Giáo án Khối 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 (Bản hay chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 (Bản hay chuẩn kiến thức)

Toán

Tiết 111. LUYỆN TẬP CHUNG (T123)

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức :

 - Củng cố cách so sánh hai phân số và các dấu hiệu chia hết.

2. Kĩ năng :

 - Vận dụng kiến thức giải được các bài tập liên quan.

3. Thái độ :

 - Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.

II/ Đồ dùng dạy-học :

 - HS : Bảng phụ nhỏ.

III/ Hoạt động dạy-học :

1. Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.

3. Bài mới :

3.1. Giới thiệu bài :

 

doc 25 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 264Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 (Bản hay chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ hai, ngày 13 tháng 02 năm 2012
Buổi sáng
Chào cờ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
======================================
Tập đọc
Tiết 45. HOA HỌC TRÒ (T43)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Hiểu các từ ngữ khó trong bài.
	- Hiểu nội dung : Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
2. Kĩ năng :
	- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn vớí giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
3. Thái độ :
	- Yêu quý hoa phượng- loài hoa của tuổi học trò ; yêu trường lớp.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV+HS : Tranh minh hoạ hoa phượng (TBDH), bảng phụ (ND).
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Đọc thuộc lòng bài thơ Chợ Tết nêu nội dung của bài.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- Mời HS đọc toàn bài.
- Tóm tắt ND và hướng dẫn giọng đọc chung (Giọng nhẹ nhàng, tình cảm).
- 1 HS khá đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- HD HS chia đoạn.
- 1 vài em nêu cách chia (3 đoạn). 
- Theo dõi, nhắc nhở HS sửa lỗi phát âm, đọc đúng giọng, ngắt nghỉ hơi đúng, kết hợp xem tranh minh hoạ.
- Đọc nối tiếp 2 lần :
 + Lần 1 : 3 em đọc + luyện phát âm.
 + Lần 2 : 3 em đọc + giải nghĩa từ.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Luyện đọc theo cặp.
- Mời HS đọc lại toàn bài.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Đọc mẫu toàn bài.
- Nghe và đọc thầm.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, TLCH : 
- Cả lớp đọc thầm, tìm câu trả lời, 
 + Tìm từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều?
phát biểu ý kiến.
 + "Đỏ rực" là màu đỏ như thế nào?
 + Tác giả sử dụng biện pháp gì trong đoạn văn trên?
- Giảng từ "đỏ rực, muôn ngàn con bướm thắm".
- Hỏi : Đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Chốt ý đoạn 1. 
- Theo dõi.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Số lượng hoa phượng rất lớn.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 + 3, TLCH 1-3 và câu hỏi : Hoa phượng nở gợi cho mỗi học trò cảm giác gì ? Vì sao ? Tác giả dùng giác quan nào để cảm nhận được lá phượng ?
- Đọc thầm, trao đổi, nêu ý kiến.
- Hỏi : Em cảm nhận điều gì qua đoạn 2 và 3 ?
- Giảng từ : "đỏ non, tươi dịu, đậm dần, rực lên" và chốt ý 2.
- HSG nêu ý kiến, lớp bổ sung : Vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng.
- Lắng nghe.
- Nêu câu hỏi : Đọc toàn bài em cảm nhận được điều gì ?
- 1 vài em nêu, lớp bổ sung : Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
- Chốt ý chính, treo bảng phụ, mời HS nhắc lại.
- Nghe và nhắc lại.
c) Đọc diễn cảm :
- Mời HS đọc lại toàn bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc.
- 3 em đọc nối tiếp, lớp đọc thầm.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Tự chọn đoạn đọc diễn cảm và luyện đọc theo cặp.
- Cùng HS nhận xét, khen CN đọc tốt.
- Cá nhân thi đọc.
4. Củng cố :
	- HS TLCH : Em có cảm giác như thế nào khi nhìn thấy hoa phượng ?
5. Dặn dò :
	- GV dặn HS đọc bài và chuẩn bị cho bài sau : Đọc và trả lời các câu hỏi của bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
=============================================
Toán
Tiết 111. LUYỆN TẬP CHUNG (T123)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách so sánh hai phân số và các dấu hiệu chia hết.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức giải được các bài tập liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : Bảng phụ nhỏ.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 :
- Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai phân số cùng MS, khác MS, cùng TS ; so sánh phân số với 1.
- Theo dõi, ghi nhanh lên bảng.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại bài làm đúng.
- 4 em nhắc lại, lớp bổ sung. 
- Làm bài vào vở, nêu miệng nối tiếp.
- Nhận xét, chữa bài : 
* Bài 2 : 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Kết luận bài làm đúng. 
* Bài 3 : (Thực hiện cùng bài 2)
- Yêu cầu HS nêu cách làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chốt lại bài làm đúng.
- Lớp tự làm bài vào nháp, 1 em lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài : a) ; b) . 
- 1 vài em nêu, lớp bổ sung.
- Thực hiện sau khi làm xong bài 2, 1 em làm trên bảng phụ nhỏ.
- Nhận xét, chữa bài : 
 a) ; b) .
* Bài 4 : (Thực hiện cùng bài 2)
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
- Nêu cách làm, tự làm bài vào nháp sau khi làm xong bài 2, nêu kết quả.
- Nhận xét, chữa bài : 
a); b).
* Bài 1 :
- Yêu cầu HS nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
- 4 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Làm bài vào SGK ý a và c (HS làm nhanh làm luôn ý b), nêu miệng và giải thích.
- Nhận xét, chữa bài : 
 a) 752 ; 754 ; 756 ; 758.
 b) 750 ; chia hết cho 3.
 c) 756 ; chia hết cho 2 và 3.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại các cách so sánh phân số.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS vận dụng kiến thức để làm các bài tập trong các trường hợp cụ thể.
============================================
Buổi chiều
Ôn Tiếng Việt (Luyện đọc)
Tiết 42. HOA HỌC TRÒ (T43)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
	- Củng cố nội dung bài : Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
- Củng cố kiến thức đã học về CN-VN trong câu kể Ai thế nào ?
2. Kĩ năng : 
	- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm.
- Tìm được các câu kể Ai thế nào ? có trong đoạn văn.
3. Thái độ : 
	- GD cho HS lòng yêu quý các sản vật địa phương. 
II/ Đồ dùng dạy - học : 
	- GV : Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện đọc.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Luyện đọc
- Mời HS đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng, TLCH.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Nhận xét, đánh giá.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Luyện đọc đúng theo cặp.
- Đọc nối tiếp đoạn trước lớp, kết hợp TLCH về nội dung đoạn đọc.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HSK&G thi đọc diễn cảm, những em còn lại thi đọc đúng.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS ôn luyện về câu kể Ai thế nào ?
- Nêu yêu cầu : Đọc bài Cây tre (T42-SGK), tìm 3 câu kể Ai thế nào ? có trong đoạn văn, xác định CN-VN của các câu tìm được.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Treo bảng phụ, chốt lại kết quả đúng.
- Lắng nghe.
- Làm bài cá nhân vào vở.
- Nêu miệng kết quả.
- Nhận xét, chữa bài : 
 + Câu kể Ai thế nào ?: 3 câu đầu.
 + Thân tre / vừa tròn lại vừa gai góc.
 Trên thân cây / tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay...
 Dưới gốc / chi chít những búp măng non.
- Theo dõi, chữa bài vào vở.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét tiết học, dặn HS đọc bài và TLCH của bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
=========================================
Ôn Toán
Tiết 30. LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH PHÂN SỐ 
(T19, 20-Giúp em củng cố và nâng cao Toán 4)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
	- Củng cố các kiến thức đã học về so sánh phân số.
2. Kĩ năng : 
	- Vận dụng kiến thức làm được các bài tập liên quan.
3. Thái độ : 
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
- Nhận nhiệm vụ. 
 + HSK&G : Làm đề B (T20, 21).
 + HS TB : Làm đề A (T19, 20).
 + HSY : Làm bài 1 ; ý a, b, c bài 2.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai phân số, so sánh phân số với 1.
- 3 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Hướng dẫn HS làm bài : 
* Bài 1 : 
- Cách 1 : Quy đồng mẫu số.
- Cách 2 : Quy đồng tử số.
* Bài 2 :
 Vận dụng cách so sánh phân số cùng MS hoặc cùng TS.
* Bài 3 :
 QĐMS hoặc QĐTS để tìm các phân số thích hợp.
* Bài 4 : 
 Áp dụng cách so sánh phân số với 1, so sánh phân số cùng TS, so sánh phân số cùng MS. 
