Giáo án Khối 4 - Tuần 20 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 20 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

Đạo đức (tiết 20) KÍNH TRỌNG , BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (tt)

I. MỤC TIÊU :

- Nhận thức được vai trò quan trọng của người lao động .

- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động .

- Yêu lao động , phê phán thói chây lười .

II. Chuẩn bị

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 44 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 20 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 9/1. Dạy: Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2010
 CHÀO CỜ-HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: 
TUẦN 20
TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG VĂN HĨA QUÊ HƯƠNG.
TẾT CỔ TRUYỀN
I Mục tiêu: 
- HS tham gia chào cờ đầu tuần
- Giúp học sinh tìm hiểu về truyền thống văn hĩa quê hương. Kể về một số truyền thống văn hĩa ở quê hương em . Biết và kể về tết cổ truyền của DT.
- GD HS tự hào và yêu quý quê hương mình..
II, Chuẩn bị : Nội dung sinh hoạt.
III, Tiến hành sinh hoạt:
1, ổn định : Hát
2, GV nêu nội dung sinh hoạt:
3, Tiến hành sinh hoạt:
* Hoạt động1: Tìm hiểu về truyền thống văn hĩa quê hương em
- GV cho HS kể một số truyền thống văn hĩa ở quê hương mình.
- Cho HS trao đổi nhĩm đơi để kể về một số truyền thống văn hĩa ở quê hương Sa Thầy.
- Đại diện nhĩm trình bày.
- Các nhĩm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét chốt ý: Quê hương Sa Thầy cĩ truyền thống văn hĩa: Lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, Lễ cúng lúa mới, Dệt thổ cẩm,....
- Cho HS sinh hoạt văn nghệ
- Cho HS hát hát một số bài hát.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về luật lệ giao thơng.
- Cho HS nhắc lại một số luật giao thơng.
+ Đối với người đi bộ.
+ Đối với người đi xe đạp.
+ Đối với người ngồi trên xe mơ tơ gắn máy.
4, Củng cố dặn dị:
- Cho HS nhắc lại một số truyền thống văn hĩa quê.
- Dặn HS chấp hành tốt luật lệ giao thơng.
- Về tìm hiểu về tết cổ truyền của dân tộc.
 Tập đọc (tiết 39) BỐN ANH TÀI (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Đọc đúng,trôi chảy, toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn , chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến truyện: hồi hộp ở đoạn đầu; gấp gáp, dồn dập ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh ; chậm rãi , khoan thai ở lời kết .
- Hiểu ý nghĩa truyện : Ca ngợi sức khỏe, tài năng, tinh thần đoàn kết, hiệp lực chiến đấu quy phục yêu tinh, cứu dân bản của 4 anh em Cẩu Khây .
- Giáo dục HS có ý thức làm việc nghĩa .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ ghi câu , đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
 1.Ổn định: 
 2. Bài cũ : 
- Kiểm tra 2 , 3 em đọc thuộc lòng bài thơ Chuyện cổ tích về loài người , trả lời các câu hỏi SGK .
 3. Bài mới : Bốn anh tài (tt)
 a) Giới thiệu bài :
- Cho xem tranh minh họa SGK , miêu tả cuộc chiến đấu quyết liệt của 4 anh em Cẩu Khây với yêu tinh .
- Giới thiệu : ..
 b) Luyện đọc .
- GV hướng dẫn h/s đọc 
 Học sinh đọc tồn bài
 GV tĩm tắt ND
 - Bài chia thành 2 đoạn : 
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn .
- GV theo dõi rút từ khĩ
 - Đọcphần chú giải . 
- Luyện đọc theo cặp .
- GV đọc tồn bài
 C / Tìm hiểu bài .
Đoạn 1: HS đọc đoạn 1
H : Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và đã được giúp đỡ như thế nào ?
H : Chuyện gì xảy ra với bốn cậu bé ?
H : Bà cụ đã làm gì ? 
H : Đoạn 1 nĩi lên điều gì ?
* Đoạn 2
H:Khi Cẩu Khây hé cửa thì yêu tinh đã làm gì ?
H : Nắm Tay Đĩng Cọc đã làm gì để đánh yêu tinh ?
H: Cẩu Khây đã làm gì để đánh yêu tinh ? 
H : Lúc này yêu tinh NTN ?
Giảng từ : Thung lũng
H : Bốn anh tài đã làm gì để chống cự yêu tinh?
H : Cuối cùng yêu tinh đã như thế nào ?
Giảng từ :
Núng thế,quy hàng
H : Chứng tỏ Bốn anh tài cĩ sức NTN?
GV giảng: Ngồi sức khỏe và tài năng phi thường bốn anh tài cịn cĩ tinh thần đồn kết để chống lại yêu tinh .
H : Nội dung của bài nĩi lên điều gì ? 
- GV bổ sung ghi bảng
 - Hướng dẫn đọc diễn cảm .
 - Đọc mẫu đoạn văn .
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với diễn biến truyện .
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Cẩu Khây hé cửa  tối sầm lại . 
4. Củng cố :
- Nêu lại ý ND của truyện .
- Nhận xét tiết học .
 -Hát 
 - Chuyện cổ tích về loài người .
 Học sinh nghe
- 2 HS đọc
+ Đoạn 1 : 6 dòng đầu .
+ Đoạn 2 : Phần còn lại .
- Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn
- 2 em đọc
- HS đọc theo cặp
- 1 em đọc tồn bài
- 1 em đọc to , lớp đọc thầm
- Anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ còn sống sót . Bà cụ nấu cơm cho họ ăn và cho ngủ nhờ .
- Tờ mờ sáng ,bỗng cĩ tiếng đập cửa 
- Bà cụ liền lay anh em Cẩu Khây dậy, giục chạy trốn.
+ HS nêu ý đoạn 1
- 1 em đọc to , lớp đọc thầm
-Yêu tinh thị đầu vào , lè lưỡi như quả núc nác, trợn mắt xanh lè.
- Nắm Tay Đĩng Cọc đấm một cái làm nĩ gãy gần hết hàm răng
- Nhổ cây bên đường quật túi bụi
- Yêu tinh đau quá hét lên, giĩ bão nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại. Đến một thung lũng ,yêu tinh dừng lại phun nướcra như mưa 
- Dùng sức khỏe và tinh thần đồn kết để chống lại yêu tinh .
- Yêu tinh núng thế, đành phải quy hàng
Y 2:
- Bốn anh tàiï có sức khỏe và tài năng phi thường 
- HS nối tiếp nêu
- 2 em tiếp nối nhau đọc 2 đoạn .
- Học sinh nêu
- Đọc trong nhĩm
- Thi đọc
Toán (tiết 96) PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU :
	- Bước đầu nhận biết phân số , tử số và mẫu số .
	- Biết đọc , viết phân số .
	- Cẩn thận , chính xác khi thực hiện các bài tập .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các mô hình , hình vẽ SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : 
 2. Bài cũ : Luyện tập .
- Sửa các bài tập về nhà .
 3. Bài mới : Phân số .
 a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu phân số .
- Hướng dẫn HS quan sát một hình tròn , nêu câu hỏi giúp HS nhận biết :
+ Hình tròn đã được chia thành 6 phần bằng nhau .
+ 5 phần trong số 6 phần đó đã được tô màu .
- Nêu : Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau , tô màu 5 phần . Ta nói : Đã tô màu năm phần sáu hình tròn . Năm phần sáu viết thành ( viết số 5 , viết gạch ngang , viết số 6 dưới gạch ngang và thẳng cột với số 5 ) .
- Giới thiệu : Ta gọi là phân số . 5 là tử số , 6 là mẫu số .
- Hướng dẫn HS nhận ra :
+ Mẫu số viết dưới gạch ngang . Nó cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau . Mẫu số phải là số tự nhiên khác 0 .
+ Tử số viết trên gạch ngang . Nó cho biết đã tô màu 5 phần bằng nhau đó . Tử số cũng là số tự nhiên .
- Tiến hành tương tự với các phân số : rồi cho HS tự nêu nhận xét .
Hát .
-HS quan sát 
- Luyện đọc : Năm phần sáu .
- Nhắc lại .
- là những phân số . Mỗi phân số có tử số và mẫu số . Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang . Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang .
Hoạt động 2 : Thực hành .
- Bài 1 : 
- Bài 2 : 
- Bài 3 : 
- Bài 4 : 
4. Củng cố -Dặn dò : 
	- Các nhóm cử đại diện thi đua đọc , viết các phân số ở bảng .
- Nêu lại khái niệm về phân số .
- Nhận xét tiết học .
- Làm các bài tập tiết 96 sách BT 
Hoạt động lớp .
- Nêu yêu cầu BT , sau đó làm bài và chữa bài .
- Dựa vào bảng SGK để nêu hoặc viết ở bảng khi chữa bài .
- Viết các phân số vào vở .
- Em đầu tiên đọc phân số thứ nhất . Nếu đọc đúng thì chỉ em thứ hai đọc tiếp . Cứ như thế cho đến khi đọc hết 5 phân số . Nếu em đầu tiên đọc sai thì GV sửa rồi cho em đó đọc lại mới chỉ định em khác đọc tiếp .
