Giáo án Khối 4 - Tuần 22 (soạn ngang)

Giáo án Khối 4 - Tuần 22 (soạn ngang)

Tập Đọc : ( T43) SẦU RIÊNG

I. Mục tiêu :

 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả rõ ràng, chậm rãi .

 - Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Cánh mũi, quyện, hương bưởi, quyến rũ, trổ, vẩy cá, lủng lẳng, khẳng khiu, chiều quằn,

 - Hiểu các từ ngữ mới trong bài . Hiểu nội dung bài : ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng .

II. Đồ dùng dạy học :

 - Tranh , ảng về cây , trái sầu riêng .

 - Bảng phụ ghi sẳn câu, đoạn văn cần luyện đọc .

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Bài cũ: ( 3-4 ) .

 - 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bè xuôi sông La,TLCH trong SGK.

2. Bài mới ( 32) . Giới thiệu bài – ghi đề :

 + HĐ1: ( 14) Luyện đọc

 - 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài ( 3 lượt) . GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ được chú giải sau bài, sửa lỗi phát âm và lưu ý cách đọc cho HS .

 

doc 12 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 22 (soạn ngang)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 Thứ 2 ngày 13 tháng 02 năm 2006 
Tập Đọc : ( T43) SẦU RIÊNG 
I. Mục tiêu : 
 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả rõ ràng, chậm rãi . 
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Cánh mũi, quyện, hương bưởi, quyến rũ, trổ, vẩy cá, lủng lẳng, khẳng khiu, chiều quằn, 
 - Hiểu các từ ngữ mới trong bài . Hiểu nội dung bài : ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng . 
II. Đồ dùng dạy học :
 - Tranh , ảng về cây , trái sầu riêng . 
 - Bảng phụ ghi sẳn câu, đoạn văn cần luyện đọc .
III. Các hoạt động dạy và học: 
1. Bài cũ: ( 3-4 ‘) .
 - 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bè xuôi sông La,TLCH trong SGK.
2. Bài mới ( 32’) . Giới thiệu bài – ghi đề :
 + HĐ1: ( 14’) Luyện đọc 
 - 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài ( 3 lượt) . GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ được chú giải sau bài, sửa lỗi phát âm và lưu ý cách đọc cho HS .
 - HS luyện đọc theo cặp .
 - 2 HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài (SGV / 59) .
 + HĐ2 : (8’) Tìm hiểu bài 
 - HS lần lượt đọc từng đoạn của bài, TLCH tìm hiểu nội dung của bài ( SGV/ 60)
 - HS nêu nội dung chính của bài, GV ghi bảng ( như mục tiêu).
+ HĐ 3: ( 10’) Đọc diễn cảm .
 - 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài . GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài văn .( theo gợi ý mục HĐ1 )
 - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn văn ( SGV/60)
3. Củng cố - dặn dò : (3-4’)
 - GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa của bài.
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn HS về nhà tìm các câu thơ, truyện cổ nói về sầu riêng .
IV . Rút kinh nghiệm tiết dạy.
.................................................................................................
Toán (T106) LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :Giúp HS .
 - Củng âcố khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số ( chủ yếu là 2 phân số ). 
II. ĐDDH : 
 - Bảng con ï , bảng lớp .
III. Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ (3-4’)
 - Gọi 3 HS sửa bài 5 .
2. Bài mới: (32’) Giới thiệu bài – ghi đề 
 Bài1: - GV cho HS tự làm bài và chữa bài .
 * Chú ý : HS có thể rút gọn dần, không nhất thiết phải rút gọn một lần .
 Bài 2: - HS tự làm vào vở, GV theo dõi chấm một số bài .
 Bài 3: - HS tự làm bài và chữa bài . Vói các phần c,d cho HS trao đổi chọn MSC bé nhất .
 - Gv chấm một số bài .
 Bài 4 : - HS làm miệng , nêu kết quả .
3. Củng cố - dặn dò: ( 3-4’).
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn HS về nhà làm hoàn chỉnh bài 3 vào vở.
 IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
.................................................................................................
Kể chuyện :( T22) CON VỊT XẤU XÍ 
I.Mục tiêu:
 -Nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện, sắp xếp đúng thứ tự các tranh minh hoạ trong SGK, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện ,có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
 - Hiểu lời khuyên của câu chuyện: phải nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác. Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác. 
 - Lắng nghe bạn kể chuyện . Nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn .
II. Đồ dùng dạy – học .
 - 4 tranh minh hoạ truyện đọc trong SGK.
 - Ảnh thiên nga .
II. Các hoạt động dạy- học :
 1. Bài cũ: (3-4’)
 - 2 HS kể câu chuyện về một người có khả năng, có sức khỏe đặc biệt mà em biết .
2. Bài mới : (32’) Giới thiệu bài – ghi đề:
 + HĐ1: (10’) GV kể chuyện . 
 - GV kể lần 1, HS nghe . 
 - GV kể lần 2 .
 + HĐ2 : (22’) HS thực hiện các yêu cầu của bài tập .
 a. Sắp xếp lại thứ tự các tranh minh hoạ câu chuyện theo trình tự đúng .
 - 1 HS đọc yêu cầu BT1 :
 - GV treo 4 tranh minh hoạ lên bảng theo thứ tự sai, yêu cầu HS sắp xếp lại theo đúng thứ tự của câu chuyện .
 - HS phát biểu ý kiến . GV nhân xét. Một HS lên bảng sắp xếp lại tranh theo thứ tự đúng: 2-1-3-4. 
 b. Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện , trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện .
 - HS đọc yêu cầu BT 2,3,4 .
 - HS kể theo nhóm 2, trả lời câu hỏi về lời khuyên của câu chuyện .
 - 1 vài tốp thi kể từng đoạn câu chuyện trước lớp . 
 - Vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện ,trả lời câu hỏi (SGV/67) .
 - GV giảng ý nghĩa câu chuyện (SGV/67).
 - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất.
3. Củng cố – dặn dò :(3-4’)
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe.Dặn HS chuẩn bị nội dung tiết kể chuyện tuần 23 (Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện và cái ác ) .
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy :
...............................................................................................
 Thứ 3 , ngày 14 tháng 02 năm 2006
Tập làm văn : (T43) LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI 
I. Mục tiêu :
 - Biết quan sát cây cối, trình tự quan sát, kết hợp các giác quan khi quan sát . Nhận ra được sự giống nhau và khác nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây. 
 - Từ những hiểu biết trên , tập quan sát, ghi lại kết quả quan sát một cái cây cụ thể .
II. ĐDDH : 
 - Một số tờ phiếu kẻ bảng thể hiện nội dung các BT1a,b để các nhóm HS làm việc . 
 - Bảng viết sẳn lời giải BT1d,e. Tranh , ảnh một số loài cây .
 III. Các hoạt động dạy – học :
1. Bài cũ: ( 3-4’)
 - 2 HS đọc lại dàn ý tả một cây ăn quả theo một trong hai cách đã học .
2. Bài mới: ( 32’) Giới thiệu bài - ghi đề :
 BT1: -1 HS đọc nội dung BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK .
 - GV nhắc HS. 
 - HS làm bài theo nhóm 2 . GV phát phiếu kẻ bảng nội dung BT 1a,b cho các nhóm. HS các nhóm trao đổi, viết vắn tắt các câu trả lời a,b vào phiếu; trả lời miệng các câu hỏi c,d,e . 
 - Đại diện các nhóm dán nhanh kết quả làm bài lên bảng lớp, trình bày kết quả . GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (SGV/72).
 BT2: - HS đọc yêu cầu của bài .
 - GV hỏi HS đã quan sát trước một cái cây cụ thể theo yêu cầu cảu GV như thế nào; treo tranh, ảnh một số loài cây.
 - GV nhắc HS .
 - HS dựa vào những gì đã quan sát được ( kết hợp tranh, ảnh), ghi lại kết quả quan sát trên giấy nháp.
 - HS trình bày kết quả quan sát. Cả lớp và GV nhận xét theo các tiêu chuẩn(SGV/74).
 - GV cho điểm một số ghi chép tốt, nhận xét chung về kỹ năng quan sát cây cối của HS . 
3. Củng cố – dặn dò (3-4’)
 - GV nhận xét tiết học . Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn. 
 - Dặn HS về nhà tiếp tục quan sát cái cây đã chọn để hoàn chỉnh kết quả quan sát , viết lại vào vở . 
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy :
.................................................................................................
Toán: (107) SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ 
I. Mục tiêu: Giúp HS :
 - Biết so sánh hai phân số cùng mẫu số .
 - Củng cố về nhận biết một phân số bé hơn hoặc lớn hơn 1 .
 II. ĐDDH: 
 - Hình vẽ trong SGK .
III. Các hoạt động dạy và học :
1. Bài cũ : ( 3-4’)
 - HS lên bảng sửa BT3 .
2. Bài mới : ( 32’) Giới thiệu bài – ghi đề :
 + HĐ1 : ( 14’) So sánh hai phân số cùng mẫu số :
 - GV giới thiệu hình vẽ và nêu câu hỏi để HS tự nhận ra độ dài của đoạn thẳng AC = độ dài đoạn thẳng AB; độ dài của đoạn thẳng AD = độ dài đoạn thẳng AB .(SGK/119)
 - HS so sánh độ dài của đoạn thẳng AC và AD 
 - GV gợi ý giúp HS rút kết luận cách so sánh hai phân số cùng mẫu số (SGV/119)
 + HĐ2 : (18’) Thực hành
 Bài 1: - HS tự làm bài rồi chữa bài .
 - GV nhận xét bài làm của HS .
 Bài 2 : - GV nêu vấn đề, HS giải quyết vấn đề và tự nhận ra được : Nếu tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn 1. Nếu tử số lớn hơn mẫu số thì phân số lớn hơn 1 . 
 - GV hướng dẫn HS nêu nhận xét về đặc điểm của bài tập và nêu cách tính phần a .
 Bài 3:- HS tự làm bài rồi nêu kết quả .
 - GV và cả lớp nhận xét, bổ sung.
 3. Củng cố dặn dò : (3 -4‘)
 - HS nêu ghi nhớ ở SGK/119
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn HS về nhà làm lại các bài tập vào vở và học thuộc ghi nhớ .
 IV . Rút kinh nghiệm tiết dạy .
.................................................................................................
Luyện từ – câu : (T43) CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO? 
I.Mục tiêu : 
 - Nắm được ý nghĩa và cấu tạo của CN trong câu kể Ai thế nào? . 
 - Xác định đúng CN trong câu kể Ai thế nào?.Viết được một đoạn văn tả một loại trái cây có dùng một số câu kể Ai thế nào?
II. ĐDDH : 
 - Hai tờ phiếu khổ to viết 4 câu kể Ai thế nào? (1,2,4,5) trong đoạn văn ở phần nhận xét ( viết mỗi câu một dòng ) .
 - Một tờ phiếu khổ to viết 5 câu kể Ai thế nào? (3,4,5,6,8) trong đoạn văn ở BT1, phần luyện tập (mỗi câu một dòng ) .
III. Hoạt động dạy – Học :
1. Bài cũ : (3-4’)
 - 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ ở tiết LT&C trước. Nêu VD 
 - 1 HS làm BT2. 
2. Bài mới : ( 32’) Giới thiệu bài – ghi đề :
 +HĐ1: ( 14’) Nhận xét 
 Bài1: - HS đọc nội dung bài 1, trao đổi cùng bạn ngồi bên, tìm các câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn . 
 - HS phát biểu ý kiến . GV kết luận: (SGV/63)
 BT2 : - HS đọc yêu cầu bài, xác định CN của những câu văn vừa tìm được .
 - HS phát biêu ý kiến . GV dán bảng 2 tờ phiếu đã viết 4 câu văn, mời HS có 2 ý kiến đúng lên bảng gạch đúng bộ phận C ... hĩa từ .
 - HS luyện đọc theo cặp .
 - Hai HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài ( SGV/ 69).
+ HĐ2 : (8’) Tìm hiểu bài :
 - HS lần lượt đọc từng đoạn bài thơ , TLCH tìm hiểu nội dung của bài ( SGV/69)
 - HS nêu ý nghĩa của bài . 
+ HĐ 3: ( 10’) Đọc diễn cảm :
 - 2 HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ . GV hướng dẫn các em đọc diển cảm nội dung bài .
 -GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn thơ : từ câu 5 đến câu 12 .
 - HS nhẩm HTL bài thơ, thi HTL từng khổ và cả bài thơ . 
3. Củng cố - dặn dò : (3-4’)
 - GV nhận xét tiết học .
 - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL cả bài thơ . 
IV . Rút kinh nghiệm tiết dạy.
...............................................................................................
Toán : ( 108) LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu :Giúp HS .
 - Củng cố về cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số ; So sánh phân số với 1 .
 - Thực hành sắp xếp 3 phân số có cùng mẫu số theo thứ tự từ bé đến lớn .
II. ĐDDH : 
 - SGK. 
III. Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ: (3-4’)
 - 2 HS lên bảng sửa bài 2,3.
2. Bài mới: (32’) Giới thiệu bài – ghi đề :
 Bài 1: - HS tự làm bài . Gọi 2 HS lên bảng làm .
 - GV sửa bài và cho điểm .
 Bài 2: - HS tự làm bài, sau đó gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp. Các HS khác đổi vở chéo để kiểm tra .
 - GV nhận xét bài làm của HS.
 Bài 3: - HS đọc đề bài, GV gợi ý cách so sánh các phân số để viết được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn .
 - HS làm bài vào vở . GV chấm một số bài .
3. Củng cố - dặn dò: ( 3-4’)
 - HS nêu lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số .
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn HS về làm lại các bài vào vở .
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
.................................................................................................
 Thứ 5, ngày 16 tháng 02 năm 2006 
Luyện từ – câu : ( T44) MỞ RỘNG VỐN TỪ :CÁI ĐẸP 
I.Mục tiêu : 
 - Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ , nắm nghĩa các từ thuộc chủ điểm vẻ đẹp muôn màu . Bước đầu làm quen với các thành ngữ liên quan đến cái đẹp . 
 - Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu .
II. ĐDDH : 
 - Một vài tờ giấy khổ to viết nội dung BT1, 2 . 
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung vế B của BT4. Thẻ ghi sẵn các thành ngữ ở vế A để gắn các thành ngữ vào chổ trống thích hợp trong câu . 
III. Hoạt động dạy – Học :
1. Bài cũ: (3-4’)
 - 3 HS đọc đoạn văn kể về một loại trái cây yêu thích có dùng câu kể Ai thế nào? 
2. Bài mới : ( 32’) Giới thiệu bài – ghi đề :
BT1: - HS đọc yêu cầu của BT1 .
 - GV phát phiếu cho các nhóm trao đổi làm bài. Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
 - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm . GV chốt lại .
 - HS viết khoảng 10 từ tìm được vào vở . 
 BT2: - GV hướng dẫn HS làm bài tương tự như BT1.
 BT3: - GV nêu yêu cầu của BT3 .
 - HS tiếp nối nhau đặt câu với các từ vừa tìm ở BT1 hoặc BT2 . GV nhân xét .
 - HS viết vào vở 1 – 2 câu.
 BT4: : - HS đọc yêu cầu của BT4, làm bài vào vở .
 - GV mở bảng phụ treo lên bảng lớp , gọi HS lên bảng làm bài . cả lớp và GV nhận xét. GV chốt lời giải đúng ( SGV/76).
 - 2 HS đọc lại bảng kết quả .
3. Củng cố – dặn dò : (3-4’) 
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn HS về nhà ghi nhớ những từ ngữ và thành ngữ vừa học .
 IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy :
...............................................................................................
Toán : (T109) SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ 
I. Mục tiêu : Giúp HS .
 - Biết cách so sánh hai phân số khác mẫu số bằng cách quy đồng mẫu số rồi so sánh .
 - Củng cố về cách so sánh hai phân số cùng mẫu số . 
II. ĐDDH : 
 - Sử dụng hình vẽ trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ (3-4’)
 - 2 HS lên bảng lớp sửa BT3 .
2. Bài mới: (32’) Giới thiệu bài – ghi đề 
 + HĐ1: (15’) So sánh hai phân số khác mẫu số :
 - GV nêu VD ( SGK/121). HS nhận xét rút ra đó là hai phân số khác mẫu số. 
 - GV nêu hai phương án để HS giải quyết yêu cầu cách so sánh hai phân số khác mẫu số (SGV/205, 206).
 - GV kết luận: 
 * Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh các tử số của hai phân số mới .
 + HĐ2 : ( 17’ ) Thực hành :
 Bài 1 : - HS tự làm bài rồi chữa bài.
 - GV nhận xét bài làm của HS, chấm một số bài .
 Bài 2 : - Gọi 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở BT .
 - GV nhận xét và cho điểm .
 Bài 3: - HS đọc đề bài rồi nêu cách làm .
 - HS tự làm bài vào vở , GV chấm bài và sửa bài . 
3. Củng cố - dặn dò: ( 3-4’)
 - Cho HS nêu lại cách so sánh hai phân số khác mẫu số .
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn HS về nhà ôn lại cách rút gọn phân số, quy đồng mẫu số của hai phân số.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
.................................................................................................
Chính tả : ( T22) ( Nghe – viết) SẦU RIÊNG
I. Mục tiêu : 
 - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn của bài Sầu riêng .
 - Làm đúng các BT chính tả phân biệt tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn ( l/n; ut/uc,).
II. ĐDDH:
 - Bảng phụ viết sẵn các dòng thơ (BT2a) cần điền âm đầu vào chỗ trống .
 - 3 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3 
III. Các hoạt động dạy- học :
 1. Bài cũ : ( 3-4’)
 - 2 HS viết bảng lớp các từ khó : Lẩn trốn, lẫn lộn, ngã ngửa, ngã nghiêng, lã chã, giò chả 
2. Bài mới : (32’) Giới thiệu bài – ghi đề :
+ HĐ1 : ( 24’) Hướng dẫn HS nghe - viết
 - 1 HS đọc đọan văn cần viết chính tả trong bài Sầu riêng . Cả lớp theo dõi trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn cần viết. GV nhắc các em chú ý cách trình bày bài chính tả, những từ ngữ mình dễ viết sai (SGV/61).
 -HS gấp SGK. GV đọc từng câu, từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. 
 - GV đọc lại toàn bài chính tả cho HS soát lại 
 - GV chấm bài (10 bài) , nêu nhận xét chung .
+ HĐ2 : ( 8’) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
 Bài 2a: - GV nêu yêu cầu bài tập .
 - HS đọc thầm từng dòng thơ, làm bài vào vở .
 - GV mời 1 HS điền âm đầu l/n vào các dòng thơ đã viết trên bảng phụ . Gọi 2 HS đọc lại các dòng thơ đã hoàn chỉnh để kiểm tra phát âm. GV kết luận lời giải đúng ( SGV/61).
 - GV giúp HS hiểu nội dung các khổ thơ (SGV/61)
 Bài 3: - GV nêu yêu cầu bài tập .HS cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài . 
 - GV dán lên bảng 3 tờ phiếu đã viết nội dung bài; mời 3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng (SGV/62). 
3. Củng cố – dặn dò : ( 3-4’)
 - GV nhận xét tiết học .Yêu cầu HS ghi nhớ những từ đã luyện viết chính tả, HTL khổ thơ ở BT2 .
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy :
.................................................................................................
 Thứ 6 , ngày 17 tháng 02 năm 2006 
Tập Làm Văn : ( T44) LUYỆN TẬP MIÊU TẢ 
 CÁC BỘ PHẬN CỦACÂY CỐI 
I. Mục tiêu :
 - Thấy được những điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (lá,thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫu .
 - Viết được một đoạn văn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây .
 II. ĐDDH : 
 - 1 tờ phiếu viết lời giải BT1 .
 III. Các hoạt động dạy – học :
1.Bài cũ: ( 3-4’)
 - 2 HS đọc kết quả quan sát một cái cây em thích ở BT2 , tiết TLV trước . 
2. Bài mới: ( 32’) Giới thiệu bài - ghi đề :
 Bài 1 : - 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài với 2 đoạn văn: Lá bàng , Cây sồi già 
 - HS đọc thầm 2 đoạn văn , suy nghĩ , trao đổi cùng bạn, phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý 
 - HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét. 
 - GV dán tờ phiếu đã viết tóm tắt những điểm đáng chú ý trong cách miêu tả ở mỗi đoạn văn ( SGV/77) . HS đọc lại .
 Bài 2: - HS đọc yêu cầu của BT, suy nghĩ , chọn tả một bộ phận ( lá, thân hay gốc) cảu cái cây em yêu thích. Gọi vài HS phát biểu.
 - HS viết đoạn văn .
 - GV chọn đọc trước lớp 6 bài; chấm điểm những đoạn viết hay. 
3. Củng cố – dặn dò :(3-4’)
 - GV nhận xét tiết học . Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn tả một bộ phận của cây, viết vào vở . 
 - Dặn HS quan sát một loài hoa hoặc thứ quả mà em yêu thích để chuẩn bị tiết sau. 
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy :
................................................................................................
Toán : (110) LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: Giúp HS :
 - Củng cố về cách so sánh hai phân số .
 - Biết cách so sánh hai phân số có cùng tử số .
 II. ĐDDH: 
 - Bảng lớp , SGK .
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : ( 3-4’)
 - 2 HS lên bảng sửa bài 2,3 . 
2. Bài mới : ( 32’) Giới thiệu bài – ghi đề :
 Bài1: - HS tự làm lần lượt từng phần rồi chữa bài .
 Bài 2: - HS tự so sánh hai phân số khác mẫu số , và nêu kết qủa trước lớp .
 - GV rút kết luận hai cách so sánh : 
 + Quy đồng mẫu số các phân số rồi so sánh .
 + So sánh với 1 .
 Bài 3: - GV hướng dẫn HS so sánh hai phân số có cùng tử số (như SGK/122) 
 * Nhận xét: Trong hai phân số ( khác 0 ) có tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn .
 Bài 4: - HS tự làm vào vở rồi chữa bài . 
 - GV chấm một số bài . 
3. Củng cố dặn dò : (3 -4‘)
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn HS về nhà làm lại các BT vào vở .
IV . Rút kinh nghiệm tiết dạy .
...............................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 22lop4.doc