- Theo dõi.
- Theo dõi, đến từng nhóm giúp đỡ.
- Làm bài cá nhân vào vở.
- Nhận xét, chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS.
- Chữa bài : (Đề B)
* Bài 1 : 
 a) ; b) .
* Bài 2 :
 a) x là các số 0, 1, 2.
 b) x là các số 1, 2, 3, 4.
 c) x là các số 3, 4, 5.
 d) x là các số 3, 4.
* Bài 3 : 
a) b)
* Bài 4 : 
a) ; 
b) 
c) .
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức để vận dụng.
========================*****======================
Thứ ba ngày 14 tháng 02 năm 2012
Buổi sáng
Toán
Tiết 112. LUYỆN TẬP CHUNG (T123)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Ôn tập, củng cố về : tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh các phân số.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức giải được các bài tập liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : Bảng phụ, bút dạ.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
* Bài 2 : 
- 1 em lên bảng, lớp làm bài vào nháp.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, kết luận bài làm đúng.
- Nhận xét, chữa bài : 
 Số học sinh của cả lớp học đó là : 
 14 + 17 = 31 (học sinh)
 a) ; b) 
* Bài 3 : 
- Nêu cách làm và làm bài ra nháp.
- Chốt lại bài làm đúng.
- Nêu miệng kết quả và giải thích : Các phân số bằng là : .
* Bài 4 : (Thực hiện cùng bài 3)
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Kết luận bài làm đúng.
- Tự làm bài vào nháp sau khi làm xong bài 3, nêu miệng kết quả.
- Nhận xét, chữa bài : 
Ta có :
* Bài 5 : (Thực hiện cùng bài 3)
- Vẽ hình lên bảng.
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Quan sát.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chốt lại bài đúng.
* Bài 1 (T124) : (Thực hiện cùng quỹ thời gian với bài 3)
- Chốt lại kết quả đúng.
* Bài 2 (T125) :
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Mời HS lên bảng chữa bài.
- Chốt lại kết quả đúng.
* Bài 3 (T125) : (Thực hiện cùng quỹ thời gian với bài 2)
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính S hình chữ nhật và hình bình hành.
- Cho HS nêu cách làm.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
- Làm bài CN sau khi làm xong bài 3 :
 + Ý a : Trao đổi và trả lời miệng.
 + Ý b : Thực hành trên hình và nêu kết luận.
 + Ý c : Nhắc lại cách tính diện tích hình bình hành và làm bài vào nháp, 1 em viết trên bảng phụ.
- Nhận xét, chữa bài : 
 Diện tích hình bình hành ABCD là : ...  số vở, nhận xét.
- Mời HS lên bảng chữa bài.
- Cùng HS nhận xét, kết luận bài làm đúng.
- Làm ý a, b, c vào vở (HS làm nhanh làm luôn ý d, nêu miệng).
- Đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
- 1 em lên bảng, lớp theo dõi.
- Nhận xét, chữa bài :
 a) ;
 b) ;
 c) ;
 d) .
* Bài 2 : 
- Ghi phép tính lên bảng, cùng HS làm mẫu.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chốt lại bài đúng.
- 1 em nêu miệng, lớp theo dõi.
- Làm việc theo nhóm 4 ý a và b, ghi kết quả vào bảng phụ (nhóm làm nhanh làm luôn ý c và d, nêu miệng), gắn bài lên bảng.
- Lớp nhận xét, chữa bài : 
a) ;
b) c) d) 
* Bài 3 : (Thực hiện cùng bài 2)
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Lớp làm bài vào nháp sau khi làm xong bài 2, 1 em làm trên bảng phụ.
- Cùng HS nhận xét, kết luận bài làm đúng.
- Nhận xét, chữa bài : 
Bài giải
 Cả hai giờ ô tô chạy được số phần quãng đường là :
 (quãng đường)
 Đáp số : quãng đường.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại cách cộng hai phân số khác mẫu số.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức để vận dụng.
===========================================
Luyện từ và câu
Tiết 46. MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÁI ĐẸP (T52)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp. 
	- Tiếp tục mở rộng hệ thống hoá vốn từ, nắm nghĩa các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp.
2. Kĩ năng :
	- Nêu được 1 trường hợp có sử dụng 1 câu tục ngữ đã biết ; tìm được 1 vài từ ngữ tả mức độ cao của cái đẹp, đặt câu được với 1 trong các từ đó.
3. Thái độ :
	- Yêu thích cái đẹp.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : VBT (thay phiếu).
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Nhắc lại tác dụng của dấu gạch ngang.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập :
* Bài 1 :
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Làm bài vào VBT-T31, nêu miệng.
