Giáo án Khối 4 - Tuần 19 (2 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 4 - Tuần 19 (2 cột chuẩn kiến thức)

Kể chuyện

BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN

I. Mục tiêu:

1. Rèn kỹ năng nói:

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS biết thuyết minh nội dung tranh bằng 1 - 2 câu, kể lại được câu chuyện 1 cách tự nhiên.

- Nắm được nội dung câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.

2. Rèn kỹ năng nghe:

 - Chăm chú nghe cô giáo, thầy giáo kể chuyện, nhớ cốt truyện.

 - Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh họa truyện phóng to.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Giới thiệu truyện:

2. GV kể chuyện:

- GV kể lần 1, kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện.

- GV kể lần 2 chỉ vào tranh. HS: Cả lớp nghe.

HS: Nghe, kết hợp nhìn tranh minh họa.

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 19 (2 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19:	Thứ hai ngày 15 tháng 01 năm 2007..
Tập đọc
Bốn anh tài
I. Mục tiêu:
1. Đọc:
- Đọc đúng các từ ngữ câu đoạn bài. Đọc liền mạch các tên riêng: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khỏe, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài:
	- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa, bảng ghi những câu đoạn dài.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Mở đầu:
Giới thiệu 5 chủ điểm của sách Tiếng Việt 4 tập II.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: 
HS: Nối nhau đọc 5 đoạn của bài.
- GV kết hợp sửa sai, giải nghĩa từ và hướng dẫn cách nghỉ.
HS: Luyện đọc theo cặp.
, 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi:
? Sức khỏe và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt
- Cẩu Khây nhỏ người nhưng ăn 1 lúc hết chín chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18, 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ. 
? Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây
- Yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót.
? Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng với những ai
- Cùng 3 bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng.
? Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì
- Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc. Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tai để tát nước. Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng.
? Chủ đề của chuyện là gì
- Ca ngợi sức khỏe, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa cứu dân lành của 4 anh em Cẩu Khây.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm như sau:
- GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu.
- Từng cặp HS đọc diễn cảm.
- 1 vài em thi đọc trước lớp.
- GV sửa chữa, uốn nắn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Toán
Ki - lô - mét vuông
I.Mục tiêu:
- Giúp HS hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki lô mét vuông.
- Biết đọc, viết đúng các đơn vị đo diện tích theo đơn vị km. 
 Biết 1 km2 = 1 000 000 m2 và ngược lại.
- Biết giải đúng 1 số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích cm2, dm2, m2, và km2.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu:
- GV giới thiệu: Để đo diện tích lớn như diện tích thành phố, khu rừng người ta thường dùng đơn vị đo diện tích ki - lô -mét vuông.
- GV dựa vào đồ dùng dạy học để giới thiệu: Ki- lô - mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 km.
- GV giới thiệu cách đọc và cách viết ki - lô - mét vuông:
+ Ki- lô - mét vuông được viết tắt: km2.
- GV giới thiệu 1 km2 = 1 000 000 m2.
HS: Vài em nhắc lại.
2. Thực hành:
+ Bài 1 và bài 2:
HS: Đọc kỹ yêu cầu và tự làm.
- Vài HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
+ Bài 3: 
- GV gọi HS đọc đầu bài.
- Tóm tắt và tự giải.
HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm vào vở.
- Một em lên bảng giải.
Giải:
Diện tích của khu rừng hình chữ nhật là:
3 x 2 = 6 (km2)
Đáp số: 6 km2.
+ Bài 4: GV yêu cầu HS đọc kỹ đầu bài.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a. Diện tích phòng học là: 40 m2
b. Diện tích nước Việt Nam là: 330991 km2.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài vào vở bài tập.
 Đạo đức
kính trọng và biết ơn người lao động
I.Mục tiêu:
- HS nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.
- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
II. Đồ dùng:
SGK, đồ dùng đóng vai.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Thảo luận truyện:
- GV kể chuyện “Buổi học đầu tiên”.
HS: 1 em kể lại.
- Thảo luận theo 2 câu hỏi SGK.
- GV kết luận:
	Cần phải kính trọng mọi người lao động dù là những người lao động bình thường nhất.
3. Thảo luận nhóm đôi (bài 1):
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày.
- Cả lớp trao đổi tranh luận.
- GV kết luận:
+ Nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm, giám đốc công ty, nhà khoa học, người đạp xích lô, giáo viên, kĩ sư tin học, đều là những người lao động trí óc hoặc chân tay,
+ Những người ăn xin, những kẻ buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ không phải là những người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội.
4. Thảo luận nhóm (bài 2 GSK):
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận.
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày, ghi lại trên bảng theo 3 cột:
TT
Người lao động
ích lợi mang lại cho XH
- GV kết luận: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
5. Làm việc cá nhân (bài 3 SGK):
- GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: Làm bài tập.
- Trình bày ý kiến, cả lớp trao đổi, bổ sung.
- GV kết luận:
+ Các việc làm a, c, d, đ, e, g là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động.
+ Các việc làm b, h là thiếu kính trọng người lao động.
- Gọi 1, 2 HS đọc ghi nhớ SGK.
6. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài
kĩ thuật
Trồng rau,hoa trong chậu
I. Mục tiêu:
- Biết cách chuẩn bị chậu và đất để trồng cây rau, hoa.
- Làm được công việc chuẩn bị và trồng rau, hoa trong chậu- Có ý thức tiết kiệm hạt giống, yêu thích lao động.
II. Đồ dùng dạy - học:
 Mộu: 1 chậu cây rau hoặc hoa.
III. Các hoạt động dạy , học chủ yếu:
Tiết 1
A. Bài cũ: 
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kỹ thuật trông cây trong chậu
- GV yêu cầu HS:
HS: Đọc nội dung bài trong SGK.
- Nêu các bước trong quy trình kỹ thuật?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
HS: Nhắc lại các điều kiện để trồng cây trong chậu..
- GV treo tranh hướng dẫn HS quan sát và nêu các bước 
HS: Trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét và giải thích 1 số điểm cần lưu ý:
HS : Lắng nghe
3. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thao tác kỹ thuật.
HS: Nhắc lại quy trình 
- GV hướng dẫn HS từng thao tác kỹ thuật theo nội dung SGK.
HS: 1-2em thực hiện lại thao tác.
-
 GV và cả lớp nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét gìơ học 
Hướng dẫn vê nhà chuẩn bị giờ sau.
Thứ ba ngày 16 tháng 01 năm 2007..
Kể chuyện
Bác đánh cá và gã hung thần
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:	
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS biết thuyết minh nội dung tranh bằng 1 - 2 câu, kể lại được câu chuyện 1 cách tự nhiên.
- Nắm được nội dung câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe:
	- Chăm chú nghe cô giáo, thầy giáo kể chuyện, nhớ cốt truyện.
	- Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa truyện phóng to.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu truyện:
2. GV kể chuyện:
- GV kể lần 1, kết hợp giải nghĩa từ khó trong truyện.
- GV kể lần 2 chỉ vào tranh.
HS: Cả lớp nghe.
HS: Nghe, kết hợp nhìn tranh minh họa.
- GV kể lần 3.
3. Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của bài tập:
a. Tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh bằng 1, 2 câu.
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài 1.
- GV dán lên bảng lớp 5 tranh minh họa phóng to tranh SGK.
- Suy nghĩ nói lời thuyết minh cho 5 tranh.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Tranh 1: Bác đánh cá kéo lưới cả ngày, cuối cùng được mẻ lưới trong có chiếc bình to.
Tranh 2: Bác mừng lắm vì cái bình đem ra chợ bán được khối tiền.
Tranh 3: Từ trong bình, một làn khói đen tuôn ra, rồi hiện thành 1 con quỷ.
Tranh 4: Con quỷ đòi giết bác đánh cá để thực hiện lời nguyền.
Tranh 5: Bác đánh cá lừa con quỷ chui vào bình, nhanh tay đậy nắp, vứt cái bình trở lại biển sâu.
b. Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện:
HS: 1 em đọc yêu cầu 2, 3.
- Kể chuyện trong nhóm.
HS: Kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm, sau đó kể cả chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể trước lớp:
HS: 2, 3 nhóm tiếp nối nhau kể toàn bộ câu chuyện.
- Một vài em kể cả câu chuyện và nói ý nghĩa.
- GV và cả lớp nhận xét.
4. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Yêu cầu về nhà kể lại.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS rèn kỹ năng:
- Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
- Tính toán và giải bài toán có liên quan đến diện tích theo đơn vị đo ki – lô - mét vuông.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
HS: Lên bảng chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu của bài và tự làm.
- 2 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, tìm cách giải.
- GV cùng cả lớp nhận xét:
- 1 em lên bảng giải.
Giải:
a. Diện tích khu đất là:
5 x 4 = 20 (km2).
b. Đổi 8 000 m = 8 km.
Diện tích khu đất là:
8 x 2 = 16 (km2)
+ Bài 3: GV yêu cầu HS đọc kỹ đề bài.
HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm và làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng giải.
GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Bài 4:
- GV và cả lớp nhận xét:
HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm và làm bài vào vở.
- Một em lên bảng giải.
Giải:
Chiều rộng của khu đất là:
3 : 3 = 1 (km)
Diện tích khu đất là:
3 x 1 = 3 (km2)
Đáp số: 3 km2.
+ Bài 5: GV yêu cầu HS đọc kỹ từng câu của bài toán và quan sát kỹ biểu đồ mật độ dân số để trả lời câu hỏi.
HS: Đọc yêu cầu, quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi.
a. Hà Nội là thành phố có mật độ dân số lớn nhất.
b. Mật độ dân số ở TP Hồ Chí Minh gấp khoảng 2 lần mật độ dân số ở Hải Phòng.
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, làm vở bài tập.
chính tả
kim tự tháp ai cập
I. Mục tiêu:
	- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Kim tự hháp Ai Cập.
	- Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm, vần dễ lẫn s /x; iêc/iêt.
II. Đồ dùng dạy - học:
Băng giấy viết nội dung bài 3a, 3b.	
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Mở đầu:
GV nêu gương 1 số HS viết chữ đẹp.
B. Dạy bài mới:
1. GV giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nghe- viết:
- GV đọc bài chính tả cần viết.
HS: Theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những từ cần viết hoa, những từ dễ viết sai.
? Đoạn văn nói lên điều gì
- Ca ngợi Kim tự tháp là 1 công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ ...  Địa hình có nhiều vùng trũng.
? Tìm và chỉ trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam vị trí đồng bằng Nam Bộ, đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau, một số kênh rạch
3. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt:
* HĐ2: Làm việc cá nhân.
HS: Quan sát hình trong SGK và trả lời câu hỏi mục 2.
? Nêu đặc điểm sông Mê Công, giải thích vì sao ở nước ta lại có tên là Cửu Long
- Là 1 trong những con sông lớn trên thế giới bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua nhiều nước và đổ ra biển đông. Đoạn hạ lưu sông chảy trên đất Việt Nam chỉ dài trên 200 km và chia thành 2 nhánh: Sông Tiền, sông Hậu do 2 nhánh sông đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long (chín con rồng).
- GV gọi HS lên chỉ vị trí các sông lớn và 1 số kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ.
* HĐ3: Làm việc cá nhân.
Bước 1: 
HS: Dựa vào SGK và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
? Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông
- Vì hàng năm vào mùa lũ, nước các sông dâng cao làm ngập 1 diện tích lớn.
? Sông ở đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì
- Bồi đắp phù sa cho đất màu mỡ.
? Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô người dân nơi đây đã làm gì
- Xây dựng nhiều hồ lớn như hồ: Dầu Tiếng, hồ Trị An.
=> Rút ra bài học (ghi bảng)
HS: Đọc bài học.
4. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Khoa học
Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
+ Phân biệt gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
+ Nói về những thiệt hại do giông bão gây ra và cách phòng chống bão.
II. Đồ dùng dạy học:
	Hình trang 76, 77 SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
Gọi HS đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về 1 số cấp gió:
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát hình vẽ để hoàn thành bài tập trong phiếu.
HS: Đọc SGK, quan sát hình vẽ để làm vào phiếu học tập (SGV).