Đạo đức (tiết 20) KÍNH TRỌNG , BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (tt)
I. MỤC TIÊU :
- Nhận thức được vai trò quan trọng của người lao động .
- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động .
- Yêu lao động , phê phán thói chây lười .
II. Chuẩn bị
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
 1/ Ổn định: 
 2/ Bài cũ : 
 3/ Bài mới : Kính trọng, biết ơn người lao động .
 a) Giới thiệu bài : 
Nêu mục đích , yêu cầu của tiết học .
Hoạt động 1 : Thảo luận lớp .
- Kể chuyện Buổi học đầu tiên cho HS nghe .
- Kết luận : Cần phải kính trọng mọi người lao động , dù là những người lao động bình thường nhất .
Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm đôi .
- Nêu yêu cầu BT1 .
- Kết luận : 
+ Nông dân , bác sĩ , người giúp việc , lái xe ôm , giám đốc công ti ...đều là những người lao động .
+ Những người ăn xin , những kẻ buôn bán ma túy ..không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích , thậm chí còn có hại cho xã hội .
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm .
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tranh của BT2 .
- Ghi lại ở bảng theo 3 cột : STT – Người 
lao động – Lợi ích mang lại cho xã hội .
- Kết luận : Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân , gia đình và xã hội .
Hoạt động 4 : Làm việc cá nhân .
- Nêu yêu cầu BT3 .
- Kết luận : 
+ Các việc làm a , c , d , đ , e , g là thể hiện sự kính trọng , biết ơn người lao động .
+ Các việc làm b , h là thiếu kính trọng người lao động .
 4. Củng cố -Dặn dò .
- Đọc lại ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS yêu lao động , phê phán thói chây lười .
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị BT5,6 SGK .
Hát . 
Hoạt động lớp .
- Thảo luận 2 câu hỏi SGK .
Hoạt động nhóm đôi .
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả .
- Cả lớp trao đổi , tranh luận .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm làm việc .
- Đại diện từng nhóm trình bày .
Hoạt động cá nhân .
- Làm bài tập .
- Trình bày ý kiến .
- Cả lớp trao đổi , bổ sung 
Khoa học (tiết 3) KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU :
- Phân biệt được không khí sạch và không khí bẩn. Nêu được những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí .
- Có ý thức giữ bầu không khí trong sạch .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Hình trang 78 , 79 SGK .
	- Sưu tầm các hình vẽ , tranh ảnh về cảnh thể hiện bầu không khí trong sạch , bầu không khí bị ô nhiễm .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : 
 2. Bài cũ :
 Gió nhẹ , gió mạnh – Phòng chống bão .
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : Không khí bị ô nhiễm .
 a) Giới thiệu bài : 
- Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch .
- Kết luận : 
+ Không k ... ố : - Nêu ghi nhớ SGK .
- Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần học tập của HS .
- Dặn HS về nhà đọc trước bài học sau .
 Kĩ thuật (tiết 39)
TRỒNG CÂY RAU , HOA
I. MỤC TIÊU :
	- Biết được các bước và yêu cầu của từng bước gieo hạt rau , hoa .
	- Làm được công việc gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất .
	- Có ý thức tiết kiệm hạt giống , yêu thích lao động .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Vật liệu và dụng cụ :
	+ Một số loại hạt giống rau , hoa hoặc đậu .
	+ Túi bầu hoặc hộp nhựa , hộp sắt .
	+ Dầm xới , cuốc , bát đựng hạt giống .
	+ Đất đã lên luống .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Thử độ nảy mầm của hạt giống rau , hoa (tt) .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Gieo hạt giống rau , hoa .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kĩ thuật gieo hạt .
MT : Giúp HS nắm quy trình kĩ thuật gieo hạt .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu các bước trong quy trình kĩ thuật gieo hạt và gợi ý để các em giải thích tại sao phải chọn hạt giống , làm nhỏ đất khi chuẩn bị gieo hạt 
- Nhận xét câu trả lời và giải thích :
+ Chọn hạt giống để có được hạt giống tốt đen gieo , đảm bảo số hạt nảy mầm nhiều và mầm cây khỏe ; đồng thời loại bỏ những hạt bị sâu bệnh , mối mọt , lép .
+ Làm nhỏ đất và san phẳng mặt luống để giúp hạt nảy mầm dễ dàng , không bị đọng nước . Nếu gieo hạt theo rạch thì dùng cuốc đánh thành những rạch ngang trên luống cách đều nhau . Tùy theo kích thước hạt đem gieo to hay nhỏ và khoảng cách thích hợp cho cây phát triển mà đánh rạch nông hay sâu , khoảng cách giữa các rạch rộng hay hẹp .
- Treo tranh , hướng dẫn HS quan sát và nêu các bước gieo hạt .
- Nhận xét và giải thích thêm : 
+ Gieo đều hạt trên luống , trên rạch để đảm bảo khoảng cách cho hạt nảy mầm và phát triển thành cây con . Nếu gieo hạt theo hốc thì mỗi hốc gieo 2 , 3 hạt để đề phòng có hạt không nảy mầm được . Khi hạt phát triển thành cây con sẽ chọn và giữ lại cây khỏe , loại bỏ cây yếu .
+ Phủ lớp đất mỏng lên hạt sau khi gieo để hạt không bị khô và đảm bảo có đủ nhiệt độ , độ ẩm cho hạt nảy mầm . Lớp đất phủ phải là đất nhỏ . Phải dùng rổ hoặc sàng mắt nhỏ để sàng đất phủ lên hạt .
+ Gieo hạt xong phải thường xuyên tưới nước để đất luôn luôn được ẩm . Có như vậy hạt mới nảy mầm được . Chú ý không được tưới quá nhiều nước hoặc tưới thành vũng trên luống sẽ làm hạt giống bị thối . Có thể phủ rơm , rạ lên trên mặt luống sau khi gieo hạt để giữ cho đất không bị khô .
Hoạt động lớp .
- Đọc nội dung bài học SGK .
- Trả lời .
- Nhắc lại các điều kiện để hạt nảy mầm bài trước .
- Trả lời các câu hỏi SGK .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật .
MT : Giúp HS nắm kĩ thuật gieo hạt .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Hướng dẫn từng thao tác kĩ thuật theo nội dung SGK . 
Hoạt động lớp .
- Nhắc lại quy trình kĩ thuật gieo hạt .
- Vài em thực hiện lại các thao tác GV vừa hướng dẫn . Lớp quan sát , nhận xét 
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm hạt giống , yêu thích lao động .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần học tập của HS .
	- Dặn HS về nhà học thuộc ghi nhớ .
Kĩ thuật (tiết 40)
TRỒNG CÂY RAU , HOA (tt)
I. MỤC TIÊU :
	- Biết được các bước và yêu cầu của từng bước gieo hạt rau , hoa .
	- Làm được công việc gieo hạt trên luống hoặc trong bầu đất .
	- Có ý thức tiết kiệm hạt giống , yêu thích lao động .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Vật liệu và dụng cụ :
	+ Một số loại hạt giống rau , hoa hoặc đậu .
	+ Túi bầu hoặc hộp nhựa , hộp sắt .
	+ Dầm xới , cuốc , bát đựng hạt giống .
	+ Đất đã lên luống .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : (3’) Thử độ nảy mầm của hạt giống rau , hoa (tt) .
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 3. Bài mới : (27’) Gieo hạt giống rau , hoa .
 a) Giới thiệu bài : 
	Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : HS thực hành gieo hạt giống rau , hoa .
MT : Giúp HS làm được việc gieo hạt giống rau , hoa .
PP : Trực quan , thực hành , đàm thoại .
- Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu , dụng cụ thực hành của HS .
- Nêu thời gian và nhiệm vụ : Gieo hạt trên luống đất hoặc trong bầu đất theo quy trình .
- Chia nhóm , phân nơi làm việc .
- Lưu ý :
+ Thực hành đúng vị trí được phân công .
+ Thực hiện đúng các thao tác trong quy trình kĩ thuật .
+ Chú ý đảm bảo an toàn khi lao động .
Hoạt động nhóm .
- Vài em nhắc lại các bước gieo hạt .
- Các nhóm phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm .
- Thực hành gieo hạt .
- Dán tên mình ngoài bầu đất đã gieo hạt và xếp vao nơi quy định .
- Vệ sinh dụng cụ , chân tay sau khi thực hành xong .
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập .
MT : Giúp HS đánh giá được kết quả học tập của mình và của bạn .
PP : Trực quan , giảng giải , đàm thoại .
- Gợi ý cho HS tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chuẩn sau :
+ Chuẩn bị đầy đủ vật liệu , dụng cụ lao động .
+ Gieo hạt cách đều , phủ đất và tưới nước đúng cách .
+ Hoàn thành đúng thời gian .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
Hoạt động lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS có ý thức tiết kiệm hạt giống , yêu thích lao động .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần học tập của HS .