- Chốt lại câu trả lời đúng.
- Lớp nhận xét, chữa bài :
 + Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài : Tốt gỗ hơn tốt nước sơn ; Cái nết đánh chết cái đẹp.
 + Hình thức thường thống nhất với nội dung : Người thanh tiếng nói cũng thanh...; Trông mặt mà bắt hình dong...
- Yêu cầu HS HTL các câu tục ngữ.
- Đọc nhẩm và HTL.
- Thi đọc thuộc lòng các câu tục ngữ.
* Bài 2 : 
- Mời HS làm mẫu.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài 3 :
- Cùng HS chữa bài, chốt từ đúng. 
* Bài 4 : 
- HS khá giỏi thực hiện, lớp theo dõi.
- Suy nghĩ tự làm bài, nêu miệng.
- Lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- Thi viết nối tiếp trên bảng.
- Lớp nhận xét, chữa bài : tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả,...
- Đặt câu và nêu miệng nối tiếp.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ các câu tục ngữ ở BT1 để vận dụng, xem và chuẩn bị trước các bài tập của bài Câu kể Ai là gì ?
===========================================
Buổi chiều
Ôn Tiếng Việt (Tập làm văn)
Tiết 41. MIÊU TẢ CÂY CỐI
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
	- Củng cố cách viết đoạn văn miêu tả bộ phận của cây cối.
2. Kĩ năng : 
	- Viết được đoạn văn miêu tả một loài hoa hoặc quả mà em yêu thích.
3. Thái độ : 
	- Yêu thích văn miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập :
- Yêu cầu HS tiếp tục hoàn thiện đoạn văn miêu tả một loài hoa hoặc quả đã viết ở giờ trước.
- Theo dõi, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Nhận xét, đánh giá, khen HS có bài viết tốt.
- Lắng nghe.
- Viết bài vào VBT-T30. 
- 1 vài em trình bày bài viết ; lớp theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung tiết học.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc nhở HS xem lại bài, ghi nhớ kiến thức để vận dụng.
==============================================
Ôn Toán
Tiết 31. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP CỘNG PHÂN SỐ
(T36-VBT)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố về phép cộng hai phân số khác mẫu số.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức giải được các bài toán liên quan.
3. Thái độ :
- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
- Nhận nhiệm vụ. 
 + HSK&G : Làm cả 3 bài tập-T36 và ý a bài 1-T22 (Giúp em củng cố và nâng cao Toán 4).
 + HS TB : Làm bài 3 bài tập-T36.
 + HSY : Làm bài 1-T36.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách cộng 2 phân số khác MS.
- 1 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi.
- Theo dõi, đến từng nhóm giúp đỡ.
- Làm bài cá nhân vào VBT và vở viết.
- Nhận xét, chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS.
- Chữa bài :
* Bài 1 :
;
;
* Bài 2 :
 ;
 ;
 .
* Bài 3 :
 Sau ba tuần người đó hái được là :
 (tấn)
 Đáp số : tấn cà phê.
* Bài 1 (T22) :
Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng phân số :
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức để vận dụng.
==============================================
Tự học
(GV hướng dẫn HS tự luyện viết bài Uống nước nhớ nguồn 
trong vở Luyện viết chữ lớp 4)
======================*****========================
Thứ sáu ngày 17 tháng 02 năm 2012
Buổi sáng
Toán
Tiết 115. LUYỆN TẬP (T128)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách rút gọn phân số và cách cộng phân số.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức giải được các bài toán liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mệ học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV : Bảng nhóm, bút dạ.
	- HS : Bảng con.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Nhắc lại cách cộng hai phân số cùng MS và khác MS và tính.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Chốt lại kết quả đúng.
* Bài 2 : 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Mời HS lên bảng chữa bài.
- Kết luận bài làm đúng.
* Bài 3 : 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại bài làm đúng.
- Yêu cầu HS nêu cách cộng hai phân số khác MS theo cách vừa tiến hành.
* Bài 4 : (Thực hiện cùng bài 3)
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Kết luận bài làm đúng.
- Làm bài trên bảng con. Kết quả :
 a) b) 3 ; c) 1
- Làm bài vào vở ý a và b (HS làm nhanh làm luôn ý c, nêu miệng).
- Đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
- 2 em lên bảng, lớp theo dõi.
- Nhận xét, chữa bài :
 a) ; b) ; c).
- 3 nhóm, mỗi nhóm làm 1 ý trên bảng nhóm, gắn bài lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài : 
 a) ; b) ; c) .
- 1, 2 em nêu, lớp bổ sung.
- Làm bài vào nháp sau khi làm xong bài 3, 1 em làm trên bảng phụ.
- Nhận xét, chữa bài :
 Bài giải
 Số đội viên tham gia tập hát và đá bóng là :
 ( số đội viên)
 Đáp số : số đội viên
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại các cách so sánh hai phân số khác mẫu số.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức để vận dụng.
=============================================
Tập làm văn
Tiết 46. ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI (T52)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
2. Kĩ năng :
	- Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết.
3. Thái độ :
	- Yêu thích văn miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Đọc đoạn văn tả loài hoa hay thứ quả mà em thích.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Phần Nhận xét :
* Bài 1, 2, 3 :
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Đọc thầm, trao đổi và nêu miệng.
- Cùng HS nhận xét, chốt ý đúng.
- Nhận xét, trao đổi, bổ sung : Bài Cây gạo có 3 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào 1 chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng. Mỗi đoạn tả một thời kì phát triển của cây gạo :
 Đoạn 1 : Thời kì ra hoa.
 Đoạn 2 : Lúc hết mùa hoa.
 Đoạn 3 : Thời kì ra quả.
3.3. Phần Ghi nhớ :
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
3.4. Phần Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, làm bài vào VBT-T33.
- Cùng HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
- 1 vài em nêu miệng trước lớp.
- Nhận xét, chữa bài :
Bài có 4 đoạn (mỗi lần xuống dòng là một đoạn).
 + Đoạn 1 : Tả bao quát thân, cành, lá cây.
 + Đoạn 2 : Hai loại trám đen tẻ và nếp.
 + Đoạn 3 : Ích lợi của quả trám đen.
 + Đoạn 4 : Tình cảm của người tả với cây trám đen.
* Bài 2 : 
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Gợi ý, HD HS : Xác định viết về cây gì, suy nghĩ về lợi ích mà cây đó mang lại.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Lắng nghe.
- Viết đoạn văn vào VBT-T33.
- Chấm 1 số bài.
- Nhận xét, khen HS có bài viết tốt.
- 1 vài em đọc đoạn văn trước lớp.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung tiết học.
5. Dặn dò :
- GV hướng dẫn chuẩn bị cho tiết học sau : Quan sát cây chuối tiêu ở nơi em ở hoặc quan sát tranh về cây chuối tiêu.
============================================
Chính tả
Tiết 23. CHỢ TẾT (T44)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố quy tắc viết s/x.
2. Kĩ năng :
	- Nhớ- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn thơ trích.
	- Làm đúng bài tập phân biệt âm đầu hoặc vần dễ lẫn : s/x ; ưc/ ưt.
3. Thái độ :
	- Có ý thức rèn chữ viết.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : VBT (thay phiếu), bảng con.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Viết trên bảng lớp và bảng con : lên, nào, nức nở, làm nũng.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn HS nhớ-viết :
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 11 dòng thơ đầu.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- HD HS nêu ND đoạn viết.
- Đọc thầm và nêu.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn viết.
- Cả lớp đọc nhẩm.
- Cho HS tìm từ khó, dễ lẫn.
- Tự tìm và luyện viết vào nháp, 1 em viết trên bảng.
- Nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết, cách để vở, cách trình bày bài viết.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Lắng nghe.
- Viết bài vào vở.
- Chấm 6 bài, nhận xét chung.
- Đổi chéo vở soát lỗi.
3.3. HD HS làm bài tập :
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Làm bài vào VBT-T26.
- Cùng HS nhận xét, chốt lại từ đúng.
- 6 em nối tiếp nhau viết trên bảng từ cần điền.
- Lớp nhận xét, chữa bài : hoạ sĩ ; nước Đức ; sung sướng ; không hiểu sao ; bức tranh ; bức tranh. 
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung tiết học.
5. Dặn dò :	
- GV nhắc HS kể lại truyện vui Một ngày và một năm cho người thân nghe ; ghi nhớ các từ vừa điền để không viết nhầm.
=====================***&&&&&***====================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_23_nam_hoc_2011_2012_ban_hay_chuan_kien.doc