta. Dãy núi này nằm giưũa sông Hồng và sông Đà. Đây là dãy núi cao, đồ sộ nhất ở nước ta; có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm. *BÀI: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN. 2)-Nêu tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn. Kể về lễ hội, trang phục và phiên chợ của họ? Ở Hoàng Liên Sơn có các dân tộc ít người như: dân tộc Thái, Dao,Mông... -Lễ hội như: hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng. Lễ hội của các dân tộc thường tổ chức vào mùa xuân với các hoạt động, thi hát, múa rạp, ném còn,.. -Trang phục: Các dân tộc ít người thường tự may quần áo, khăn gối. Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng. Trang phục được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ. -Phiên chợ:Ở Hoàn Liên Sơn họp vào những ngày nhất định. Vào ngày này, chợ thường rất đông vui. Phiên chợ không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi giao lưu văn hóa và gặp gỡ, kết bạn của nam nữ thanh niên. *BÀI: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN. *Câu hỏi: 3)Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là nghề chính? Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm nghề nông, nghề thủ công, khai thác khoáng sản. Nghề nông là nghề chính 4)Kể tên một số sản phẩm thủ công truyền thống Hàng dệt thổ cẩm, đan lát, thêu, may, rèn đúc,...ở Hoàng Liên Sơn? *BÀI: TRUNG DU BẮC BỘ. 5)Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ?Nằm giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ là một vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp. 6)Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng cây gì? Vùng trung du thích hợp cho việc trồng cây ăn quả như: cam, chanh, dứa, vải,... cây công nghiệp như: cây chè, cây cọ. 7)Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ? Che phủ đồi trọc, ngăn tình trạng đất đang bị xấu đi, chống xói mòn đất. *BÀI: TÂY NGUYÊN 8)-Tây nguyên có những cao nguyên nào? Tây Nguyên có cao nguyên Kon-tum, Play-cu, Đắc-lắc., Lâm Viên, di Linh. 9)Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa? Khí hậu ở Tây Nguyên có hai mùa rõ rêt: mùa mưa và mùa khô.Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả rừng phủ một bức màn nước trắng xóa. Vào mùa khô, trời nắng gắt đất khô vụn bở. *BÀI: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN. 10)Kể tên một số dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên và một số dân tộc ở nơi khác đến xây dựng kinh tế mới? Một số dân tộc sống lâu đời ở tây Nguyên là: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng,... -Một số dân tộc ở nơi khác đến xây dựng kinh tế mới như: Kinh, Mông, Tày, Nùng,... 11)Nêu một số nét về trang phục và sinh hoạt của người dân Tây Nguyên? Ở Tây Nguyên, nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. Trang phục ngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc. Gái trai đều thích mang trang sức bằng kim loại. -Vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch, người dân thường tổ chức lế hội. Có những lễ hội đặc sắc như: lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân, lễ hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới,... Người dân tây Nguyên rất yêu thích nghệ thuật. Họ có nhiều nhạc cụ độc đáo như: đàn tơ-rưng, đàn Krông-pát, cồng, chiêng,... 12)Nhà rông dùng để làm gì? Nhà rông là ngôi nhà chung lớn nhất ở buôn. Nhiều sinh hoạt tập thể như họp hội, tiếp khách của cả buôn,... được diễn ra ở đó. Nhà rông càng to đẹp thì chứng tỏ buôn càng giàu có., thịnh vượng. *BÀI: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN. 13)Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên? Cây trồng cao su, hồ tiêu, chè, cà phê. Vật nuôi chính là trâu, bò, voi. 14)Dựa vào điều kiện đất đai và khí hậu, hãy cho biết việc trồng cây cong nghiệp ở Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì? Ơû Tây Nguyên được phủ đất đỏ Ba-dan. Đất thường có màu nâu đỏ, tơi xốp, phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm. Khó khăn vào mùa khô, khi nắng nóng kéo dài, nhiều nơi thiếu nước trầm trọng. Vì vậy, người dân phải dùng máy bơm hút nước ngầm lên để tưới cây. 15)Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu bò? Ở Tây Nguyên có những đồng cỏ xanh tốt, thuận lợi để phát triển chăn nuôi bò, trâu. 16)Nêu ích lợi của rừng tây Nguyên? Rừng Tây Nguyên cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ; có những thứ gỗ quý như: cẩm lai,giáng hương,kền kền,... Ngoài gỗ, rừng còn có tre, nứa, mây, song và các loại cây làm thuốc như sa nhân, hà thủ ô,... Rừng tây Nguyên là xứ sở của nhiều thú quý như voi, bò rừng, tê giác, gấu đen,... 