- Một số HS lên trình bày.
- GV chữa bài.
3. Hoạt động 2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão.
- GV chia nhóm, nêu câu hỏi.
HS: Làm việc theo nhóm, quan sát H5, H6, đọc mục “Bạn cần biết” để trả lời câu hỏi.
+ Nêu những dấu hiệu đặc trưng cho bão?
+ Nêu tác hại do bão gây ra và 1 số cách phòng chống bão?
- Đổ nhà cửa, trường học, cây cối, hoa màu làm thiệt hại về người và của. Vì vậy cần có cách phòng chống bão như: Theo dõi bản tin dự bão thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng khan hiếm thức ăn và nước uống.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả kèm theo những tranh ảnh về các cấp gió, về những thiệt hại do giông bão gây ra và các bản tin thời tiết có liên quan đến gió bão.
4. Hoạt động 3: Trò chơi “Ghép chữ vào hình.”
- GV phô tô hoặc cho vẽ lại 4 hình minh họa các cấp độ của gió trang 76 SGK. Viết lời chú thích vào các tấm phiếu dời.
- Các nhóm HS thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp.
- Nhóm nào làm nhanh, đúng là nhóm đó thắng.
=> Bài học: (ghi bảng).
HS: 3- 4 em đọc bài học.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Thể dục
đi vượt chướng ngại vật thấp
trò chơi: chạy theo hình tam giác
I. Mục tiêu:
	- Ôn đi ngược chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác.
	- Trò chơi “Chạy theo hình tam giác”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động, tích cực.
II. Địa điểm, phương tiện:
	Sân trường, còi.
III. Nội dung và phương pháp:
1. Phần mở đầu: 
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
HS: Đứng tại chỗ hát, vỗ tay.
- Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
2. Phần cơ bản: 
a. Bài tập RLTTCB:
- Ôn động tác đi ngược chướng ngại vật thấp.
- GV nhắc lại ngắn gọn cách thực hiện.
HS: Ôn lại các động tác đi vượt chướng ngại vật thấp.
- GV chú ý bao quát lớp, nhắc nhở các em, đảm bảo an toàn khi tập.
- Ôn tập theo từng tổ ở khu vực đã quy định.
b. Trò chơi vận động: (5- 6 phút)
- GV nêu tên trò chơi, giải thích ngắn gọn sau đó cho HS chơi.
HS: Nhắc lại cách chơi và tiến hành chơi.
- GV chú ý nhắc các em khi chạy phải thẳng hướng, động tác phải nhanh, khéo léo, không được phạm qui.
- Trước khi tập chú ý cho HS khởi động kỹ khớp cổ chân, đầu gối đảm bảo an toàn khi luyện tập.
3. Phần kết thúc:
HS: Đứng tại chỗ hát, vỗ tay.
- Đi theo vòng tròn xung quanh sân tập, vừa đi vừa hít thở sâu.
- GV hệ thống bài.
- Đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
Thứ sáu ngày 19 tháng 01 năm 2007..
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng kết bài 
trong văn kể chuyện miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Củng cố nhận thức về hai kiểu kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Thực hành viết kết bài mở rộng cho 1 bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng:
Bút dạ, giấy trắng.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 2 HS đọc các đoạn mở bài cho bài văn tả cái bàn.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1:
- 1 em đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi.
- GV gọi 1-2 HS nhắc lại kiến thức về 2 cách kết bài về văn kể chuyện.
- GV dán lên bảng tờ giấy viết sẵn 2 cách kết bài.
HS: Đọc thầm bài “Cái nón suy nghĩ”. 
- Làm bài cá nhân.
- HS: Phát biểu ý kiến.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải.
Câu a. Đoạn kết bài là đoạn cuối.
“Má bảo: Có của ....bị méo vành”.
Câu b. Xác định kiểu kết bài.
- Đó là kiểu kết bài mở rộng: Căn dặn của mẹ, ý thức giữ gìn cái nón.
- GV nhắc lại 2 cách kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện.
+ Bài 2:
- 1 HS đọc 4 đề bài, cả lớp suy nghĩ chọn đề bài miêu tả. Một số em phát biểu.
- HS làm vào vở bài tập, mỗi em viết 1 đoạn kết theo kiểu mở rộng.
- GV phát phiếu cho 1 số em.
- Một số HS làm bài trên phiếu và đọc bài của mình cho cả lớp nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét, sửa chữa, bình chọn HS viết kết bài hay nhất.
- GV cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập viết hai kiểu kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật.
Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hình thành công thức tính chu vi của hình bình hành.
- Biết vận dụng công thức tính chu vi và diện tích của hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
II. Các hoạt động dạy
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên chữa bài tập về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự làm.
- GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời:
- Nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
+ Hình chữ nhật ABCD có: 
	Cạnh AB đối diện DC.
	Cạnh AD đối diện BC.
+ Hình bình hành EGHK có:
	Cạnh EG đối diện HK.
	Cạnh EK đối diện GH.
+ Hình tứ giác MNPQ có:
	Cạnh MN đối diện PQ.
	Cạnh MQ đối diện NP.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu, vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để làm vào vở.
- GV gọi 2 HS đọc kết quả từng trường hợp. Các HS khác nhận xét.
D
A
B
C
a
b
+ Bài 4:
HS: Vài HS nhắc lại:
	Muốn tính chu vi hình bình hành ta lấy tổng độ dài 2 cạnh nhân với 2.
- GV chấm bài cho HS.
HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ và tự làm.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
Giải:
Diện tích của mảnh đất là:
40 x 25 = 1000 (dm2).
Đáp số: 1000 dm2.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm vở bài tập.
Luyện từ và câu 
Mở rộng vốn từ: tài năng
I. Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ của HS thuộc chủ điểm: trí tuệ - tài năng. Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu và chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
- Biết được một số câu tục ngữ gắn với chủ điểm.
II. Đồ dùng dạy học:
	Phiếu học tập, từ điển.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- 1 em làm bài 3.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
HS: 1 em đọc nội dung bài tập.
- GV chia nhóm, phát phiếu cho các nhóm.
- Cả lớp đọc thầm, trao đổi, chia nhanh các từ có tiếng tài vào 2 cột.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
a. Tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng.
b. Tài nguyên, tài trợ, tài sản.
+ Bài2: 
HS: Nêu yêu cầu bài tập, HS suy nghĩ và đặt 1 câu hỏi với 1 trong các từ ở bài 1.
- 3 HS lên bảng viết câu của mình.
- GV nhận xét.
VD: Bùi Xuân Phái là một họa sỹ tài hoa.
Việt Nam có nguồn tài nguyên rất phong phú.
HS: Nối nhau đọc câu của mình.
+ Bài 3: 
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài. Suy nghĩ làm bài cá nhân vào vở.
HS: Phát biểu ý kiến.
- GV và cả lớp nhận xét, kết luận ý đúng:
	Câu a: Người ta là hoa đất.
	Câu b: Nước lã mà vã nên hồ.
	Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
+ Bài 4: 
HS: Đọc yêu cầu và hiểu theo nghĩa bóng các câu tục ngữ.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
Câu a: Người ta là hoa đất:
đ Ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của trái đất.
Câu b: Chuông có......mới tỏ.
đ Có tham gia hoạt động, làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình. 
Câu c: Nước lã ......mới ngoan.
đ Ca ngợi những người từ hai bàn tay trắng, nhờ có chí, có nghị lực đã làm nên việc lớn.
HS: Nối nhau đọc câu tục ngữ mình thích và giải thích lý do.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm bài tập.
Thể dục
đi vượt chướng ngại vật thấp
TRò chơi: thăng bằng
I. Mục tiêu:
- Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện thuần thục kỹ năng này ở mức tương đối chủ động.
- Học trò chơi “Thăng bằng”, yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm - phương tiện:
Sân trường, còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
HS: Chạy chậm thành 1 hàng dọc theo nhịp hô của GV.
- Chơi trò chơi “Chui qua hầm”.
- Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối.
2. Phần cơ bản: 
a. Đội hình đội ngũ và bài tập RLTTCB:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay sau.
- Cả lớp cùng thực hiện mỗi động tác 2- 3 lần.
- Cả lớp tập liên hoàn các động tác trên theo lệnh của GV.
- Ôn đi vượt chướng ngai vật thấp.
- Cả lớp tập hợp theo hai hàng dọc, mỗi em đi cách nhau 2 -3 m.
b. Trò chơi vận động:
- Học trò chơi “Thăng bằng”.
HS: Nghe GV hướng dẫn.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
- Chơi thử, sau đó chơi thật.
- Thi giữa các tổ theo phương pháp loại trực tiếp từng đôi một. Tổ nào giữ được nhiều bạn trong vòng tròn là tổ đó thắng.
3. Phần kết thúc:
- Đi theo hàng dọc thành vòng tròn, thả lỏng và hít thở sâu.
- GV hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Giao bài tập về nhà.
sinh hoạt
kiểm điểm trong tuần
tình trạng nghỉ học bừa bãi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_19_2_cot_chuan_kien_thuc.doc