	- Dặn HS đọc trước bài mới ; chuẩn bị công cụ , vật liệu cho bài sau .
v Rút kinh nghiệm:
v Rút kinh nghiệm:
Sinh hoạt
TUẦN 20
I . MỤC TIÊU : 
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới .
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Kế hoạch tuần 21 .
- Báo cáo tuần 20 .
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) 
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua .
- Lớp trưởng tổng kết chung .
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến .
 3. Triển khai công tác tuần tới : (20’) 
- Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các Đại hội .
- Tham dự Đại hội Liên Đội .
- Tích cực đọc và làm theo báo Đội .
- Nuôi heo đất lập quỹ Chi Đội .
 4. Sinh hoạt tập thể : (5’)
- Tiếp tục tập bài hát mới : Rạng ngời trang sử Đội ta .
- Chơi trò chơi : Tìm bạn thân .
 5. Tổng kết : (1’)
- Hát kết thúc .
- Chuẩn bị : Tuần 21 .
- Nhận xét tiết .
 6. Rút kinh nghiệm : 
	- Ưu điểm : .
.
	- Khuyết điểm : ..
.
HĐNGLL
Chủ điểm: Tìm hiểu truyền thống văn hoá địa phương 
I .Mục tiêu :
- Biết thêm về truyền thống văn hoá của một số dân tộc trên địa bàn huyện .
- HS nêu được một số truyền thống văn hoá đặc sắc ở địa phương mình đang sống
- Giáo dục các em có ý thức bảo vệ ,giữ gìn truyền thống văn hoá
II . Các hoạt động :
 Hoạt động 1 :Hoạt động tập thể 
 Tìm hiểu truyền thống văn hoá địa phương
 - GV hỏi : Em hãy kể tên một số dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện ta mà em biết ?
 Hãy giới thiệu một số hoạt động văn hoá của các dân tộc khác mà em biết ?
- HS trả lời theo sợ hiểu biết của các em .
- GV nhận xét tuyên dương sự hiểu biết của HS vàgiới thiệu bổ sung một số hoạt động văn hoá của một số dân tộc khác trên địa bàn huyện .
+ Giới thiệu cho các em biết trên địa bàn huyện nhà nay đã có thêm một số dân tộc ít người từ các tỉnh phía Bắc đến làm ăn và sinh sống như : dân tộc Thái , Mường , Các dân tộc này cũng có nét sinh hoạt văn hoá rất đặc trưng .
+ Còn dân tộc Kinh cũng chiếm số đông trong địa bàn huyện . Cũng như các dân tộc khác nét sinh hoạt văn hoá của họ đã góp phần làm phong phú bản sắc văn hoá của địa phương mình .
 Hoạt động 2: Sinh hoạt tập thể( trò chơi lăn bóng)
- Giaomviên nhắc lại cách chơi,luật chơi
- HS chơi g/v quan sát nhắc nhở
- Nhận xét , dặn dò .
************************* û
Hoạt động tập thể – Sinh hoạt
Tìm hiểu truyền thống văn hoá địa phương – Nhận xét tuần 20
	I . Mục tiêu :
- HS ôn lại các hoạt động văn hoá ở địa phương .
- Nhận xét đánh giá hoạt động tuần , năm bắt kế hoạch tuần tới .
	II . Chuẩn bị : Nội dung sinh hoạt 
	III . Các hoạt động :
	Hoạt động 1 : Hoạt động tập thể
HS kể lại các hoạt động văn hoá ở địa phương ?
Các hoạt động đó thường tổ chức vào dịp nào ?
Địa điểm tổ chức ở đâu ?
+ HS trình bày , GV nhận xét chốt ND .
 Hoạt động 2 : Sinh hoạt 
Nhận xét tuần :
Các tổ trưởng nhận xét các hoạt động của tổ trong tuần . Lớp trưởng nhận xét chung 
Các thành viên nêu ý kiến .
GV nhận xét bổ sung :
Ưu điểm :
Các ngày đầu tuần đi học đều .
Vệ sinh đảm bảo .
Giư gìn sách vở tốt .
Tồn tại :
Đi học chưa đúng giờ.
Ngày thứ năm một số em nghỉ học không xin phép ( Trái , Sơn, Bích )
Một số em chưa chịu đi học phụ đạo buổi chiều .
Triển khai kế hoạch tuần :
Duy trì sĩ số .
Chỉnh đốn thời gian đi học buổi sáng .
Phát huy mặt tích cực tuần trước .
Tiếp tục thu tiền giấy thi .
***************************************õ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_20_ban_chuan_kien_thuc_2_cot.doc