17)Vì sao phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng? Vì việc khai thác rừng bừa bãi, đốt phá rừng làm nương rẫy, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp một cách không hợp lý, khong chỉ làm mất rừng mà còn làm cho đất bị xói mòn, hạn hán và lũ lụt tăng, ảnh hưởng xấu đến môi trường và sinh hoạt của con người. *BÀI: THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT 18)Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu mét? Đà Lạt có khí hậu như thế nào? Đà Lạt nằm trên cao nguyên lâm Viên, với độ cao khoảng 1500 m. Đà Lạt có khí hậu quanh năm mát mẻ. 19)Tai sao ở Đà Lạt có nhiều hoa quả, rau xứ lạnh? Vì Đà lạt có khí hậu quanh năm mắt mẻ là điều kiện thích hợp cho rau quả , hoa xứ lạnh phát triển. *BÀI: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ. 20)Đồng bằng Bắc Bộ do những con sông nào bồi đắp nên? Đồng bằng Bắc Bộ do sông Hồng và sông Thái Bình là hai con sông lớn nhất của miền bắc bồi đắp nên đồng bằng bắc Bộ. 21)Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của đồng bằng bắc Bộ? Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh là Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. Đây là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai của nước ta. Đồng bằng có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi; ven các sông có hệ thống đê ngăn lũ. *BÀI: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ. 22)Em hãy kể về nhà ở và làng xóm của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ? Ở đây chủ yêu là người Kinh sống lâu đời thành từng làng với nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau. Nhà được xây chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao,... Làng Việt cổ thường có lũy tre xanh bao bọc. Mỗi làng có một ngôi đình thờ thành hoàng. Thanhg hoàng làng là người có công với làng, với nước. Đình là mơi diễn ra các hoạt động chung của dân làng. Một số làng còn có các đền, chùa, miếu,... 23)lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào thời gian nào? Để làm gì? Trong lễ hội có những hoạt động nào? Lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu để cầu cho năm mới mạnh khỏe, mùa màng bội thu,... Trong lễ hội, người dân mặc các trang phục truyền thống, tổ chức tế lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí. 24)Kể tên những lễ hội nổi tiếng ở Đồng bằng Bắc Bộ? Những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ là: Hội Lim, Hội Chùa Hương, Hội Giống. *BÀI: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ. 25)Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính của đồng bằng Bắc Bộ? ngoài lúa, người dân nơi đây còn trồng ngô, khoai, cây ăn quả, nuôi gia súc, gia cầm, nuôi và đánh bắt cá tôm. Đồng bằng Bắc Bộ là nơi nuôi lợn, gà, vịt, vào loại nhiều nhất nước ta. 26)Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ? Vì nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa nên đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước 27)Em hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất gạo của người dân đồng bằng Bắc Bộ? Làm đất, gieo mẹ, nhổ mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc. 28)Kể tên một số nghề thủ công của dân đồng bằng Bắc Bộ? Đồ gốm Bát Tràng, dệt lụa ở làng Vạn Phúc, đồ gỗ ở làng Đồng Kị, dệt chiếu cói làng Kim Sơn, chạm bạc ở Đồng Sâm. 9)Em hãy mô tả quy trình làm ra một sản phẩm đồ gốm. Nhào đất và tạo dáng cho gốm, đem phơi gốm, vẽ hoa văn lên gốm, tráng men, đem vào lò nung gốm ra các sản phẩm gốm. 30)Phiên chợ ở đồng bằng bắc Bộ có đặc điểm gì? Phiên chợ ở đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập. Hàng hóa bán ở chợ phần lớn là sản phẩm sản xuất tại địa phương. Các chợ phiên của các địa phương gần như không trùng nhau. 2.Củng cố;Dặn dò. -Về nhà xem lại những kiến thức đã ôn. - Chuẩn bị bài:Thành phố Hải Phịng
Tài liệu đính kèm: