Giáo án Khối 4 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Sơn

Giáo án Khối 4 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Sơn

Bài : KI-LÔ-MÉT VUÔNG

I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh

- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích Ki-lô-mét vuông .

- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo Ki-lô-mét vuông ;

 biết 1Km2 = 1.000.000m2 và ngược lại .

- Biết giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích tích : cm2 ; dm2 ; m2 và km2 .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

· Giáo viên : Có thể sử dụng bức tranh hoặc ảnh chụp cánh đồng, khu rừng hoặc mặt hồ, vùng biển

· Học sinh : Sách giáo khoa, bảng nhóm, vở toán, nháp . . .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 45 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 148Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 19 - Nguyễn Thị Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu Học 
Lớp : 4 
Giáo Viên : 
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 19
--- š µ › ---
Năm học 2005 – 2006
Tuần Lễ Thứ 19
Thứ / Ngày
Môn
Tiết
Bài Dạy
Thứ Hai
Hoạt Động Tập Thể
Tập Đọc 
37
Bốn anh tài 
Chính Tả 
19
Nghe – Viết : Kim tự tháp Ai Cập 
Toán 
91
Ki-lô-mét vuông 
Đạo Đức 
19
Kính trọng, biết ơn người lao đông (T1)
Thứ Ba
Toán 
92
Luyện tập 
Luyện Từ và Câu 
37
Chủ ngữ trong câu kể : “Ai làm gì ?”
Khoa Học 
37
Tại sao có gió ? 
Thể Dục 
37
Đi vượt chướng ngại vật thấp 
Mỹ Thuật 
19
Xem tranh dân gian Việt Nam 
Thứ Tư
Toán 
93
Hình bình hành 
Tập Đọc 
38
Chuyện cổ tích về loài người 
Lịch Sử 
19
Nước ta cuối thời Trần 
Tập Làm Văn 
37
Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật . 
Kỹ Thuật 
37
Gieo hạt giống rau, hoa 
Thứ Năm
Toán 
94
Diện tích hình bình hành 
Luyện Từ Và Câu 
38
Mở rộng vốn từ : Tài năng 
Khoa Học 
38
Gió nhẹ, gió mạnh – Phòng chống bão . 
Thể Dục 
38
Đi vượt chướng ngại vật thấp 
Âm Nhạc 
19
Học hát bài : “Chúc mừng”
Thứ Sáu
Toán 
95
Luyện tập 
Kể Chuyện 
19
Bác đánh cá và gã hung thần 
Địa Lí 
19
Thành phố Hải Phòng
Tập Làm Văn 
38
Luyện tập xây dựng kết bài trong 
văn miêu tả đồ vật .
Kỹ Thuật 
38
Gieo hạt giống rau, hoa . 
Thứ hai ngày 16 tháng 01 năm 2006
Môn : Tập Đọc Tiết : 37
Bài : BỐN ANH TÀI 
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU : 
Đọc : - Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài . Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tây Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng .
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh ; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa cảu bốn cậu bé . 
Hiểu các từ ngữ mới trong bài : Cẩu Khây, tinh thông, yêu tinh . 
Hiểu nội dung truyện (phần đầu) : Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cầu Khây . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa 
Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc . 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Giáo Viên
Học Sinh
Hoạt động 1 : Mở đầu 
Giáo viên giới thiệu tên gọi 5 chủ điểm cảu sách Tiếng Việt 4, tập 2 . 
Học sinh theo dõi . 
Hoạt động 2 : Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
Giáo viên giới thiệu truyện đọc Bốn anh tài ngợi bốn thiếu niên có sức khoẻ và tài ba hơn người đã biết hợp nhau lại làm việc nghĩa . 
Học sinh xem tranh minh hoạ chủ điểm đầu tiên Người ta là hoa đất (những bạn nhỏ tượng trưng hoa của rđất đang nhảy múa, hát ca)
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài 
a. Luyện đọc 
Giáo viên yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc 
Học sinh nối tiếp nhau đọc . 
Giáo viên kết hợp : hướng dẫn học sinh xem tranh minh hoạ truyện để nhận ra từng nhân vật, có ấn tượng về biệt tài của từng cậu bé . 
Học sinh xem tranh . 
Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp 
1, 2 học sinh thực hiện theo yêu cầu . 
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài .
Giọng kể khá nhanh : nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé : chín chõ xôi, lên mười, mười lăm tuổi, tinh thông võ nghệ, tan hoang, không còn ai, quyết chí, giáng xuống, thụt sâu hàng gang tay, sốt sắng, ầm ầm, hăm hở, hăng hái . 
Học sinh đọc 
b. Tìm hiểu bài 
Chia lớp thành 6 nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt) và trả lời các câu hỏi, đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . Giáo viên điều khiển lớp đối thoại, nêu nhận xét, thảo luận và ftổng kết 
Học sinh đọc nhóm . 
Đại diện nhóm trả lời 
Nhóm khác bổ sung . 
Yêu cầu đọc thầm gắn với những nhiệm vụ cụ thể : 
Sức khoẻ và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt ? 
Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ? 
Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai ? 
Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ? 
Hoạt động học . 
Học sinh đọc lướt toàn truyện, tìm chủ đề của truyện 
Học sinh tiếp nối nhau trả lời . 
c. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 
Yêu cầu 5 học sinh tiếp nối nhau đọc 5 đoạn văn
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu trong bài . 
Giáo viên đọc diễn cảm đoạn văn 
Học sinh lắng nghe 
Giáo viên sửa chữa, uốn nắn 
Từng cặp học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn
Vài học sinh thi đọc trước lớp . 
Có thể chọn đoạn sau 
Ngày xưa, ở bản kia, có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi . Vì vậy/người ta đặt tên cho chú là Cẩu Khây . Cẩu Khây lên mười tuổi, sức đã bằng trai mười tám, mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ . 
Hồi ấy, trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật . Chẳng mấy chóc, làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót . Thương dân bản, Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh . 
Hoạt động nối tiếp : Củng cố – Dặn dò 
Giáo viên nhận xét tiết hoc, khen ngợi những học sinh làm việc tích cực 
Yêu cầu các em về nhà kể lại câu chuyện cho người thân . 
Môn : Chính Tả Tiết : 19
Bài : Nghe – Viết : KIM TỰ THÁP AI CẬP
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU : 
Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn : Kim tự tháp Ai Cập 
Làm đúng các bài tập phân biệt những từ ngữ có âm, vần dễ lẫn : s/x, iêc/iêl
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Ba tờ phiếu viết nội dung BT2 . Ba băng giấy viết nội dung BT3a hay 3b 
VBT Tiếng Việt 4, tập 2 (nếu có)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Giáo Viên
Học Sinh
MỞ ĐẦU 
Giáo viên nêu gương một số học sinh viết chữ đẹp, có tư thế ngồi viết đúng ở học kì I , khuyến khích cả lớp học tốt tiết chính tả ở học kì II . 
B. DẠY BÀI MỚI 
Giới thiệu bài : Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học . 
Hướng dẫn học sinh nghe – Viết 
Giáo viên đọc bài chính tả Kim tự tháp Ai Cập . Học sinh theo dõi trong sách giáo khoa, giáo viên phát âm rõ ràng, tạo điều kiện cho học sinh chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng (lăng mộ, nhằng nhịt, chuyên chở, )
- Học sinh đọc thầm đoạn văn, chú ý những chữ cần viết hoa, những từ ngữ mình dễ viết sai và cách trình bày . Sau đó trả lời câu hỏi : Đoạn văn nói điều gì ? 
Giáo viên nhắc học sinh : ghi tên bài vào giữa dòng. Khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào 1 ô-li. Chú ý ngời viết đúng tư thế . 
Học sinh gấp sách giáo khoa . 
Giáo viên đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho học sinh viết . Mỗi câu (hoặc bộ phận câu) đọc 2 – 3 lượt : 
Đọc lướt đầu chậm rãi . 
Đọc nhắc lại 1, 2 lần nữa cho học sinh viết theo tốc độ quy định ở lớp 4 
Giáo viên đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. Học sinh soát lại bài . 
Giáo viên chấm chữa 7 – 10 bài . Trong khi đó, từng cặp học sinh đổi vở soát lỗi cho nhau . 
Học sinh có thể đối chiếu sách giáo khoa, tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở . 
Giáo viên nhận xét chung . 
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả 
Bài tập 2 : 
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập . 
Học sinh đọc thầm đoạn văn, làm vào vở hoặc vở bài tập 
Giáo viên dán 3, 4 tờ phiếu khổ to đã viết nội dung bài, phát bút dạ mời 3, 4 nhóm học sinh lên bảng thi tiếp sức : Các em tiếp nối nhau dùng bút gạch những chữ viết sai chính tả, viết lại những chữ đúng . Học sinh cuối cùng thay mặt nhóm đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh . Cả lớp và giáo viên nhận xét kết quả làm bài của mỗi nhóm (chọn từ đúng/sai ; phát âm đúng/sai) ; chốt lại lời giải đúng . 
Học sinh sửa bài theo lời giải đúng : sinh vật – biết – biết – sáng tác – tuyệt mĩ – xứng đáng 
Bài tập 3 – Lựa chọn 
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập, chọn cho học sinh lớp làm BT3a hay 3b .
Học sinh làm bài vào vở hoặc vở bài tập . 
Giáo viên dán 3 băng giấy đã viết nội dung BT3a hay 3b, mời 3 học sinh lên bảng thi làm bài . Sau đó từng em đọc kết quả . Cả lớp và fgv nhận xét, kết luận lời giải . 
Từ ngữ viết đúng chính tả
a) sáng sủa 
 sản sinh 
 sinh động 
b) thời tiết 
 công việc 
 chiết cành 
Từ ngữ viết sai chính tả
sắp xếp 
tinh sảo 
bổ xung 
thân thiếc 
nhiệc tình 
mải miếc 
Hoạt động nối tiếp : Củng cố – Dặn dò 
Giáo viên nhận xét tiết học . 
Nhắc học sinh ghi nhớ những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả 
 Môn : Toán Tiết : 91
Bài : KI-LÔ-MÉT VUÔNG 
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh 
Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích Ki-lô-mét vuông . 
Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo Ki-lô-mét vuông ; 
	biết 1Km2 = 1.000.000m2 và ngược lại . 
Biết giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích tích : cm2 ; dm2 ; m2 và km2 . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên : Có thể sử dụng bức tranh hoặc ảnh chụp cánh đồng, khu rừng hoặc mặt hồ, vùng biển  
Học sinh : Sách giáo khoa, bảng nhóm, vở toán, nháp . . . 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Giáo Viên
Học Sinh
Hoạt động 1 : Bài cũ 
Yêu cầu học sinh lên bảng 
2 học sinh lên bảng, thực hiện yêu cầu . 
HS1 : Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 ; 5 . Cho ví dụ . 
HS2 : Nêu dấu hiệu chia hết cho 3 ; 9 . Cho ví dụ .
Nhận xét và cho điểm 
Hoạt động 2 : Giới thiệu Ki-lô-mét vuông
Lắng nghe giới thiệu và quan sát 
Để đo diện tích lớn như diện tích thành phố, khu rừng . . người ta thườ ...  hóa, khoa học . 
Học sinh dựa vào bài trước, trả lời câu hỏi của giáo viên . 
Yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ vị trí Hà Nội . 
1 học sinh lên bảng chỉ trên bản đồ . 
- Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Thành phố Hải Phòng 
Học sinh lắng nghe, quan sát . 
Hoạt động 1 : Hải Phòng – Thành phố cảng 
Giáo viên treo bản đồ Việt Nam và lược đồ Thành phố Hải Phòng . 
Yêu cầu học sinh làm việc cặp đôi : đọc sách, quan sát trên lược đồ, bản đồ để hoàn thành vào bảng sau : 
Học sinh quan sát bản đồ, lược đồ đọc sách và hoàn thành vào bảng : 
Thành phố Hải Phòng
Vị trí ở phía ĐBBB
Phía Bắc giáp với . . . 
Phía Nam giáp với .. . 
Phía Tây giáp với . . . 
Phía Đông giáp với . . . 
Các loại hình giao thông .
Thành phố Hải Phòng
Vị trí ở phía ĐBBB
Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Ninh 
Phía Nam giáp với tỉnh Thái Bình 
Phía Tây giáp với tỉnh Hải Dương 
Phía Đông giáp với biển Đông 
Các loại hình giao thông : đường ôtô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không . 
Yêu cầu 2 nhóm trả lời – Giáo viên ghi lại các ý đúng để hoàn thành như bảng trên . 
Yêu cầu học sinh lên bảng chỉ và xác định vị trí của Hải Phòng trên bản đồ . 
- 1 học sinh lên bảng chỉ và nêu vị trí của Hải Phòng trên bản đồ . 
- Giáo viên chốt ý : 
Học sinh lắng nghe . 
Giáo viên yêu cầu nhóm học sinh đọc sách, tìm hiểu kiến thức để trả lời 2 câu hỏi trong bảng phụ 
Học sinh tiếp tục làm việc nhóm đôi, tìm các ý trả lời theo gợi ý của giáo viên . 
Lệnh : 
Nêu một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển . 
Mô tả hoạt động của cảng Hải Phòng .
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi – giáo viên ghi lại các ý của học sinh và chính xác hóa minh hoạ bằng hình 2 : 
Giáo viên chốt 
Hoạt động 2 : Đóng tàu – Ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng 
Công nghiệp
Đóng tàu ở HP
Chiếm vị trí . . .
Tên 1 số nhà máy đóng tàu . . .
Công việc chính của các nhà máy : . . .
Tên các sản phẩm của ngành đóng tàu . . . 
- Giáo viên treo bảng phụ ghi gợi ý về nội dung cần tìm hiểu và fnêu yêu cầu : Dựa vào sách giáo khoa, lược đồ để hoàn thành bảng thông tin về ngành công nghiệp đóng tàu của Hải Phòng . 
Học sinh làm việc theo từng cặp, đọc sách, nhìn lược đồ và ghi ra giấy các ý trả lời hoàn thành bảng thông tin . 
Yêu cầu học sinh nêu kết quả thảo luận 
Giáo viên theo dõi chính xác hóa 
Đại diện từng nhóm lần lượt trả lời từng ý . Các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung . 
Học sinh lắng nghe . 
Hoạt động 3 : Hải Phòng – Trung tâm du lịch 
Yêu cầu học sinh dựa vào sách giáo khoa để trả lời câu hỏi : Hải Phòng có những điều kiện gì để trở thành 1 trung tâm du lịch ? Giáo viên tổng hợp các ý kiến trả lời của học sinh thành sơ đồ sau trên bảng : 
Học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi . 
Hải Phòng – Trung tâm du lịch 
Có bãi biển đồ sơn, đảo cát bà có nhiều cảnh đẹp và hang động kỳ thú 
Có các lễ hội : Chọi trâu, đua thuyền trên biển ở huyện Thuỷ Nguyên 
Có nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh nổi tiếng cửa biển Bạch Đằng, tượng đài Lê Chân 
Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ đủ tiện nghi 
Hỏi : cửa biển Bạch Đằng ở Hải Phòng gắn với sự kiện lịch sử gì ? 
Học sinh tiếp nối nhau trả lời . 
Nơi nào của Hải Phòng được công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới ? 
Treo hình 4 : Đảo Cát Bà giới thiệu mở rộng . 
Lắng nghe, theo dõi trên hình .
Hoạt động 4 : Tìm hiểu về Hải Phòng qua tranh ảnh sưu tầm 
Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 
Yêu cầu học sinh sắp xếp các tranh ảnh mà mình sưu tầm được về Hải Phòng theo 3 nhóm . 
* Thành phố cảng 
* Trung tâm du lịch 
* Ngành công nghiệp đóng tàu . 
Học sinh làm việc nhóm
Sắp xếp các tranh của mình vào nhóm phù hợp sau đó giới thiệu với các bạn trong nhóm về bức tranh/ảnh của mình (tranh vẽ gì ? ở đâu của Hải Phòng)
Sau đó học sinh giới thiệu với nhóm tranh của mình vẽ gì, nơi nào ở Hải Phòng . 
Yêu cầu 1 vài nhóm lên trình bày trước lớp . 
Giáo viên chốt : 
Các học sinh trong nhóm lên giới thiệu trước lớp . 
Học sinh lắng nghe . 
Hoạt động nối tiếp : Củng Cố – Dặn Dò 
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa. 
Yêu cầu HS về nhà sưu tầm tranh ảnh về đồng bằng Nam bộ và tìm hiểu về đồng bằng Nam bộ 
Giáo viên nhận xét tiết học .
2 học sinh đọc 
HS lắng nghe .
Môn : Tập Làm Văn Tiết : 38
Bài :LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI 
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU : 
Củng cố nhận thức về 2 kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng ) trong bài văn tả đồ vật . 
Thực hành viết kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bút dạ ; mọt số tờ giấy trắng để học sinh làm bài tập 2 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Giáo Viên
Học Sinh
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ 
Giáo viên kiểm tra 2 học sinh đọc các đoạn mở bài (trực tiếp, gián tiếp) cho bài văn miêu tả cái bàn học 
2 học sinh thực hiện yêu cầu 
Hoạt động 2 : Dạy – Học bài mới 
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích, yêu cầu tiết học 
Học sinh lắng nghe 
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập 
Bài tập 1 : 
Giáo viên gọi 1, 2 học sinh nhắc lại kiến thức về hai cách kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện . Sau đó, giáo viên dán lên bảng tờ giấy viết sẵn 2 cách kết bài . 
1 học sinh đọc nội dung bài tập 1 . Cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa
Học sinh đọc thầm bài Cái nón 
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng . 
Câu a : Đoạn kết là đoạn cuối cùng trong bài 
Câu b : Xác định kiểu kết bài 
Má bào : “Có phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền ”. Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường . Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành . 
Đó là kiểu kết bài mở rộng : căn dặn của mẹ ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ . 
Giáo viên nhắc lại hai cách kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện . 
Bài tập 2 : 
Học sinh đọc đề. Cả lớp suy nghĩa, chọn đề bài miêu tả . Một số em phát biểu đề bài mình chọn . 
Giáo viên phát riêng bút dạ và giấy trắng cho một vài học sinh . 
Học sinh làm bài vào vở hoặc vở bài tập . Mỗi em viết một đoạn kết theo kiểu mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật mình đã chọn .
Học sinh tiếp nối nhau đọc bài viết . Cả lớp nhận xét . 
Giáo viên nhận xét, sửa chữa, bình chọn bài hay .
Những học sinh làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, đọc đoạn kết bài đã viết . Cả lớp nhận xét, sửa chữa, bình chọn học sinh viết kết bài mở rộng hay nhất, cho điểm .
Hoạt động nối tiếp : Củng cố – Dặn dò 
Giáo viên nhận xét tiết học . 
Yêu cầu học sinh viết đoạn kết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn viết . 
Dặn học sinh chuẩn bị giấy, bút để làm bài kiểm tra viết miêu tả đồ vật trong tiết tập làm văn sau . 
Môn : Kĩ Thuật Tiết : 38
Bài :GIEO HẠT GIỐNG RAU, HOA 
I. MỤC TIÊU : 
Học sinh biết được các bước và yêu cầu của từng bước gieo hạt rau, hoa . 
Làm được công việc gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất . 
Có ý thức tiết kiệm hạt giống, yêu lao động . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Vật liệu và dụng cụ 
Một số loại hạt giống rau, hoa hoặc đậu (đậu đen, đậu xanh, . .. )
Túi bầu hoặc hộp nhựa, hộp sắt ..., đất (ở nơi không có vườn trường) . 
Dầm xới, cuốc, bát đựng hạt giống . 
Đất đã lên luống (ở nơi không có vườn trường) .	
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Giáo viên 
Học sinh 
Kiểm tra bài cũ : Nêu quy trình kĩ thuật gieo hạt . 
2 học sinh thực hiện . 
Lớp nhận xét . 
Hoạt động 1 : Học sinh thực hành gieo hạt giống rau, hoa . 
Những trường hợp không đó đất (vườn trường), giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tập gieo hạt vào bầu đất (hoặc hộp chứa đất) . 
Học sinh tập gieo hạt 
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của học sinh và chỉ định 1, 2 học sinh nhắc lại các bước gieo hạt . 
Học sinh thực hiện yêu cầu 
Nêu thời gian và nhiệm vụ : Gieo hạt trên luống đất hoặc trong bầu đất theo quy tình . 
Giáo viên phân chia các nhóm, nơi làm việc 
Học sinh phân nhóm : 6 nhóm 
Giáo viên lưu ý học sinh trong khi thực hành 
Thực hành đúng vị trí được phân công 
Thực hiện đúng các theo tác trong quy trình kĩ thuật 
Chú ý đảm bảo an toàn khi lao động . 
Học sinh các nhóm phân công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm như cuốc hốc, gieo hạt, tưới nước . . 
HS thực hành gieo hạt trên luống đất hoặc trong bầu đất theo hướng dẫn của giáo viên . 
Giáo viên nhắc nhở học sinh dán tên của mình ngoài bầu đất đã gieo hạt và xếp vào nơi quy định . 
Vệ sinh dụng cụ, chân tay sau khi thực hành xong . 
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập 
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn : 
Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ lao động . 
Gieo hạt cách đều, phủ đất và tưới nước đúng cách 
Hoàn thành đúng thời gian . 
Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả học tập của học sinh . 
Hoạt động nối tiếp : Củng cố – Dặn dò 
Giáo viên nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của học sinh . 
Hướng dẫn học sinh đọc trước bài mới trong sách giáo khoa 
Dặn : Học sinh chuẩn bị công cụ, vật liệu cho bài học : “Trồng cây rau. hoa”

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_19_nguyen_thi_son.doc